Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế

 Tử vong do tiêu chảy đã giảm đáng kể bắt đầu từ năm 2000, từ khoảng 1,2 triệu trường hợp

tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn 526.000 trường hợp năm 2015 - giảm 57%. Mặc dù vậy, tiêu chảy vẫn còn là

nguyên nhân gây tử vong phổ biến đứng hàng thứ hai ở trẻ em dưới 5 tuổi, theo sát sau viêm phổi. Mục tiêu:

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Đối tượng và

phương pháp nghiên cứu: Gồm 148 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán tiêu chảy cấp vào điều

trị tại Khoa Nhi tổng hợp 1 - Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2019.

Thiết lập nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trẻ mắc bệnh ở nhóm 2 - 24 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất

(83,1%), không mất nước (84,5%), mất nước (15,5%), không có trẻ mất nước nặng. Rối loạn điện giải thường

gặp trong tiêu chảy cấp, hay gặp là giảm Na+ (15,5%) và giảm K+ máu (32,4%). Kết luận: Tiêu chảy cấp ở trẻ

thường kéo dài dưới 7 ngày; các triệu chứng kèm theo hay gặp là nôn, sốt, viêm long hô hấp trên; xét nghiệm

cho thấy bạch cầu ngoại vi thường không tăng và đa phần do Rotavirus

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11780
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế
24
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 1, tập 11/2021
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở 
trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế
Phạm Võ Phương Thảo
Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tử vong do tiêu chảy đã giảm đáng kể bắt đầu từ năm 2000, từ khoảng 1,2 triệu trường hợp 
tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn 526.000 trường hợp năm 2015 - giảm 57%. Mặc dù vậy, tiêu chảy vẫn còn là 
nguyên nhân gây tử vong phổ biến đứng hàng thứ hai ở trẻ em dưới 5 tuổi, theo sát sau viêm phổi. Mục tiêu: 
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Gồm 148 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán tiêu chảy cấp vào điều 
trị tại Khoa Nhi tổng hợp 1 - Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2019. 
Thiết lập nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trẻ mắc bệnh ở nhóm 2 - 24 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 
(83,1%), không mất nước (84,5%), mất nước (15,5%), không có trẻ mất nước nặng. Rối loạn điện giải thường 
gặp trong tiêu chảy cấp, hay gặp là giảm Na+ (15,5%) và giảm K+ máu (32,4%). Kết luận: Tiêu chảy cấp ở trẻ 
thường kéo dài dưới 7 ngày; các triệu chứng kèm theo hay gặp là nôn, sốt, viêm long hô hấp trên; xét nghiệm 
cho thấy bạch cầu ngoại vi thường không tăng và đa phần do Rotavirus
Từ khóa: lâm sàng, cận lâm sàng, tiêu chảy cấp. 
Abstract 
A study of clinical and subclinical characteristics in acute diarrhea in 
children from 2 months to 5 years in Hue Central Hospital
Pham Vo Phuong Thao
Department of Pediatric, Hue University of Medicine & Pharmacy, Hue University
Background: Mortality of diarrhea have decreased significantly starting in 2000, from about 1.2 million 
deaths among children under 5 years old to 526,000 in 2015 - a 57% reduction. Despite this, diarrhea remains 
the second most common cause of death among children under 5, closely following pneumonia. Objectives: 
To describe clinical and subclinical characteristics of acute diarrhea in children from 2 months to 5 years of 
age. Subjects and methods: 148 patients from 2 months to 5 years of age who were diagnosed with acute 
