Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim

Mục đích: nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu khảo sát đặc điểm hình ảnh và

đặc điểm tổn thương ĐMV ở BN trên 50 tuổi có bệnh lý van tim và xác định mối liên quan

giữa các mức độ tổn thương ĐMV với các bệnh lý van tim.

Phương pháp nghiên cứu và kết quả: tỉ lệ tổn thương ĐMV có ý nghĩa là 55.5%. Trong

đó tổn thương có ý nghĩa ở nhóm có bệnh lý van hai lá và ĐMC là 44.19%, bệnh lý van hai

lá là 70%, bệnh lý van ĐMC là 51.85%.

Có mối liên quan giữa bệnh lý van hai lá với tổn thương ĐMV phải (OR 3.74: 1.64 tới 8.5,

p= 0.0017) và tổn thương ĐM Mũ (OR 2.59: 1.16 tới 5.75, p =0,0192).

Trong nhóm tổn thương ĐMV có ý nghĩa thì mức độ tổn thương van tim có phần nặng

hơn nhóm hẹp không có ý nghĩa hoặc không tổn thương.

Kết luận: tổn thương ĐMV thường gặp ở BN > 50 tuổi có bệnh van tim, có mối liên quan

giữa bệnh lý van 2 lá với tổn thương ĐMV phải và ĐM mũ.

Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim trang 1

Trang 1

Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim trang 2

Trang 2

Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim trang 3

Trang 3

Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim trang 4

Trang 4

Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 15860
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim

Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân trên 50 tuổi có bệnh lý van tim
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí 
 Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 33
NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH 
VÀNH Ở BN TRÊN 50 TUỔI CÓ BỆNH LÝ VAN TIM
Võ Bằng Giáp*, Hồ Anh Bình*, Huỳnh Văn Minh*
* Trường Đại học Y dược Huế
 TÓM TẮT
Mục đích: nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu khảo sát đặc điểm hình ảnh và 
đặc điểm tổn thương ĐMV ở BN trên 50 tuổi có bệnh lý van tim và xác định mối liên quan 
giữa các mức độ tổn thương ĐMV với các bệnh lý van tim.
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: tỉ lệ tổn thương ĐMV có ý nghĩa là 55.5%. Trong 
đó tổn thương có ý nghĩa ở nhóm có bệnh lý van hai lá và ĐMC là 44.19%, bệnh lý van hai 
lá là 70%, bệnh lý van ĐMC là 51.85%.
Có mối liên quan giữa bệnh lý van hai lá với tổn thương ĐMV phải (OR 3.74: 1.64 tới 8.5, 
p= 0.0017) và tổn thương ĐM Mũ (OR 2.59: 1.16 tới 5.75, p =0,0192).
Trong nhóm tổn thương ĐMV có ý nghĩa thì mức độ tổn thương van tim có phần nặng 
hơn nhóm hẹp không có ý nghĩa hoặc không tổn thương.
Kết luận: tổn thương ĐMV thường gặp ở BN > 50 tuổi có bệnh van tim, có mối liên quan 
giữa bệnh lý van 2 lá với tổn thương ĐMV phải và ĐM mũ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý van tim đang là vấn đề sức khỏe 
đáng quan tâm ở các nước đang phát triển 
trong đó có Việt Nam. Tỉ lệ hiện mắc bệnh van 
tim được dự đoán là đã tăng gấp hai lần trong 
vòng 20 năm do sự gia tăng tuổi thọ trong dân 
số[13].
Cùng với sự gia tăng tuổi thọ dân số, tỉ lệ 
bệnh lý van tim và bệnh ĐM vành ngày càng 
tăng cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất 
cả các bệnh van tim khi có tổn thương ĐMV 
sẽ làm tình trạng bệnh nặng lên [3],[10],[11]. 
Nhiều tác giả cũng ghi nhận có mối liên quan 
thuận giữa mức độ nặng của bệnh ĐM vành 
và mức độ nặng của bệnh lý van tim. [8],[12]
Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu 
hình ảnh tổn thương ĐM vành ở BN trên 50 
tuổi bệnh lý van tim”. Nhằm hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm hình ảnh và đặc 
điểm tổn thương ĐMV ở BN trên 50 tuổi mắc 
bệnh lý van tim.
2. Xác định mối liên quan giữa các mức độ 
tổn thương ĐMV với các bệnh lý van tim.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn BN
Tất cả những BN được chẩn đoán bệnh 
Người thẩm định: PGS.TS Phạm Mạnh Hùng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201334
lý van tim trên 50 tuổi có chỉ định chụp ĐMV 
điều trị tại Khoa Cấp cứu - Tim Mạch Can 
Thiệp - Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 
03/2011 đến tháng 06/2012.
Số lượng mẫu nghiên cứu là 110 bệnh 
nhân.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các BN mắc các bệnh nội khoa nặng khác 
không có chỉ định chụp ĐMV như suy thận 
nặng, suy chức năng gan, suy giáp, suy tim 
mất bù, tăng huyết áp không khống chế được, 
đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả 
cắt ngang.
Các bước nghiên cứu
- BN được hỏi tiền sử, bệnh sử, thăm khám 
lâm sàng, cận lâm sàng đầy đủ.
- Chẩn đoán xác định bệnh lý van tim dựa 
vào siêu âm tim.
- Đánh giá mức độ tổn thương động mạch 
vành theo ACC/AHA và chỉ số gensini.
Xử lý số liệu: Phần mềm thống kê y học 
Medcalc 12.3.0.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Phân bố BN theo bệnh lý van tim
Bệnh van tim n %
Nhóm van hai lá 40 36.4%
Nhóm van ĐMC 27 24.5%
Nhóm van hai lá và ĐMC 43 39.1%
Nhận xét: nhóm bệnh lý van hai lá và van ĐMC chiếm tỉ lệ cao nhất với 39.1%, bệnh lý van 
ĐMC chiếm tỉ lệ thấp nhất 24.5%. 
Bảng 3.2. Tỉ lệ tổn thương ĐM vành
n %
Tổn thương có ý nghĩa 61 55.5%
Tổn thương không có ý nghĩa 21 19.1%
Không Tổn thương 28 25.5%
p < 0.0001
Nhận xét: trong tổng số 110 BN được chụp mạch vành thì 61 BN tổn thương ĐMV có ý nghĩa 
chiếm 55.5%.
Bảng 3.3. Tỉ lệ tổn thương ĐMV theo bệnh lý van tim
Bệnh lý van tim
Tổn thương có ý nghĩa Tổn thương không có nghĩa
n % n %
