Nghiên cứu đánh giá an toàn đập đất theo tiêu chí thấm
Đập đất chắn ngang sông tạo hồ chứa nước là một loại công trình phổ biến trên thế
giới và ở Việt Nam. Yêu cầu đặt ra là công trình phải hiệu quả và đập phải an toàn nói chung và
an toàn về thấm nói riêng. Trong quá trình quản lý sử dụng hồ đập, khi quan trắc được các yếu tố
của dòng thấm, người quản lý dựa theo chuẩn nào để đánh giá đập an toàn hoặc mất an toàn đập
đất? Từ đó có biện pháp xử lý. Trong bài viết tác giả trình bày: nội dung tiêu chí thấm với đập
đất vừa và nhỏ, phương pháp xác định định lượng các tiêu chí về thấm và quy trình đánh giá an
toàn đập đất theo tiêu chí thấm. Kết quả nghiên cứu không chỉ dùng để đánh giá định lượng an
toàn đập đất theo tiêu chí thấm mà còn góp phần đánh giá tổng hợp an toàn đập đất theo các
nhóm tiêu chí khác nhau.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá an toàn đập đất theo tiêu chí thấm
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 58 BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP ĐẤT THEO TIÊU CHÍ THẤM Phạm Ngọc Quý1 Tóm tắt: Đập đất chắn ngang sông tạo hồ chứa nước là một loại công trình phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Yêu cầu đặt ra là công trình phải hiệu quả và đập phải an toàn nói chung và an toàn về thấm nói riêng. Trong quá trình quản lý sử dụng hồ đập, khi quan trắc được các yếu tố của dòng thấm, người quản lý dựa theo chuẩn nào để đánh giá đập an toàn hoặc mất an toàn đập đất? Từ đó có biện pháp xử lý. Trong bài viết tác giả trình bày: nội dung tiêu chí thấm với đập đất vừa và nhỏ, phương pháp xác định định lượng các tiêu chí về thấm và quy trình đánh giá an toàn đập đất theo tiêu chí thấm. Kết quả nghiên cứu không chỉ dùng để đánh giá định lượng an toàn đập đất theo tiêu chí thấm mà còn góp phần đánh giá tổng hợp an toàn đập đất theo các nhóm tiêu chí khác nhau. Từ khóa: đập đất, tiêu chí thấm, đường bão hòa giới hạn, độ cao thoát nước giới hạn, chiều dài thoát nước giới hạn, lưu lượng thấm giới hạn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Với đập đất muốn phát huy hiệu quả, trước tiên phải an toàn về mặt kỹ thuật. Cụ thể đảm bảo ổn định trượt, ổn định thấm, không lún nứt quá giới hạn, không bị xói lở, không có các ẩn họa trong đập, các công trình trong đập cũng phải an toàn.v.v..... Về thấm, trong thực tế quản lý đập có các giá trị quan trắc được như đường bão hòa thấm trong thân đập, gradient dòng thấm, độ cao thoát nước, chiều dài thoát nước, lưu lượng thấm.... Các yếu tố thấm này có thể gây mất ổn định trượt, mất ổn định thấm hoặc gây mất nước quá giới hạn. Cho đến hiện nay, chưa có chuẩn định lượng nào để đánh giá các yếu tố thấm quan trắc được có gây mất an toàn hồ - đập đất về thấm không. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu xác lập định lượng một số tiêu chí thấm giới hạn an toàn đập đất vừa và nhỏ (tạo hồ có dung tích không lớn hơn 10 triệu 1 Trường Đại học Thủy Lợi mét khối nước) và áp dụng nó vào thực tế quản lý an toàn hồ đập đất, nhằm đánh giá nhanh an toàn của đập. Từ đó có đánh giá chi tiết và đưa ra các giải pháp xử lý hữu hiệu và kịp thời. 2. NỘI DUNG TIÊU CHÍ VỀ THẤM VỚI ĐẬP ĐẤT (Phạm Ngọc Quý và nnk, 2015) Trong khuôn khổ nghiên cứu, với đập đất vừa và nhỏ, các tiêu chí về thấm