Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi

Đặt vấn đề: Phụ nữ lớn tuổi là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Tuy nhiên, việc điều trị ung thư biểu

mô tuyến vú ở người lớn tuổi thường ít tích cực hơn so với phụ nữ trẻ và vẫn còn thiếu những hướng dẫn

điều trị dựa trên bằng chứng y học đối với phụ nữ lớn tuổi mắc ung thư vú. Trong nghiên cứu này, chúng tôi

đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi dựa trên những đặc điểm lâm sàng và

cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này được thiết kế với 60 bệnh nhân được chẩn đoán

ung thư biểu mô tuyến vú có độ tuổi lớn hơn 65. Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều

trị bước đầu (tỷ lệ sống còn không bệnh và tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 2 năm) ở nhóm bệnh nhân này.

Kết quả: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu được 60 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú ở bệnh nhân

lớn tuổi. Đa phần là ung thư biểu mô tuyến vú thể ống xâm nhập (90%), độ mô học I, II (76,3%) và bệnh

nhân ở giai đoạn I, II chiếm tỷ lệ lớn nhất (80,4%). Phân nhóm Luminal A, B chiếm ưu thế với 34% và 22%,

tuy nhiên nhóm bộ ba âm tính chiếm tỷ lệ 28%. Tỷ lệ phẫu thuật triệt căn là 93,3%; tuy nhiên chỉ có 46,4%

bệnh nhân được điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật (hóa chất, xạ trị, nội tiết, kháng thể đơn dòng). Tỷ lệ tái phát

và di căn xa của nhóm nghiên cứu lần lượt là 11,7% và 18,3%, trong đó tỷ lệ tử vong 16,7% với thời gian

theo dõi trung bình là 28,03 tháng.

Kết luận: Ung thư biểu mô tuyến vú ở người lớn tuổi có các yếu tố tiên lượng tốt hơn so với nhóm phụ

nữ trẻ. Tuy nhiên, điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư vú lớn tuổi vẫn chưa rõ ràng.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 7

