Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 69,18 ± 13,28 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là

99); trong đó tuổi trung bình ở nam là 66,90 ± 13,58 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 99); tuổi trung bình ở nữ là

74,04 ± 11,20 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 97) (p < 0,001). Tỷ lệ nam/nữ ở 2 nhóm tuổi có sự khác biệt (nhóm <6

5 tuổi là 4,23, nhóm ≥ 65 tuổi là 1,6 với p < 0,001). Các yếu tố nguy cơ mạch vành giữa hai nhóm: tỷ lệ tăng

huyết áp ở nhóm ≥ 65 tuổi cao hơn so với nhóm <65 tuổi (75,16% so với 52,87%, với p < 0,001), hút thuốc lá ở

nhóm < 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn ≥ 65 tuổi (42,21% so với 14,24%, p < 0,001), tỷ lệ bệnh nhân bị béo phì

chiếm khá cao ở nhóm < 65 tuổi so với nhóm ≥ 65 tuổi (22,93% so với 9,42%, với p < 0,001). Thời gian từ lúc

khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện: số bệnh nhân <65 tuổi nhập viện ≤6 giờ chiếm 55,8%, cao hơn so với

nhóm ≥ 65 tuổi chiếm 36,9%. Ngược lại, thời gian nhập viện > 6 giờ thì nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi chiếm tỷ lệ

cao hơn nhóm < 65 tuổi, 63,1% so với 44,2%, với p < 0,001. Đặc điểm cơn đau ngực: bệnh nhân < 65 tuổi có

biểu hiện cơn đau ngực điển hình hơn những bệnh nhân ≥ 65 tuổi (72,61% so với 36,13%, p < 0,001), còn tỷ lệ

đau ngực không điển hình (20,38%) và không đau (7,01%) thì thấp hơn nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi, các tỷ lệ đau

ngực không điển hình và không đau ở nhóm ≥ 65 tuổi lần lượt là 34,19% và 29,68%, p <0,001. Những triệu

chứng khác đi kèm bao gồm mệt chiếm tỷ lệ 84,48% ở nhóm ≥ 65 tuổi cao hơn 76,03% ở nhóm < 65 tuổi (p =

0,031). Vã mồ hôi gặp nhiều ở nhóm < 65 tuổi hơn (81,33% so với 72,53% ở nhóm ≥ 65 tuổi, với p = 0,044). Khó

thở cũng thường gặp ở nhóm ≥ 65 tuổi hơn (76,04% so với 54,61% ở nhóm < 65 tuổi, với p < 0,001). Về phân độ

Killip lúc nhập viện thì nhóm < 65 tuổi có Killip I chiếm đa số 75,33%, kế đến là Killip II 14%, Killip III và IV

chiếm tỷ lệ ít hơn theo thứ tự là 8% và 2,67%; còn ở nhóm ≥ 65 tuổi Killip I chiếm 55,91%, kế đến là Killip II

26,52%, Killip III và IV là 12,19% và 5,38%, tỷ lệ Killip II, III và IV cao hơn so với nhóm < 65 tuổi với p =