Nhóm van 2 lá 28 70% 5 12.5%
Nhóm van ĐMC 14 51.85% 5 18.52%
Nhóm van hai lá và ĐMC 19 44.19% 11 25.58%
Nhận xét: bệnh van hai lá chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm có kết quả chụp ĐMV tổn thương 
có ý nghĩa.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí 
 Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 35
Bảng 3.4. Liên quan bệnh lí van tim và tổn thương ĐMV phải
Bệnh van tim Nhóm 2 lá Nhóm van ĐMC Nhóm 2 lá và ĐMC
ĐMV 
phải
OR 3.7385 0.4651 0.5103
95%CI 1.64 đến 8.5 0.18 đến 1.15 0.23 đến 1.11
p 0.0017 0.0987 0.092
Nhận xét: có mối liên quan giữa bệnh lý van hai lá và tổn thương ĐMV phải, nhóm bệnh lý 
van hai lá có nguy cơ mắc bệnh ĐMV phải cao hơn nhóm không có bệnh lý van hai lá 3.7385 
lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05).
Bảng 3.5. Liên quan bệnh lí van tim và tổn thương ĐMM
Bệnh van tim Nhóm 2 lá Nhóm van ĐMC Nhóm van 2 lá và ĐMC
ĐMM
OR 2.5931 0.5921 0.5859
95%CI 1.16 đến 5.75 0.23 đến 1.47 0.26 đến 1.29
p 0.0192 0.2586 0.1844
Nhận xét: có mối liên quan giữa bệnh lý van hai lá và tổn thương ĐMM, nhóm bệnh lý van 
hai lá có nguy cơ mắc bệnh ĐMM cao hơn nhóm không có bệnh lý van hai lá 2 lá 2.5931 lần, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05).
Bảng 3.6. Số nhánh tổn thương ĐMV theo bệnh lý van tim
Số nhánh tổn 
thương
Nhóm hai lá Nhóm ĐMC Nhóm hai lá và ĐMC
n % n % n %
1 nhánh 8 20 6 22.22 9 20.93
2 nhánh 7 17.5 9 33.33 10 23.25
3 nhánh 18 45 4 14.81 11 25.58
Nhận xét: nhóm van hai lá là tổn thương thường gặp nhất là 3 nhánh, van ĐMC là 2 nhánh, 
van hai lá và ĐMC số nhánh tổn thương tương đương nhau. 
Bảng 3.7. Mức độ tổn thương van tim và mức độ hẹp ĐMV
Mức độ tổn 
thương 
Hẹp có ý nghĩa Hẹp không có ý nghĩa Không hẹp
n % n % n %
2/4 39 63.93 17 80.95 16 57.14
3/4 20 32.78 4 19.05 12 42.86
4/4 2 3.29 0 0 0 0
Nhận xét: trong cả 3 nhóm mức độ tổn thương van tim chủ yếu là 2/4. Trong nhóm hẹp có ý 
nghĩa tổn thương van tim nặng hơn so với hai nhóm còn lại.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 10 - tháng 12/201336
Bảng 3.8. Chỉ số gensini và mức độ tổn thương van tim
Gensini
2/4 (n=72) 3/4 (n=36) 4/4 (n=2)
n % n % N %
< 10 24 33.33 13 36.11 2 100
10 – 29 22 30.56 11 30.56 0 0
30 – 49 15 20.83 6 16.67 0 0
50 – 69 4 5.56 4 11.11 0 0
70 – 89 3 4.16 2 5.55 0 0
≥ 90 4 5.56 0 0 0
Nhận xét: các mức độ tổn thương van tim đều có chỉ số gensini < 50. Tổn thương van tim 
mức độ 2 có chỉ số gensini > 50 chiếm tỉ lệ cao hơn các mức độ tổn thương van tim khác.
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tổn 
thương ĐMV có ý nghĩa là 55.4%, tương 
đương với Aline Alves G(50%) và cao hơn 
rất nhiều so với nghiên cứu của Vũ Thị Diện 
[1],[7]. Trên thế giới tỉ lệ mắc bệnh ĐMV ở BN 
có bệnh lý van tim rất thay đổi từ 9 - 41%[5]. 
Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên 
cứu của chúng tôi lớn tuổi, có bệnh lý van tim 
và vào viện với lý do ĐTN. 
Bệnh van hai lá có tỉ lệ tổn thương ĐMV có 
ý nghĩa cao nhất với 70%, thấp nhất là nhóm 
bệnh van hai lá và ĐMC 44.19%. Kết quả này 
phù hợp với kết quả của Ramsdale DR,R H 
Baxter [4],[6]. Tuy nhiên lại không phù hợp với 
kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Diện [1].
Có mối liên quan giữa bệnh lý van hai lá 
và tổn thương ĐMV phải và ĐMM. Điều này 
cũng phù hợp với kết quả của Morrison G W, 
Andrea Rossi [8],[12].
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 110 bệnh nhân bệnh lí 
van tim có chỉ định chụp mạch vành, chúng 
tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm tổn thương ĐMV
Tỉ lệ tổn thương ĐMV có ý nghĩa là 55.5%. 
Trong đó tổn thương có ý nghĩa ở nhóm bệnh 
lý cả van hai lá và ĐMC là 44.19%, bệnh lý 
van hai lá là 70%, bệnh lý van ĐMC là 51.85%.
2. Mối liên quan giữa tổn thương ĐMV và 
bệnh lý van tim
Có mối liên quan giữa bệnh lý van hai lá 
với tổn thương ĐMV phải (OR 3.74: 1.64 tới 
8.5, p= 0.0017) và tổn thương ĐM Mũ (OR 
2.59: 1.16 tới 5.75, p =0,0192).
Trong nhóm tổn thương ĐMV có ý nghĩa 