diarrhea for treatment in General Pediatrics Department 1 - Pediatric Center - Hue Central Hospital from 
April 2018 to April 2019. Set up a cross-sectional study. Results: The group of 2 - 24 months of age accounted 
for the highest proportion (83.1%), no dehydration (84.5%), dehydration (15.5%), no severe dehydration. 
The common electrolyte disturbance is hyponatremia (15.5%) and hypokalemia (32.4%). Conclusion: Acute 
diarrhea in children usually lasts less than 7 days; The common symptoms are vomiting, fever, inflammation 
of the upper respiratory tract; Laboratory tests showed that peripheral leukocytes were usually not increased 
and most of them were caused by Rotavirus.
Keywords: clinical, subclinical, acute diarrhea.
Địa chỉ liên hệ: Phạm Võ Phương Thảo, email: ph.phuongthao306@gmail.com DOI: 10.34071/jmp.2021.1.3
Ngày nhận bài: 23/12/2020; Ngày đồng ý đăng: 13/1/2021; Ngày xuất bản: 9/3/2021
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tử vong do tiêu chảy đã giảm đáng kể bắt đầu từ 
năm 2000, từ khoảng 1,2 triệu trường hợp tử vong 
trẻ em dưới 5 tuổi còn 526.000 trường hợp năm 
2015 - giảm 57%. 
Mặc dù vậy, tiêu chảy vẫn còn là nguyên nhân 
gây tử vong phổ biến đứng hàng thứ hai ở trẻ em 
dưới 5 tuổi, theo sát sau viêm phổi. Tại Việt Nam, 
cũng theo WHO, tiêu chảy là một trong 10 nguyên 
nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong gần đây. 
Trong năm 2009, đã có 930.496 trường hợp với 4 ca 
tử vong được báo cáo. Tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do 
tiêu chảy và cũng đã giảm dần theo năm, cho thấy 
bệnh tiêu chảy đã được cải thiện. Tuy số bệnh nhân 
tiêu chảy cấp nhập viện có giảm nhưng vẫn còn cao 
so với nhiều bệnh khác.
Nhằm tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm 
25
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 1, tập 11/2021
lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ 
từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Trung ương 
Huế” với mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận 
lâm sàng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng 
đến 5 tuổi.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 148 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi được 
chẩn đoán tiêu chảy cấp vào điều trị tại Khoa Nhi 
tổng hợp 1 - Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương 
Huế từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019.
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi.
- Chẩn đoán tiêu chảy cấp: Đi ngoài phân lỏng 
hoặc toé nước từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Thời 
gian bị bệnh dưới 14 ngày [3], [11].
- Được làm đầy đủ các xét nghiệm: Công thức 
máu, ĐGĐ, soi phân, test Rotavirus.
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Tiêu chảy có máu trong phân.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn mẫu 
theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2.5. Một số định nghĩa
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Dựa theo tiêu chuẩn cân nặng theo tuổi của 
WHO (quần thể tham chiếu theo ngưỡng tăng 
trưởng chuẩn WHO 2007 đưa ra) [4]:
- Không SDD: cân nặng theo tuổi ≥ 2SD.
- SDD độ I: cân nặng theo tuổi từ < -2SD đến -3SD.
- SDD độ II: cân nặng theo tuổi từ < -3SD đến -4SD.
- SDD độ III: cân nặng theo tuổi dưới -4SD.
- Đánh giá và phân loại lâm sàng mất nước [12]
Đánh giá Phân loại mất nước
Hai trong các dấu hiệu sau:
- Li bì hoặc khó đánh thức
- Mắt trũng
- Không uống được hoặc uống kém
- Nếp véo da mất rất chậm
Mất nước nặng
