Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung có HPV dương tính 99%, trong

đó trên 70% gặp HPV type 16 và 18 . Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả đặc điểm lâm

sàng, cận lâm sàng và xác định biến thể gen của HPV ở bệnh nhân Ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu 104 bệnh

nhân đã được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, có HPV dương tính (Xét nghiệm Cobas 4800): có 51,9% được

chẩn đoán ung thư cổ tử cung UTCTC ở giai đoạn (0); Nhiễm HPV type 16 chiếm cao nhất với 55,8%, trong đó

có 41,4% có triệu chứng bất thường là ra khí hư nhiều hoặc ra máu âm đạo bất thường. Ung thư biểu mô vảy

chiếm 87,5%; nhiễm HPV 18 thì 89,8% là ung thư biểu mô tuyến. Soi cổ tử cung phát hiện bất thường 80,8%.

Ung thư cổ tử cung có triệu chứng nghèo nàn, tỷ lệ phát hiện sớm thấp. Để phát hiện sớm cần làm test HPV.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 18360
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
71TCNCYH 139 (3) - 2021
Tác giả liên hệ: Hoàng Xuân Sơn, 
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: xuansonhbb@gmail.com
Ngày nhận: 13/09/2020
Ngày được chấp nhận: 11/01/2021
Human papilloma Virus (HPV) là loại vi rút 
gây u nhú ở người. HPV bao gồm có khoảng 
gần 200 type khác nhau, nhưng không phải tất 
cả đều gây ra triệu chứng lâm sàng và bệnh 
liên quan đến HPV. Những nghiên cứu gần 
đây cho thấy nhóm nguy cơ cao là một trong 
những nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ 
tử cung.1-3 
Hàng năm trên thế giới, có khoảng trên 
500.000 phụ nữ được chẩn đoán là ung thư cổ 
tử cung (UTCTC) và hơn 250.000 người chết do 
UTCTC, trong đó phần lớn số các ca tử vong xảy 
ra ở Châu Á.4-6 
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc UTCTC ở mức cao 
và có xu hướng gia tăng trong những năm 
gần đây. Năm 2008, cả nước có 5.174 trường 
hợp mắc mới và 2.472 trường hợp tử vong do 
UTCTC.7,8 Tỷ lệ mắc mới là 13,6/100000. Một 
trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phụ 
nữ chưa được sàng lọc định kỳ hoặc sàng lọc 
không có hệ thống.
Chẩn đoán HPV bằng PCR là phương pháp 
tin cậy để phát hiện nhiễm HPV và các type 
nguy cơ cao có thể gây ra ung thư cổ tử cung. 
Bộ gen của HPV có sự khác biệt về đặc tính 
sinh học và đặc điểm trình tự của các vùng 
khác nhau, do đó việc xác định các biến thể 
của HPV có ý nghĩa đối với chiến lược sàng lọc 
HPV trong chẩn đoán lâm sàng và xử trí ung 
thư cổ tử cung.9,10 
Tại Việt nam, có rất ít những nghiên cứu về 
các biến thể gen của các type HPV nguy cơ cao 
ở bệnh nhân UTCTC được thực hiện từ trước 
đến nay. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng cần 
thiết phải có nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan 
giữa biến thể gen của các type HPV với đặc 
điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh UTCTC.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nghiên cứu được thực hiện trên 104 bệnh 
nhân ung thư cổ tử cung điều trị tại Bệnh viện 
Phụ Sản Trung Ương.
 - Tiêu chuẩn lựa chọn: được chẩn đoán 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG 
THƯ CỔ TỬ CUNG VỚI CÁC TYPE HPV NGUY CƠ CAO
Hoàng Xuân Sơn , Vũ Bá Quyết, Nguyễn Vũ Trung
Trường Đại học Y Hà Nội
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung có HPV dương tính 99%, trong 
đó trên 70% gặp HPV type 16 và 18 .. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và xác định biến thể gen của HPV ở bệnh nhân Ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu 104 bệnh 
nhân đã được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, có HPV dương tính (Xét nghiệm Cobas 4800): có 51,9% được 
chẩn đoán ung thư cổ tử cung UTCTC ở giai đoạn (0); Nhiễm HPV type 16 chiếm cao nhất với 55,8%, trong đó 
có 41,4% có triệu chứng bất thường là ra khí hư nhiều hoặc ra máu âm đạo bất thường. Ung thư biểu mô vảy 
chiếm 87,5%; nhiễm HPV 18 thì 89,8% là ung thư biểu mô tuyến. Soi cổ tử cung phát hiện bất thường 80,8%. 