0,001.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 12900
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  203
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG  
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TRÊN VÀ DƯỚI 65 TUỔI 
Nguyễn Văn Tân*, Nguyễn Văn Trí* 
TÓM TẮT 
Cơ sở: Biểu hiện lâm sàng nhồi máu cơ tim cấp ở người cao tuổi thường thay đổi nên việc chẩn đoán bệnh 
thường dễ bị bỏ sót. Có hay không sự khác biệt về các đặc điểm lâm sàng nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân trên 
và dưới 65 tuổi. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về các đặc điểm lâm sàng 
NMCT cấp ở bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi. 
Mục tiêu: Xác định sự khác biệt trong các biểu hiện lâm sàng nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân trên và dưới 
65 tuổi. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 467 bệnh nhân NMCT cấp điều trị nội trú tại khoa Tim mạch 
Cấp cứu và Can thiệp‐ bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 2 năm 2009 đến 
tháng 7 năm 2012 được đưa vào nghiên cứu. Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm: 
nhóm ≥ 65 tuổi có 310 bệnh nhân (66,38%), nhóm < 65 tuổi có 157 bệnh nhân (33,62%). Nghiên cứu được thực 
hiện bằng phương pháp tiến cứu, mô tả và cắt ngang. 
Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 69,18 ± 13,28 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 
99); trong đó tuổi trung bình ở nam là 66,90 ± 13,58 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 99); tuổi trung bình ở nữ là 
74,04 ± 11,20 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 97) (p < 0,001). Tỷ lệ nam/nữ ở 2 nhóm tuổi có sự khác biệt (nhóm <6 
5 tuổi là 4,23, nhóm ≥ 65 tuổi là 1,6 với p < 0,001). Các yếu tố nguy cơ mạch vành giữa hai nhóm: tỷ lệ tăng 
huyết áp ở nhóm ≥ 65 tuổi cao hơn so với nhóm <65 tuổi (75,16% so với 52,87%, với p < 0,001), hút thuốc lá ở 
nhóm < 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn ≥ 65 tuổi (42,21% so với 14,24%, p < 0,001), tỷ lệ bệnh nhân bị béo phì 
chiếm khá cao ở nhóm < 65 tuổi so với nhóm ≥ 65 tuổi (22,93% so với 9,42%, với p < 0,001). Thời gian từ lúc 
khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện: số bệnh nhân <65 tuổi nhập viện ≤6 giờ chiếm 55,8%, cao hơn so với 
nhóm ≥ 65 tuổi chiếm 36,9%. Ngược lại, thời gian nhập viện > 6 giờ thì nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi chiếm tỷ lệ 
cao hơn nhóm < 65 tuổi, 63,1% so với 44,2%, với p < 0,001. Đặc điểm cơn đau ngực: bệnh nhân < 65 tuổi có 
biểu hiện cơn đau ngực điển hình hơn những bệnh nhân ≥ 65 tuổi (72,61% so với 36,13%, p < 0,001), còn tỷ lệ 
đau ngực không điển hình (20,38%) và không đau (7,01%) thì thấp hơn nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi, các tỷ lệ đau 
