Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ

Trong bối cảnh kinh tế tại khu vực Tây Nam Bộ hiện nay, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

không ngừng nâng cao chất luợng dịch vụ, sản phẩm để gia tăng thị phần hoạt động, dần khẳng định

thương hiệu và nâng cao vị thế của mình trên địa bàn. Hệ thống ngân thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)

là ngân hàng bán lẻ trong khu vực phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Nghiên cứu này nhằm tìm ra

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống SCB thông qua việc xác định các thành phần năng

lực cạnh tranh và đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng thu hút khách hàng thực hiện

giao dịch với SCB khu vực. Từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội, cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng

đến mức độ đồng ý giao dịch với SCB của khách hàng là thương hiệu, sản phẩm và chất lượng dịch vụ,

riêng nhân tố mạng lưới không ảnh hưởng. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho SCB khu vực Tây Nam Bộ.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ trang 1

Trang 1

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ trang 2

Trang 2

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ trang 3

Trang 3

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ trang 4

Trang 4

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ trang 5

Trang 5

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ trang 6

Trang 6

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ trang 7

Trang 7

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10340
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn khu vực Tây Nam Bộ
Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 91
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
3. Kết luận 
Nghiên cứu các chỉ số tài chính cơ bản của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng 
khoán HOSE tác giả đã tiến hành tổng hợp một số lý thuyết liên quan và số liệu trên trang cophieu68. Kết 
quả cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam dần vận hành theo hướng chung của thị trường thế giới 
nhưng do ngành xây dựng của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, chịu tác động của nhiều yếu tố 
bên trong lẫn bên ngoài nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích các chỉ số tài chính cơ bản. Do 
vậy nhà đầu tư không thể chỉ dựa vào các thông tin này để ra quyết định, cần có sự kết hợp các thông tin 
bên ngoài để đầu tư hiệu quả./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bạch Đức Hiển, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB. Tài chính, 2009;
[2]. Bùi Kim Yến, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB. Giao thông vận tải, 2017;
[3]. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, Nghiên cứu khoa học marketing, NXB. Đại học 
quốc gia - Thành phố Hồ Chí Minh, 2011;
[4]. https://www.cophieu68.vn.
Ngày nhận bài: 20/02/2020
Ngày gửi phản biện: 04/3/2020
Ngày chấp nhận đăng: 20/3/2020
 (Tổng hợp)
1 Trường ĐHXD Miền Tây.
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN KHU VỰC TÂY NAM BỘ
RESEARCH OF SOLUTIONS TO INCREASE COMPETITIVENESS FOR 
SAI GON COMMERCIAL BANKS IN THE SOUTHWEST REGION
Võ Thị Vân Na1 
Tóm tắt:
Trong bối cảnh kinh tế tại khu vực Tây Nam Bộ hiện nay, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước 
không ngừng nâng cao chất luợng dịch vụ, sản phẩm để gia tăng thị phần hoạt động, dần khẳng định 
thương hiệu và nâng cao vị thế của mình trên địa bàn. Hệ thống ngân thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) 
là ngân hàng bán lẻ trong khu vực phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Nghiên cứu này nhằm tìm ra 
