Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung

Vẹo cột sống (VCS) vô căn là dạng VCS thường gặp nhất, chiếm 3% dân số.3 VCS vô căn được định nghĩa như là một biến dạng của cột sống, biểu hiện bởi cột sống nghiêng sang bên và cố định ở tư thế xoay của cột sống mà không có những nguyên nhân được biết trước đó. Việc điều trị phẫu thuật VCS có thể thực hiện bằng lối vào trước, lối vào sau hay phối hợp cả hai lối tùy theo chỉ định phẫu thuật cho từng trường

hợp vẹo. Cùng với những tiến bộ về y học, các chuyển biến về chỉ định điều trị phẫu thuật, sử dụng dụng cụ và cấu hình dụng cụ đã thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài điều trị phẫu thuật VCS.

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 1

Trang 1

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 2

Trang 2

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 3

Trang 3

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 4

Trang 4

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 5

Trang 5

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 6

Trang 6

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 7

Trang 7

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 8

Trang 8

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 06/01/2024 25380
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung

Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột sống vô căn bằng dụng cụ với cấu hình toàn ốc chân cung
CHUYÊN ĐỀ CỘT SỐNG 
102 THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VẸO CỘT 
SỐNG VÔ CĂN BẰNG DỤNG CỤ VỚI CẤU HÌNH 
TOÀN ỐC CHÂN CUNG 
Trần Quang Hiển* Võ Văn Thành* 
Tóm tắt: 
Vẹo cột sống (VCS) vô căn là dạng thường gặp nhất. Các 
tác giả trình bày 55 ca VCS vô căn được phẫu thuật từ năm 
2002 đến 2012 tại khoa Cột Sống A, BV Chấn thương Chỉnh 
hình TP.HCM bằng phương pháp nắn chỉnh lối sau với cấu 
hình toàn ốc chân cung. Dữ liệu như sau: Thời gian mổ trung 
bình (ph): 311.2 ± 58,9 (200- 460). Lượng máu mất (ml): 
947.3 ± 407.6 (300- 1700). Lượng máu truyền (250ml/ĐV) - 
Máu toàn phần: 2.8 ±1.2 (1- 6), Hồng cầu lắng: 2.4 ±1.4 (1- 
6.5). Huyết thanh: 3.1 ± 1.7 (1- 8). Cobb trung bình trước mổ: 
68.0 ± 24.9 (35- 138.0). Cobb trung bình sau mổ: 30.3 ±17.8 
(7.0- 76.0). Cobb lúc TD 3 tháng: 31.1 ± 18.0 (7.0- 78.0). 
Cobb lúc theo dõi lần chót: 31.5 ± 18.2 (8.0- 78.0). Độ sửa 
góc Cobb sau mổ: 37.6 ± 14.8 (18.0- 98.0). Tỉ lệ sửa sau mổ: 
57.5% (25.3- 86.7). Duy trì độ nắn chỉnh tốt lúc theo dõi cuối 
cùng. Theo dõi 32.4 tháng (12- 115). Cấu hình toàn ốc chân 
cung rất đáng tin cậy trong phẫu thuật nắn chỉnh VCS vô căn. 
Từ khóa: VCS vô căn, cấu hình toàn ốc chân cung, phẫu 
thuật nắn chỉnh VCS, góc Cobb 
Abstract: 
THE SURGICAL MANAGEMENT FOR IDIOPATHIC 
SCOLIOSIS BY POSTERIOR CORRECTION 
FIXATION WITH WHOLE PEDICLE SCREW 
CONSTRUCT 
Idiopathic scoliosis is the most frequent form of spinal 
deformity. The authors present a group of 55 patients 
operated from 2002 to 2011 in Spinal Surgery Department A, 
Hospital for Trauma Orthopedics, HCMC, Viet Nam by 
