Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên

Chỉ số OSTA (Osteoporosis Self-Assessment Tool for Asians) là một công cụ dự báo

nguy cơ loãng xương đơn giản có ý nghĩa lâm sàng với độ nhạy và độ đặc hiệu đã được

sử dụng ở nhiều nước. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 406 phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh

từ 40 tuổi trở lên từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 09 năm 2015; được đo mật độ xương

theo phương pháp DEXA. Kết quả cho thấy chỉ số OSTA < -3 tức có nguy cơ loãng xương

cao: 11,6% (93,6% số phụ nữ này bị loãng xương), chỉ số OSTA -3 ≤ OSTA ≤ 0 tức có nguy

cơ loãng xương trung bình: 62,3% (43,9% số phụ nữ này bị loãng xương), chỉ số OSTA > 0

tương đương với nguy cơ loãng xương thấp: 26,1% (92,4 % số phụ nữ này không loãng

xương. Chỉ số OSTA có độ nhạy: 95,1%, độ đặc hiệu: 40,3%, AUC (diện tích dưới đường

cong): 0,811. Trên cơ sở trên, chỉ số nguy cơ cao đối với phụ nữ mãn kinh miền Bắc Việt

Nam trên bảng đánh giá chỉ số OSTA cần được dịch chuyển ở cột tuổi: tuổi có nguy cơ cao

từ 65 – 69 (tuổi) thành 60 – 64 (tuổi).

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 1

Trang 1

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 2

Trang 2

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 3

Trang 3

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 4

Trang 4

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 5

Trang 5

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 6

Trang 6

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 7

Trang 7

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 8

Trang 8

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 9

Trang 9

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 13780
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên

Nghiên cứu chỉ số osta trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 16 - tháng 4/201636
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Loãng xương sau mãn kinh là vấn đề 
ngày càng được quan tâm do ước tính ảnh 
hưởng đến 200 triệu người trên toàn thế 
giới, hơn 75 triệu người ở Châu Âu, Mỹ và 
Nhật Bản và ngày càng gia tăng khi tuổi thọ 
ngày càng cao [1]. Đây là bệnh lý toàn thể 
của khung xương đặc trưng bởi sự giảm khối 
lượng xương, tổn thương vi cấu trúc xương 
và tăng nguy cơ gãy xương xảy ra ở phụ nữ 
mãn kinh [2], [3]. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ 
từ 50 đến 84 tuổi ở các quốc gia Đức, Pháp, 
Ý, Tây ban Nha, Anh là 21% [4]. Tỷ lệ loãng 
xương ở phụ nữ mãn kinh Hà Nội năm 2002 
là 36,2% [5]. Với biến chứng thường gặp 
là gãy xương, loãng xương làm giảm chất 
lượng cuộc sống, gia tăng tỷ lệ tử vong và chi 
phí điều trị tốn kém: ở Châu Âu là 30,7 tỷ EU 
[6], ở Mỹ là 13,7 đến 20,3 tỷ USD, ở Anh là 
1,8 tỷ Pounds [7].
Chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn 
WHO dựa vào đo mật độ xương bằng máy 
DEXA (Dual energy X ray absorptiometry) 
sử dụng tia X hấp thu nặng lượng kép [8]. 
Mặc dù đây là tiêu chuẩn vàng song việc đo 
mật độ xương bằng phương pháp DEXA còn 
chưa được phổ biến ở nhiều khu vực thuộc 
các nước đang phát triển, trong đó có Việt 
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ OSTA TRONG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ 
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN
Nguyễn Thị Ngọc Lan*, Nguyễn Ngọc Bích*, Đào Xuân Thành*
*Trường Đại Học Y Hà Nội 
TÓM TẮT
Chỉ số OSTA (Osteoporosis Self-Assessment Tool for Asians) là một công cụ dự báo 
nguy cơ loãng xương đơn giản có ý nghĩa lâm sàng với độ nhạy và độ đặc hiệu đã được 
sử dụng ở nhiều nước. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 406 phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh 
từ 40 tuổi trở lên từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 09 năm 2015; được đo mật độ xương 
theo phương pháp DEXA. Kết quả cho thấy chỉ số OSTA < -3 tức có nguy cơ loãng xương 
cao: 11,6% (93,6% số phụ nữ này bị loãng xương), chỉ số OSTA -3 ≤ OSTA ≤ 0 tức có nguy 
cơ loãng xương trung bình: 62,3% (43,9% số phụ nữ này bị loãng xương), chỉ số OSTA > 0 
tương đương với nguy cơ loãng xương thấp: 26,1% (92,4 % số phụ nữ này không loãng 
xương. Chỉ số OSTA có độ nhạy: 95,1%, độ đặc hiệu: 40,3%, AUC (diện tích dưới đường 
cong): 0,811. Trên cơ sở trên, chỉ số nguy cơ cao đối với phụ nữ mãn kinh miền Bắc Việt 
Nam trên bảng đánh giá chỉ số OSTA cần được dịch chuyển ở cột tuổi: tuổi có nguy cơ cao 
từ 65 – 69 (tuổi) thành 60 – 64 (tuổi).
Từ khóa: Loãng xương, loãng xương sau mãn kinh, OSTA.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí 
 Số 16 - tháng 4/2016 Nội khoa Việt Nam 37
Nam, do chi phí cao và thiếu trang thiết bị. 
Do vậy, việc đưa ra một công cụ có thể dự 
báo nguy cơ loãng xương chính xác, đơn 
giản và giá cả phù hợp nhằm quyết định điều 
trị loãng xương kịp thời là vô cùng cần thiết. 
Với ý tưởng đó, năm 2001, Koh và cộng sự 
đã xây dựng được một công cụ dành cho 
phụ nữ mãn kinh châu Á. Đó là chỉ số OSTA 
(Osteoporosis Self-Assessment Tool for 
Asians). Đây là một công cụ đơn giản được 
tính toán dựa trên cân nặng và tuổi của đối 
tượng nghiên cứu, cho độ nhạy 91% và độ 
đặc hiệu 45% khi so sánh mật độ xương 
được đo bằng phương pháp DEXA [9]. Công 
cụ này đã được kiểm chứng tại nhiều quốc 