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống SCB thông qua việc xác định các thành phần năng 
lực cạnh tranh và đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng thu hút khách hàng thực hiện 
giao dịch với SCB khu vực. Từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội, cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng 
đến mức độ đồng ý giao dịch với SCB của khách hàng là thương hiệu, sản phẩm và chất lượng dịch vụ, 
riêng nhân tố mạng lưới không ảnh hưởng. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất các giải pháp 
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho SCB khu vực Tây Nam Bộ.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, ngân hàng bán lẻ, SCB 
Soá 39 - Quyù I naêm 202092
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Abstract:
In the current economic situation of the Southwest region of Vietnam, national and foreign credit 
organizations are constantly improving their service quality and products to increase market shares, 
gradually strenghthening their brand and position within the area. The Sai gon commercial banks 
(SCB) , which is the retail bank company in this region has to face many difficulties. This study aims 
to find solutions to improve the competitiveness of the SCB by identifying the competitiveness of 
components and measuring the influence of these factors on the ability to attract customers in this 
region. From the results of multiple linear regression analysis, it is shown that there are 3 components 
that affect customers’ level of agreement to deal with SCB: brand, product and service quality. Company 
size does not affect customers’ decision to come to SCB. Based on the results of the analysis, the study 
proposes solutions to improve competitiveness for SCB in the Southwest region.
Keywords: Competitiveness, retail banking, SCB
1. Đặt vấn đề 
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Ở 
một quốc gia, khi hệ thống ngân hàng không phát triển chứng tỏ tiềm lực kinh tế của quốc gia đó chưa 
được khai thác triệt để. Việc tìm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là ưu tiên hàng đầu trong 
hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ.
 Bài viết này sẽ trình bày phương pháp xác định các thành phần năng lực cạnh tranh của Ngân hàng 
và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng thu hút khách hàng nhằm mở rộng thị 
phần hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ 
thống SCB khu vựcTây Nam Bộ.
2. Phương pháp nghiên cứu 
Số liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng thông qua khảo sát ý 
kiến xác suất của 250 khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng năm tài chính 2018. Nội dung thiết kế 
theo thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của SCB tăng dần 
từ 1 đến 5 (Hoàn toàn không đồng ý – Không đồng ý – Bình thường – Đồng ý – Hoàn toàn đồng ý). 
Cỡ mẫu: tiêu chuẩn 8:1. Với 18 biến quan sát. Vậy kích thước mẫu tối thiểu xác định là 144 (18 x 8) 
quan sát.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định các thành phần của năng lực 
cạnh tranh ảnh hưởng đến khả n ... ản trị rủi ro, quản trị chi phí, .[5].
Theo tạp chí The Asian Banker - tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính, đánh giá “Những ngân 
hàng bán lẻ xuất sắc” dựa trên các chỉ tiêu như: Giá trị thương hiệu; Hiệu quả tài chính; Tính bền vững 
của nguồn thu; Tính rõ ràng trong chiến lược; Năng lực bán hàng; Năng lực quản lý rủi ro; Khả năng 
tạo sản phẩm; Thâm nhập thị trường; Đầu tư vào nguồn nhân lực. Và một ngân hàng muốn cạnh tranh 
tốt thì phải hoạt động hiệu quả, định hướng phát triển bền vững và thể hiện tốt khả năng vượt qua trở 
ngại [3].
