Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất

Cơ sở: Rối loạn lipid máu (RLLM) là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.

Tuy nhiên còn ít nghiên cứu về đặc điểm RLLM ở đối tượng này.

Mục tiêu: Tìm hiểu về đặc điểm RLLM ở người cao tuổi.

Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang.

Kết quả: Trong nghiên cứu này, 412 bệnh nhân (nam 271, nữ 140) ở độ tuổi ≥ 60 có RLLM được chia

thành 2 nhóm: 223 bệnh nhân 60 - 69 tuổi và 189 bệnh nhân ≥ 70 tuổi, được xét nghiệm lipid máu. Kết quả

nghiên cứu cho thấy: tăng cholesterol toàn phần (CT) 66,26%, tăng triglycerid (TG) 58,88%, tăng lipoprotein tỷ

trọng thấp (LDL-c) 56,48% và giảm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-c) 33,09%; Nồng độ trung bình TG ở nhóm

60 - 69 tuổi cao hơn nhóm ≥ 70 tuổi (2,43 ± 1,57 so với 2,16 ± 1,16 mmol/l) và nồng độ trung bình HDL-c ở

nhóm 60 - 69 tuổi thấp hơn nhóm ≥ 70 tuổi (1,16 ± 0,33 so với 1,25 ± 0,36 mmol/l) với p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn

chung của 4 thành phần lipid máu giữa hai nhóm tuổi (60 - 69) và ≥ 70 là tương đương nhau (p > 0,05). Tỷ lệ

bệnh nhân tăng CT và tăng TG mức cao ở nhóm tuổi 60 - 69 cao hơn nhóm tuổi ≥ 70 (p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân

tăng CT mức cao ở nữ cao hơn nam và tỷ lệ bệnh nhân HDL-c thấp ở nam cao hơn nữ (p < 0,05).

Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi có RLLM khá cao. Có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn theo mức độ của CT,

TG và HDL-c giữa 2 nhóm tuổi 60 - 69 và nhóm tuổi ≥ 70; nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn chung

của 4 thành phần lipid máu giữa 2 nhóm tuổi trên.