Ung thư cổ tử cung có triệu chứng nghèo nàn, tỷ lệ phát hiện sớm thấp. Để phát hiện sớm cần làm test HPV.
Từ khóa: Ung thư cổ tử cung, lâm sàng, cận lâm sàng, type HPV nguy cơ cao.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
72 TCNCYH 139 (3) - 2021
xác định ung thư cổ tử cung bằng kết quả xét 
nghiệm giải phẫu bệnh, không mắc các ung thư 
khác, có xét nghiệm HPV và đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
 - Tiêu chuẩn loại trừ: Không đồng ý tự 
nguyện tham gia nghiên cứu, đã mổ cắt tử cung 
hoàn toàn, không xét nghiệm HPV.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2019 
đến tháng 07/2020
 - Địa điểm: Bệnh viện Phụ sản trung ương
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả 
cắt ngang
Cỡ mẫu: Cỡ mẫu nghiên cứu được tính 
thành theo công thức sau:
 Trong đó:
n : Cỡ mẫu
 Z (1 - ∝/2) : Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% 
hay Z (1 - ∝/2) = 1,96.
 p : Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao ở bệnh 
nhân bị UTCTC theo nghiên cứu của tác giả 
Phạm Việt Thanh (2009)11 ước tính là khoảng 
70%.
ε.p: 0,07 (ε = 0,1).
Theo công thức trên số phụ nữ sẽ đượcsàng 
lọc 164 phụ nữ. Với giả thiết với 10% phụ nữ 
không tuân thủ quy trình, nhóm nghiên cứu 
quyết định lấy cỡ mẫu cho khám sàng lọc là 
180 bệnh nhân.
Quy trình:
Bước 1: Lựa chọn các bệnh nhân có kết 
quả mô học từ CIN 3 trở lên đưa vào nhóm 
nghiên cứu.
Bước 2: Hỏi bệnh: Thực hiện tại khoa phụ 
ung thư bệnh viện phụ sản trung ương.
Bước 3: Khám thực thể: Đặt mỏ vịt, không 
dùng dầu bôi trơn vì sẽ rất khó khăn cho việc 
soi bệnh phẩm Quan sát cổ tử cung và kết luận 
triệu chứng thực thể: CTC bình thường, viêm lộ 
tuyến CTC, nang Naboth, polyp CTC, CTC dễ 
chảy máu khi chạm, CTC sùi, loét, chai cứng. 
 - Ghi triệu chứng thực thể vào hồ sơ khám 
lâm sàng.
 - Lấy mẫu xét nghiệm theo quy trình: 
+ Đưa chổi chuyên dụng vô trùng vào lỗ 
CTC (vùng ranh giới vảy trụ), xoay nhẹ vài lần 
và giữ trong vòng 1 phút.
+ Bệnh phẩm là dịch và tế bào bong của cổ 
tử cung.
+ Cho chổi đã lấy mẫu vào ống chứa dung 
dịch để bảo quản.
Bước 4: Xét nghiệm DNA - HPV theo hệ 
thống Cobas 4800 hãng Roche, thực hiện tại 
khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Phụ sản trung 
ương.
 - Chạy xét nghiệm trên hệ thống Cobas 
4800 giúp phát hiện HPV type nguy cơ cao: 
type 16, 18 nguy cơ rất cao và 12 type nguy 
cơ cao khác (31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 
59, 66, 68).
 - Tiêu chuẩn đánh giá kết quả định tính 
Cobas HPV - DNA:
* HPVDNA (+): Mẫu dương tính với 14 type 
nguy cơ cao (gồmtype 16,18 nguy cơ rất cao 
và 1/12 type nguy cơ cao khác)
* HPVDNA ( - ): Mẫu âm tính với 14 type 
nguy cơ cao
 - Đánh giá kết quả và ghi vào phiếu kết quả 
xét nghiệm HPV - DNA.
Bước 5: Chọn những phụ nữ có HPV (+), 
làm giải trình tự gen. Thực hiện tại Bệnh viện 
Bệnh Nhiệt đới trung ương.