3.2. Các nghiên cứu đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngân 
hàng 
Đinh Phi Hổ (2009), Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng ứng dụng cho hệ thống ngân hàng 
thương mại. Tác giả sử dụng thang đo với 5 nhân tố - Sự tin cậy, khả năng đáp ứng, sự cảm thông, sự 
đảm bảo phương tiện hữu hình để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng [1]. Sử dụng mô hình phân 
tích nhân tố để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng, nhận diện các yếu tố theo khách hàng và sử dụng mô 
hình hồi quy bội để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Kết quả nghiên cứu 
rút ra có 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng là (1) – Sự 
đáp ứng và đảm bảo, (2) – Phương tiện hữu hình. Trong đó biến đảm bảo và đáp ứng ảnh hưởng đến sự 
hài lòng của khách hàng nhiều hơn biến phương tiện hữu hình.
Đặng Hữu Mẫn (2010), Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam – Thực trạng và 
những giải pháp. Tác giả đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên 
việc phân tích các yếu tố cạnh tranh như năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công 
nghệ, thị phần, hệ thống kênh phân phối, phát triển sản phẩm mới và công tác xây dựng và quảng bá 
thương hiệu. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục [2].
 Lee J. Krajewski và Larry P. Ritzman (1996) đánh giá năng lực cạnh tranh dựa vào: lực lượng lao 
động được đào tạo tốt và linh hoạt là một lợi thế mà cho phép các tổ chức đáp ứng các đòi hỏi của thị 
trường. Các phương tiện: việc có các phương tiện có vị trí tốt như các văn phòng, các cửa hiệu, các nhà 
máy là lợi thế, sự hiểu biết về thị trường tài chính, hệ thống và công nghệ hiện đại [4].
 Dựa trên nghiên cứu đã thực hiện về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng cho thấy một ngân 
hàng muốn cạnh tranh tốt và hoạt động hiệu quả phải có tiềm lực tài chính mạnh để xây dựng được lá 
chắn rủi ro tốt và xây dựng thương hiệu mạnh, nguồn lực con người chất lượng cao, chiến lược kinh 
doanh và sản phẩm mang tính khác biệt [6].
Soá 39 - Quyù I naêm 202094
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
4. Phân tích năng lực cạnh tranh tại SCB khu vực Tây Nam Bộ
4.1. Quy trình nghiên cứu đo lường nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh (NLCT)
Sơ đồ 1: Sơ đồ mô tả quy trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
4.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của SCB 
 Từ những nghiên cứu tổng quan, cho thấy có 5 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân 
hàng bán lẻ là: thương hiệu, sản phẩm, chất lượng dịch vụ, công nghệ ngân hàng và mạng lưới hoạt động. 
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. Kết quả phân tích hệ số tin cậy 
Cronbach alpha của thang đo năng lực cạnh tranh được trình bày trong bảng 4.2.
 - Kết quả phân tích hệ số tin cậy: Theo đó tất cả các thành phần năng lực cạnh tranh đều có hệ số 
Alpha đạt từ 0,6 trở lên và các biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 điều này cho thấy thang 
đo đo lường tốt. Thành phần có hệ số Alpha nhỏ nhất là mạng lưới với hệ số Alpha = 0,733; nhân tố sản 
phẩm có hệ số alpha lớn nhất là 0,819. Do đó, tất cả các biến đều đạt tiêu chuẩn và được sử dụng trong 
phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha của thang đo năng lực cạnh tranh
Giá trị
Nhân tố
1 2 3 4 5
Thương hiệu Sản phẩm Chất lượng dịch vụ Mạng lưới Công nghệ
Số biến quan sát 4 4 4 3 3
Cronbach Alpha 0,794 0,819 0,798 0,733 0,767
Nguồn: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các thành phần NLCT
Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 95
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