surgical management by posterior correction with whole 
pedicle screw construct.The data is as followed: Mean 
surgical time (mn): 311,2 ± 58,9 (200- 460). Blood loss (ml): 
947.3 ± 407.6 (300- 1700). Blood transfusion (250ml/unit)- 
whole blood: 2.8 ±1.2 (1- 6), concentrated RBC: 2.4 ±1.4 (1- 
6.5). Serum: 3.1 ± 1.7 (1- 8). Mean pre-op Cobb: 68.0 ± 24.9 
(35- 138.0). Mean post-op Cobb: 30.3 ±17.8 (7.0- 76.0). Cobb 
at FU 3 months: 31.1 ± 18.0 (7.0- 78.0). Cobb at final FU: 
31.5 ± 18.2 (8.0- 78.0). Cobb correction at post-op: 37.6 ± 
14.8 (18.0- 98.0). Correction rate at post-op: 57.5% (25.3- 
86.7). Cobb at FU 3 months: 31.1 ±18.0 (7.0- 78.0). Cobb at 
final FU: 31.5 ± 18.2 (8.0- 78.0). Good maintenance of 
correction at final FU. FU: 32.4 months (12- 115).The whole 
pedicle screw constructis very reliable for the correction of 
idiopathic scoliosis. 
Đặt vấn đề: 
Vẹo cột sống (VCS) vô căn là dạng VCS thường 
gặp nhất, chiếm 3% dân số.3 VCS vô căn được định 
*Khoa Cột Sống A, Bệnh Viện Chấn thương Chỉnh hình Email: 
dr.tranquanghien@gmail.com 
(Công trình nghiên cứu của Khoa Cột Sống A- PGS TS BS Võ Văn Thành, 
BV Chấn thương Chỉnh hình, TP. HCM, Việt Nam) 
nghĩa như là một biến dạng của cột sống, biểu hiện 
bởi cột sống nghiêng sang bên và cố định ở tư thế 
xoay của cột sống mà không có những nguyên 
nhân được biết trước đó. 
Việc điều trị phẫu thuật VCS có thể thực hiện 
bằng lối vào trước, lối vào sau hay phối hợp cả hai 
lối tùy theo chỉ định phẫu thuật cho từng trường 
hợp vẹo. Cùng với những tiến bộ về y học, các 
chuyển biến về chỉ định điều trị phẫu thuật, sử 
dụng dụng cụ và cấu hình dụng cụ đã thay đổi 
nhiều trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, 
hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về 
đề tài điều trị phẫu thuật VCS. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu: 
 Những bệnh nhân VCS vô căn có góc Cobb ≥ 
40 độ, được khám và điều trị phẫu thuật tại khoa 
Cột sống A, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình-
TP.HCM trong thời gian từ tháng 4 năm 2002 đến 
tháng 4 năm 2011. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh: 
- 55 bệnh nhân bị VCS vô căn có góc Cobb ≥ 
40 độ, điều trị phẫu thuật chỉnh vẹo lối sau bằng 
dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung tại Khoa 
Cột Sống A Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, 
TP.HCM trong thời gian từ tháng 4 năm 2002 đến 
tháng 4 năm 2011. 
Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Các trường hợp VCS có nguyên nhân như: 
VCS bẩm sinh, VCS do bệnh lý thần kinh cơ, do u 
sợi thần kinh, do rối loạn trung mô như Marfan, do 
sốt bại liệt. 
 - VCS thứ phát do lao, do thoái hóa, do chấn 
thương như gãy cột sống, do bướu. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Đây là nghiên cứu quan sát, mô tả tiến cứu có 
theo dõi dọc theo mẫu bệnh án thống nhất. 
Chỉ định phẫu thuật: 
 - Tất cả các trường hợp VCS vô căn có góc 
Cobb ≥ 40 độ. 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 103 
Chống chỉ định: 
- Các trường hợp VCS không phải vô căn. 