ngực không điển hình và không đau ở nhóm ≥ 65 tuổi lần lượt là 34,19% và 29,68%, p <0,001. Những triệu 
chứng khác đi kèm bao gồm mệt chiếm tỷ lệ 84,48% ở nhóm ≥ 65 tuổi cao hơn 76,03% ở nhóm < 65 tuổi (p = 
0,031). Vã mồ hôi gặp nhiều ở nhóm < 65 tuổi hơn (81,33% so với 72,53% ở nhóm ≥ 65 tuổi, với p = 0,044). Khó 
thở cũng thường gặp ở nhóm ≥ 65 tuổi hơn (76,04% so với 54,61% ở nhóm < 65 tuổi, với p < 0,001). Về phân độ 
Killip lúc nhập viện thì nhóm < 65 tuổi có Killip I chiếm đa số 75,33%, kế đến là Killip II 14%, Killip III và IV 
chiếm tỷ lệ ít hơn theo thứ tự là 8% và 2,67%; còn ở nhóm ≥ 65 tuổi Killip I chiếm 55,91%, kế đến là Killip II 
26,52%, Killip III và IV là 12,19% và 5,38%, tỷ lệ Killip II, III và IV cao hơn so với nhóm < 65 tuổi với p = 
0,001.  
Kết luận: Có sự khác biệt trong các biểu hiện lâm sàng của NMCT cấp ở những bệnh nhân ≥ 65 tuổi so với 
bệnh nhân < 65 tuổi. Những bệnh nhân ≥ 65 tuổi thường có đau ngực không điển hình, các triệu chứng không 
đặc hiệu như khó thở, mệt, không đau ngực cao hơn so với những bệnh nhân < 65 tuổi. Bệnh nhân ≥ 65 tuổi bị 
NMCT cấp thường nhập viện trễ hơn và có phân độ Killip nặng cao hơn so với bệnh nhân < 65 tuổi. 
* Bộ môn Lão khoa – ĐHYD TP.HCM 
Tác giả liên lạc: Ths.BS.Nguyễn Văn Tân ĐT: 0903739273 Email: nguyenvtan10@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 
204
Từ khóa: Đặc điểm lâm sàng, nhồi máu cơ tim cấp, cao tuổi. 
ABSTRACT 
THE CLINICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION 
ABOVE & BELOW 65 YEARS OLD 
Nguyen Van Tan, Nguyen Van Tri 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 203 ‐ 209 
Background: The  clinical presentation  of  acute myocardial  infarction  (AMI)  in  elderly patients  is  often 
variable,  thus  the  diagnosis  is  easily missed.  Is  there  a  difference  in  clinical  characteristics  in AMI  between 
patients above and below 65 years old or not? In Ho Chi Minh city, there has not been any research to present 
fully the clinical characteristics of AMI in patients above and below 65 years of age. 
Objective: To identify the difference in clinical presentation of AMI in patients above and below 65 years 
old. 
Subject and research method: The study focused on 467 AMI patients hospitalized at Cardiovasc ...  là  4,23,  nhóm  ≥  65  tuổi  là  1,6  với  p  < 
0,001). Tỷ lệ đau ngực điển hình có sự khác biệt 
rõ giữa hai nhóm nghiên cứu, nhóm ≥ 65 tuổi có 
đau ngực điển hình là 36,13% thấp hơn rất nhiều 
so với nhóm < 65 tuổi là 72,61% (p < 0,001). Đặc 
điểm lâm sàng chung của hai nhóm nghiên cứu 
được trình bày trong bảng 1. 
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng chung của hai nhóm 
nghiên cứu. 
Đặc điểm Nhóm < 65 
tuổi n = 157 
Nhóm ≥ 65 
tuổi n = 310
Giá trị 
p 
n % n % 
Giới tính 
<0,001Nam 127 80,90 191 61,60
Nữ 30 19,10 119 38,40
Tỷ lệ nam/nữ 4,23 1,6 