Một số biến số, chỉ tiêu nghiên cứu:
 - Tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, trình độ học 
vấn, tình trạng hôn nhân, tiền sử sản khoa
 - Triệu chứng lâm sàng: ra khí hư, ra máu 
âm đạo
 - Triệu chứng thực thể: cổ tử cung bình 
n = Z(1 - α/2)
2 p(1 - p)
(ε.p)
2
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
73TCNCYH 139 (3) - 2021
thường, viêm, sùi, loét
 - Kết quả cận lâm sàng: giải phẫu bệnh, soi 
cổ tử cung, xét nghiệm HPV, giải trình tự gen.
3. Phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, làm 
sạch lỗi, loại bỏ những phiếu không phù hợp, 
mã hóa và nhập số liệu bằng phần mềm SPSS 
20.0 được sử dụng để phân tích số liệu. 
Xử lý và phân tích theo phương pháp thống 
kê y học với sự hỗ trợ của phần mềm Stata v 
11.1 (Texas, Hoa Kỳ, 2010). Số liệu được mô 
tả n, độ phân tán và tập trung của số liệu. Các 
biến số định tính được mô tả bằng tỷ lệ %. Các 
biến số định lượng được tính trung bình và độ 
lệch chuẩn. Phân tích các yếu tố liên quan bằng 
test t - student cho biến định lượng liên tục, χ2 
cho biến định tính thang bậc. Phân tích mối liên 
quan giữa các yếu tố với UTCTC được đo bằng 
bằng tỷ suất chênh (OR). Phương pháp phân 
tích đơn biến với bảng 2x2 được sử dụng để 
xác định mối liên quan giữa các biến số độc lập 
với nhiễm HPV. Phép kiểm định Fisher được 
dùng khi có một tần số mong đợi nhỏ hơn 5. 
Phương pháp phân tích đa biến được sử dụng 
để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu nhằm xác định 
mối liên quan được hiệu chỉnh. Mức độ tin cậy 
là 95%,các kiểm định có ý nghĩa khi p < 0,05.
4. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài đã được Hội đồng Đạo đức của trường 
Đại học Y Hà Nội chấp thuận theo chứng nhận 
số 109/HĐĐĐĐHYHN ngày 30/5/2017. Những 
bệnh nhân này hoàn toàn tự nguyện tham gia 
vào nghiên cứu. Các thông tin cá nhân được 
bảo mật.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Đặc điểm
n = 104
Ung thư cổ tử cung P
n %
Nhóm tuổi
25 - 34 16 15,4
35 - 44 44 42,3
45 - 54 24 23,1
≥ 55 20 19,2
Tuổi trung bình 44,4 ± 10,02
Mãn kinh
Đang có kinh 94 90,4
Mãn kinh 10 9,6
Nơi sống
Thành thị 73 51,9
Nông thôn 31 45,2
Giai đoạn 
0 54 51,9
I 47 45,2
II 3 2,9
Những đặc điểm chung như tuổi trung bình, phân bố các nhóm tuổi, tình trạng kinh nguyệt ở cả hai 
nhóm được mô tả ở bảng 1. Tuổi trung bình là 44,4. Ở những bệnh nhân ung thư cổ tử cung, nhóm tuổi 
mắc bệnh nhiều nhất là nhóm tuổi từ 35 đến 44 tuổi chiếm 42,3% và ít nhất là nhóm tuổi < 35 tuổi chiếm 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
74 TCNCYH 139 (3) - 2021
15,4%. Người nhỏ tuổi nhất là 26 tuổi, lớn tuổi nhất là 73 tuổi.
Tỷ lệ bệnh nhân đã mãn kinh là 9,6%; số còn lại đang có kinh là 90,4%. Tỷ lệ bệnh nhân có số 
lần mang thai ≤ 2 lần là 20,2%; số lần mang thai ≥ 3 lần là 79,8%.
Phân bố theo địa dư, bệnh nhân sống ở thành thị chiếm 70,2%; số còn lại sống ở nông thôn 
chiếm 29,8%.
Nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn (0) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 51,9%; Ở giai đoạn I 
là 45,2%; giai đoạn II chiếm tỷ lệ thấp với 2,9%.
2. Tỷ lệ của các type HPV nguy cơ cao ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Biểu 1. Tỷ lệ của các type HPV nguy cơ cao ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Kết quả xác định có 44,2% nhiễm HPV 16 và 9,6% nhiễm HPV 16 với 1/12 type HPV nguy cơ cao 
khác; có 26,0% trường hợp do nhiễm 1/12 type HPV nguy cơ cao; có 16,3% nhiễm HPV 18; ngoài 
ra có sự phối hợp của các nhóm nguy cơ cao với nhau chiếm tỷ lệ rất thấp.