trong đánh giá an toàn đập gồm: đường bão hòa giới hạn trên, đường bão hòa giới hạn dưới, độ cao thoát nước giới hạn agh , Chiều dài thoát nước giới hạn Lgh , Lưu lượng thấm giới hạn qgh. 2.1. Đường bão hòa giới hạn trên Đường bão hòa giới hạn trên là đường bão hòa ở vị trí cao nhất mà ứng với nó hệ số ổn định mái hạ lưu đập là Kmin = Kcp và Kmin = 1,2Kcp ứng với mỗi một mặt cắt tính toán và một trường hợp tính toán cụ thể ( hình 1). Đường bão hòa giới hạn trên chia đập ra 3 vùng: vùng nguy cơ mất an toàn, vùng an toàn và vùng an toàn cao của ổn định trượt mái đập. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 59 MNTL m h m t §Ønh ®Ëp §êng b·o hßa giíi h¹n trªn gh Jra max =[Jk]cp/1.2 Kminmin =[K]cp Nguy c¬ mÊt an toµn Jra max =[Jk]cp §êng b·o hßa Kminmin =1.2[K]cp §êng b·o hßa giíi h¹n díi Vïng an toµn cao Nguy c¬ mÊt an toµn Vïng an toµn Vïng an toµn Hình 1. Đường bão hòa trong đánh giá an toàn đập đất theo tiêu chí thấm 2.2. Đường bão hòa giới hạn dưới Đường bão hòa giới hạn dưới là đường bão hòa thấp nhất mà ứng với nó Gradient của dòng thấm trong thân đập là Jra max=Jcp và Jra max=Jcp /1,2 ứng với mỗi một mặt cắt tính toán và một trường hợp tính toán cụ thể (hình 1). Đường bão hòa giới hạn dưới chia đập ra 3 vùng: vùng an toàn cao, vùng an toàn và vùng nguy cơ mất an toàn của đập về ổn định thấm. 2.3. Độ cao thoát nước giới hạn agh Độ cao thoát nước giới hạn agh là độ cao thoát nước ứng với đường bão hòa giới hạn trên (hình 1). Độ cao thoát nước giới hạn agh có được là từ xác định đường bão hòa giới hạn trên và được xác đinh cho mỗi một trường hợp cụ thể cho một mặt cắt tính toán nào đó. Từ đó thiết kế lập được một quan hệ (agh ~ MNTL) ứng với Kmin=Kcp và một quan hệ (agh ~ MNTL) ứng với Kmin=1,2Kcp (hình 2). MNTL(m) a (m) An toµn An toµn cao Nguy c¬ mÊt an toµn 1,2[J] gh[K] Hình 2. Biểu đồ quan hệ (agh ~ MNTL) ứng với một trường hợp, một mặt cắt tính toán. Hai đường quan hệ này chia không gian giới hạn bới trục MNTL thẳng đứng và trục agh nằm ngang ra 3 vùng: vùng an toàn cao, vùng an toàn và vùng nguy cơ mất an toàn của đập về ổn định mái đập. 2.4. Chiều dài thoát nước giới hạn Lgh Chiều dài thoát nước giới hạn Lgh là chiều dài thoát nước ứng với đường bão hòa giới hạn dưới (hình 1). Lgh có được từ xác định đường bão hòa giới hạn dưới. Như vậy với một mặt cắt có một quan hệ (Lgh ~ MNTL) ứng với ... rục MNTL thẳng đứng và trục Lgh nằm ngang ra 3 vùng: vùng nguy cơ mất an toàn, vùng an toàn và vùng an toàn cao của đập về ổn định thấm. 2.5. Lưu lượng thấm giới hạn qgh Lưu lượng thấm giới hạn qgh là lưu lượng thấm cho tổng lượng thấm qua đập Wt = Wchuẩn tương ứng với trường hợp tính toán và có thể tính cho một mặt cắt lòng sông hoặc 2-3 mặt cắt (lòng sông và sườn đồi). Wt là lượng nước thấm tính trong một tháng, tính từ lưu lượng thấm qua từng mặt cắt tính toán. Wchuẩn là tổng lượng thấm qua đập ở một mực nước thượng lưu. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 60 Với một mặt cắt tính toán, mỗi mực nước thượng lưu cho ta một giá trị qgh và qgh/1,2. Vì vậy lập được quan hệ (qgh ~ MNTL) và (qgh/1,2 ~ MNTL) như hình 4. Hình 4. Biểu đồ quan hệ (qgh ~MNTL) 3. XÁC LẬP CÁC CHUẨN TIÊU CHÍ VỀ THẤM Để có được định lượng các tiêu chí nêu trên cần tiến hành theo hai bước: Bước 1: Khảo sát, thu thập các tài liệu cơ bản; Bước 2. Xác lập định lượng từng tiêu chí. 3.1. Bước 1: Khảo sát, thu thập các tài liệu cơ bản 1. Đối với đập thiết kế mới cần có các tài liệu: + Tài liệu Địa hình: - Bình đồ lòng hồ và các đường quan hệ đặc tính lòng hồ như quan hệ W~Z, F~Z; Cắt dọc và một số mặt cắt ngang tuyến đập + Tài liệu Địa chất: Địa tầng và chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất nền đập; Chỉ tiêu cơ lý của đất thân đập, nền đập. + Tài liệu về đập. Đó là quy mô đập, các thông số của đập, mặt cắt dọc đập và một số mặt cắt ngang đập; cấu tạo chi tiết của thiết bị chống thấm, thiết bị thoát nước. + Tài liệu về tính toán điều tiết xác định mực nước chết, mực nước dâng bình thường (mực nước, dung tích hồ, tổn thất thấm tính toán... ở mỗi tháng), mực nước lũ. + Tài liệu quan trắc về lưu lượng thấm, mực nước ngầm trong thân đập, độ cao thoát nước ở mái hạ lưu... Các báo cáo kiểm tra hoặc ghi chép các trường hợp thấm khác thường, các sự cố thấm lớn và tình hình xử lý. 2. Đối với đập đã xây dựng và đang xử dụng: Cũng bao gồm các tài liệu như với đập thiết kế xây dựng mới. Nhưng được đối chiếu, chỉnh sửa và sau đó là cập nhật lại trong suốt quá trình sử dụng, hoặc khảo sát lại mới cho phù hợp với hiện trạng thực tế của đập tại thời điểm lập các chuẩn tiêu chí 3.2. Bước 2. Xác lập định lượng từng tiêu chí 3.2.1. Nguyên tắc chung (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8216:2009): - Việc lập các tiêu chí thấm cho một đập cần tiến hành cho một hoặc một số mặt cắt ngang đặc trưng, gọi đó là mặt cắt tính toán. Chọn số lượng và vị trí mặt cắt cần căn cứ vào sự thay đổi của địa hình, địa chất, quy mô và cấu tạo của đập. - Với mỗi mặt cắt cần tiến hành tính toán xác lập định lượng các tiêu chí với các trường hợp tính toán khác nhau. Trường hợp tính toán là tổ hợp hợp lý các yếu tố khác nhau đồng thời, có thể tác động. Đó là: + Mực nước thượng hạ lưu khác nhau; + Thiết bị thoát nước (nếu có) làm việc bình thường hoặc bị tắc, hỏng; + Thiết bị chống thấm (nếu có) của nền đập và thân đập làm việc bình thường hoặc bị hỏng; + Động đất. - Đơn vị tư vấn thiết kế mới, hay thiết kế sửa chữa hay kiểm định an toàn đập là tác giả xác lập định lượng các tiêu chí này. Sản phẩm này là các biểu đồ quan hệ chỉ rõ phạm vi an toàn cao, an toàn, nguy cơ mất an toàn cho từng mặt cắt tính toán ứng với mỗi trường hợp tính toán. 3.2.2. Xác lập tiêu chí: Đường bão hòa giới hạn trên Đường bão hòa giới hạn trên là đường bão hòa ở vị trí cao nhất mà ứng với nó hệ số ổn định mái hạ lưu đập là Kmin=Kcp và Kmin=1,2Kcp (Nguyễn Xuân Trường, 1972) ứng với mỗi mặt cắt tính toán và mỗi trường hợp tính toán (hình 5). MNTL m h m t §Ønh ®Ëp §êng b·o hßa giíi h¹n trªn gh Kminmin =[K]cp §êng b·o hßa Kminmin =1.2[K]cpVïng an toµn cao Nguy c¬ mÊt an toµn Vïng an toµn Hình 5. Xác lập đường bão hòa giới hạn trên và agh Với mỗi mặt cắt tính toán, các chỉ tiêu tính toán tương ứng, một trường hợp tính toán, tiến MNTL(m) q (m /s-m)3 An toµnAn toµn cao Nguy c¬ mÊt an toµn q= (q )ghq= (q )/1.2gh KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 61 hành giả thiết nhiều đường bão hòa thấm khác nhau. Các đường bão hòa này đều có đặc điểm: Chung một điểm là giao của mực nước thượng lưu với mái đập, Tiếp tuyến của đường bão hòa tại điểm ra ở mái hạ lưu là mái hạ lưu, Có dạng hình học là một parabol (có chỉnh phần đầu). Ứng với mỗi một đường bão hòa giả thiết, áp dụng phần mềm chuyên dùng, tính ra một một hệ số ổn định trượt nhỏ nhất Kmin. Đường bão hòa nào có Kmin=Kcp là đường báo hòa giới hạn trên ứng với Kmin=Kcp. Và đường bão hòa nào có Kmin= 1,2Kcp là đường bão hòa giới hạn trên ứng với Kmin=1,2Kcp (hình 5). 