Đau ngực điển hình 114 72,61 112 36,13 <0,001
Nhịp tim 
≥100 chu kì/phút 31 19,75 84 27,10 0,082 
≤60 chu kì/phút 25 15,92 25 8,06 0,009 
Đặc điểm Nhóm < 65 
tuổi n = 157 
Nhóm ≥ 65 
tuổi n = 310
Giá trị 
p 
n % n % 
Huyết áp tâm thu 
≥140 mmHg 36 23,23 96 31,58 0,062 
≤90 mmHg 4 2,58 16 5,26 0,183 
BMI trung bình 23,06 ± 3,23 21,16 ± 3,07 <0,001
Các  yếu  tố  nguy  cơ  mạch  vành  giữa  hai 
nhóm: nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở 
nhóm  ≥ 65  tuổi cao hơn so với nhóm < 65  tuổi 
(75,16% so với 52,87%, với p < 0,001). Hút thuốc 
lá ở nhóm < 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn ≥ 65 tuổi 
(42,21% so với 14,24%, p < 0,001). Ngoài ra, tỷ lệ 
bệnh nhân bị béo phì ở nhóm < 65 tuổi cao hơn 
so với nhóm ≥ 65 tuổi (22,93% so với 9,42%, với 
p < 0,001) (bảng 2). 
Bảng 2. So sánh các yếu tố nguy cơ mạch vành giữa 
hai nhóm nghiên cứu. 
Yếu tố nguy cơ Nhóm < 65 
tuổi n = 157 
Nhóm ≥ 65 
tuổi n = 310
Giá trị p
Tăng huyết áp 83 (52,87%) 233 (75,16%) <0,001
Hút thuốc lá 65 (42,21%) 42 (14,24%) <0,001
Đái tháo đường 36 (23,84%) 89 (29,87%) 0,178 
Rối loạn lipid máu 75 (50%) 120 (42,86%) 0,316 
Béo phì (BMI ≥25) 36 (22,93%) 29 (9,42%) <0,001
Không có yếu tố nguy 
cơ 
13 (8,28%) 33 (10,65%) 0,418 
Thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến 
lúc  nhập  viện:  số  bệnh  nhân  <  65  tuổi  nhập 
viện ≤ 6 giờ chiếm 55,8%, cao hơn so với nhóm 
≥  65  tuổi  chiếm  36,9%.  Ngược  lại,  thời  gian 
nhập  viện  >  6  giờ  thì  nhóm  bệnh  nhân  ≥  65 
tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm < 65 tuổi, 63,1% 
so với 44,2%, với p < 0,001. Có 13 bệnh nhân 
(2,78%)  không  xác  định  được  thời  điểm  khởi 
phát  triệu  chứng  chính  xác  nên  chúng  tôi 
không đưa vào phân tích. 
Đặc điểm cơn đau ngực: bệnh nhân < 65 tuổi 
có biểu hiện cơn đau ngực điển hình hơn những 
bệnh nhân ≥ 65 tuổi (72,61% so với 36,13%), còn 
tỷ  lệ  đau  ngực  không  điển  hình  (20,38%)  và 
không  đau  (7,01%)  thì  thấp  hơn  nhóm  bệnh 
nhân  ≥ 65  tuổi  (các  tỷ  lệ đau ngực không  điển 
hình và không đau ở nhóm ≥ 65 tuổi lần lượt là 
34,19% và 29,68%). Sự khác biệt giữa hai nhóm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  207
về triệu chứng đau ngực có ý nghĩa thống kê với 
< 0,001 (bảng 3). 
Bảng 3. Đặc điểm đau ngực của hai nhóm nghiên 
cứu. 
Đau ngực Nhóm < 65 
tuổi n (%) 
Nhóm ≥ 65 
tuổi n (%) 
Tổng số
n (%) 
Giá trị p
Điển hình 114 (72,61) 112 (36,13) 226 
(48,39) 
<0,001
Không điển 
hình 
32 (20,38) 106 (34,19) 138 
(29,55) 
Không đau 11 (7,01) 92 (29,68) 103 
(22,06) 
Tổng số 157 (100) 310 (100) 467 (100)
Bảng 4 cho thấy ngoài triệu chứng đau ngực 
ra, những triệu chứng khác đi kèm bao gồm mệt 
chiếm  tỷ  lệ  84,48%  ở  nhóm  ≥  65  tuổi  cao  hơn 
76,03% ở nhóm < 65 tuổi (p = 0,031). Vã mồ hôi 
gặp nhiều ở nhóm < 65 tuổi hơn (81,33% so với 