3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư cổ tử cung với các type HPV nguy cơ cao
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng liên quan với các type HPV
Type HPV
Triệu chứng 16 18
 1/12 nguy cơ 
cao
Chung
Không triệu chứng 34 (58,6%) 15 (71,4%) 28 (70,0%) 71,2%
Triệu chứng bất thường
 (Ra khí hư nhiều hoặc ra 
máu âm đạo bất thường)
24 (41,4%) 6 (28,6% 12 (30,0%) 28,8%
Tổng 58 (100%) 21 (100%) 40 (100%) 100%
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
75TCNCYH 139 (3) - 2021
Bảng 3. Triệu chứng cận lâm sàng liên quan với các type HPV
Đặc điểm
HPV
16 18 1/12 nguy cơ cao Chung
Tế bào học
UT biểu mô vảy
54
 (78,2)
05
 (10,2%)
35
 (87,5%)
87,5%
UT biểu mô 
tuyến
15
 (21,8%)
44
 (89,8%)
05
 (12,5)
12,5%
Soi cổ tử cung
Không thấy bất 
thường
10
 (21,7%)
05
 (23,8%)
7
 (17,5%)
19,2%
Có thấy bất 
thường
36
 (78,3%)
16
 (76,2%)
33
 (82,5%)
80,8%
Chỉ có 28,8% bệnh nhân UTCTC có triệu chứng bất thường là ra khí hư nhiều hoặc ra máu âm 
đạo bất thường. Nhiễm HPV type 16 có tỷ lệ cao nhất với 41,4%; trong khi đó nhóm nhiễm HPV type 
18 và HPV type 1/12 nguy cơ cao chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều lần lượt là 28,6% và 30,0%. 
Theo giải phẫu bệnh ung thư biểu mô vảy chiếm 87,5%. Bệnh nhân nhiễm HPV type 16 có kết 
quả tế bào học phần lớn là ung thư biểu mô vảy với 78,2%, nhiễm HPV type 1/12 nguy cơ cao khác 
với 87,3%; nhiễm HPV 18 phần lớn có kết quả tế bào học là ung thư biểu mô tuyến với tỷ lệ là 89,8%.
Kết quả soi cổ tử cung phát hiện những trường hợp bất thường chiếm 80,8%; với nhiễm các type 
HPV ở các type 16, 18 và 1/12 nguy cơ khác với tỷ lệ lần lượt là 78,3; 76,2 và 82,5%.
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, những 
bệnh nhân ung thư cổ tử cung có nhóm tuổi 
gặp nhiều nhất là từ 35 đến 44 tuổi, tuổi trung 
bình là 44,4 ± 10,02, như vậy nhóm tuổi ≥ 35 
là chiếm tỷ lệ lớn nhất; Độ tuổi này cũng tương 
đương với tác giả Đoàn Văn Khương, Lưu Đức 
Tâm,12,13 thấp hơn so với nhóm nghiên cứu 
Aanchal Jain và cộng sự tại Ấn Độ.14 Về tình 
hình kinh nguyệt của nhóm bệnh nhân tham gia 
nghiên cứu nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân đã mãn 
kinh chiếm tỷ lệ thấp với 9,6%, điều này cho 
thấy ung thư cổ tử cung gặp phầnlớn ở độ tuổi 
sinh sản của phụ nữ (bảng 1).
Tỷ lệ bệnh nhân có số lần mang thai ≥ 3 
lần tỷ lệ cao với 79,8% (bảng 1), theo tác giả 
Trương Quang Vinh số phụ nữ có trên 5 con có 
nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ 
tử cung cao hơn phụ nữ có 4 con trở xuống .