- VCS thứ phát do lao, do thoái hóa, do gãy cột 
sống, do bướu. 
Xác định thì phẫu thuật: 
- Đối với VCS mềm, chỉ cần phẫu thuật lối sau 
và sửa chữa một thì. 
- Đối với VCS có đường cong lớn (góc Cobb 
>70 độ) và cứng nhắc, chúng tôi phẫu thuật hai thì. 
Phương pháp phẫu thuật: 
Phương pháp vô cảm và tư thế bệnh nhân: 
 - Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, kê 
bệnh nhân nằm sấp. Vô trùng và trải ra vùng mổ. 
Ti ... ối. 
 Kết quả tỉ lệ sửa chữa trung bình theo độ nặng 
góc Cobb: 
 - Những trường hợp góc Cobb < 60 độ, tỉ lệ nắn 
chỉnh đạt 65.5% cao hơn so với những trường hợp 
góc 60 ≤ Cobb≤ 80 độ (tỉ lệ nắn chỉnh là 52.2%) 
và góc Cobb > 80 độ (tỉ lệ nắn chỉnh là 50.5%). Tỉ 
lệ nắn chỉnh trường hợp góc Cobb < 60 độ cao hơn 
có thể do vẹo có góc Cobb nhỏ, cột sống mềm mại 
nên dễ nắn chỉnh hơn khi so với các trường hợp 
vẹo có góc Cobb ≥ 60 độ. 
 - Các trường hợp góc 60 ≤ Cobb≤ 80 độ và góc 
Cobb > 80 độ, tỉ lệ nắn chỉnh giữa hai nhóm không 
khác biệt nhiều. 
Kết quả tỉ lệ sửa chữa góc Cobb trung bình giữa 
phẫu thuật một lối và phẫu thuật hai lối: 
 Tỉ lệ nắn chỉnh trong phẫu thuật một lối cao 
hơn trong phẫu thuật hai lối, nhưng hai tỉ lệ nắn 
chỉnh này không chênh lệch nhiều (chỉ 6%), điều 
này cho thấy hiệu quả của việc cắt đĩa giải phóng 
lối trước. 
Sự thay đổi của góc Cobb sau phẫu thuật và 
hiệu quả của cấu hình dụng cụ: 
 - Với thời gian theo dõi trung bình của là 32.4 
tháng, nhận thấy: sự chênh lệch góc Cobb ngay sau 
mổ và khi theo dõi ở lần tái khám cuối là 1.2 độ 
(với p < 0.001). Sự thay đổi này là không đáng kể 
và điều này cho thấy sự ổn định của góc Cobb theo 
thời gian. Vì thế, cấu hình dụng cụ toàn ốc chân 
cung là một cấu hình vững. Cấu hình dụng cụ vững 
giúp xương hàn tốt, xương hàn tốt giúp ổn định góc 
Cobb sau phẫu thuật. 
Thay đổi chiều cao sau phẫu thuật: 
Trong 55 trường hợp nghiên cứu, chúng tôi 
nhận thấy: chiều cao trung bình sau phẫu thuật tăng 
thêm 5.4 cm, chiều cao này sau 3 tháng mất đi 
1cm, nhưng sau đó ổn định và không thay đổi đến 
khi theo dõi lâu dài. Sự ổn định chiều cao khi theo 
0
50
100
Moùc-oác OÁC
45.7
52
56 57.5
Ty
û le
ä(%
)
Thaønh LijenQvist Lenke Hieån
0
50
100
SUK LIJEN LENKE SHUF HIEÅN
72
55.8
70
80
57.5
Ty
û le
ä (
%
)
CHUYÊN ĐỀ CỘT SỐNG 
108 THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 
dõi lâu dài chứng tỏ cấu hình dụng cụ toàn ốc chân 
cung là cấu hình vững chắc, giúp ổn định góc Cobb 
và ổn định chiều cao. 
Thay đổi chức năng hô hấp: 
 - Có sự cải thiện về chức năng hô hấp (CNHH) 
sau phẫu thuật (FEV1 trung bình tăng 13.3%) nhờ 
thể tích lồng ngực được cải thiện sau phẫu thuật. 
 - Sự cải thiện về CNHH ở nhóm tuổi từ 14-18 
và nhóm trên 18 tuổi được xem gần giống nhau và 
cao hơn nhóm dưới 14 tuổi do sự nhận thức còn 
hạn chế nên việc tập thở cũng như tập VLTL sau 
phẫu thuật không tích cực. 
 - Trong 3 nhóm phân theo độ nặng của góc 
Cobb, nhóm góc Cobb > 80 độ có CNHH cải thiện 
nhiều nhất (28.6%) và nhóm góc Cobb từ 60-80 độ 
cải thiện CNHH ít nhất (14.4%). Ở bệnh nhân VCS 
nặng có góc Cobb > 80 độ, thường lồng ngực bị 