72,53% ở nhóm ≥ 65 tuổi, với p = 0,044). 
Bảng 4. Tần suất các triệu chứng khác ngoài cơn đau 
thắt ngực lúc nhập viện của hai nhóm nghiên cứu. 
Các triệu 
chứng 
Nhóm < 65 
tuổi n (%) 
Nhóm ≥ 65 
tuổi n (%) 
Tổng số n 
(%) 
Giá trị 
p 
Mệt 111 (76,03) 245 (84,48) 356 (81,65) 0,031
Vã mồ hồi 122 (81,33) 198 (72,53) 320 (75,65) 0,044
Khó thở 77 (54,61) 219 (76,04) 296 (69) <0,001
Buồn 
nôn/nôn ói 
7 (5,51) 17 (7,33) 24 (6,69) 0,51 
Choáng váng 16 (12,50) 45 (19,07) 61 (16,76) 0,109
Ngất 5 (3,94) 7 (3,04) 12 (3,36) 0,433*
Hồi hộp 6 (4,80) 18 (7,73) 24 (6,70) 0,291
* phép kiểm Fisher chính xác 
Khó thở cũng thường gặp ở nhóm ≥ 65 tuổi 
hơn (76,04% so với 54,61% ở nhóm < 65 tuổi, với 
p  <  0,001). Những  triệu  chứng khác như buồn 
nôn,  nôn  ói,  choáng  váng,  ngất,  hồi  hộp  cũng 
thấy ở hai nhóm nhưng với tỷ lệ thấp hơn và sự 
khác  biệt  không  có  ý  nghĩa  thống  kê.  Có  4 
trường hợp có triệu chứng rối loạn tri giác, trong 
đó 3  trường hợp ở nhóm ≥ 65  tuổi và 1  trường 
hợp  ở nhóm <65  tuổi. Có 2  trường hợp bị  đau 
bụng chia đều cho cả hai nhóm  tuổi. Ngoài  ra, 
chúng  tôi  còn  ghi nhận  thêm  4  trường  hợp  bị 
tiêu chảy, 1  trường hợp bị đột quỵ, các  trường 
hợp này đều xảy ra ở nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi. 
75.33%
55.91%
14%
26.52%
8%
12.19%
2.67%
5.38%
Killip I Killip II Killip III Killip IV
Nhóm <65 tuổi
Nhóm ≥65 tuổi
Biểu đồ 1. Phân độ Killip lúc nhập viện giữa hai 
nhóm nghiên cứu. 
Về phân độ Killip lúc nhập viện thì nhóm < 
65 tuổi có Killip I chiếm đa số 75,33%, kế đến là 
Killip  II 14%, Killip  III và  IV chiếm  tỷ  lệ  ít hơn 
theo thứ tự là 8% và 2,67%; còn ở nhóm ≥65 tuổi 
Killip I chiếm 55,91%, kế đến là Killip II 26,52%, 
Killip III và IV là 12,19% và 5,38%, tỷ lệ Killip II, 
III  và  IV  cao  hơn  so  với  nhóm  <65  tuổi  với  p 
=0,001 (biểu đồ 1). 
BÀN LUẬN 
Tuổi  trung  bình  của  nhóm  bệnh  nhân 
nghiên cứu  là 69,18 ± 13,28 (nhỏ nhất  là 32,  lớn 
nhất  là 99);  trong  đó  tuổi  trung bình  ở nam  là 
66,90 ± 13,58 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 99); tuổi 
trung bình ở nữ là 74,04 ± 11,20 (nhỏ nhất là 32, 
lớn  nhất  là  97).  Tuổi  trung  bình  trong  nghiên 
cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của một 
số tác giả trong và ngoài nước khác như tác giả 
Nguyễn Thị Hoàng Thanh là 64 ± 14,58(7), tác giả 
Hoàng Nghĩa Đài là 61,4 ± 12,5(4) và tác giả Zahn 
R  là  61,4  ±  12,5(16).  Sự  khác  biệt  này  có  thể do 
bệnh viện Thống Nhất đa số  là cán bộ về hưu, 
nên tuổi trung bình cao hơn. 
Về giới  tính, nghiên cứu của chúng  tôi  cho 
thấy sự khác biệt rất rõ. Nhóm ≥ và < 65 tuổi đều 
có tỷ lệ nam chiếm đa số. Tỷ lệ nam/nữ ở nhóm 
< 65  tuổi  là 4,23, nhóm  ≥ 65  tuổi  là 1,6 với p < 
0,001. Kết  quả  này  hơi  cao  hơn  so  với  tác  giả 
Holay MP(5). Nghiên cứu của  tác giả Holay MP 