Trang 7

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 8

Trang 8

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 9

Trang 9

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 18300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi
Bệnh viện Trung ương Huế 
56	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cậ lâm sàng...
Nghiên cứu
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT 
QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ Ở PHỤ NỮ LỚN TUỔI
Nguyễn Trần Thúc Huân1*, Nguyễn Thị Phương Thủy1, Phùng Phướng1, 
Nguyễn Văn Cầu1, Lê Thanh Huy1, Nguyễn Thị Hồng Chuyên1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.66.9
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phụ nữ lớn tuổi là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Tuy nhiên, việc điều trị ung thư biểu 
mô tuyến vú ở người lớn tuổi thường ít tích cực hơn so với phụ nữ trẻ và vẫn còn thiếu những hướng dẫn 
điều trị dựa trên bằng chứng y học đối với phụ nữ lớn tuổi mắc ung thư vú. Trong nghiên cứu này, chúng tôi 
đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi dựa trên những đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này được thiết kế với 60 bệnh nhân được chẩn đoán 
ung thư biểu mô tuyến vú có độ tuổi lớn hơn 65. Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều 
trị bước đầu (tỷ lệ sống còn không bệnh và tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 2 năm) ở nhóm bệnh nhân này.
Kết quả: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu được 60 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú ở bệnh nhân 
lớn tuổi. Đa phần là ung thư biểu mô tuyến vú thể ống xâm nhập (90%), độ mô học I, II (76,3%) và bệnh 
nhân ở giai đoạn I, II chiếm tỷ lệ lớn nhất (80,4%). Phân nhóm Luminal A, B chiếm ưu thế với 34% và 22%, 
tuy nhiên nhóm bộ ba âm tính chiếm tỷ lệ 28%. Tỷ lệ phẫu thuật triệt căn là 93,3%; tuy nhiên chỉ có 46,4% 
bệnh nhân được điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật (hóa chất, xạ trị, nội tiết, kháng thể đơn dòng). Tỷ lệ tái phát 
và di căn xa của nhóm nghiên cứu lần lượt là 11,7% và 18,3%, trong đó tỷ lệ tử vong 16,7% với thời gian 
theo dõi trung bình là 28,03 tháng.
Kết luận: Ung thư biểu mô tuyến vú ở người lớn tuổi có các yếu tố tiên lượng tốt hơn so với nhóm phụ 
nữ trẻ. Tuy nhiên, điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư vú lớn tuổi vẫn chưa rõ ràng.
Từ khóa: Ung thư biểu mô tuyến vú phụ nữ lớn tuổi, phân nhóm sinh học phân tử ung thư vú, nhóm bộ 
ba âm tính, tỷ lệ sống còn không bệnh, tỷ lệ sống còn toàn bộ.
ABSTRACT
CLINICAL, SUBCLINICAL AND TREATMENT OUTCOME OF 
BREAST CANCER IN ELDERLY WOMAN
Nguyen Tran Thuc Huan1*, Nguyen Thi Phuong Thuy1, Phung Phuong1, 
Nguyen Van Cau1, Le Thanh Huy1, Nguyen Thi Hong Chuyen1
Background: Increasing age is the most prevalent, primary risk factor for breast cancer. However, the 
treatment of breast cancer in older women were less active than younger women and there is a relative 
1 Bộ môn Ung bướu, Trường Đại học Y 
Dược - Đại học Huế 
- Ngày nhận bài (Received): 2/10/2020, Ngày phản biện (Revised): 5/11/2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 21/12/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Trần Thúc Huân
- Email: drthuchuanonco@yahoo.com.vn; ĐT: 0934 928 811
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020	 57
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tuyến vú là loại ung thư có tỷ 
lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất ở phụ nữ. Theo 
ghi nhận của GLOBOCAN (2018), ung thư biểu 
mô tuyến vú có tỷ lệ mới mắc 2,088 triệu ca/năm 
(chiếm 11,6% tỷ lệ ung thư toàn cầu). Tại Việt Nam, 
tỷ lệ mới mắc ung thư biểu mô tuyến vú 15.229 ca/
năm (20,6% ung thư nữ giới) với tỷ lệ tử vong là 
6103 ca/năm [8].
Tại Hoa Kỳ, dân số từ có độ tuổi từ 65 tuổi trở 
lên chiếm 11,3% (25,5 triệu) trong tổng dân số năm 
1980 và được dự đoán sẽ chiếm 20,1% (70,2 triệu) 
vào năm 2030. Theo y văn, tỷ lệ mắc ung thư vú 
tăng theo tuổi, việc tăng số người có độ tuổi lớn hơn 
65 dẫn đến làm tăng số lượng mới mắc ung thư biểu 
mô tuyến vú. Theo số liệu từ nghiên cứu SEER cho 
thấy 37% bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến vú 
được chẩn đoán năm 1973 là từ 65 tuổi trở lên so 
với 46,7% vào năm 1995. Theo điều tra tổng dân số 
Việt Nam 2019, tỷ lệ dân số có độ tuổi > 50 chiếm 
tỷ lệ 13,3% (14,51 triệu) [9][15].
Ung thư biểu mô tuyến vú có tỷ lệ tăng dần theo 
lứa tuổi và khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư biểu mô 
tuyến vú có tuổi lớn hơn 70 [4][15]. Ung thư biểu 
mô tuyến vú ở phụ nữ lớn tuổi thường có kết quả 
điều trị xấu hơn ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập 
ở phụ nữ trẻ. Điều này có thể được giải thích là do 
sự khác biệt trong cách tiếp cận điều trị ung thư biểu 
mô tuyến vú cho người lớn tuổi như: bệnh nhân lớn 
tuổi thường ít được xạ trị hỗ trợ sau phẫu thuật, ít 
được hóa trị đa hóa chất. Bên cạnh đó, một số yếu tố 
như: tổng trạng thường kém hơn, khó khăn trong di 
chuyển, bệnh nhân hoặc người nhà lo ngại về chất 
lượng cuộc sống. Ngoài ra, có rất ít nghiên cứu về 
phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân ung thư biểu 
mô tuyến vú lớn tuổi.
Các nghiên cứu đã cho thấy độ tuổi theo thời 
gian có liên quan đến điều trị không đúng liệu trình, 
và điều này là yếu tố tiên lượng độc lập với tình 
trạng bệnh lý. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: điều 
trị chuẩn trong ung thư biểu mô tuyến vú có thể t ... ạt tiêu chuẩn nghiên cứu.
Tuổi trung bình của bệnh nhân nữ mắc UTV lớn 
tuổi là 71,55 ± 0,82; điều này không có sự khác biệt 
so với nghiên cứu của các tác giả như Anis Haddad, 
Barthélémy P., khi tiến hành nghiên cứu trên các phụ 
nữ từ 65 tuổi trở lên mắc UTV và cho thấy UTV được 
chẩn đoán ở độ tuổi trung bình là 72,5 (p=0,252 > 
0,05) [9]; 76,7 (70-98) [3]. Anis Haddad cũng chỉ ra 
rằng, độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất đối với UTV 
ở PNLT là 65-74, trong khi nghiên cứu của tôi cũng 
cho kết quả tương tự với 71,7% bệnh nhân nằm trong 
độ tuối 65-74 tuổi, chiếm đa số trong nghiên cứu.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020	 65
Trong giai đoạn 2004-2008, SEER đã báo cáo 
rằng khoảng 40% trường hợp UTV đã được chẩn 
đoán ở PNLT, trong đó: 19,7% ở phụ nữ từ 65 đến 
74 tuổi; 15,5% ở phụ nữ từ 75 đến 84 tuổi và 5,65% 
ở những người từ 85 tuổi trở lên. Nghiên cứu cũng 
chỉ ra tỷ lệ tử vong do ung thư tăng theo tuổi: 19,7% 
bệnh nhân 65-74 tuổi; 22,6% bệnh nhân 75-84 tuổi; 
và 15,1% từ 85 tuổi trở lên [5][12][14].
Bệnh nhân lớn tuổi nhất tại thời điểm chẩn đoán 
UTV trong nghiên cứu này là 90 tuổi, nghiên cứu 
của Barthélémy P. và cộng sự trên 192 bệnh nhân 
UTV đã chỉ ra bệnh nhân lớn tuổi nhất lên đến 98 
tuổi [3].
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về UTV nói 
chung đã chỉ ra rằng bệnh nhân UTV lớn tuổi chiếm 
một tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân UTV tại 