Hai trong các dấu hiệu sau:
- Vật vã, kích thích
- Mắt trũng
- Uống háo hức, khát
- Nếp véo da mất chậm
Có mất nước
Không đủ các dấu hiệu để phân loại Không mất nước
- Rối loạn điện giải đồ [2]
Rối loạn Natri máu:
- Tăng Natri máu khi Natri máu ≥ 150 mmol/L.
- Giảm Natri máu khi Natri máu ≤ 130 mmol/L.
Rối loạn Kali máu:
- Tăng Kali máu khi Kali máu > 5,0 mmol/L.
- Giảm Kali máu khi Kali máu < 3,5 mmol/L.
- Giá trị công thức bạch cầu ngoại vi theo lứa tuổi [5]
Tuổi
Số lượng BC
(x 109/L)
BC đa nhân 
trung tính (%)
BC lympho 
(%)
2 tháng - 1 tuổi 11,0 ± 1,9 43 ± 13 47 ± 12
2 - 5 tuổi
Nam 10,4 ± 3,0 45 ± 11 44,6 ± 9,5
Nữ 10,1 ± 4,5 42,7 ± 10 46,6 ± 9,0
Đánh giá tăng bạch cầu khi số lượng và tỉ lệ vượt quá +2SD.
26
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 1, tập 11/2021
3. KẾT QUẢ
Có 148 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Đa số trẻ mắc bệnh ở nhóm 2 - 24 tháng tuổi 
(83,1%). Tuổi trung bình mắc bệnh là 15,77 ± 9,35 tháng, trẻ nam chiếm 66,2%, gần gấp đôi so với nữ (33,8%).
3.1. Tình trạng dinh dưỡng
Bảng 1. Phân bố bệnh theo tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Tình trạng dinh dưỡng Số bệnh nhi (n) Tỉ lệ (%)
Không SDD 132 89,2
SDD độ I 12 8,1
SDD độ II 3 2,0
SDD độ III 1 0,7
Tổng 148 100
Đa số trẻ tiêu chảy không kèm SDD (89,2%). SDD độ I, độ II, độ III chiếm 10,8% số trẻ.
3.2. Số ngày tiêu chảy
Bảng 2. Phân bố bệnh theo số ngày tiêu chảy
Số ngày tiêu chảy Số bệnh nhi (n) Tỉ lệ (%)
< 7 ngày 100 67,6
≥ 7 ngày 48 32,4
Tổng 148 100
X̄ ± SD (ngày) 5,62 ± 2,58
Hầu hết thời gian tiêu chảy thường dưới 7 ngày (67,6%). Thời gian tiêu chảy trung bình là 5,62 ± 2,58 ngày.
3.3. Phân loại mất nước
Bảng 3. Phân bố bệnh nhi theo phân loại mất nước
Phân loại mất nước Số bệnh nhi (n) Tỉ lệ (%)
Mất nước nặng 0 0
Có mất nước 23 15,5
Không mất nước 125 84,5
Tổng
148
100
Đa số trẻ nhập viện là không mất nước (84,5%), chiếm hơn 5 lần số trẻ mất nước (15,5%). Không có trẻ 
nào mất nước nặng.
3.4. Bạch cầu máu ngoại vi
Bảng 4. Bạch cầu máu ngoại vi
Bạch cầu máu ngoại vi
Số bệnh nhi (n)
N = 148
Tỉ lệ (%)
Số lượng BC
Tăng 28 18,9
Không tăng 120 81,1
X̄ ± SD (109/L) 11,94 ± 5,43
Tăng BC đa nhân trung tính 30 20,3
Tăng BC lympho 13 8,8
Số lượng bạch cầu máu ngoại vi đa phần không tăng (81,8%), tăng bạch cầu gặp 18,9%, tăng BC đa nhân 
trung tính (20,3%) hay gặp hơn tăng BC lympho (8,8%). Số lượng bạch cầu máu ngoại vi trung bình là 11,94 
± 5,43.
27
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 1, tập 11/2021
3.5. Điện giải đồ
Bảng 5. Kết quả điện giải đồ
Điện giải đồ Số bệnh nhi (n=148) Tỉ lệ (%) X̄ ± SD (mmol/L)
Nồng độ 
Na+
Bình thường 125 84,5
133,27 ± 3,21
Giảm 23 15,5
Nồng độ 
K+
Tăng 2 1,4
3,68 ± 0,49Bình thường 98 66,2
Giảm 48 32,4
Rối loạn điện giải thường gặp là giảm Na+ (15,5%) và giảm K+ máu (32,4%). 
3.6. Soi phân 
Bảng 6. Kết quả soi phân
Kết quả soi phân
Số bệnh nhi (n)
N = 148
Tỉ lệ (%)
Bạch cầu
Âm tính 107 72,3
(+) 18 12,2
(++) 6 4,0
(+++) 17 11,5
Hồng cầu
Âm tính 131 88,5
(+) 15 10,1
(++) 2 1,4
(+++) 0 0
Bạch cầu trong phân âm tính chiếm 72,3%, hồng cầu trong phân gặp 11,5%.
3.7. Test nhanh rotavirus trong phân
Bảng 7. Kết quả test nhanh rotavirus trong phân
Test rotavirus Số bệnh nhi (n) Tỉ lệ (%)
Âm tính 69 46,6
Dương tính 79 53,4
Tổng 148 100
Đa số các trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nhập viện là do rotavirus (53,4%), chiếm 
hơn nửa các nguyên nhân.
4. BÀN LUẬN
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số trẻ tiêu 
chảy không kèm SDD (89,2%), có SDD chiếm 10,8% 