có tỷ lệ nam/nữ là 1,37/1 ở nhóm cao tuổi và 3/1 
P = 0,001 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 
208
ở  nhóm  bệnh  nhân  không  cao  tuổi.  Tỷ  lệ 
nam/nữ ở nhóm ≥ 65  tuổi  thấp hơn nhóm < 65 
tuổi,  điều này  cho  thấy  tỷ  lệ bệnh nhân nữ  bị 
NMCT cấp tăng theo tuổi hơn so với bệnh nhân 
nam nên tỷ lệ giới tính trở nên nhỏ hơn. 
Trong các yếu tố nguy cơ được đánh giá thì 
tăng  huyết  áp  là  yếu  tố  nguy  cơ  thường  thấy 
nhất  ở bệnh nhân  ≥ 65  tuổi  (75,16%) bị NMCT 
cấp  hơn  so  với  bệnh  nhân  <  65  tuổi  (52,87%), 
trong khi đó thì tỷ  lệ hút thuốc  lá ở nhóm ≥ 65 
tuổi  (14,24%)  ít  hơn  so  với  nhóm  <  65  tuổi 
(42,21%). Kết  quả  này  cũng  gần  giống  với  kết 
quả nghiên cứu của tác giả Roman C(2). Tỷ lệ hút 
thuốc lá thấp ở người cao tuổi có thể là do người 
cao tuổi bỏ thuốc lá khi tuổi cao và ở nhóm cao 
tuổi thì số lượng nữ giới gia tăng, mà nữ giới thì 
thường không hút thuốc lá. Điều này có thể cho 
thấy hút thuốc lá ít là yếu tố nguy cơ của bệnh lý 
tim mạch  ở  người  cao  tuổi(6).  Tỷ  lệ  béo  phì  ở 
nhóm  ≥ 65  tuổi  thấp hơn nhóm < 65  tuổi, điều 
này  có  thể  do  người  cao  tuổi  có  chế  độ  dinh 
dưỡng không đủ về lượng và kém về chất, mặt 
khác  người  cao  tuổi  hay  gặp  cảm  giác  giảm 
thèm  ăn, giảm nhạy  cảm với  đói,  răng hư,  các 
men  trong  dịch  tiêu  hóa  giảm  hoạt  tính,  khả 
năng hấp thu giảm. 
Khi đánh giá thời gian từ lúc khởi phát triệu 
chứng đến lúc nhập viện, chúng tôi nhận thấy có 
sự khác biệt về thời gian nhập viện. Bệnh nhân < 
65 tuổi nhập viện ≤ 6 giờ từ  lúc khởi phát triệu 
chứng  (55,8%)  cao  hơn  so  với  nhóm  ≥  65  tuổi 
(36,9%). Ngược  lại,  thời gian nhập viện > 6 giờ 
thì nhóm bệnh nhân  ≥  65  tuổi  chiếm  tỷ  lệ  cao 
hơn nhóm < 65 tuổi (63,1% so với 44,2%, với p < 
0,001). Thời gian nhập viện trễ được xem là lý do 
chính ảnh hưởng đến điều  trị  tái  tưới máu cho 
bệnh  nhân.  Kết  quả  này  cũng  tương  tự  với 
nghiên cứu của tác giả Tresch DD và cộng sự(10). 
Nhiều tác giả khác nhau trước đây đã nhấn 
mạnh các biến đổi trong biểu hiện lâm sàng của 
bệnh  nhân  cao  tuổi  bị  NMCT  cấp(10,11).  Trong 
nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân 
cao tuổi bị NMCT cấp có biểu hiện cơn đau ngực 
thấp  hơn  so  với  những  bệnh  nhân  không  cao 
tuổi,  mà  thay  vào  đó  là  những  triệu  chứng 
không đặc hiệu khác hoặc là không có đau ngực. 
Bệnh nhân < 65  tuổi có  tỷ  lệ biểu hiện cơn đau 
ngực điển hình cao hơn những bệnh nhân ≥ 65 
tuổi (72,61% so với 36,13%), còn tỷ  lệ đau ngực 
không điển hình (20,38%) và không đau (7,01%) 
thì thấp hơn nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi (các tỷ lệ 
đau  ngực  không  điển  hình  và  không  đau  ở 
nhóm ≥ 65 tuổi lần lượt là 34,19% và 29,68%). Tỷ 
lệ đau ngực không điển hình ở nhóm ≥ 65  tuổi 