biến dạng nặng nên CNHH trước phẫu thuật giảm 
nhiều. Vì thế, sau khi nắn chỉnh thể tích lồng ngực 
được cải thiện, giúp CNHH cải thiện tốt hơn hai 
nhóm còn lại. 
 - Sự cải thiện về CNHH trong phẫu thuật hai 
lối là 28.9% cao hơn trong phẫu thuật một lối 
(20.2%) vì trong phẫu thuật hai lối VCS thường rất 
nặng, lồng ngực biến dạng nhiều nên sau phẫu 
thuật thể tích lồng ngực cải thiện nhiều, từ đó cải 
thiện CNHH. 
Biến chứng: 
Trong tổng số 55 trường hợp phẫu thuật, chúng 
tôi không có trường hợp nào nhiễm trùng, cũng 
như không có trường hợp liệt hạ chi hay tử vong 
sau phẫu thuật. Tuy nhiên, chúng tôi có: 
 - Ba trường hợp bị bung ốc đầu trên là do kích 
thước chân cung quá nhỏ (một vài trường hợp chân 
cung dẹt, xem như không có chân cung), nên khi đặt 
ốc chân cung bị vỡ, ốc không vững nên bung ra. 
 - Ba trường hợp bị tràn máu màng phổi sau 
phẫu thuật do dụng cụ banh để làm rộng phẫu 
trường gây thủng màng phổi, nên được mổ dẫn lưu 
màng phổi ngay sau khi phát hiện. 
 - Có 2 trường hợp bị gãy thanh nối doc sau 
phẫu thuật một năm có thể do xương hàn không tốt 
(chiếm 3,6% các trường hợp biến chứng) hoặc do 
cấu hình dụng cụ không đủ vững do đặt ít ốc. 
 - Có 2 trường hợp bị Hội chứng vùng nối ở vùng 
ngực do chúng tôi hàn xương ở đoạn trên thấp. Một 
trường hợp chúng tôi phải mổ lại, cố định dụng cụ 
và hàn xương dài thêm 7 tháng sau đó. 
 - Có 2 trường hợp đau lưng (3.6%), một do cố 
định dụng cụ và hàn xương quá dài đến ngang thắt 
lưng 4, một do bị hội chứng vùng nối. 
 - Chúng tôi có 2 trường hợp Hội chứng Mạc 
treo tràng trên sau phẫu thuật (3.6%) do nắn chỉnh 
quá nhiều. 
Biến chứng đặt ốc ra ngoài chân cung: 
 - Trong nhóm 1 (không cắt CT qua các chân 
cung trước và sau phẫu thuật), tỉ lệ các trường hợp 
ốc đặt ngoài chân cung là 13,7%, của nhóm 2 (cắt 
CT qua các chân cung trước và sau phẫu thuật) là 
11,4%. 
- Nhóm 1 ta đánh giá ốc ngoài chân cung dựa 
trên phim X quang thường quy. Với tổng số ốc là 
498 ốc được đặt trong 29 trường hợp phẫu thuật, 
có 7 ốc đặt ra ngoài chân cung cần đặt lại (chiếm 
1.4% số ốc đã đặt). 
- Dựa vào phân loại của Rao13,14 trong 26 trường 
hợp phẫu thuật của nhóm 2, với tổng số ốc được 
đặt là 451 ốc, có 369 ốc đặt tốt (độ 0: 82%); độ 1 
là 34 ốc (7.6%); độ 2 là 28 ốc (6.2%); độ 3 là 17 
ốc (3.8%). 
 - So sánh với nhóm 1, dựa vào X-quang sau 
mổ, ta có tổng số ốc đặt ra ngoài là 7 ốc (chiếm 
1.4% số ốc được đặt) được phẫu thuật sửa lại ốc. 
Trong nhóm 2, nếu ta đánh giá trên phim X-quang 
thì chỉ có 6 ốc đặt ra ngoài chân cung (chiếm 1.3% 
số ốc đã đặt), nhưng khi đánh giá lại bằng CT thì 
có tới 17 ốc đặt ra ngoài. Điều này cho thấy đánh 
giá lại bằng CT sau mổ sẽ chính xác hơn. 
 - Ốc đặt ngoài chân cung phần lớn do đặt ốc 
sai, hoặc có thể do vỡ chân cung hoặc chân cung 
rất nhỏ và dẹt lại. Trong trường hợp chân cung dẹt, 
chúng tôi cố gắng đặt ốc ngoài chân cung, trong 
thân đốt theo phương pháp “In – Out – In”. 
Về tỉ lệ nắn chỉnh : 
 - Đa số các trường hợp phẫu thuật chúng tôi đạt 
kết quả nắn chỉnh tốt, với 84% các trường hợp có 
góc Cobb trung bình là 64.2 độ, kết quả nắn chỉnh 