- Kết quả phân tích nhân tố (EFA) 
Xác định các thành phần năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO= 0,853, kiểm định Bartllet có ý nghĩa về mặt thống kê với 
giá trị p-value = 0. Như vậy thỏa mãn điều kiện về phân tích nhân tố. 
Bảng 4.2: Kết quả phân tích nhân tố thang đo thành phần năng lực cạnh tranh
KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .853
Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1.768E3
df 153
Sig. .000
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared 
Loadings
Rotation Sums of Squared 
Loadings
Total
% of 
Variance
Cumulative 
%
Total
% of 
Variance
Cumulative 
%
Total
% of 
Variance
Cumulative 
%
1 6.064 33.689 33.689 6.064 33.689 33.689 3.98 22.11 22.11
2 2.39 13.28 46.969 2.39 13.28 46.969 3.052 16.953 39.064
3 1.966 10.924 57.892 1.966 10.924 57.892 2.664 14.797 53.861
4 1.258 6.99 64.882 1.258 6.99 64.882 1.984 11.021 64.882
5 0.789 4.385 69.268 
6 0.743 4.13 73.397 
7 0.639 3.548 76.945 
8 0.573 3.182 80.127 
9 0.534 2.968 83.095 
10 0.507 2.815 85.91 
11 0.454 2.522 88.432 
12 0.418 2.32 90.753 
13 0.37 2.058 92.811 
14 0.338 1.88 94.691 
15 0.296 1.642 96.333 
16 0.255 1.416 97.749 
17 0.215 1.195 98.944 
18 0.19 1.056 100 
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút gọn tập hợp 18 biến quan sát thành 4 nhân tố cấu thành nên 
năng lực cạnh tranh và các biến quan sát đều có trọng số lớn hơn 0,5. Và 4 nhân tố được rút ra tương 
Soá 39 - Quyù I naêm 202096
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
đương với thành phần cấu thành nên năng lực cạnh tranh của ngân hàng, tổng phương sai được trích là 
64,88%. Các nhân tố được rút gọn lại và đặt tên như sau:
- Nhân tố thứ nhất: Thương hiệu gồm 4 biến quan sát; 
- Nhân tố thứ hai: Sản phẩm gồm 4 biến quan sát;
- Nhân tố thứ ba: Chất lượng dịch vụ gồm 7 biến quan sát;
- Nhân tố thứ tư: Mạng lưới giao dịch gồm 3 biến quan sát.
Như vậy so với lý thuyết, đề xuất về các thành phần thang đo năng lực cạnh tranh, yếu tố công nghệ 
được gom chung lại với yếu tố chất lượng dịch vụ do trình độ công nghệ ngân hàng có liên quan trong 
việc cung ứng các dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi và giúp khách hàng thỏa mãn được những nhu cầu cần 
thiết mọi lúc mọi nơi thông qua các kết nối hệ thống ngân hàng điện tử, .
- Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Sau khi phân tích nhân tố ta thấy có sự thay đổi trong khái niệm thang đo ban đầu như sau: thành 
phần công nghệ ngân hàng gộp chung vào thành phần chất lượng dịch vụ và được đặt tên lại là nhân tố 
chất lượng dịch vụ. Theo đó, thang đo về các thành phần năng lực cạnh tranh sẽ được đánh giá lại độ tin 
cậy theo 4 nhân tố vừa được rút ra, trước khi đưa vào mô hình hồi quy. Kết quả đánh giá lại độ tin cậy 
của thang đo:
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo đã hiệu chỉnh
Giá trị
Nhân tố
1 2 3 4
Thương hiệu Sản phẩm Chất lượng dịch vụ Mạng lưới
Số biến quan sát 4 4 7 3
Cronbacth Alpha 0,888 0,819 0,872 0,733
Nguồn: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo NLCT hiệu chỉnh
Phân tích kết quả cho thấy độ tin cậy ở bảng 4.3 của các nhân tố mới rút ra đều có hệ số Alpha lớn 
hơn 0,6 và thành phần chất lượng dịch vụ mới có hệ số Alpha 0,872. Các biến có hệ số tương quan biến 
tổng lớn hơn 0,3; điều này cho thấy thang đo đo lường tốt. Mô hình đo lường ảnh hưởng các thành phần 
năng lực cạnh tranh đến mức độ đồng ý giao dịch với SCB của khách hàng được hiệu chỉnh với 4 nhân 
tố lớn: thương hiệu, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và mạng lưới. Qua kết quả phân tích nhân tố ta thấy 
có 4 thành phần năng lực cạnh tranh được rút ra từ thang đo năng lực cạnh tranh với các biến quan sát. 