trong nghiên cứu này tương tự với tác giả Woon 
VC(14). Khó thở và những triệu chứng không đặc 
hiệu khác như mệt,  choáng váng  cũng  thường 
thấy  ở bệnh nhân  cao  tuổi hơn. Vã mồ hôi  thì 
bệnh nhân không cao tuổi gặp nhiều hơn. Theo 
tác giả Nguyễn Thiện Thành(8), ở người có  tuổi 
chức năng về thần kinh có nhiều biến đổi, giảm 
nhạy  cảm  với  đau,  mất  cân  bằng  trong  hoạt 
động thần kinh thực vật, nhiều người hay xảy ra 
tình  trạng  cường  giao  cảm  nhưng  không  ít 
trường hợp bị cường phế vị. 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  có 
29,68% nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi khi nhập viện 
không có đau ngực, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều 
so với nhóm bệnh nhân < 65 tuổi, chỉ có khoảng 
7%. Tỷ lệ những triệu chứng không đặc hiệu cao 
ở bệnh nhân  cao  tuổi  có  thể do nhiều bệnh  lý 
không  phải  tim  có  sẳn  hoặc  có  thể  do  những 
bệnh nhân này đôi khi không thể mô tả những 
triệu chứng một cách chính xác hoặc không nhớ 
được những khó chịu của mình và có thể có sự 
gia tăng ngưỡng đau(15). 
Tại  thời  điểm  nhập  viện,  phân  độ  Killip 
thường được sử dụng để phân tầng nguy cơ tử 
vong  dựa  trên  một  nhóm  các  triệu  chứng. 
Những bệnh nhân có phân độ Killip thấp thì  ít 
nguy cơ tử vong trong 30 ngày đầu hơn so với 
những bệnh nhân có phân độ Killip cao hơn(10). 
Dựa trên phân độ Killip lúc nhập viện, chúng tôi 
nhận thấy nhóm < 65 tuổi có Killip I chiếm đa số 
75,33%, kế đến  là Killip  II 14%, Killip  III và  IV 
chiếm  tỷ  lệ  ít hơn  theo  thứ  tự  là 8% và 2,67%; 
còn ở nhóm ≥ 65  tuổi Killip  I chiếm 55,91%, kế 
đến là Killip II 26,52%, Killip III và IV là 12,19% 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  209
và 5,38%;  tỷ  lệ Killip  II,  III và  IV  ở nhóm  ≥ 65 
tuổi cao hơn so với nhóm < 65 tuổi với p =0,001. 
Tỷ lệ phân độ Killip nặng (> độ II) trong nghiên 
cứu của chúng tôi cũng tương tự như của tác giả 
Anna Polewczyk(9). 
KẾT LUẬN 
Có sự khác biệt trong các biểu hiện lâm sàng 
của NMCT cấp ở những bệnh nhân ≥ 65 tuổi so 
với bệnh nhân < 65 tuổi. Những bệnh nhân ≥ 65 
tuổi  thường có  đau ngực không  điển hình, các 
triệu chứng không  đặc hiệu như khó  thở, mệt, 
không  đau  ngực  cao  hơn  so  với  những  bệnh 
nhân < 65  tuổi. Bệnh nhân  ≥ 65  tuổi bị NMCT 
cấp  thường  nhập  viện  trễ  hơn  và  có  phân  độ 
Killip nặng cao hơn so với bệnh nhân < 65 tuổi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Applegate  WB,  Graves  S,  et  al  (1984).  Acute  myocardial 
infarction  in  elderly  patients.  Southern  Med  Journal  (77): 
p.1127‐29. 
2. Castello R, Algeria E, et al  (1988). Effect of age on  long‐term 
prognosis of patients with myocardial infarction. International J 
of Cardiology (2): pp. 221‐30. 
3. Desai MM,  Zhang  P  (1999).  Surveillance  for morbidity  and 