gia ở châu Á, cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu 
tương đương với kết quả của tác giả Koh. 
Sau đó, chỉ số này còn ứng dụng cho cả 
đối tượng là nam giới. Ở Việt Nam hiện nay 
chỉ có một nghiên cứu trên đối tượng nam 
giới của Nguyễn Xuân Trường 2014 [10], 
mà chưa có nghiên cứu nào về chỉ số OSTA 
trong dự báo nguy cơ loãng xương ở phụ nữ 
sau mãn kinh.
Biểu đồ 1. Mô hình OSTA theo Koh [9]
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu chỉ số OSTA trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở 
phụ nữ mãn kinh từ 40 tuổi trở lên nhằm hai mục tiêu:
1. Áp dụng chỉ số OSTA trong đánh giá nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh từ 
40 tuổi trở lên.
2. Đối chiếu chỉ số OSTA với đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA ở các đối 
tượng trên.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 16 - tháng 4/201638
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Gồm 406 phụ nữ mãn kinh ≥ 40 tuổi 
đi kiểm tra sức khỏe tại khoa Khám bệnh 
theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, được 
đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và 
cổ xương đùi theo phương pháp DEXA sử 
dụng tia X hấp thu năng lượng kép (máy 
Hologic) từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 
09 năm 2015.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan 
tới chuyển hóa xương và các yếu tố có thể 
ảnh hưởng đến mật độ xương: Bệnh lý nội 
tiết (cường giáp, cường cận giáp, suy giáp, 
Cushing, đái tháo đường), bệnh lý tiêu hóa 
(sau cắt dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hoá kéo dài, 
xơ gan), suy thận, viêm khớp mạn tính, bệnh 
hệ thống (viêm cột sống dính khớp, viêm 
khớp dạng thấp), sau cắt buồng trứng, bệnh 
nhân đã điều trị loãng xương, mất trí nhớ, tiền 
sử thay khớp háng hoặc gãy cổ xương đùi 
hai bên.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiê ... n bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số OSTA tại cut-off 0 và -3 
Biểu đồ 4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số OSTA tại cut-off 0 và -3 với T-score chung
Ghi chú: T-score chung: được coi là loãng xương khi bất kỳ một vị trí đo nào đạt ≤ -2,5
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí 
 Số 16 - tháng 4/2016 Nội khoa Việt Nam 41
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
1.1. Đặc điểm chung
- Tuổi
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, 
tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 
56,6 ± 9,0 tuổi, trong đó tuổi nhiều nhất là 88 và 
thấp nhất là 40 tuổi. Tuổi trung bình của chúng 
tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn 
Huy Bình – năm 2006 với tuổi trung bình của 
phụ nữ mãn kinh trong khu vực ngoại thành 
Hà Nội là 62,7 ± 7,86 tuổi [12], sự chênh lệch 
này có thể giải thích bởi số lượng đối tượng 
nghiên cứu của Nguyễn Huy Bình rất cao ở độ 
tuổi từ 50 – 70 tuổi còn đối tượng của chúng 
tôi chủ yếu là ở ngoại tỉnh, do vậy nếu lên Hà 
Nội khám sức khỏe thì độ tuổi cũng chỉ giới 
hạn ở nhóm 50 – 59 tuổi (51,7%), còn nhóm ≥ 
70 tuổi chiếm tỷ lệ không cao.
- Chiều cao, cân nặng và BMI trung bình 
của chúng tôi tương ứng là: 152,2 ± 5,6 (cm), 
52,8 ± 7,9 (kg) và 22,8 ± 3,0 (kg/m2), kết quả 
của chúng tôi thấp hơn kết quả của đối tượng 
trong nghiên cứu OSTA ở Malaysia và Trung 
Quốc [13], [14]
1.2. Tỷ lệ loãng xương và thiểu xương của 
đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ loãng xương theo nghiên cứu của 