Việt Nam. Nghiên cứu về UTV của Nguyễn Văn 
Phong (2014) tại Huế cho kết quả tương tự với 13% 
bệnh nhân có độ tuổi từ 60 [1], trong khi tỷ lệ này 
theo nghiên cứu của Trần Hữu Phúc (2018) lên đến 
31,6% [2].
Mô bệnh học
Thể MBH chiếm ưu thế nhất là UTBM tuyến vú 
thể ống xâm nhập, với tỷ lệ lên đến 91,7%, phù hợp 
với các nghiên cứu của A. Haddad: 82,7% [9]; Sami 
G. Diab: 79-83% [6]. Các thể khác như UTBM thể 
nhầy, thể nhú, tiểu thùy xâm nhập ít gặp hơn. Xếp 
độ mô học cho 55 trường hợp UTBM thể ống xâm 
nhập, độ II chiếm ưu thế với 63,6% bệnh nhân, theo 
sau là độ III với 23,6%, tương đồng với nghiên cứu 
của tác giả Schonberg M.A [15] với độ II chiếm tỷ 
lệ 45,4-46,7%, Tuy nhiên, điều này không phù hợp 
hoàn toàn với nghiên cứu UTV của Haddad ở PNLT 
khi độ I và độ II thường gặp hơn cả [9][12][14].
Giai đoạn bệnh
Kích thước khối u: Trong số 56 bệnh nhân được 
phẫu thuật , pT2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,6%, điều 
này tương tự với kết quả nghiên cứu của Haddad và 
cộng sự về UTV ở PNLT khi chỉ ra rằng kích thước 
u phổ biến nhất của UTV ở PNLT là T2 với tỷ lệ 
54% [9], tác giả Schonberg M.A [15] có pT2 chiếm 
tỷ lệ từ 35-39,5%. Điểm khác biệt giữa hai nghiên 
cứu này là trong khi nghiên cứu của chúng tôi bệnh 
nhân T4 chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ 5,4% thì nghiên 
cứu của Haddad có tỷ lệ T4 đến 38%, chỉ xếp sau 
T2 [9]
Tình trạng di căn hạch vùng nách: Hơn 1/2 bệnh 
nhân không di căn hạch (pN0); pN1 chiếm ưu thế 
trong số các bệnh nhân có di căn hạch với 33,9%, 
xếp sau đó là pN2 với 10,7% và thấp nhất là pN3 
với 3,6%. Tương đồng với nghiên cứu của các tác 
giả Schonberg M.A [15]: N0 64,9%, N1 13,7%; 
Sami G. Diab [6]: N0 61-65%; N1 20-24%. Các tỷ 
lệ này khác biệt so với nghiên cứu của Haddad khi 
N1 được báo cáo ở 51,9% bệnh nhân, xếp sau đó là 
N0 và N2 với 45,4% và 2,7% [9].
Tình trạng di căn xa: Tại thời điểm chẩn đoán 
chỉ có 1 bệnh nhân di căn xa (tại phổi), chiếm tỷ lệ 
1,7% trong số 60 bệnh nhân được nghiên cứu, trong 
khi nghiên cứu của Haddad có đến 5,3% bệnh nhân 
di căn xa lúc được chẩn đoán [9].
Giai đoạn bệnh: Trong số 56 bệnh nhân được 
phẫu thuật và có pTNM, bệnh nhân giai đoạn II 
chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,5%. Nghiên cứu của 
Yancik và cộng sự tiến hành trên những bệnh nhân 
UTV từ 55 tuổi trở lên đã chỉ ra rằng phần lớn bệnh 
nhân UTV phát hiện bệnh ở giai đoạn I hoặc II, điều 
này đúng với cả bệnh nhân trẻ tuổi lẫn lớn tuổi [18]
Hóa mô miễn dịch
HMMD được thực hiện trong 50 trường hợp với 
56% ER(+), 36% PR (+); HER2 (-) ở 68% bệnh 
nhân; và 1/2 bệnh nhân có Ki-67 (+) ≤ 14%. Như 
vậy, HR(+) và HER2(-) chiếm ưu thế, phù hợp với 
các nghiên cứu trên thế giới [7],[11], [13],[17]. 
Tuy nhiên, tỷ lệ ER(+) trong các nghiên cứu UTV 
ở PNLT trên thế giới lại cao hơn nghiên cứu của 
chúng tôi với 87-91% theo Diab [6], và 63,5% theo 
Haddad [9]. Phân nhóm phân tử trên HMMD cho 
thấy Luminal A chiếm tỷ lệ cao nhất với 34% bệnh 
nhân, xếp sau đó là basal-like (bộ ba thụ thể ER, PR 
và HER2 âm tính) với 28%. Phần lớn bệnh nhân độ 
mô học I, II có ER (+) và ngược lại, bệnh nhân độ 
Bệnh viện Trung ương Huế 
66	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cậ lâm sàng...
III thì ER (-) lại chiếm ưu thế, mối liên quan này có 
ý nghĩa thống kê (p=0,001).
4.2. Kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến 
vú lớn tuổi
Đặc điểm điều trị
Hầu hết bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật 