Tỷ lệ bệnh nhân sống ở thành thị chiếm 
70,2%; số còn lại sống ở nông thôn, tỷ lệ này 
ngược lại với tác giả Aanchal Jain và cộng sự 
tại Ấn Độ với tỷ lệ bệnh nhân sống ở nông thôn 
là 78,3%.14
Kết quả giải phẫu bệnh của nhóm bệnh 
nhân nghiên cứu là ung thư biểu mô vảy chiếm 
87,5%; kết quả này cũng tương đồng hầu hết 
với các tác giả khác.14 
Nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ở giai 
đoạn (0) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 51,9%; Ở giai 
đoạn I là 45,2%; giai đoạn II chiếm tỷ lệ thấp với 
2,9% (bảng 1). Qua đây cho thấy chỉ một nửa 
số bệnh nhân ung thư cổ tử cung được chẩn 
đoán sớm, tuy nhiên so sánh với Aanchal Jain 
và cộng sự tại Mumbai, Ấn Độ thì tỷ lệ phát hiện 
sớm chỉ chiếm 13,0%.14 
Ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 44,2% 
nhiễm HPV 16 và 9,6% nhiễm HPV 16 với 1/12 
type HPV nguy cơ cao khác; có 26,0% trường 
hợp do nhiễm 1/12 type HPV nguy cơ cao; có 
16,3% nhiễm HPV 18. Tỷ lệ này cũng cho thấy 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
76 TCNCYH 139 (3) - 2021
đều tương đồng với các tác giả khác là tỷ lệ 
nhiễm HPV ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung 
chiếm 70% là do HPV 16 và 183 Tuy nhiên tỷ lệ 
nhiễm do 1/12 type nguy cơ cao khác chiếm tỷ 
lệ khá lớn với 26,0% (biểu 1). 
Bệnh nhân UTCTC có triệu chứng bất 
thường nghèo nàn. Nhiễm HPV type 16 có 
triệu chứng bất thường là ra khí hư nhiều hoặc 
ra máu âm đạo bất thường có tỷ lệ cao nhất 
với 41,4%; trong khi đó nhóm nhiễm HPV type 
18 và HPV type 1/12 nguy cơ cao chiếm tỷ lệ 
thấp hơn rất nhiều lần lượt là 28,6% và 30,0%. 
Mặc dù p > 0,05 nhưng phần nào gợi ý những 
trường hợp có triệu chứng bất thường về âm 
đạo ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể là 
do phần lớn nhiễm HPV type 16 (bảng 2).
Bệnh nhân nhiễm HPV type 16 có kết quả 
tế bào học phần lớn là ung thư biểu mô vảy 
với 78,2%, tương đương với bệnh nhân nhiễm 
HPV type 1/12 nguy cơ cao khác với 87,3%; 
ngược lại thì nhiễm HPV 18 phần lớn có kết 
quả tế bào học là ung thư biểu mô tuyến với tỷ 
lệ là 89,8% (bảng 3).
Liên quan kết quả soi cổ tử cung với nhiễm 
các type HPV cho thấy những trường hợp bất 
thường có tỷ lệ khá tương đồng ở các type 16, 
18 và 1/12 nguy cơ khác với tỷ lệ lần lượt là 
78,3; 76,2 và 82,5.
V. KẾT LUẬN
Hiện nay ung thư cổ tử cung phát hiện sớm 
còn chiếm tỷ lệ thấp, triệu chứng lâm sàng 
nghèo nàn, chủ yếu gặp ở bệnh nhân nhiễm 
HPV 16;
Ung thư cổ tử cung chủ yếu là ung thư biểu 
mô vảy, ngược lại nếu do HPV 18 thì chủ yếu 
là ung thư biểu mô tuyến. Soi cổ tử cung phát 
hiện được trên 80% trường hợp ung thư cổ tử 
cung.
Cần bổ sung kết quả giải trình tự gen HPV 
để tìm ra những sự khác biệt các biến thể từ đó sẽ 
làm rõ hơn vai trò của HPV với ung thư cổ tử cung.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Bệnh 
viện Phụ Sản Trung ương, Khoa xét nghiệm 
Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương đã giúp 
cho đề tài được thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. H. zur Hausen, “Papillomaviruses in the 
causation of human cancers - a brief historical 
account,” Virology, vol. 384, no. 2. pp. 260 - 
265, 2009.
2. E. - M. De Villiers, C. Fauquet, T. R. 
Broker, H. - U. Bernard, and H. Zur Hausen, 
“Classification of papillomaviruses.,” Virology, 
vol. 324, no. 1, pp. 17 - 27, 2004.
3. A. F. Rositch, J. Koshiol, M. G. Hudgens, 
H. Razzaghi, D. M. Backes, J. M. Pimenta, E. 
L. Franco, C. Poole, and J. S. Smith, “Patterns 
of persistent genital human papillomavirus 
infection among women worldwide: A literature 
review and meta - analysis.,” Int. J. Cancer, pp. 
1 - 15, Sep. 2012.