chúng tôi là 40,1%, thiểu xương là 40,4% 
theo (biểu đồ 4), kết quả của chúng tôi cao 
hơn so với tỷ lệ loãng xương ở Trung Quốc 
theo nghiên cứu của Liu và cộng sự năm 
2013 là 29,31%, nhưng tỷ lệ thiểu xương 
của chúng tôi thấp hơn tỷ lệ thiểu xương của 
Trung Quốc là 45,46% [14]
Nhận xét: 
- Với OSTA > 0 thì 92,4% đối tượng được khảo sát không loãng xương (có T-score > -2,5) 
- Với OSTA ≤ -3 thì 93,6% đối tượng được khảo sát có loãng xương (có T-score ≤ -2,5)
Trên cơ sở như trên, mô hình OSTA cho phụ nữ mãn kinh miền Bắc Việt Nam sẽ 
chuyển dịch tuổi có nguy cơ cao từ 65 - 69 thành 60 – 64 (tuổi)
Nguy cơ cao theo OSTA 
Việt Nam
Nguy cơ cao theo OSTA 
của Koh
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ thấp
Biểu đồ 5. Mô hình OSTA cho phụ nữ mãn kinh miền Bắc Việt Nam
Nhận xét:
- Một phụ nữ có cân nặng trong khoảng 40 - 44 kg và thuộc nhóm tuổi 60 - 64, nếu theo mô 
hình OSTA của Koh thì sẽ nằm trong nhóm nguy cơ trung bình, nếu theo mô hình OSTA cho phụ 
nữ mãn kinh miền Bắc Việt Nam thì sẽ nằm trong nhóm nguy cơ cao.
Tu
ổi
 (n
ăm
)
Cân nặng (kg)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 16 - tháng 4/201642
2. Khảo sát nguy cơ loãng xương ở phụ nữ 
mãn kinh từ 40 tuổi trở lên bằng chỉ số OSTA
2.1. Đặc điểm chỉ số OSTA ở phụ nữ mãn 
kinh từ 40 tuổi trở lên
- Giá trị OSTA trung bình trong nghiên cứu 
của chúng tôi là -0,76 ± 2,26, giá trị nhỏ nhất 
là -10, lớn nhất là 6 (bảng 1), kết quả này thấp 
hơn giá trị OSTA ở Malaysia với giá trị OSTA 
trung bình là 0,3 ± 2,7, giá trị lớn nhất và nhỏ 
nhất là 6 và -6 [13], điều này có thể giải thích 
bởi chỉ số cân nặng trung bình của người Việt 
Nam là thấp hơn của người Malaysia. 
- Tại mỗi giá trị OSTA chúng tôi tính độ 
nhạy và độ đặc hiệu (bảng 1). Nếu lấy giới hạn 
dưới của OSTA tại cut-off -4, độ nhạy và độ đặc 
hiệu tương ứng là 26,99% và 98,77%, nếu lấy 
cut-off -3, độ nhạy và độ đặc hiệu là 34,36% và 
97,12%. Như vậy nếu lấy cut-off -4 sẽ có 10% 
đối tượng nghiên cứu không được sàng lọc 
loãng xương. Nếu lấy giới hạn trên của OSTA 
tại cut-off -1, độ nhạy và độ đặc hiệu là 79,14% 
và 69,14%, nếu lấy cut-off 0, độ nhạy và độ 
đặc hiệu là 95,09% và 40,33%. Như vậy nếu 
lấy giới hạn trên của OSTA tại cut-off 0 thì sẽ 
có 16% đối tượng nghiên cứu của chúng tôi 
không được sàng lọc loãng xương.
Từ đây chúng tôi quyết định dịch chuyển 
OSTA từ cut-off -4; -1 theo như tác giả Koh 
[9], sang cut-off -3; 0 để phù hợp với thực tế 
loãng xương ở phụ nữ mãn kinh Việt Nam.
- Tại cut-off 0 chúng tôi vẽ đường cong 
ROC và tính diện tích dưới đường cong AUC 
cho kết quả là 0,811 (biểu đồ 3). Giá trị này 
cho thấy OSTA là một công cụ tốt để sàng lọc 
loãng xương.
- Kết quả của (bảng 2) cho thấy tại cut-
off 0, đối tượng nghiên cứu có OSTA < 0 sẽ 
có nguy cơ mắc loãng xương cao gấp 13,09 
lần so với OSTA < 0, có ý nghĩa thống kê với 
95%CI (6,15 - 27,87). Độ nhạy và độ đặc 
hiệu của chỉ số OSTA tương ứng là 95,1% và 
40,3%, kết quả của chúng tôi cũng tương tự 
như kết quả của tác giả Koh với độ nhạy là 
91% và độ đặc hiệu là 41% [9].
- Kết quả của bảng (bảng 3) cho thấy 
tại cut-off -3, đối tượng nghiên có OSTA ≥ -3 
thì khả năng không bị loãng xương cao gấp 
29,58 lần so với đối tượng có OSTA < -3, có 
ý nghĩa thống kê với 95%CI: 8,99 - 97,23. 
Độ nhạy và độ đặc hiệu của OSTA tại cut-off 
-3 tương ứng là 27% và 98,8%. Độ đặc hiệu 
của chúng tôi cao hơn độ đặc hiệu của OSTA 
tại cut-off -4 theo nghiên cứu OSTA ở Trung 