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 12480
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 18 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU 
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT 
Trương Văn Trị*, Nguyễn Đức Công* 
TÓM TẮT 
Cơ sở: Rối loạn lipid máu (RLLM) là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi. 
Tuy nhiên còn ít nghiên cứu về đặc điểm RLLM ở đối tượng này. 
Mục tiêu: Tìm hiểu về đặc điểm RLLM ở người cao tuổi. 
Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang. 
Kết quả: Trong nghiên cứu này, 412 bệnh nhân (nam 271, nữ 140) ở độ tuổi ≥ 60 có RLLM được chia 
thành 2 nhóm: 223 bệnh nhân 60 - 69 tuổi và 189 bệnh nhân ≥ 70 tuổi, được xét nghiệm lipid máu. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy: tăng cholesterol toàn phần (CT) 66,26%, tăng triglycerid (TG) 58,88%, tăng lipoprotein tỷ 
trọng thấp (LDL-c) 56,48% và giảm lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-c) 33,09%; Nồng độ trung bình TG ở nhóm 
60 - 69 tuổi cao hơn nhóm ≥ 70 tuổi (2,43 ± 1,57 so với 2,16 ± 1,16 mmol/l) và nồng độ trung bình HDL-c ở 
nhóm 60 - 69 tuổi thấp hơn nhóm ≥ 70 tuổi (1,16 ± 0,33 so với 1,25 ± 0,36 mmol/l) với p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn 
chung của 4 thành phần lipid máu giữa hai nhóm tuổi (60 - 69) và ≥ 70 là tương đương nhau (p > 0,05). Tỷ lệ 
bệnh nhân tăng CT và tăng TG mức cao ở nhóm tuổi 60 - 69 cao hơn nhóm tuổi ≥ 70 (p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân 
tăng CT mức cao ở nữ cao hơn nam và tỷ lệ bệnh nhân HDL-c thấp ở nam cao hơn nữ (p < 0,05). 
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi có RLLM khá cao. Có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn theo mức độ của CT, 
TG và HDL-c giữa 2 nhóm tuổi 60 - 69 và nhóm tuổi ≥ 70; nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn chung 
của 4 thành phần lipid máu giữa 2 nhóm tuổi trên. 
Từ khóa: rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch 
ABSTRACT 
STUDYING CHARACTERISTICS OF THE ELDERLY DYSLIPIDEMIA IN THONG NHAT HOSPITAL 
Truong Van Tri, Nguyen Đuc Cong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 18 - 24 
Background: Dyslipidemia has been essential cardiovascular in the elderly patient but there was few data of 
the elderly dyslipidemia. 
Objective: Studying characteristics of the elderly dyslipidemia 
Method: Cross- sectional, prospective, descriptive study. 
Results: The data was reported 412 patients over 60 years old, divided two groups: 60-69 years old and over 
70 years old. They were examined lipid blood. The results showed that 66.26% increased CT, 58.88% increased 
TG, 56.48% increased LDL-c and 33.09% decreased HDL-c. The TG level in group 60-69 years old was higher 
than that group ≥ 70 years old and HDL-c level in group 60-69 years old was lower than that group ≥ 70 years 
old. The ratio of increased CT and increased TG in group 60-69 years old was higher than that group ≥ 70 years. 
The ratio of increased CT in women is higher than in men, and the ratio of decreased HDL-c in men is higher 
than women. The ratio of component dyslipidemia in two groups is the same. 
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trương Văn Trị ĐT: 0903018537 Email: truongtritn@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 19 