mortality among older adults. United States, 1995 ‐ 96. MMWR 
(48): p. 7. 
4. Hoàng Nghĩa Đài (2002). Các biến chứng của nhồi máu cơ tim 
cấp ở người lớn tuổi. Luận văn Thạc sĩ Y học‐ Đại học Y dược 
TP. HCM, tr. 27‐51. 
5. Holay MP,  et  al  (2007). Clinical  profile  of  acute myocardial 
infarction in elderly (prospective study). JAPI (55): pp. 188‐192. 
6. Kannel WB  (1976).  Blood  pressure  and  the  development  of 
cardio‐vascular disease  in  the  aged. Cardiology  in  the  old  age. 
Caird  FI  Dall  JC,  Kennedy  RD.  New  York,  Plenum  press: 
p.164. 
7. Nguyễn Thị Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Trúc (2003). Đặc điểm 
nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Kỹ yếu 
tóm tắt báo cáo khoa học. Hội nghị khoa học Tim mạch khu 
vực phía nam lần thứ VI, tr.195‐203. 
8. Nguyễn Thiện Thành (2002). Những bệnh thường gặp ở người 
có tuổi. NXB Y học, tr. 171‐195. 
9. Polewczyk A, Janion M, et al (2008). Myocardial  infarction  in 
the elderly: clinical and therapeutic differences. Kardiol Pol (66): 
pp. 166–172. 
10. Rott D, Behar S, Gottlieb S, et al (1997). Usefulness of the Killip 
classification for early risk stratification of patients with acute 
myocardial  infarction  in  the  1990s  compared  with  those 
treated  in  the 1980s.  Israeli Thrombolytic Survey Group and 
the Secondary Prevention Reinfarction Israeli Nifedipine Trial 
(SPRINT) Study Group. Am J Cardiol (80): pp. 859‐6. 
11. Smith SC, Gilpin E, Annve S, et al (1990). Outlook after acute 
myocardial  infarction  in the very elderly compared with that 
in patients aged 65 to 75 years. JACC (16): pp. 784‐92. 
12. Tresch DD, Brady WJ, et al (1996). Comparison of elderly and 
younger  patients  with  out  of  hospital  chest  pain.  Clinical 
characteristics of AMI, therapy and outcomes. Arch Intern Med 
(156): pp. 1089‐93. 
13. Wang  SW,  Ren  GC,  Fun  S,  et  al  (1988).  Acute myocardial 
infarction in elderly Chinese. Clinical analysis of 631 cases and 
comparison with 389 younger cases. Apanese Heart Journal: pp. 
301‐07. 
14. Woon  VC,  Lim  KH  (2003).  Acute  MI  in  the  elderly  –  the 
difference  compared with  the young. Singapore Med J; 44  (8): 
pp. 414‐8. 
15. Yang  XL,  Williams  JL,  Pardaens  J,  Gest  DE  (1987).  Acute 
myocardial  infarction  in  very  elderly.  A  Comparison  with 
younger age group. Acta Cardiological; XLII: pp. 59‐68. 
16. Zahn R, et al (2000). Acute myocardial infarction occurring in 
versus out of  the hospital: patient  characteristics and  clinical 
outcome. J Am Coll Cardiol. 35(7): pp. 1820‐1826. 
Ngày nhận bài báo        01‐7‐2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:      10‐7‐2013 
Ngày bài báo được đăng:        01‐8‐2013 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_o_benh_nhan_nhoi_mau_co_tim_cap.pdf