3.2.3. Xác lập tiêu chí: Độ cao thoát nước giới hạn agh Việc xác lập tiêu chí này được tiến hành tại mỗi mặt cắt tính toán, mỗi trường hợp tính toán như phần Nguyên tắc chung đã nêu Độ cao thoát nước giới hạn agh cho mỗi một mặt cắt và một trường hợp tính toán có được là từ xác định đường bão hòa giới hạn trên tương ứng (hình 5). Tại mỗi mặt cắt tính toán tập hợp các giá trị agh ứng với các mực nước thượng lưu khác nhau ta có được quan hệ MNTL ~ agh . Đường nét liền là quan hệ MNTL ~ agh ứng với Kmin=Kcp, đường nét đứt là quan hệ MNTL ~ agh ứng với Kmin=1,2Kcp (Hình 2). 3.2.4. Xác lập tiêu chí: Đường bão hòa giới hạn dưới Đường bão hòa giới hạn dưới là đường bão hòa thấp nhất mà ứng với nó Gradient của dòng thấm trong thân đập là Jra max=Jcp và Jra max=Jcp /1,2 ứng với một trường hợp tính toán và cho mỗi một mặt cắt tính toán (hình 6) Ht MNTL m h m t §Ønh ®Ëp L=Lgh §êng b·o hßa ®o thùc tÕ §êng b·o hßa giíi h¹n díi Hình 6. Đường bão hòa giới hạn dưới và Lgh Với mỗi mặt cắt tính toán, các chỉ tiêu tính toán tương ứng, một trường hợp tính toán, tiến hành giả thiết nhiều đường bão hòa thấm khác nhau. Các đường bão hòa này đều có đặc điểm: Ở thấp, sâu trong thân đập và có độ dốc lớn; chung một điểm là giao của mực nước thượng lưu với mái đập; tiếp tuyến của đường bão hòa tại điểm gặp nền là vuông góc với đáy đập; có dạng hình học là một parabol (có chỉnh phần đầu). Ứng với mỗi một đường bão hòa giả thiết, áp dụng phần mềm chuyên dùng, tính ra một gradient thấm lớn nhất Jramax. Đường bão hòa nào có Jramax =Jcp là đường bão hòa giới hạn dưới ứng với Jramax =Jcp. Và đường bão hòa nào có Jramax = Jcp /1,2 là đường bão hòa giới hạn dưới ứng với Jramax = Jcp /1,2. 3.2.5. Xác lập tiêu chí: Chiều dài thoát nước giới hạn Lgh Việc xác lập tiêu chí này được tiến hành tại mỗi mặt cắt tính toán, mỗi trường hợp tính toán như phần Nguyên tắc chung đã nêu Chiều dài thoát nước giới hạn Lgh có được là từ xác định đường bão hòa giới hạn dưới (hình 6). Tại mỗi mặt cắt tính toán tập hợp các giá trị Lgh ứng với các mực nước thượng lưu khác nhau ta có được quan hệ MNTL ~ Lgh . Đường nét liền là quan hệ MNTL ~ Lgh ứng với Jramax =Jcp, đường nét đứt là quan hệ MNTL ~ Lgh ứng với Jramax =Jcp /1,2 ( hình 3). 3.2.6. Xác lập tiêu chí: Lưu lượng thấm giới hạn qgh Với đập đất vừa và nhỏ, gần đúng tính qgh chỉ cho mặt cắt lòng sông. + Với mỗi một trường hợp tính toán: Wt=qgh(Lđập/2).n.24.3600 (m 3/s/tháng) (1) với n là số ngày trong tháng tương ứng có MNTL tính toán Lđập là chiều dài đập ứng với mực nước tính toán Wchuẩn= kVh; (2) trong đó: - Vh là dung tích hồ ứng với MN tính toán. k là hệ số, lấy k=1%-3% Cân bằng phương (1) và (2) ta có qgh + Tính với nhiều trường hợp tính toán khác nhau (tương ứng với MNTL khác nhau) ta có qua hệ (MNTL ~ qgh) và (qgh/1,2~MNTL) (hình 4) cho mặt cắt lòng sông. Với các mặt cắt ngang khác của đập, quan hệ KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 62 (MNTL ~ qgh) và (qgh/1,2~MNTL) được lập nội suy từ kết quả tính qgh cho mặt cắt lòng sông ứng với trường hợp tính toán (tính theo phương pháp đã nêu ở trên) với qgh=0 tại mặt cắt sát mép nước tính toán ở sườn đồi của trường hợp tính toán tương ứng. 4. ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP THEO TIÊU CHÍ THẤM 4.1. Quan trắc thực tế các yếu tố thấm (Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi) Với đập đất tạo hồ có dung tích không lớn hơn 10 triệu mét khối nước, quan trắc các yếu tố thấm: đường bão hòa thấm, độ cao thoát nước, lưu lượng thấm,... Quan trắc tại các mặt cắt đập mà tư vấn đã xác lập định lượng các tiêu chí thấm. Quan trắc bằng mắt, bằng các thiết bị đặt trong đập, trên đập và quan trắc bằng các thiêt bị đo di động. Số lần quan trắc, ghi chép, chỉnh biên và lưu trữ số liệu quan trắc: theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành 4.2. Đánh giá an toàn về thấm theo từng tiêu chí (Phạm Ngọc Quý và nnk, 2015), (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8216:2009). Số liệu quan trắc sau khi chỉnh biên, cần được so sánh với chuẩn của các tiêu chí để có kết luận về mức độ an toàn của đập. 1. Lưu lượng thấm quan trắc được tại một mặt cắt nào thì chấm điểm vào Biểu đồ quan hệ (qgh ~ MNTL) và (qgh/1,2 ~ MNTL) của mặt cắt đó (hình 4). Nếu điểm chấm nằm trên đường quan hệ (qgh/1,2~MNTL) thì an tòan cao, nếu nằm dưới (qgh/1,2~MNTL và trên đường (qgh~MNTL) thì an toàn và nếu nằm dưới đường (qgh~MNTL) thì nguy cơ mất an toàn về mặt lưu lượng thấm. 2. Đường bão hòa quan trắc được tại một mặt cắt nào đó: + Áp vào đường bão hòa giới hạn trên (hình 5) của mặt cắt đó. Nếu đường bão hòa quan trắc nằm trọn vẹn vào vùng nào thì có mức độ an toàn hoặc nguy cơ mất an toàn về ổn định trượt mái hạ lưu. + Áp vào đường bão hòa giới hạn dưới (hình 6) của mặt cắt đó. Nếu đường bão hòa quan trắc trọn vẹn nằm vào vùng nào thì có mức độ an toàn hoặc nguy cơ mất an toàn về ổn định thấm. 3. Chiều cao thoát nước quan trắc được tại một mắt cắt, chấm vào Biểu đồ quan hệ MNTL ~ agh của một mặt cắt đó (Hình 2). Nếu điểm chấm nằm ở vùng nào thì tương ứng có mức độ an toàn hoặc nguy cơ mất an toàn về ổn định trượt của mái hạ lưu đập. 4. Chiều dài thoát nước quan trắc được (bằng siêu âm hoặc điện địa kỹ thuật... xác định được ẩn họa trong đập như tổ mối, tổ chuột...) tại một mặt cắt, chấm vào quan hệ MNTL ~ Lgh của mặt cắt đó (hình 3). Nếu điểm chấm nằm ở vùng nào thì tương ứng có mức độ an toàn hoặc nguy cơ mất an toàn về ổn định thấm. 5. Đánh giá tổng hợp an toàn về thấm của đập. Đối với đập đất tạo hồ có dung tích không lớn hơn 10 triệu mét khối nước, thì đánh giá tổng hợp là sự tổng hợp về ổn định trượt và ổn định thấm. Tiêu chí về lưu lượng thấm là để đánh giá an toàn cấp nước. Tiêu chí về chiều cao thoát nước là dạng khác của giới hạn đường bão hòa trên (an toàn ổn định trượt của mái đập). Tiêu chí về chiều dài thoát nước là dạng khác của giới hạn đường bão hòa dưới. Bởi vậy ta lồng hai loại đường bão hòa (giới hạn trên và giới hạn dưới) vào một biểu đồ cho một mặt cắt tính toán và ứng với một trường hợp tính toán để thực hiện đánh giá tổng hợp an toàn về thấm. Việc đánh giá được thực hiện