Conclusion: The frequency of elderly patients being component dyslipidemia is relatively high. It is different 
in ratio of dyslipidemia between in men and women. The ratio and degree of component dyslipidemia in two 
group of ages is relatively similar. 
Keywords: Dyslipidemia, atherosclerosis 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong 
những yếu tố nguy cơ (YTNC) chính của bệnh 
tim mạch do vữa xơ động mạch (VXĐM), rất 
phổ biến ở người cao tuổi. Đó là sự biến đổi 
nồng độ các thành phần lipid máu như: tăng 
cholesterol toàn phần (CT), tăng triglycerid (TG), 
tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-c) và giảm 
lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-c)(3). 
Nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới đã 
chứng minh vai trò của RLLM trong bệnh lý 
VXĐM và mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ tử 
vong với tần suất xuất hiện các YTNC ở bệnh 
nhân bệnh tim mạch; trong đó RLLM gây 
VXĐM là một trong những YTNC hàng đầu. Tỷ 
lệ tử vong và tần suất xuất hiện các YTNC cũng 
tăng dần theo độ tuổi của người bệnh(4). 
Ở đối tượng bệnh nhân cao tuổi, do đặc 
điểm đa bệnh lý, sự lão hóa chung toàn cơ thể 
kèm suy giảm chức năng hầu hết các cơ quan 
nên vấn đề phát hiện sớm RLLM để kiểm soát 
lipid máu đạt mục tiêu, giảm thiểu biến cố tim 
mạch và tỷ lệ tử vong càng có ý nghĩa quan 
trọng và cấp thiết. 
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân 
cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất, từ đó có hướng 
dự phòng và điều trị phù hợp, tích cực hơn cho 
bệnh nhân cao tuổi bị RLLM. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Bao gồm 412 bệnh nhân (nam 272, nữ 140), 
độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, có RLLM đến khá ... ểm rối loạn lipid máu của đối tượng 
nghiên cứu 
Bảng 3: Rối loạn các thành phần lipid máu theo 
nhóm tuổi 
Nhóm tuổi 
Thành 
phần 
Chung 
(n = 412) 60 - 69 
(n = 223) 
≥ 70 
(n = 189) 
p 
CT 
TB 
(mmol/L) 5,62 ± 1,08 5,68 ± 1,09 5,54 ± 1,07 > 0,05 
Tăng, n 
(%) 273 (66,26) 150 (67,26) 123 (65,08) > 0,05 
TG 
TB 
(mmol/l) 2,31 ± 1,40 2,43 ± 1,57 2,16 ± 1,16 < 0,05 
Tăng, n 
(%) 242 (58,88) 132 (59,19) 110 (58,51) > 0,05 
LDL-c 
TB 
(mmol/l) 3,47 ± 0,95 3,50 ± 0,96 3,44 ± 0,93 > 0,05 
Tăng, n 
(%) 231 (56,48) 129 (58,37) 102 (54,26) > 0,05 
HDL-c 
TB 
(mmol/l) 1,19 ± 0,35 1,16 ± 0,33 1,25 ± 0,36 < 0,05 
Giảm, n 
(%) 136 (33,09) 73 (32,74) 63 (33,51) > 0,05 
Nhận xét: Nồng độ trung bình TG ở nhóm 
60 - 69 tuổi cao hơn nhóm ≥ 70 tuổi (p < 0,05). 
Nồng độ trung bình HDL-c của nhóm 60 - 69 
tuổi thấp hơn nhóm ≥ 70 tuổi (p < 0,05). Tỷ lệ 
bệnh nhân có rối loạn 4 thành phần lipid máu ở 
nhóm tuổi 60 - 69 và ≥ 70 là tương đương nhau. 
Bảng 4: Rối loạn các thành phần lipid máu theo giới 
Số ca
Thành phần 
Chung 
(n = 412) 
Nam 
(n = 272) 
Nữ 
(n = 140) p 
CT Trung bình 
(mmol/L) 5,62 ± 1,08 
5,46 ± 
1,07 
5,92 ± 
1,04 < 0,05 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 21 
Số ca
Thành phần 
Chung 
(n = 412) 
Nam 
(n = 272) 
Nữ 
(n = 140) p 
Tăng, n 
(%) 273 (66,3) 
163 
(59,9) 
110 
(78,6) < 0,05 
Trung bình 
(mmol/L) 2,31 ± 1,36 
2,32 ± 
1,42 
2,29 ± 
1,38 > 0,05 
TG 
Tăng, n 
(%) 242 (58,9) 
161 
(59,4) 81 (57,9) > 0,05 
Trung bình
(mmol/L) 3,47 ± 0,95 
3,37 ± 
0,93 
3,68 ± 
0,95 < 0,05 
 LDL-c 
Tăng, n 
(%) 231 (56,5) 
139 