Vấn đề tiếp theo là trước khi đưa các nhân tố này vào mô hình hồi quy để đo lường sự ảnh hưởng của 4 
nhân tố này đến mức độ đồng ý giao dịch với SCB, ta cần kiểm tra sự tương quan giữa các biến để tránh 
hiện tượng đa cộng tuyến.
Qua bảng trên, ta thấy nhân tố thương hiệu và chất lượng dịch vụ có mối tương quan cao nhất 
(pearson correlation) là 0,689 (nhưng vẫn thấp hơn 0,7). Còn lại các nhân tố khác không có tương quan 
hoặc tương quan rất thấp. Như vậy có thể sử dụng các biến này vào mô hình hồi quy để giải thích sự ảnh 
hưởng của chúng đến mức độ đồng ý giao dịch với SCB.
- Phân tích sự tương quan được thể hiện ở bảng 4.4 như sau:
Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 97
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Bảng 4.4: Phân tích ma trận tương quan
 Nhân tố Thương hiệu Sản phẩm Chất lượng dịch vụ Mạng lưới
Tổng 
tương quan 
Pearson
Thương hiệu 1 0,216 0,689 0,053
Sản phẩm 0,216 1 0,232 0,028
Chất lượng dịch vụ 0,689 0,232 1 0,092
Mạng lưới 0,053 0,028 0,092 1
Nguồn: Phân tích tương quan Pearson
4.3. Phân tích hồi quy đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thành phần năng lực cạnh tranh tại 
SCB khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Hàm hồi quy tuyến tính bội để xác định nhân tố ảnh hưởng các thành phần năng lực cạnh tranh đến 
mức độ đồng ý giao dịch với ngân hàng của khách hàng như sau:
Y = α0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + ui
Trong đó Y : Mức độ đồng ý giao dịch của khách hàng;
 X1: Thương hiệu; X2 : Sản phẩm; X3 : Chất lượng dịch vụ; X4 : Mạng lưới;
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Hệ số xác định R2 được sử dung để xác định độ phù hợp của mô hình. R2 = 0,764 và R2 hiệu 
chỉnh = 0,760 (Adjusted R Square), dù giá trị R2 hiệu chỉnh nhỏ hơn giá trị của R2 nhưng khi dùng 
nó đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô 
hình. Với hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,760 (lớn hơn 0,5) thì độ chính xác của mô hình lớn và có nghĩa 
là 76% sự thay đổi trong mức độ đồng ý giao dịch với SCB của khách hàng sẽ được giải thích bởi 
các nhân tố năng lực cạnh tranh. 
Thực hiện kiểm định F để kiểm định độ phù hợp của mô hình: ta thấy giá trị p-value rất 
nhỏ (sig < 0,05; p-value nằm trong khoảng tin cậy) cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết 
H0 = β1 = β2 = β3 = β4 = 0. Vậy sự kết hợp các biến độc lập (các thành phần năng lực cạnh tranh) 
có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi trong mức độ đồng ý giao dịch với SCB của khách 
hàng. Mô hình hồi quy tuyến tính này xây dựng phù hợp và có thể sử dụng được trong thực tế.
- Kết quả phân tích hồi quy
Phương trình hồi quy tuyến tính bội Y= -0,824 + 0,627X1 + 0,291 X2 + 0,306X3
Như vậy: Mức độ đồng ý giao dịch với SCB = - 0,824 + 0,627 Thương hiệu + 0,291 Sản phẩm + 
0,306 Chất lượng dịch vụ.
Kết quả cho thấy trong 4 nhân tố được phân tích hồi qui chỉ có 3 nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ 
đồng ý giao dịch của khách hàng là thương hiệu, sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Kiểm định t cho thấy 
kiểm định mức ý nghĩa của hệ số β1, β2, β3 của 3 nhân tố này đều nhỏ hơn 0,05 (sig = 0) nên kết luận hệ 
số hồi quy của 3 nhân tố thương hiệu, sản phẩm, chất lượng dịch vụ có ý nghĩa về mặt thống kê. Riêng 
nhân tố mạng lưới được cho là không ảnh hưởng đến quyết định giao dịch với SCB do hệ số β4 không có 
ý nghĩa về mặt thống kê (kiểm định mức ý nghĩa của β4 có giá trị sig = 0,385 > 0,05). Trong các thành 
phần năng lực cạnh tranh thì yếu tố thương hiệu có tác động mạnh nhất đến mức độ đồng ý giao dịch 
của khách hàng với ngân hàng.
Các hệ số hồi quy đều dương cho thấy sự tác động của các thành phần năng lực cạnh tranh là cùng 