trung bình là 61.8%, đây là kết quả tốt vì tỉ lệ nắn 
chỉnh trên 40%. Tuy nhiên, chúng tôi có 16% 
trường hợp tỉ lệ nắn chỉnh trung bình là 35.2%, kết 
quả này là kết quả nắn chỉnh trung bình (nắn chỉnh 
từ 20-40%) do bệnh nhân có góc Cobb quá lớn 
(góc Cobb TB 87 độ) và đường cong cứng, nên làm 
hạn chế khả năng nắn chỉnh. Không có trường hợp 
nào tỉ lệ nắn chỉnh dưới 20% nên không có trường 
hợp xấu. 
Về hàn xương: 
 - Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá hàn xương 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 109 
của tác giả Lee8 trên phim Xquang, hầu hết các 
trường hợp phẫu thuật của chúng tôi đều không 
phát hiện di động và không thấy khoảng trống chỗ 
ghép xương, chứng tỏ xương hàn tốt (đạt 96.4%). 
Có 2 trường hợp bị gãy thanh nối dọc, có thể do 
cấu hình dụng cụ không đủ vững (do đặt ít ốc) hoặc 
do xương ghép không đủ, làm hạn chế khả năng 
liền xương. Chúng tôi thường lấy ghép mào chậu 
để hàn xương cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những 
bệnh nhân nhỏ người, mào chậu nhỏ, xương ghép 
có thể sẽ không đủ nhiều nên ảnh hưởng đến sự 
hàn xương. Chúng tôi không sử dụng xương ghép 
đồng loại trong nghiên cứu này. 
Về đánh giá kết quả theo SRS: 
 - Với điểm số đau lưng-thắt lưng trung bình 
trước phẫu thuật là 3.7, nghĩa là có 26% các trường 
hợp đau lưng-thắt lưng trước phẫu thuật. Sau phẫu 
thuật, điểm số đau trung bình là 4.5, nghĩa là chỉ 
có 10% trường hợp bệnh nhân than đau lưng-thắt 
lưng, điều này cho thấy tình trạng đau lưng-thắt 
lưng cải thiện 16% các trường hợp sau phẫu thuật. 
 - Điểm số trung bình vóc dáng bên ngoài của 
bệnh nhân trước phẫu thuật là: 3.1 ± 0.3, tức có 
62% bệnh nhân cảm thấy mình nhìn đẹp. Sau phẫu 
thuật, điểm số trung bình là 4.0 ± 0.4, tức có 80% 
tự thấy mình đẹp, nghĩa là có 18% tăng thêm việc 
tự nhận thấy vóc dáng mình đẹp. 
 - Điểm số trung bình ảnh hưởng của vẹo đến 
sinh hoạt hằng ngày trước phẫu thuật là 4.4 ± 0.1, 
chiếm 88% các trường hợp VCS và sau phẫu thuật 
là 4.5 ± 0.2, chiếm 90% các trường hợp. Điều này 
cho thấy không có sự khác biệt trước và sau phẫu 
thuật về những ảnh hưởng của VCS đến sinh hoạt 
hằng ngày của bệnh nhân. 
 - Với điểm số trung bình vóc dáng bên ngoài 
của bệnh nhân trước phẫu thuật là 3.1, tức có 62% 
bệnh nhân cảm thấy mình nhìn đẹp, không mặc 
cảm với dáng vóc của mình. Sau phẫu thuật, điểm 
số trung bình là 4.0, tức có 80% tự thấy mình đẹp, 
nghĩa là có 18% tăng thêm việc tự nhận thấy vóc 
dáng mình đẹp. 
 - Không có sự thay đổi nhiều về những ảnh 
hưởng của vẹo đến các sinh hoạt hằng ngày của 
bệnh nhân như liệt không thể đi lại được. Với điểm 
số trung bình trước phẫu thuật là 4.4 (chiếm 88% 
các trường hợp) và sau phẫu thuật là 4.5 (chiếm 
90% các trường hợp), ta nhận thấy VCS không ảnh 
hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. 
 - Đa số bệnh nhân VCS đều mặc cảm về tình 
trạng bệnh tật của mình. Nhìn vào biểu đồ 5, sau 
phẫu thuật có 90% bệnh nhân (với điểm số trung 
bình về tâm lý bệnh nhân là 4.5 điểm) cảm thấy tự 
tin hơn, không cảm thấy mặc cảm về bệnh tật của 