với tỷ lệ 93,3%. Các phương pháp điều trị khác gồm 
hóa trị (45%), xạ trị (15%), nội tiết (25%).
Phẫu thuật
Có 2 trong 58 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật 
nhưng không đồng ý dù không có bệnh kèm và chỉ 
tuổi không quá cao (65-67 tuổi). Như vậy, phẫu 
thuật được tiến hành trên 56/60 bệnh nhân, đa số là 
phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú (94,6%), điều này 
phù hợp với nghiên cứu của Bastiaannet(2010) [4]. 
Kemeny đã chỉ ra rằng phẫu thuật điều trị UTV ở 
PNLT khỏe mạnh là an toàn và không tăng rủi ro so 
với bệnh nhân trẻ [10].
Điều trị bổ trợ được tiến hành cho 26/56 bệnh 
nhân được phẫu thuật: hóa trị bổ trợ cho 23 bệnh 
nhân (41,1%) và xạ trị bổ trợ cho 11 bệnh nhân 
(19,6%). Cả 56 bệnh nhân được phẫu thuật đều có 
chỉ định hóa trị bổ trợ, nhưng có đến 33 bệnh nhân 
không hóa trị, trong đó có 2 bệnh nhân chống chỉ 
định với hóa trị do có bệnh kèm, số còn lại từ chối 
điều trị. Nghiên cứu của Bastiaannet cũng đã chỉ 
ra rằng hóa trị bổ trợ ít phổ biến hơn ở những bệnh 
nhân UTV lớn tuổi [4]. Về xạ trị bổ trợ, có 52,2% 
trong số 23 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xạ trị nhưng 
không đồng ý xạ trị. Trong nghiên cứu này, bệnh 
nhân ≥ 75 tuổi có xu hướng không tuân thủ chỉ định 
hóa trị, xạ trị bổ trợ hơn so với nhóm tuổi 65-74, tuy 
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Hóa trị
Hóa trị được tiến hành trên 45% bệnh nhân nói 
chung trong nghiên cứu, và đa số là đa hóa trị. Tỷ lệ 
hóa trị trong nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với 
nghiên cứu của Haddad (62,3%) [5][9][12]. Trên 
các nghiên cứu cho thấy hóa trị bổ trợ cũng ít phổ 
biến hơn ở những bệnh nhân UTV lớn tuổi. Trong 
nghiên cứu dựa trên dân số về cơ sở dữ liệu SEER 
của gần 50.000 bệnh nhân UTV, tỷ lệ hóa trị cho 
bệnh nhân UTV giai đoạn I hoặc II, HR(-) là khoảng 
80% ở độ tuổi 67 - 69 vàchỉ dưới 10% cho bệnh 
nhân trên 85 tuổi[12][15].
Xạ trị
Trong nghiên cứu có 28 bệnh nhận ER (+), tuy 
nhiên chỉ có 15 bệnh nhân được điều trị nội tiết. Có 
thể giải thích điều này là do bệnh nhân đang điều trị 
hóa chất, trong khi liệu pháp nội tiết được tiến hành 
sau khi kết thúc hóa trị. Tỷ lệ bệnh nhân được điều 
trị nội tiết trong nghiên cứu này là 25%, không có 
sự khác biệt với nghiên cứu của Haddad với 31,2% 
bệnh nhân điều trị với liệu pháp này [9][12].
Kết quả điều trị bước đầu
Tình hình sức khỏe chung tại thời điểm kết thúc 
nghiên cứu
Số bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường, không 
cản trở sinh hoạt hàng ngày chiếm đa số với 71,7%. 
Có 16,7% bệnh nhân tử vong (do mọi nguyên nhân). 
Số còn lại có sự giảm sút hoạt động cơ thể (10%); 
và có 1 bệnh nhân (1,7%) không tự chăm sóc được, 
thời gian nằm nghỉ > 50%.
Tái phát và di căn xa sau điều trị
Thời gian theo dõi trung bình của nghiên cứu 
này chỉ là 28,03 ± 1,87 tháng (2,3 năm), thấp hơn 
so với nhiều nghiên cứu trên thế giới về UTV ở 
PNLT như Shuchi Shah (2002) tiến hành nghiên 
cứu với thời gian theo dõi trung bình là 30 tháng 
[16] hay nghiên cứu của Haddad theo dõi trung 
bình 4,5 năm [9].
Mặc dù theo dõi với thời gian ngắn hơn; tuy 
nhiên, tỷ lệ tái phát và di căn xa sau điều trị trong 
nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn nhiều so với 
các nghiên cứu trên thế giới khi có đến 11,7% bệnh 
nhân tái phát (6,7% tái phát tại chỗ, 5,0% tái phát tại 
vùng) và 18,3% bệnh nhân di căn xa sau điều trị (đa 
số di căn xương, phổi, gan) trong nghiên cứu này. 