(51,7) 92 (65,7) < 0,05 
HDL-c Trung bình 
(mmol/L) 1,19 ± 0,35 
1,16 ± 
0,39 
1,27 ± 
0,29 < 0,05 
Số ca
Thành phần 
Chung 
(n = 412) 
Nam 
(n = 272) 
Nữ 
(n = 140) p 
Giảm, n 
(%) 136 (33,1) 
106 
(39,1) 30 (21,4) < 0,05 
Nhận xét: Nữ giới có nồng độ CT, LDL-c và 
HDL-c trung bình cao hơn nam giới và sự khác 
biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).Tỷ lệ bệnh 
nhân có rối loạn CT và LDL-c ở nữ cao hơn 
nam, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Tỷ 
lệ bệnh nhân có giảm HDL-c ở nam cao hơn nữ, 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Bảng 5: Mức độ rối loạn các thành phần lipid máu theo nhóm tuổi 
Nhóm tuổi Thành phần lipid Chung (n = 412) 
60 - 69 (1) (n = 223) ≥ 70 (2) (n = 189) 
p (1,2) 
Bình thường, n (%) 139 (33,7) 73 (32,7) 66 (34,9) > 0,05 
Giới hạn cao, n (%) 164 (39,8) 81 (36,3) 83 (43,9) > 0,05 
CT 
Cao, n (%) 109 (26,5) 69 (30,9) 40 (21,2) < 0,05 
Bình thường, n (%) 165 (40,1) 90 (40,4) 75 (39,7) > 0,05 
Giới hạn cao, n (%) 101 (24,5) 44 (19,7) 57 (30,2) < 0,05 
Cao, n (%) 132 (32,0) 79 (35,4) 53 (28,0) < 0,05 
TG 
Rất cao, n (%) 14 (3,4) 10 (4,4) 4 (2,1) > 0,05 
Bình thường, n (%) 198 (48,1) 105 (47,1) 85 (49,7) > 0,05 
Giới hạn cao, n (%) 110 (26,7) 54 (24,2) 56 (29,6) > 0,05 
Cao, n (%) 75 (18,2) 45 (20,2) 30 (15,9) > 0,05 
LDL-c 
Rất cao, n (%) 29 (7,0) 19 (8,5) 10 (5,3) > 0,05 
Bình thường, n (%) 299 (72,6) 157 (77,4) 142 (75,1) > 0,05 HDL-c 
Thấp, n (%) 113 (27,4) 66 (29,6) 47 (28,9) > 0,05 
Nhận xét: Mức độ rối loạn CT, TG, LDL-c, 
HDL-c ở hai nhóm tuổi là tương đương ngoại 
trừ tỷ lệ rối loạn CT và TG mức cao ở độ tuổi 
60 - 69 cao hơn độ tuổi ≥ 70 (p < 0,05). 
Bảng 6: Mức độ rối loạn các thành phần lipid máu 
theo giới 
Số người
Thành phần 
Chung (n 
= 412) 
Nam (1) 
(n = 272) 
Nữ (2) (n 
= 140) p (1,2) 
CT 
Bình thường, n (%) 139 (33,7) 109 (40,1) 30 (21,4) < 0,05 
Giới hạn cao, n (%) 164 (39,8) 101 (37,1) 63 (45,0) > 0,05 
Cao, n (%) 109 (26,5) 62 (22,8) 47 (33,6) < 0,05 
TG 
Bình thường, n (%) 165 (40,1) 108 (39,7) 57 (40,71) > 0,05 
Giới hạn cao, n (%) 101 (24,5) 66 (24,3) 35 (25,00) > 0,05 
Cao, n (%) 132 (32,0) 89 (32,7) 43 (30,7) > 0,05 
Số người
Thành phần 
Chung (n 
= 412) 
Nam (1) 
(n = 272) 
Nữ (2) (n 
= 140) p (1,2) 
Rất cao, n (%) 
14 (3,4) 9 (3,3) 5 (3,6) > 0,05 
LDL-c 
Bình thường, n (%) 198 
(48,06) 145 (53,3) 53 (37,9) < 0,05 
Giới hạn cao, n (%) 110 (26,7) 67 (24,6) 43 (30,7) > 0,05 
Cao, n (%) 75 (18,2) 45 (16,5) 30 (21,4) > 0,05 
Rất cao, n (%) 29 (7,0) 15 (5,5) 14 (10,0) > 0,05 
HDL-c 
Bình thường, n (%) 299 (72,6) 185 (68,0) 114 (81,4) < 0,05 
Thấp, n (%) 113 (27,4) 87 (32,0) 26 (18,6) < 0,05 
Nhận xét: Nam giới có tỷ lệ CT và LDL-c 
bình thường cao hơn nữ giới (p<0,05); tỷ lệ bệnh 
nhân nữ có rối loạn CT, TG và LDL-c mức giới 
hạn cao và cao hoặc rất cao hầu hết đều cao hơn 
bệnh nhân nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê ở CT mức cao (p < 0,05); tỷ lệ HDL-c thấp ở 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 22 
nam giới cao hơn nữ giới (p < 0,05). 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu tiến hành trên 412 bệnh nhân 
cao tuổi, có RLLM. Mẫu nghiên cứu này được 
chia thành 2 nhóm tuổi. 
Nhóm 1 (60 - 69 tuổi) gồm: 223 đối tượng 
chiếm 54,13%. 
Nhóm 2 (≥ 70 tuổi) gồm: 189 đối tượng 
chiếm 45,87%. 
Trong đó, có 140 đối tượng nữ chiếm 33,98% 