mình. Điểm số trung bình về sinh hoạt vận động 
hằng ngày là: 4.2 ± 0.4 (5-4), tức có 84% các 
trường hợp sau điều trị phẫu thuật VCS không làm 
thay đổi các hoạt động hằng ngày. 
 - Chúng tôi có có 92% bệnh nhân hài lòng về 
kết quả điều trị (với điểm số trung bình về sự hài 
lòng sau phẫu thuật là 4.6 điểm), đây là kết quả 
thành công cao. Đa số bệnh nhân đều hài lòng với 
kết quả điều trị, thỏa mãn về mặt thẩm mỹ, đều có 
thể quay lại các công việc sinh hoạt hằng ngày. 
KẾT LUẬN 
1/ Về kết quả điều trị VCS vô căn bằng cấu hình 
toàn ốc chân cung: 
 - Với cấu hình toàn ốc chân cung, tỉ lệ nắn 
chỉnh trung bình là 57.5%, đây là tỉ lệ nắn chỉnh 
cao. Tỉ lệ nắn chỉnh này cao hơn tỉ lệ nắn chỉnh của 
các cấu hình khác như cấu hình toàn móc hay cấu 
hình lai móc-ốc. 
 + Tỉ lệ nắn chỉnh vẹo đạt hiệu quả cao hơn nếu 
bệnh nhân trẻ < 14 tuổi và góc Cobb < 60 độ, do 
cột sống còn mềm dẻo và góc Cobb không quá lớn 
nên dễ nắn chỉnh. 
 + Trong trường hợp góc Cobb > 80 độ và cứng, 
phẫu thuật cắt đĩa giải phóng lối trước giúp phẫu 
thuật lối sau đạt tỉ lệ nắn chỉnh tương đương phẫu 
thuật một lối. 
 + Góc Cobb trung bình trước mổ là 68 độ, góc 
Cobb trung bình ngay sau mổ là 30.3 độ và góc 
Cobb trung bình ở lần tái khám cuối là 31.5 độ. 
Góc Cobb trung bình sau phẫu thuật và ở lần tái 
khám cuối chỉ thay đổi 1.2 độ, điều này chứng tỏ 
góc Cobb không thay đổi nhiều theo thời gian. 
Vậy, cấu hình toàn ốc chân cung giúp ổn định cấu 
hình dụng cụ, từ đó giúp xương hàn tốt. 
 - Với FEV1 trung bình trước phẫu thuật: 75.2% 
và ở lần tái khám cuối là 88.5%, cho thấy có sự cải 
thiện về chức năng hô hấp sau phẫu thuật (FEV1 
trung bình tăng 13.3%). Nhờ nắn chỉnh vẹo tốt, thể 
tích lồng ngực được cải thiện, giúp cải thiện 
CNHH sau phẫu thuật. 
 - Với chiều cao TB tăng thêm sau phẫu thuật là 
5.4 cm, chiều cao này sau 3 tháng mất đi 1cm, 
nhưng sau đó ổn định và không thay đổi đến khi 
theo dõi lâu dài. Vậy, cấu hình dụng cụ toàn ốc chân 
cung giúp duy trì và ổn định chiều cao bệnh nhân. 
CHUYÊN ĐỀ CỘT SỐNG 
110 THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 
 - Điểm số TB về tâm lý bệnh nhân sau phẫu 
thuật là 4.5 điểm (thang điểm tối đa là 5 điểm), có 
90% bệnh nhân cảm thấy tự tin hơn, không mặc 
cảm về bệnh tật của mình. Điều này chứng tỏ: điều 
trị phẫu thuật VCS mang lại hiệu quả về mặt tâm 
lý, thẩm mỹ cho bệnh nhân. 
2/ Về lợi điểm và biến chứng của phương pháp 
này: 
 - Với tỉ lệ hàn xương đạt 96% cho thấy cấu hình 
dụng cụ toàn ốc chân cung là cấu hình vững, góp 
phần giúp tỉ lệ hàn xương đạt kết quả cao, đảm bảo 
góc Cobb được ổn định theo thời gian. 
 - Không có biến chứng quan trọng nào liên 
quan đến điều trị phẫu thuật lối sau với cấu hình ốc 
chân cung cũng như trong quá trình theo dõi lâu 
dài. Tỉ lệ ốc nằm ngoài chân cung khi đánh giá trên 
CT cao hơn khi đánh giá dựa trên phim X quang 
thường quy. 
 - Với kết quả điều trị trên, chúng tôi có 84% 
bệnh nhân đạt kết quả tốt, bệnh nhân hài lòng với 
kết quả điều trị và 16% bệnh nhân đạt kết quả TB, 
bệnh nhân tương đối hài lòng với kết quả điều trị, 