Trong khi đó, tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa trong 
nghiên cứu của Shuchi Shah (2002) lần lượt là 5% và 
2% [16]; hay nghiên cứu của Haddad (2018) có 6,5% 
bệnh nhân tái phát tại chỗ (kèm tái phát tại vùng hoặc 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020	 67
không) và 1,3% bệnh nhân di căn xa sau điều trị với 
thời gian theo dõi trung bình đến 4,5 năm [9].
Sống thêm
Nghiên cứu của chúng tôi với thời gian theo 
dõi trung bình 2,3 năm thì tỷ lệ sống còn toàn bộ 
(OS) và tỷ lệ sống còn không bệnh (DFS) lần lượt là 
46,53±2,10 tháng và 40,44 ± 2,55 tháng, tỷ lệ sống 
thêm tích lũy 2 năm đối với OS và DFS lần lượt là 
90,8% và 78,6%.
Khảo sát mối liên quan giữa sống thêm với các 
đặc điểm bệnh học và can thiệp điều trị cho thấy được 
ý nghĩa sự ảnh hưởng của các yếu tố này trên tiên 
lượng của bệnh.Trong nghiên cứu này, OS và DFS 
cao hơn ở các bệnh nhân chưa di căn hạch và những 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p lần lượt là 0,041 
và 0,008 đối với OS và DFS). Tác giả Haddad (2018) 
cũng đưa ra kết luận tương tự rằng tình trạng hạch 
nách liên quan đáng kể đến DFS trong phân tích đa 
biến ở bệnh nhân UTV lớn tuổi [9].
V. KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 60 trường hợp ung thư biểu mô 
tuyến vú xâm nhập ở phụ nữ lớn tuổi tại Trung tâm 
Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Huế và Khoa 
Ung bướu - Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, 
chúng tôi rút ra một số kết luận:
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung 
thư biểu mô tuyến vú xâm nhập ở phụ nữ lớn tuổi
-Tuổi mắc bệnh trung bình: 71,55 ± 0,82 tuổi, 
nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 65-74 tuổi. 
- Mô bệnh học: Ung thư biểu mô tuyến vú thể 
ống xâm nhập thường gặp nhất với 91,7%, trong đó 
độ mô học II chiếm ưu thế với 63,6% bệnh nhân.
- Hóa mô miễn dịch: HR(+) và HER2(-) chiếm 
ưu thế. Phân nhóm Luminal A chiếm tỷ lệ cao nhất. 
Có mối liên quan ý nghĩa giữa độ mô học với ER.
- Giai đoạn: Giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất.
2. Kết quả điều trị bước đầu ung thư biểu mô 
tuyến vú xâm nhập ở phụ nữ lớn tuổi
- 93,3% bệnh nhân được phẫu thuật, đa số là 
cắt toàn bộ tuyến vú kèm nạo vét hạch nách. Có 26 
bệnh nhân được điều trị bổ trợ với hóa trị, hoặc xạ 
trị, hoặc cả hai.
- Hóa trị được tiến hành ở 45% bệnh nhân nói 
chung, và chủ yếu là đa hóa trị.
- 15% bệnh nhân được xạ trị vú (có kèm xạ trị 
hạch hoặc không).
- Nội tiết: Liệu pháp này được chỉ định với 1/4 
bệnh nhân.
- Với thời gian theo dõi trung bình 2,3 năm, có 
11,7% trường hợp tái phát (6,7% tái phát tại chỗ, 
5,0% tái phát tại vùng). Có 18,3% trường hợp di căn 
xa sau điều trị, đa số di căn xương, phổi, gan và chủ 
yếu xảy ra trong năm đầu sau điều trị.
- Thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm 
không bệnh trung bình lần lượt là 46,53±2,10 tháng 
và 40,44 ± 2,55 tháng, tỷ lệ sống thêm tích lũy 2 
năm đối với sống thêm toàn bộ và sống thêm không 
bệnh lần lượt là 90,8% và 78,6%.
VI. KIẾN NGHỊ
Chỉ định các phương thức điều trị cho bệnh nhân 
ung thư biểu mô tuyến vú lớn tuổi nên dựa vào các 
đặc điểm sinh học và các yếu tố nguy cơ hơn là dựa 
vào độ tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Phong (2014), Đánh giá kết quả 
điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật cắt vú triệt 
để cải biên, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại 
học Y Dược, Đại học Huế. 
2. Trần Hữu Phúc (2018), Đánh giá kết quả phẫu 