chiều với sự thay đổi đến mức độ đồng ý giao dịch với SCB của khách hàng và nếu các nhân tố này được 
Soá 39 - Quyù I naêm 202098
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
đánh giá tốt thì thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với SCB và góp phần gia tăng thị phần hoạt 
động của ngân hàng. Tác động này được phân tích cụ thể như sau: 
Biến thương hiệu có hệ số hồi quy chưa hiệu chỉnh là 0,627 có nghĩa là khi nhân tố thương hiệu thay 
đổi tăng thêm 1 điểm thì mức độ đồng ý đến giao dịch với SCB sẽ tăng thêm 0,627 điểm. Tương tự, khi 
nhân tố sản phẩm thay đổi tăng thêm 1 điểm thì mức độ đồng ý giao dịch với ngân hàng thay đổi tăng 
thêm 0,291 điểm và khi nhân tố chất lượng dịch vụ đánh giá tăng thêm 1 điểm thì mức độ đồng ý giao 
dịch với ngân hàng tăng thêm 0,306 điểm.
5. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại SCB khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Dựa trên kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB ở 
các khía cạnh: Nâng cao năng lực tài chính, xây dựng thương hiệu vững mạnh, tạo sự khác biệt cho sản 
phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát rủi ro.
- Nâng cao năng lực tài chính: Các giải pháp cần thiết là tăng cường hoạt động cho vay và kiểm soát 
chất lượng tín dụng và hạn chế nợ quá hạn nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn và kiểm soát việc sử 
dụng vốn hiệu quả, cân bằng giữa hoạt động cho vay và hoạt động huy động vốn.
- Xây dựng thương hiệu vững mạnh: Xây dựng thương hiệu nổi tiếng thông qua việc nâng cao chất 
lượng sản phẩm, gia tăng những tiện ích đi kèm và khai thác thêm tính độc đáo trong từng sản phẩm 
triển khai cho khách hàng. Giải pháp xây dựng thương hiệu vững mạnh cần phải có quá trình thực hiện 
lâu dài với kế hoạch và mục tiêu cụ thể.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt để cạnh tranh hiệu quả: phải thực hiện các giải 
pháp đồng bộ hóa các khía cạnh về thị trường, kênh phân phối, và chi phí. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm 
không chỉ ở chính giá trị thực của sản phẩm mà bằng thái độ, cung cách giao dịch, văn hóa doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: đối với lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, chất lượng dịch vụ như một công 
cụ cạnh tranh hình thành nên nền tảng phát triển bền vững.
- Bên cạnh đó, Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát rủi ro: mục tiêu hoạt động quan trọng nhất 
trong giai đoạn tiếp theo là phát triển bền vững. Đảm bảo các nguyên tắc quản lý trong giám sát hoạt 
động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc các yêu cầu pháp định về an toàn vốn, hoàn thiện công tác kiểm 
toán nội bộ, góp phần ngăn ngừa khắc phục các rủi ro trong kinh doanh. 
Tài liệu tham khảo
[1]. Đinh Phi Hổ, Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng ứng dụng cho hệ thống ngân hàng 
thương mại. Tạp chí quản lý kinh tế - CIEM số 26, 2009.
[2]. Đặng Hữu Mẫn, Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam – Thực trạng và 
những đề xuất. Tạp chí KH công nghệ ĐH Đà Nẵng, 2010.
[3]. Tạp chí The Asian Banker. 
[4]. Lee J. Krajewski, Larry P. Ritzman, Operations management strategy and Analysis, Fourth 
Edition, Addison-Wesley Publishing Company, Inc. 1996.
[5]. Victor Smith, Core competencies in the retail sector of the financial service industry, 2002.
[6]. Warren Cammack, “A vision to be the most innovative and customer-centric bank in Viet Nam”. 
Vietnam Retail Banking Forum 2015.
Ngày nhận bài: 20/02/2020
Ngày gửi phản biện: 04/3/2020
Ngày chấp nhận đăng: 20/3/2020
1 Trường ĐHXD Miền Tây.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_giai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_h.pdf