và 272 đối tượng nam chiếm 66,02%. Tuổi trung 
bình của mẫu nghiên cứu là: 69,0 ± 5,8; trong đó 
tuổi trung bình của nữ thấp hơn nam khoảng 1,5 
tuổi. Như vậy lứa tuổi này phù hợp với tiêu 
chuẩn người cao tuổi của Liên Hiệp Quốc và là 
lứa tuổi có tần suất mắc các YTNC tim mạch khá 
cao, trong đó RLLM là một trong những YTNC 
quan trọng nhất(1). 
Trong mẫu nghiên cứu này, đối tượng nữ 
chỉ chiếm khoảng một nửa đối tượng nam. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giá trị trung 
bình và tỷ lệ tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) của 
hai giới gần tương đương nhau. Nguyễn Thị 
Loan (2008), nghiên cứu trên 225 bệnh nhân có 
độ tuổi từ 20 đến 79 cũng có kết quả tương tự(5). 
Nghiên cứu cũng có đo chu vi vòng bụng và tỷ 
số vòng bụng/vòng mông (VB/VM) để đánh giá 
mức độ béo bụng vì nó liên quan chặt chẽ với 
bệnh mạch vành, tăng huyết áp, RLLM, rối loạn 
chuyển hóa khác. Trong nghiên cứu này cho 
thấy giá trị trung bình chu vi vòng bụng và tỷ số 
VB/VM của nam cao hơn nữ và ngược lại bệnh 
nhân nữ có tỷ lệ tăng chu vi vòng bụng và tỷ số 
VB/VM cao hơn nam. Kết quả này cũng phù 
hợp với nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng: nam 
giới thường béo bụng, nữ giới thường béo 
hông(7). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân 
béo phì chiếm tỷ lệ 34,9% ở nam và 30,7% ở nữ, 
béo bụng chiếm tỷ lệ 29,8% ở nam và 66,4% ở nữ 
. Đây là một con số báo động vì là yếu tố thúc 
đẩy làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, hội 
chứng chuyển hóa, thường gặp ở bệnh nhân cao 
tuổi(2,3,1). 
Đặc điểm rối loạn lipid máu của đối tượng 
nghiên cứu 
Đặc điểm rối loạn lipid máu theo nhóm tuổi 
Trong nghiên cứu này (Bảng 3) cho thấy tỷ 
lệ bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn CT (66,26%) là 
chủ yếu, tỷ lệ rối loạn TG (58,88%) và LDL-c 
(56,48%) cũng khá cao, tỷ lệ rối loạn thấp nhất là 
HDL-c (33,09%). Nguyễn Trung Chính (1990) 
nghiên cứu rối loạn lipoprotein ở bệnh nhân 
THA trên 60 tuổi nhận thấy có rối loạn từ 3 đến 
5 chỉ số lipid máu (CT, TG, LDL-c, HDL-c, 
CT/HDL-c) chiếm tỷ lệ 73,1%(6). Nghiên cứu của 
Trương Thanh Hương (2002) trên 362 bệnh nhân 
tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ RLLM khá cao 
(78,5%), thường gặp rối loạn kiểu hỗn hợp 
(35,1%), rồi đến tăng CT đơn thuần (29,3%), ít 
gặp tăng TG đơn thuần(9). 
Nồng độ trung bình của các thành phần 
lipid của đối tượng cao tuổi được đánh giá ngay 
từ đầu nghiên cứu, lần lượt là: CT (5,62 ± 1,08) 
mmol/l, TG (2,31 ± 1,40) mmol/l, LDL-c (3,47 ± 
0,95) mmol/l và HDL-c (1,19 ± 0,35) mmol/l. Dựa 
trên kết quả nghiên cứu này cho thấy nồng độ 
trung bình của TG ở mức cao, nồng độ CT và 
LDL-c ở mức cao giới hạn theo phân chia mức 
độ RLLM của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt 
Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan trong 
nhóm 100 bệnh nhân cao tuổi thì nồng độ trung 
bình của các thành phần lipid lần lượt là: CT 
(6,10 ± 1,17) mmol/l, TG (3,51 ± 2,26) mmol/l, 
LDL-c (3,36 ± 1,23) mmol/l và HDL-c (1,30± 0,33) 
mmol/l. Sự khác biệt này có thể giải thích là do 
độ tuổi, cỡ mẫu và đặc điểm chung của đối 
tượng bệnh nhân trong hai nghiên cứu không 
đồng nhất; nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan có 
độ tuổi và cỡ mẫu nhỏ hơn nghiên cứu của 
chúng tôi(5). 
Bảng 3 cũng cho thấy nồng độ trung bình 