Quốc (94,62%) [14]. Do đó OSTA tại cut-off -3 
rất có giá trị chẩn đoán loại trừ loãng xương.
•	 Biểu đồ 4 minh họa sự phân bố đối 
tượng nghiên cứu theo chỉ số OSTA tại cut-off 
0 và -3. OSTA > 0 thì đa số đối tượng nghiên 
cứu có T-score bình thường, với OSTA ≤ -3 
đa số đối tượng nghiên cứu có T-score ≤ -2,5. 
Với nhóm có OSTA dao động từ -3 đến 0 thì 
đối tượng nghiên cứu phân phố đều cho cả 
hai khu vực T-score > -2,5 và T-score ≤ -2,5.
2.2. Tỷ lệ nguy cơ của đối tượng nghiên cứu 
theo OSTA
Trong số 406 phụ nữ mãn kinh ≥ 40 tuổi có 
47 người nguy cơ cao bị loãng xương (11,6%), 
nguy cơ trung bình là 253 người (62,3%) đạt tỷ 
lệ cao nhất, nguy cơ thấp là 50 người (12,3%) 
theo chỉ số OSTA. Tỷ lệ nhóm nguy cơ có khác 
nhau theo kết quả nghiên cứu ở một số quốc 
gia châu Á khác [15], sự khác nhau này có thể 
liên quan tới tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ mãn 
kinh của Việt Nam cao hơn của các nước khác 
ở châu Á [13]. Tuy tỷ lệ nguy cơ loãng xương 
theo OSTA ở các quốc gia có chênh lệch giữa 
các nhóm nhưng tỷ lệ loãng xương trong nhóm 
đối tượng có nguy cơ cao theo OSTA đều cao 
hơn rất nhiều so với tỷ lệ đó ở nhóm nguy cơ 
thấp. Điều này cho thấy trong điều kiện nước ta 
cũng như một số quốc gia đang phát triển khác, 
nơi mà máy đo mật độ xương bằng DEXA vẫn 
chưa thực sự phổ biến thì OSTA vẫn có giá trị 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí 
 Số 16 - tháng 4/2016 Nội khoa Việt Nam 43
trong sàng lọc nguy cơ loãng xương. Cụ thể 
là với OSTA < -3, tức là đối tượng nằm trong 
nhóm nguy cơ loãng xương cao, có thể khuyến 
cáo cho đối tượng đi đo mật độ xương ngay 
thậm chí điều trị loãng xương luôn khi chưa 
có kết quả mật độ xương, với OSTA từ -3 đến 
0 cần thiết cho đo mật độ xương và cân nhắc 
điều trị loãng xương, với OSTA > 0 có thể trì 
hoãn đo mật độ xương
Trên cơ sở như trên chúng tôi thiết lập chỉ 
số OSTA cho người Việt Nam. Biểu đồ 5 là mô 
hình OSTA cho phụ nữ Việt Nam, mô hình này 
đã được điều chỉnh theo mô hình của tác giả 
Koh – 2001(biểu đồ 1). Để mô tả sự khác nhau 
giữa hai mô hình chúng tôi đưa ra giả thiết: một 
người phụ nữ mãn kinh 63 tuổi, nặng 43 kg 
gióng vuông góc từ cột tuổi và cân nặng sẽ cắt 
nhau tại điểm chấm trắng như trên hình minh 
họa. Nếu theo mô hình OSTA cũ điểm này sẽ 
nằm trong vùng màu da cam tức là có nguy 
cơ loãng xương trung bình theo OSTA, nhưng 
nếu theo mô hình OSTA sửa đổi của chúng 
tôi điểm này nằm trong vùng màu đỏ tức là có 
nguy cơ loãng xương cao theo OSTA. Thực tế 
ở Việt Nam, tỷ lệ loãng xương cao hơn so với 
các quốc gia phát triển, điều kiện kinh tế xã hội 
còn khó khăn đặc biệt là ở các khu vực nông 
thôn và vùng cao, hơn nữa người Việt Nam có 
đặc điểm chỉ đi khám bệnh khi có triệu chứng 
của bệnh, do vậy việc áp dụng mô hình OSTA 
Việt Nam sửa đổi như trên sẽ giúp sàng lọc 
loãng xương tốt hơn và phụ nữ mãn kinh Việt 
Nam sẽ có cơ hội được chẩn đoán và điều 
trị loãng xương sớm hơn, góp phần hạn chế 
biến chứng gãy xương, giảm gánh nặng cho 
gia đình và xã hội. 
V. KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ nguy cơ loãng xương theo OSTA
- Chỉ số OSTA < -3 tức có nguy cơ cao: 
11,6% (93,6% số phụ nữ này bị loãng xương).
- Chỉ số OSTA -3 ≤ OSTA ≤ 0 tức có nguy 
cơ trung bình: 62,3% (43,9% số phụ nữ này 
bị loãng xương).
- Chỉ số OSTA > 0 tương đương với nguy 
cơ thấp: 26,1% (92,4 % số phụ nữ này không 
loãng xương.
2. Độ nhạy, độ đặc hiệu và AUC (diện tích 