không có trường hợp nào kết quả xấu. Đây là kết 
quả tương đối cao trong điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Andrew A. Merola (2002), “A Multicenter Study of the Outcomes of the 
Surgical Treatment Of Adolescent Idiopathic Scoliosis Using the Scoliosis 
Research Society (SRS) Outcome Instrument”, SPINE 27, 18, pp. 2046–
2051. 
2. Coe JD, Arlet V, Donaldson W, et al (2006), “Complications in spinal fusion 
for Adolescent Idiopathic Scoliosis in the new millennium. A report of the 
Scoliosis Research Society Morbidity and Mortality Committee”, Spine 
(2006); 31(3); pp 345-349. 
3. Devlin VJ(2012), “Idiopathic Scoliosis”, Spine secrets Plus, chapter 39, 
pp.268-277. 
4. Harrington P.R. (1960), “Surgical instrumentation for management of 
scoliosis”, J. Bone Joint Surg, 42A, pp. 1448. 
5. Harrington P.R. (1962), “Treatment of scoliosis: correction and internal 
fixation by spine instrumentation”, J. Bone Joint Surg, 44A, pp. 591 – 610. 
6. Kim YJ, Lenke LG (2006), “Comparative Analysis of Pedicle Screw Versus 
Hybrid Instrumentation in Posterior Spinal Fusion of Adolescent Idiopathic 
Scoliosis”, Spine 31, 3, pp. 291–298. 
7. Kim YJ, Lenke LG (2006), “Comparative Analysis of Pedicle Screw Versus 
Hybrid Instrumentation in Posterior Spinal Fusion of Adolescent Idiopathic 
Scoliosis”, Spine 31, 3, pp. 291–298. 
8. Lee C.K, Paul Vessa (1995), “Chronic disabling low back pain syndrome 
caused by internal disc derangements. The results of disc excision and 
PLIF”. Spine, 20 (3), pp.356-361. 
9. Liljenqvist U, Lepsien U, Hackenberg L, Niemeyer T; Halm H (2002), 
“Comparitive analysis of pedicle screw and hook instrumentation in posterior 
correction and fusion of idiopathic thoracic scoliosis”, Eur Spine J 11(4), pp. 
336-343. 
10. Lonstein JE (2006), “Scoliosis, Surgical versus Nonsurgical Treatment”, 
Clinical Orthopaedics and Related Research, 443, pp. 248–259. 
11. Lonstein J.E. (1995), “Idiopathic scoliosis”, Textbook of scoliosis and other 
spinal deformities, chapter 11, pp. 219 – 256. 
12. Lonstein JE, Carlson JM (1984): “The prediction of curve progression in 
untreated idiopathic scoliosis during growth”. JBJS 66A, pp. 1061-1071. 
13. Rao G, Brodke DS, Rondina M, Dailey AT (2002), “Comparison of 
computerized tomography and direct visualization in thoracic pedicle screw 
placement”. J Neurosurg 97(2, Suppl), pp. 223-226. 
14. Rao G, Brodke DS, Rondina M, Bacchus K, Dailey AT (2003), “ Inter- and 
intraobserver reliability of computed tomography in assessment of thoracic 
pedicle screw placement”. Spine (Phila Pa 1976) 2003; 28(22), pp. 2527-
2530. 
15. Shufflebarger HL; Geck MJ; Clark CE (2004), “Department The posterior 
approach for lumbar and thoracolumbar adolescent idiopathic scoliosis: 
posterior shortening and pedicle screws”, Spine 29 (3), pp. 269-76. 
16. Suk S et al (1995), “Segmental screw fixation in the treatment of thoracic 
idiopathic scoliosis”, Spine 20, pp. 1399-1405. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dieu_tri_phau_thuat_veo_cot_song_vo_can_bang_dung.pdf