số trẻ. Nghiên cứu này khá tương đồng với tác giả 
Rocha và cộng sự (2012) tỉ lệ không SDD là 80,3%, 
SDD là 19,7% [8]. 
Tác giả Nguyễn Thành Trung (2015): không SDD 
là 94,06%; SDD độ I là 3,96%; SDD độ II là 1,98%; 
không có trẻ SDD độ III [10]. Như vậy, tỉ lệ trẻ tiêu 
chảy bị SDD khá thấp. Hiện nay, trẻ SDD ngày càng 
ít gặp hơn, không những ở bệnh lí tiêu chảy mà còn 
nhiều bệnh lí khác. Điều này cho thấy đời sống kinh 
tế xã hội ngày càng được nâng cao, vấn đề chăm sóc 
và nuôi dưỡng trẻ ngày càng được chú ý.
Về kết quả lâm sàng, hầu hết thời gian tiêu chảy 
thường dưới 7 ngày (67,6%). Thời gian tiêu chảy 
trung bình là 5,62 ± 2,58. Kết quả này khá phù hợp 
với các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Trung 
(2015) là 86,14% trẻ tiêu chảy dưới 7 ngày, trung 
bình thời gian tiêu chảy là 5 ± 2,04 ngày [8]. Như vậy, 
số thời gian tiêu chảy thường dưới 7 ngày. Điều này 
phù hợp với ghi nhận của y văn là đợt tiêu chảy cấp 
thời gian không quá 14 ngày, thường khoảng 5 - 7 
ngày [6]. Giải thích cho điều này, đa số tiêu chảy cấp 
là do virus và có xu hướng tự giới hạn nên thời gian 
tiêu chảy thường ngắn.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đa số trẻ nhập 
viện là không mất nước (84,5%), chiếm hơn 5 lần 
28
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 1, tập 11/2021
số trẻ mất nước (15,5%). Kết quả này tương tự với 
tác giả Nguyễn Thành Trung (2015) không mất nước 
85,15% [8]. Tuy nhiên, tỉ lệ mất nước thấp hơn so 
với tác giả Đoàn Thị Bảo Ân (2016): có mất nước 
26,6%; mất nước nặng 14,85% [1]. Lý giải điều này 
có thể do trong nhóm nghiên cứu, trình độ học vấn 
người nuôi dưỡng trẻ được nâng cao kèm với công 
tác truyền thông phòng và xử trí tiêu chảy mang lại 
hiệu quả. Trẻ được đưa vào viện sớm, được dùng 
các dung dịch bù nước trước khi vào viện. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng BC 
máu ngoại vi đa phần không tăng (81,8%), tăng BC 
gặp 18,9%, tăng BC đa nhân trung tính (20,3%) hay 
gặp hơn tăng BC lympho (8,8%). Kết quả này tương 
đồng với tác giả Nguyễn Thành Trung (2015), BC 
máu ngoại vi bình thường là 79,2%, tăng là 13,86% 
[8]. Tác giả Trần Vĩnh Phú (2016) ghi nhận số lượng 
BC trung bình máu ngoại vi là 11,1 ± 3,8 (109/L) [7]. 
Rối loạn điện giải thường gặp trong tiêu chảy 
cấp, hay gặp là giảm Na+ (62,2%) và giảm K+ máu 
(32,4%). Nồng độ Na+ trung bình là 133,27 ± 3,21, 
nồng độ K+ trung bình là 3,68 ± 0,49. Kết quả K+ máu 
của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả 
Đoàn Thị Bảo Ân (2016), giảm K+ máu là 30,8%, nồng 
độ K+ máu trung bình 3,7 ± 0,5 [1]. Như vậy, rối loạn 
điện giải (giảm Na+ và giảm K+) là hay gặp trong tiêu 
chảy cấp. Nguyên nhân là do mất điện giải qua phân 
và chất nôn. Cần chú trọng đến vấn đề này để bù 
điện giải kịp thời, tránh các biến chứng do rối loạn 
điện giải, đặc biệt là ở các bệnh nhi có biểu hiện mất 
nước hoặc tiêu chảy quá nhiều.
Theo nghiên cứu, bạch cầu trong phân đa số 
là âm tính (72,3%), hồng cầu trong phân gặp trong 
11,5%. Kết quả này khá tương đồng so với tác giả 
Trần Cao Hoài Tâm (2018), bạch cầu trong phân 
92,2%, hồng cầu trong phân 3,1% [9]. Giải thích cho 
điều này là do rotavirus là tác nhân chiếm đến 50-
60% các nguyên nhân tiêu chảy cấp trẻ em ở các 
nước đang phát triển. Do cơ chế tiêu chảy thẩm 
thấu, rotavirus không gây xuất hiện bạch cầu và 
hồng cầu trong phân. 
Trong nghiên cứu của tôi, trẻ tiêu chảy có test 
rotavirus (+) chiếm 53,4%. Kết quả này tương đương 
với nghiên cứu của tác giả Trần Cao Hoài Tâm (2018), 