dưới đường cong) của chỉ số OSTA
- Độ nhạy: 95,1%
- Độ đặc hiệu: 40,3%
- AUC: 0,811 
- Trên cơ sở các thông số trên (độ nhạy, 
độ đặc hiệu và AUC), chỉ số nguy cơ cao đối 
với phụ nữ mãn kinh miền Bắc Việt nam cần 
dịch chuyển, tuổi có nguy cơ cao từ 65 – 69 
(tuổi) thành 60 – 64 (tuổi).
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Reginster J.Y, Burlet N. (2006). 
Osteoporosis: A still increasing prevalence. 
Bone. 38(2 Suppl 1), S4-S9
2. Palacios S, Borrego RS, Forteza A. 
(2005). The importance of preventive health 
care in post-menopausal women. Maturitas. 
Orthopedics. 35(9), 798-805.
3. Ferrer J, Neyro JL, Estevez A. (2005). 
Identification of risk factors for prevention and early 
diagnosis of a-symptomatic post-menopausal 
women, Maturitas;52 Suppl 1:S7–22
4. Strom O, Borgstrom F, Kanis JA, 
Compston JE, Cooper C, McCloskey E, 
Jonsson B. (2011). Osteoporosis: burden, 
health care provision and opportunities in the 
EU, Osteoporos doi
5. Trần Thị Tô Châu. (2002). Nghiên cứu 
đặc điểm lâm sàng về cơ xương khớp và đo 
mật độ xương gót bằng siêu âm trên phụ nữ 
mãn kinh Hà Nội. Luận văn thạc sĩ y hoc, tr 45
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 Tạp chí
Nội khoa Việt Nam Số 16 - tháng 4/201644
6. Strom O, Borgstrom F, Kanis J.A, 
et al. (2011). Osteoporosis: Burden, health 
care provision and opportunities in the EU. 
A report prepared in collaboration with the 
International Osteoporosis Foundation 
(IOF) and the European Federation of 
Pharmaceutical Industry Associations 
(EFPIA). Arch Osteoporos. 6(1-2), 59-155.
7. Burge R, Dawson-Hughes B, Solomon 
D.H, et al. (2007). Incidence and economic 
burden of osteoporosis-related fractures in 
the United States 2005-2025. J Bone Miner 
Res.22(3), 465-475.
8. 6 F. Cosman và CS. (2013). Clinician’s 
guide to prevention and treatment of 
osteoporosis
9. Koh và CS. (2001). A Simple Tool to 
Identify Asian Women at Increased Risk of 
osteoporosis, Osteoporos Int, 12:699–705
10. Nguyễn Xuân Trường. (2014). 
Nghiên cứu chỉ số osta và monogram trong 
chẩn đoán sàng lọc loãng xương ở nam giới. 
Luận văn thạc sĩ y học
11. Nguyễn Thị Thanh Hương. (2012). 
Osteoporisis, a major health problem in Viet 
Nam life style factors and determinants of 
bone mass
12. Nguyễn Huy Bình. (2006). Nghiên 
cứu thực trạng sức khỏe phụ nữ mãn kinh và 
đề xuất giải pháp can thiệp nhằm nâng cao 
chất lượng sống của lứa tuổi này
13. DAJ Muslim et al. (2012), 
Performance of osteoporosis self-tool for 
asian (OSTA) For primary osteoporosis 
in ipost menopause Malay women. Ma 
laysian Orthopaedic Journal Vol 6 No 1
14. Yong Yang và CS. (2013). Validation 
of an osteoporosis self-assessment tool 
to identify primary osteoporosis and 
new osteoporotic vertebral fractures in 
postmenopausal Chinese women in Beijing. 
BMC Musculoskeletal Disorders 2013, 14:271
15. Fujiwara S, et al. (2001). Curr Ther 
Res 62(8): 586-94
ABSTRACT
PERFORMANCE OF OSTEOPOROSIS SELF-ASSESSMENT TOOL FOR ASIAN (OSTA) 
FOR PRIMARY OSTEOPOROSIS IN POST-MENOPAUSAL VIETNAMESE WOMEN
The Osteoporosis Self-Assessment Tool for Asians (OSTA) score is a simple, valuable 
tool predicts women at risk of osteoporosis with the high sensitivity and the specificity. It can 
be used as a screening tool for patients at risk who would benefit from bone mineral density 
measurement and treatment. A cross-sectional study evaluated the performance of OSTA 