của TG ở nhóm 60 - 69 tuổi cao hơn nhóm ≥ 70 
tuổi; điều này có thể liên quan đến chế độ ăn, 
luyện tập, sinh hoạt khác nhau giữa 2 nhóm 
tuổi. Nồng độ trung bình của HDL-c ở nhóm 60 
- 69 tuổi thấp hơn nhóm ≥ 70 tuổi cũng phù hợp 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 23 
với nhiều nghiên cứu khác là HDL-c thường 
tăng sau tuổi 70(3). 
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng 
minh nồng độ của các thành phần lipid máu 
thay đổi theo tuổi: nồng độ CT, TG, LDL-c tăng 
dần theo tuổi và giảm dần từ tuổi 60; càng lớn 
tuổi thì nồng độ LDL-c nhỏ, đậm đặc càng tăng 
nên bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ VXĐM cao 
hơn; nồng độ HDL-c giảm ở tuổi dậy thì, ổn 
định ở tuổi trung niên và tăng từ tuổi 70. Theo 
NHANES III (1988-1991), nồng độ trung bình CT 
ở nam giới các nhóm tuổi (20-34), (55-64) và (≥ 
75) tuổi theo thứ tự là: 189, 221, 205 (mg/dL)(3). 
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có 
rối loạn 4 thành phần lipid máu và nồng độ 
trung bình LDL-c của nhóm tuổi 60 - 69 và 
nhóm tuổi ≥ 70 là tương đương. 
Về mức độ rối loạn các thành phần lipid 
máu theo nhóm tuổi, nghiên cứu cho thấy mức 
độ rối loạn CT, TG, LDL-c, HDL-c ở hai nhóm 
tuổi là tương đương, ngoại trừ tỷ lệ rối loạn CT 
và TG ở mức cao, của nhóm tuổi 60 - 69 cao hơn 
nhóm tuổi ≥ 70 (Bảng 5). Điều này có lẽ liên 
quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhóm 
bệnh nhân có độ tuổi nhỏ hơn. Sự phân chia 
mức độ rối loạn từng thành phần lipid máu sẽ 
giúp áp dụng vào từng trường hợp cụ thể giúp 
chẩn đoán đúng, điều trị đúng và có lời khuyên 
phù hợp để bệnh nhân hợp tác điều trị. 
Đặc điểm rối loạn lipid máu theo giới 
Nghiên cứu này ở Bảng 4 cho thấy nồng độ 
trung bình CT, LDL-c và HDL-c cũng như tỷ lệ 
rối loạn CT và LDL-c ở nữ cao hơn nam; tỷ lệ 
bệnh nhân có giảm HDL-c ở nam cao hơn nữ có 
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này cũng 
gần phù hợp với tác giả Nguyễn Thị Loan 
nghiên cứu trên 235 bệnh nhân độ tuổi từ 40 
tuổi trở lên; chỉ có điều khác biệt là trong nghiên 
cứu của tác giả này nồng độ trung bình HDL-c ở 
hai giới là tương đương. Sự khác biệt này có thể 
giải thích là do độ tuổi, cỡ mẫu và đặc điểm 
chung của đối tượng bệnh nhân trong hai 
nghiên cứu không đồng nhất; nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Loan có độ tuổi và cỡ mẫu nhỏ hơn 
nghiên cứu của chúng tôi(5). 
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng 
minh nồng độ của các thành phần lipid máu 
thay đổi theo giới: từ nhỏ đến tuổi trung niên 
nồng độ CT nam và nữ như nhau, từ 55 -75 tuổi 
nồng độ CT nam thấp hơn nữ 20-30 mg/dL; từ 
65-74 tuổi có 39% nữ và 22% nam có nồng độ CT 
> 240 mg/dL. Ở nam giới, nồng độ HDL-c giảm 
ở tuổi dậy thì, ổn định ở tuổi trung niên kéo dài 
cho đến sau 60 - 70 tuổi thì tăng dần(3). 
Về tỷ lệ mức độ rối loạn các thành phần 
lipid máu theo giới, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 
bệnh nhân nữ có rối loạn CT và LDL-c ở mức 
giới hạn cao và cao đều cao hơn bệnh nhân nam; 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức CT cao. 
Riêng tỷ lệ HDL-c thấp ở nam giới cao hơn nữ 
giới có ý nghĩa thống kê ((p < 0,05); còn tỷ lệ rối 
loạn TG ở hai giới tương đương nhau (Bảng 6). 
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2002) cũng 