4. J. S. Smith, A. Melendy, R. K. Rana, and 
J. M. Pimenta, “Age - specific prevalence of 
infection with human papillomavirus in females: 
a global review.,” J. Adolesc. Health, vol. 43, no. 
4 Suppl, pp. S5 - S25, S25.e1 - e41, 2008.
5. J. Ferlay, I. Soerjomataram, M. Ervik, R. 
Dikshit, S. Eser, C. Mathers, M. Rebelo, D. M. 
Parkin, D. Forman, and F. Bray, “GLOBOCAN 
2012 v1.0, Cancer Incidence and Mortality 
Worldwide: IARC CancerBase. No. 11 
[Internet].,” Lyon, France: International Agency 
for Research on Cancer., 2013.
6. E. F. Dunne, E. R. Unger, M. Sternberg, 
G. McQuillan, D. C. Swan, S. S. Patel, and L. 
E. Markowitz, “Prevalence of HPV infection 
among females in the United States.,” JAMA, 
vol. 297, no. 8, pp. 813 - 9, Feb. 2007.
7. T. Q. Vinh, C. N. Thanh. Study on 
Human papiloma vius infection in women with 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
77TCNCYH 139 (3) - 2021
precancerous lesions and cervical cancer, 
Journal of Practical Medicine, Ministry of Health, 
No. 718 - 719, tr, 229 - 240, 2010.
8. L. T. H. Vu and H. T. T. Le, “Cervical Human 
Papilloma Virus Infection among the General 
Female Population in Vietnam : A Situation 
Analysis,” vol. 12, pp. 561 - 566, 2011.
9. M. Cui, N. Chan, M. Liu, K. Thai, J. 
Malaczynska, I. Singh, D. Zhang, and F. Ye, 
“Clinical performance of roche Cobas 4800 
HPV test,” J. Clin. Microbiol., vol. 52, no. 6, pp. 
2210 - 2211, 2014.
10. E. Y. Ki, H. E. Kim, Y. J. Choi, J. S. Park, 
C. S. Kang, and A. Lee, “Comparison of the 
Cobas 4800 HPV test and the Seeplex HPV4A 
ACE with the hybrid capture 2 test,” Int. J. Med. 
Sci., vol. 10, no. 2, pp. 119 - 123, 2012.
11. P.V.Thanh, “The prevalence of HPV 
infection in people with an abnormal cervical 
smear” Report at the National Congres and the 
scientific conference of the Sixteenth Vietnam 
Association of Obstetríc and Gynecology, Ha 
Long City, pp. 103 - 110, 2009.
12. D. V. Khuong, “Research on histology, 
histology and some prognostic factors for 
cervical carcinoma”, Doctoral thesis of 
medicine, Hanoi, 2017.
13. L.D.Tam, “Study on the prevalence 
of Humam papiloma virus infection of some 
related factors and treatment results of cervical 
lesions in women in Can Tho city”. Doctoral 
thesis. Hue University, University of Medicine 
and Pharmacy, 2015.
14. Aanchal Jain, Balasubramaniam 
Ganesh, Saurabh C Bobdey, Jignasa A 
Sathwara, and Sushma Saoba, “Sociological 
and clinical profile of cervical cancer patient 
visiting a tertiary care hospital in India”, 2017.
Summary
STUDY ON CLINICAL AND CLINICAL CHARACTERISTICS
OF CERVICAL CANCER WITH HIGH RISK HPV TYPE
Cervical cancer is the second most common cancer in women, second to stomach cancer. 
Cervical cancer is 99% positive for HPV, of which over 70% encounter HPV types 16 and 18. 
The study aims to identify genetic variants of HPV to clarify the role of HPV. This cross - sectional 
descriptive study was 104 patients diagnosed for cervical cancer, HPV - positive (Cobas Test 
4800): 51.9% were diagnosed with stage (0) cervical cancer; HPV type 16 infection accounts 
are highest at 55.8%, of which 41.4% have unusual symptoms such as profuse discharge or 
unusual vaginal bleeding. Squamous carcinoma accounts for 87.5%; With HPV 18 infection, 
89.8% are adenocarcinoma. Colposcopy found 80.8% abnormality. In conclusion, cervical cancer 
has poor symptoms and low early detection rate. For early detection, HPV test is required.
Keywords: Cervical cancer, clinical, subclinical, high - risk HPV type.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_ung_thu_co_tu_c.pdf