among 406 post-menopausal health Vietnamese women at the age from 40 and above 
from 12/2014 to 09/2015. Subjects with history of metabolic disease, presence of bone 
metastasis, significant renal impairment, previous bilateral oophorectomy, previous both hip 
fracture or prior use of any bisphosphonate were excluded from the study, were measured 
BMD by DEXA. Cutoff points of 0 as -3 were used for diagnosis in this study. The low risk 
category (index > 0) represented 26.1% of all women with only 92.4 % of the women in this 
category having normal BMD. The intermediate risk category (-3 to 0) represented 62.3% 
of participants, the prevalence of osteoporosis was 43.9%. The high risk group (index <-3) 
represented only 11.6% of participants. The prevalence of osteoporosis was very high 
(93.6%) in this group. Our study result OSTA with sensitivity and specificity of 95.1% and 
40.3% respectively and AUC (area under curve) 0.811. In conclusion, OSTA high risk index 
of women in the north of Vietnam should be changed in age column from 65 – 69 to 60 – 64. 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí 
 Số 16 - tháng 4/2016 Nội khoa Việt Nam 45
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đư ờng (ĐTĐ) là một bệnh nội 
tiết chuyển hoá, tỷ lệ mắc ĐTĐ ngày càng 
tăng, trong đó trên 90% là ĐTĐ týp 2. Có 
nhiều yếu tố liên quan đến sự phát sinh và 
phát triển của bệnh ĐTĐ như béo phì, rối 
loạn lipid máu (RLLPM), THA... Ở Việt Nam 
qua một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kiểm 
soát tốt glucose và RLLP máu chưa cao, các 
biến chứng vẫn còn nhiều. Trong quân đội hệ 
thống quân y được biên chế từ cấp cơ sở đến 
trung ương. Các cán bộ được kiểm tra sức 
khỏe định kỳ hàng năm, quản lý và điều trị các 
bệnh mạn tính khá chặt chẽ. Vì vậy chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu thực trạng kiểm soát 
glucose và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân 
nam đái tháo đường týp 2 là cán bộ điều trị tại 
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
Đối tượng: gồm 200 BN ĐTĐ týp 2 là cán 
bộ trong quân đội được theo dõi và điều trị tại 
khoa Nội Cán bộ (A1) và phòng khám cán bộ 
cao cấp C1-2 – Bệnh viện Trung ương Quân 
đội 108 từ tháng 1/ 2013 đến tháng 12/ 2014.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt 
ngang, tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo 
TCYTTG năm 1998, chẩn đoán ĐTĐ týp 2 
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE 
VÀ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN NAM 
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 LÀ CÁN BỘ ĐIỀU TRỊ 
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Trần Đình Thắng*, Nguyễn Văn Quýnh* 
*Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 200 bệnh nhân nam ĐTĐ týp 2 được theo dõi và điều trị tại khoa Nội 
A1 và phòng khám C1-3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2013 đến 12/2014 nhận 
thấy mức độ kiểm soát tốt glucosse, HbA1c và các thành phần lipid máu chưa cao.
- Kiểm soát tốt glucosse chiếm 27,5%, chấp nhận 39,5%, kém là 33%, mức độ kiểm 
soát tốt theo HbA1c chiếm 18%, chấp nhận 19,5%, kém là 62,5%.
- Kiểm soát tốt TG đạt thấp nhất là 26,0%, HDL-C cao nhất là 62,5%, đến CT là 39%, 
LDL-C là 30,5%. 
- Có mối liên quan giữa mức độ kiểm soát glucose, HbA1c với rối loạn lipid máu (OR 
là 2,16 và 1,68 với p <0,05).

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chi_so_osta_trong_danh_gia_nguy_co_loang_xuong_o.pdf