cho kết quả tương tự, chỉ có sự khác biệt là các 
mức rối loạn CT ở nam và nữ tương đương 
nhau(5). Pongchaiyakul C và cộng sự (2005) 
nghiên cứu trên 325 đối tượng ở một vùng nông 
thôn Thái Lan bao, gồm 136 nam và 189 nữ, tuổi 
trung bình (53,8 ± 17,6) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân 
tăng CT, TG, LDL-c, HDL-c thứ tự là: 31%, 40%, 
20% và 14%; nữ giới có tỷ lệ tăng CT gấp 2 lần, 
tăng LDL-c gấp 3,5 lần so với nam giới trong khi 
tỷ lệ tăng TG là tương đương(8). Kết quả của 
chúng tôi có sự khác biệt là do đối tượng nghiên 
cứu có độ tuổi cao hơn. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 412 bệnh nhân người cao 
tuổi đến khám tại Khoa khám bệnh A - Bệnh 
viện Thống Nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy 
- Rối loạn lipid máu từng thành phần của 
đối tượng nghiên cứu như sau: tăng CT 66,26%; 
tăng TG 58,88%, tăng LDL-c 56,48% và giảm 
HDL-c 33,09%. 
- Tỷ lệ rối loạn chung của 4 thành phần lipid 
máu giữa hai nhóm tuổi 60 – 69 và ≥ 70 là tương 
đương nhau (p > 0,05). 
- Nồng độ trung bình TG ở nhóm tuổi 60 - 69 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 24 
cao hơn nhóm tuổi ≥ 70 và nồng độ trung bình 
HDL-c ở nhóm tuổi 60 - 69 thấp hơn nhóm tuổi 
≥ 70 (p < 0,05). 
- Tỷ lệ bệnh nhân tăng CT và tăng TG mức 
cao ở nhóm tuổi 60 - 69 cao hơn nhóm tuổi ≥ 70 
(p < 0,05). 
- Tỷ lệ bệnh nhân tăng CT mức cao ở nữ cao 
hơn nam và tỷ lệ bệnh nhân HDL thấp ở nam 
cao hơn nữ (p < 0,05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aronow WS (2010), “Diagnosis and management of coronary 
artery disease”, In: Howard M. Fillit, Kenneth Rockwood, 
Kenneth Woodhouse. Brocklehurst’s, Textbook of Geriatric 
Medicine and Gerontology, Saunders Elsevier, 7th edition, pp: 286-
294. 
2. Đặng Vạn Phước và cộng sự (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội 
Tim mạch Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid 
máu”, Hội Tim mạch học Việt Nam, Khuyến cáo 2008 về các bệnh 
lý tim mạch và chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học – Chi nhánh 
TPHCM, tr.476-496. 
3. Katzel LI et al (2009), “Dyslipoproteinemia”, Hazzard’s Geriatric 
Medicine and Gerontology, The Mc Graw Hill Compaines Inc, 110: 
pp.1235-42. 
4. Libby P (2010), “The Pathogenesis, Prevention and Treatment of 
Atherosclerosis”, In: Joseph Loscalzo, Harrison’s Cardiovascular 
Medicine, Mc Graw Hill Medical ;pp. 322-334. 
5. Nguyễn Thị Loan (2008), “Nghiên cứu thực trạng kiểm soát 
lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại khoa khám bệnh Bệnh viện 
Bạch Mai”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân y. 
6. Nguyễn Trung Chính (1990), “Rối loạn Lipoprotein ở những 
người tăng huyết áp trên 60 tuổi”, Tạp chí y học thực hành, số 6, 
tr. 26-28. 
7. Phạm Mạnh Hùng (2005), “Béo phì và bệnh tim mạch”, Tạp chí 
Tim mạch học Việt Nam, số 41, tr.96-99. 
8. Pongchaivakul C et al (2005), “Prevalence of dyslipidemia in 
rural Thai adults: an epidemiologic study in Khon Kaen 
province”, J Med Assoc Thai, 88(8), pp.1092-7. 
9. Trương Thanh Hương (2003), “Nghiên cứu sự biến đổi một số 
thành phần lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp và bước đầu 
đánh giá hiệu quả điều trị của Fluvastatin”, Luận án Tiến sĩ Y học, 
Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_roi_loan_lipid_mau_o_benh_nhan_cao_tuoi.pdf