như sau: - Nếu đường bão hòa thực tế nằm trên đường bão hòa giới hạn trên ứng với Kmin=Kcp hoặc nằm dưới đường bão hòa giới hạn dưới ứng với Jra max=Jcp thì nguy cơ mất an toàn. - Nếu nằm dưới đường bão hòa giới hạn trên ứng với Kmin=Kcp và trên đường bão hòa giới hạn trên ứng với Kmin=1,2Kcp hoặc nằm dưới đường bão hòa giới hạn dưới ứng với Jra max=Jcp /1,2 và trên đường bão hòa giới hạn dưới ứng với Jra max=Jcp thì an toàn. - Nếu nằm dưới đường bão hòa giới hạn trên ứng với Kmin=1,2Kcp và nằm trên đường bão hòa giới hạn dưới ứng với Jra max=Jcp /1,2 thì an toàn cao; 5. KẾT LUẬN Đánh giá an toàn đập đất theo các nhóm tiêu chí, trong đó có tiêu chí về thấm đang bước đầu KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 63 được nghiên cứu. Những kết quả đánh giá an toàn đập đất theo tiêu chí thấm được thể hiện qua: nội dung mỗi tiêu chí, xác lập định lượng chuẩn của mỗi tiêu chí, cách sử dụng các chuẩn tiêu chí này để đánh giá an toàn đập khi có tài liệu quan trắc... tạo cho công tác quản lý mỗi đập trong thực tế: 1. Phúc tra kết cấu chống thấm và lọc tiêu thoát nước của công trình có hoàn thiện không, có thỏa mãn yêu cầu theo quy phạm hiện hành không. 2. Kiểm tra trong quá trình vận hành công trình có xảy ra hiện tượng thấm lạ thường không, và phán đoán có ảnh hưởng đến an toàn đập không. 3. Phân tích tình hình làm việc của các thiết bị chống thấm, thiết bị thoát nước, thân đập trong điều kiện hiện tại của công trình, và dự báo tính an toàn thấm khi hồ vận hành ở mực nước cao. 4. Đối với đập có vấn đề cần phân tích nguyên nhân và khả năng xảy ra sự cố để từ đó có các giải pháp ứng xử cho thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho đập. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Phạm Ngọc Quý và nnk (2015)- Báo cáo kết quả đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sự làm việc an toàn đập đất của hồ chứa nước và đề xuất bộ tiêu chí đánh giá an toàn đập”. Nguyễn Xuân Trường (1972) - Thiết kế đập đất - NXB Khoa học và Kỹ thuật. Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi – các qui định chủ yếu về thiết kế: QCVN 04- 05:2011/BNNPTNT. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8216:2009 – Thiết kế đập đất đầm nén. Abstract: SAFETY EVALUATION OF EARTH DAM BASED ON SEEPAGE CRITERIA Summary: Reservoir earth dam is popular hydraulic structure in the World and in Vietnam. Safety is required for this structure in general and seepage criteria in particular for earth dam. In operation and management of an earth dam reservoir, what criteria a manager can use to evaluate and can solve if seepage observation is available? This article presents seepage evaluation criteria for earth dams of small and medium scale, method for quantizing seepage criteria and earth dam evaluation procedure in consideration of seepage criteria. The research results are not only used to evaluate dam safety regarding seepage but also used for synthetic evaluation of earth dam with other criteria. Key words: earth dam, seepage criteria, saturated limit curve, limited water release elevation, limited water release length, limited seepage discharge. BBT nhận bài: 26/1/2016 Phản biện xong: 11/3/2016
File đính kèm:
- nghien_cuu_danh_gia_an_toan_dap_dat_theo_tieu_chi_tham.pdf