rotavirus (+) chiếm 53,8% [9]. Kết quả này cũng phù 
hợp với y văn ghi nhận tiêu chảy do Rotavirus chiếm 
50% - 65% tiêu chảy cấp ở trẻ em trong bệnh viện. 
Như vậy, rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu 
chảy cấp ở trẻ em.
5. KẾT LUẬN
Tiêu chảy cấp trẻ em thường gặp ở nhóm 2 - 24 
tháng tuổi (83,1%), đặc biệt cao ở nhóm 7 -12 tháng 
(36,5%). Tuổi trung bình mắc bệnh là 15,77 ± 9,35 
tháng. Đa số trẻ tiêu chảy không kèm SDD (89,2%), 
thường kéo dài dưới 7 ngày (67,6%), thời gian tiêu 
chảy trung bình 5,62 ± 2,58, đa phần không mất 
nước (84,5%). 
Số lượng bạch cầu máu ngoại vi đa phần không 
tăng (81,8%), thường tăng BC đa nhân trung tính 
(20,3%). Số lượng bạch cầu máu ngoại vi trung bình 
là 11,94 ± 5,43. Rối loạn điện giải thường gặp trong 
tiêu chảy cấp, hay gặp là giảm Na+ (15,5%) và giảm 
K+ máu (32,4%). Bạch cầu trong phân đa số là âm 
tính (72,3%), hồng cầu trong phân gặp trong 11,5%. 
Đa số các trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng 
đến 5 tuổi nhập viện là do rotavirus (53,4%), chiếm 
hơn nửa các nguyên nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Bảo Ân (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, điện giải đồ và nồng độ Glucose máu trong bệnh 
tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em, Luận văn Thạc sĩ Y 
học của Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Bộ Y tế (2015), “Rối loạn Natri và Kali máu”, Hướng 
dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ 
em, tr. 143-149.
3. Bộ Y Tế (2009), Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ 
em, Ban hành kèm theo Quyết định số 4121/QĐ-BYT 
ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Nguyễn Thị Cự (2016), “Suy dinh dưỡng protein - 
năng lượng trẻ em”, Giáo trình Nhi khoa đại học, tập 1, 
Bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược Huế, tr. 88-103.
5. Nguyễn Công Khanh (2004), “Đặc điểm máu trẻ em”, 
Huyết học lâm sàng nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 27-28.
6. Nguyễn Gia Khánh (2013), “Tiêu chảy cấp ở trẻ em”, 
Bài giảng Nhi Khoa, tập 1, Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà 
Nội, tr. 306-325.
7. Trần Vĩnh Phú (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng và cận lâm sàng ở trẻ tiêu chảy cấp do rotavirus tại 
trung tâm nhi khoa bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn tốt 
nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.
8. Rocha M.C.G.S. da, Carminate D.L.G., Tibiriçá S.H.C. 
et al. (2012), “Acute diarrhea in hospitalized children of 
the municipality of juiz de fora, MG, Brazil: prevalence and 
risk factors associated with disease severity”, Arquivos de 
Gastroenterologia, 49(4), pp. 259-265.
9. Trần Cao Hoài Tâm (2018), Nghiên cứu đặc điểm 
29
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 1, tập 11/2021
và một số yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp do 
rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Trung ương 
Huế, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Nguyễn Thành Trung (2015), Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng, cận lâm sàng và một số tác nhân gây bệnh tiêu 
chảy cấp ở trẻ em, Luận văn Thạc sĩ của Bác sĩ nội trú, 
Trường Đại học Y Dược Huế.
11. UNICEF (2016), One is too many. Ending child 
deaths from pneumonia and diarrhoea, Unicef.
12. WHO (2014), “Assess and classify the sick child”, 
Integrated Management of Childhood Illness, pp. 1-4.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_benh_tieu_chay.pdf