thuật điều trị ung thư vú và nghiên cứu sự liên 
quan giữa kích thước khối u và tình trạng di căn 
hạch nách trong ung thư vú, Luận văn Thạc sĩ y 
học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. 
3. Barthélémy P et al (2011), “Adjuvant chemotherapy 
in elderly patients with early breast cancer. Impact 
of age and comprehensive geriatric assessment 
Bệnh viện Trung ương Huế 
68	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	66/2020
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cậ lâm sàng...
on tumor board proposals”, Critical Reviews in 
Oncology/Hematology, 79(2), pp. 196-204.
4. Bastiaannet E., Liefers G.J., de Craen A.J., et 
al (2010), “Breast cancer in elderly compared 
to younger patients in the Netherlands: stage 
at diagnosis, treatment and survival in 127,805 
unselected patients”, Breast Cancer Res Treat, 
124(3), pp. 801-807.
5. Chris E. Holmes, Hyman B. Muss (2003), 
“Diagnosis and treatment of breast cancer in 
elderly”, CA Cancer J Clin, 53 (4), pp. 227-244
6. Diab S.G., Elledge R.M., Clark G.M. (2000), 
“Tumor characteristics and clinical outcome 
of elderly women with breast cancer”, J Natl 
Cancer Inst, 92(7), pp. 550-556.
7. Gennari R., Curigliano G., Rotmensz N., et al 
(2004), “Breast carcinoma in elderly women: 
features of disease presentation, choice of local 
and systemic treatments compared with younger 
postmenopasual patients”, Cancer, 101(6), pp. 
1302-1310.
8. Globocan (2018), “Breast Cancer - Estimated 
Cancer Incidence, Mortality and Prevalence 
Worldwide in 2018”, Global Cancer Observatory.
9. Haddad A., Zoukar O., Daldoul A., et al (2018), 
“Breast diseases in women over the age of 65 
in Monastir, Tunisia”, Pan African Medical 
Journal, 2018, pp. 31-67.
10. Kemeny M.M., Busch‐Devereaux E., Merriam 
L.T., et al (2000), “Cancer surgery in the elderly”, 
Hematol Oncol Clin North Am, 14, pp. 169–192.
11. Malik M.K., Tartter P.I., Belfer R. (2013), 
“Undertreated breast cancer in the elderly”, J 
Cancer Epidemiol, 2013, pp. 893104.
12. N A de Glas, E Bastiaanner et all (2016), “Validity 
of the online PREDICT tool in older patients with 
breast cancer: a population-based stude”, Bristish 
journal of cancer, 114, pp. 395-400
13. Rodrigues N.A., Dillon D., Carter D., et al (2003), 
“Differences in the pathologic and molecular 
features of intraductal breast carcinoma between 
younger and older women”, Cancer, 98(5), pp. 
1102-1103.
14. Sami G. Diab, Richard M. Elledege, Gary M. 
Clark (2000), “Tumor characteristics and clinical 
outcome of elderly women with breast cancer”, 
Journal of the national cancer institute, vol 92 
(7), pp. 550-556
15. Schonberg M.A., Marcantonio E.R., Li D., et 
al (2010), “Breast cancer among the oldest old: 
tumor characteristics, treatment choices, and 
survival”, J Clin Oncol, 28(12), pp. 2038-2045.
16. Shah S., et al (2002), “Breast Cancer Recurrences 
in Elderly Patients After Lumpectomy”, Am 
Surg, 68(8), pp. 735-739.
17. Van Belle V., Van Calster B., Brouckaert O., 
et al (2010), “Qualitative assessment of the 
progesterone receptor and HER2 improves the 
Nottingham Prognostic Index up to 5 years after 
breast cancer diagnosis”, J Clin Oncol, 28(27), 
pp. 4129-4134.
18. Yancik R., Wesley M.N., Ries L.A., et al 
(2001), “Effect of age and comorbidity in 
postmenopausal breast cancer patients aged 55 
years and older”, JAMA, 285, pp. 885-889

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tr.pdf