thì mức độ tổn thương van tim có phần nặng 
hơn nhóm hẹp không có ý nghĩa hoặc không 
tổn thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Diện (2008), “N ghiên cứu đặc 
điểm tổn thương động mạch vành phối hợp ở 
bệnh nhân trước khi nong hoặc phẫu thuật van 
tim”, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Võ Quảng và cộng sự (2000), “Bệnh 
mạch vành tạ i Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các 
đề tài khoa học Đại hội Tim mạch học Quốc 
gia Việt Nam lần thứ VIII, Tr.444-482.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí 
 Số 10 - tháng 12/2013 Nội khoa Việt Nam 37
3. Lansky A.T (1999), Quatitative 
and Qualitative Angiography, Textbo ok of 
Interventional Cardiology, pp.725-747.
4. R H Baxter, J M Reid, J B McGuiness, 
J G Stevenson (1978), “Re lation of angina to 
coronary artery disease in mitral and in aortic 
valve disease”, Br Heart J. 1978 August, 
40(48): 918–922.
5. RO Bonow, B.A Carabello, K 
Chatterjee, et al (2006), “AHA/ACC 2006 
 guidelines for the management of patients with 
valvular heart disease a report of the America 
College of Cardiology”, J. Am. Coll. Cardiol.
6. Ramsdale DR, Bennett DH, Bray 
CL (1984), “Angina, coronary risks fa ctor 
and coronary artery disease in patients with 
valvular disease, A prospective study”, Euro 
heart journal, 5:716-726.
7. Aline Alves G (2006), “Predictive value 
of angina to detect coronar y artery disease in 
patients with severe aortic stenosis aged 50 
years or older”, Arq. Bras. Cardiol, vol 87.
8. Morrison GW, Thomas RD, Grimmer 
SF, Silverton PN, Smith DR (19 80), “Incidence 
of coronary artery disease in patients with valvular 
heart disease”, Br Heart J, 44(46):630-637.
9. A Halkin, G Stone, et al (2005), 
“Outcomes of patients consented bu t not 
randomized in a trial of primary percutaneous 
coronary intervention in acute myocardial 
infarction”, Am J Cardiol, 96, pp.1649-1655.
10. Q Macmanus (1978), “Aortic valve 
replacement and aorta coronary bypass 
surgery. Result with perfusion of proximal and 
distal coronary artery”, J Thorac Surg, 865-869.
11. Lund O, Nielsen TT, et al (1990), 
“The infl uence of CAD and bypa ss grafting on 
early and late survival after valve replacement 
for aortic stenosis”, J Thorac Cardiovasc Surg 
100; 327-127.
12. Andrea Rossi, Gerard Bertsgnolli, 
Mariantonieta Cicoira, Giorgio G olia, et al 
(2003), “Association of Aortic Valve Sclerosis 
and Coronary Artery Disease in Patients with 
Severe Nonischemic Mitral Regurgitation”, 
Clin Cardiol, 26, 579-582.
13. Nkomo VT, Gardin JM, Skelton 
TN, Gottdiener JS, Scott CG, Enr iquez-
Sarano M (2006), “Burden of valvular heart 
diseases: a population based sudy”, Lancet 
2006, 368:1005-1011.
SUMMARY
Objectives: Investigate the features of coronary artery lesions in patients over 50 with 
heart valve diseases. Find out the relationship between the levels of coronary artery lesions 
and heart valve diseases.
Results: In patients over 50 year old with heart valve diseases, therate of signifi cant 
coronary artery lesions is 55.5%. In which, signifi cant lesions in the group of both mitral 
and aorta valve diseases is 44.19%, only mitral valve diseases is of 70%, only aortic valve 
diseases is of 51.85%.
There is a relationship between the severity of mitral valve diseases and right coronary 
artery lesions (OR3.74: 1.64 to 8.5, p=0.0017) and circumfl ex coronary artery lesions 
(OR2.59: 1.16 to 5.75, p=0.0192). The severity of heart valve lesions in signifi cant coronary 
artery lesions group is higher than insignifi cant coronary artery lesions group or normal group.
Conclusion: Coronary artery lesions is common in patients > 50 years old with heart 
valve diseases, there is a relationship between the severity of mitral valve diseases and 
and right coronary artery lesions and circumfl ex coronary artery lesions.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hinh_anh_ton_thuong_dong_mach_vanh_o_benh_nhan_tr.pdf