Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam

Bê tông chất lượng siêu cao là một trong những loại bê tông đầy triển vọng của thế kỷ 21, với các

tính chất đặc biệt như độ chảy cao, cường độ cao, độ thấm thấp và độ bền cao. Tuy nhiên, trong bê tông chất lượng siêu cao, lượng xi măng sử dụng rất lớn, khoảng 900 – 1000 kg/m3, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành và tính chất của sản phẩm. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng phụ gia khoáng thay thế một phần xi măng trong bê tông chất lượng siêu cao có ý nghĩa to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường, góp phần vào mục tiêu phát triển xây dựng bền vững.

Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về việc sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng silica fume

và tro bay để thay thế một phần xi măng trong chế tạo bê tông chất lượng siêu cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng này cải thiện đáng kể tính công tác và tăng cường độ nén của bê tông. Điều này góp phần quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng loại bê tông này trong công nghiệp xây dựng ở Việt Nam.

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 06/01/2024 6600
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam

Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG CHẤT LƯỢNG SIÊU CAO 
SỬ DỤNG HỖN HỢP PHỤ GIA KHOÁNG SILICA FUME 
VÀ TRO BAY SẴN CÓ Ở VIỆT NAM 
ThS. NGUYỄN CÔNG THẮNG, TS. NGUYỄN VĂN TUẤN, 
PGS.TS. PHẠM HỮU HANH, ThS. NGUYỄN TRỌNG LÂM 
Trường Đại học Xây dựng 
Tóm tắt: Bê tông chất lượng siêu cao là một trong những loại bê tông đầy triển vọng của thế kỷ 21, với các 
tính chất đặc biệt như độ chảy cao, cường độ cao, độ thấm thấp và độ bền cao. Tuy nhiên, trong bê tông chất 
lượng siêu cao, lượng xi măng sử dụng rất lớn, khoảng 900 – 1000 kg/m3, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến giá 
thành và tính chất của sản phẩm. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng phụ gia khoáng thay thế một phần xi măng 
trong bê tông chất lượng siêu cao có ý nghĩa to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường, góp phần vào mục 
tiêu phát triển xây dựng bền vững. 
Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về việc sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng silica fume 
và tro bay để thay thế một phần xi măng trong chế tạo bê tông chất lượng siêu cao. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy, việc sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng này cải thiện đáng kể tính công tác và tăng cường độ nén của bê 
tông. Điều này góp phần quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng loại bê tông này trong công nghiệp xây 
dựng ở Việt Nam. 
1. Giới thiệu 
Bê tông chất lượng siêu cao (BTCLSC) là loại bê tông có độ chảy cao, cường độ nén rất cao (thường lớn 
hơn 150 MPa), cường độ uốn lớn (khi sử dụng cốt sợi), độ thấm thấp và độ bền cao [1]. Sự ra đời của bê tông 
chất lượng siêu cao đã đánh dấu một bước ngoặt trong công nghệ bê tông với các tính chất đặc biệt về cường 
độ, độ bền, và độ ổn định thể tích. Các nghiên cứu phát triển và ứng dụng loại bê tông này được bắt đầu từ 
năm 90 của thế kỷ 20 và kể từ đó loại bê tông này đã được áp dụng ở một số nước phát triển như dùng để chế 
tạo các cấu kiện bê tông đúc sẵn, dầm cầu đúc sẵn, tấm lát mặt cầu, chế tạo các silo,... hoặc dùng tại chỗ để 
sửa chữa các kết cấu đã bị hỏng, dùng cho các cột chịu tải trọng lớn, dùng cho các bể chứa phế thải hạt 
nhân,... 
Vật liệu để chế tạo BTCLSC thông thường bao gồm cát thạch anh với kích thước khoảng 100-600µm, xi 
măng, silica fume, nước và phụ gia siêu dẻo. Trong đó, lượng xi măng khoảng 900-1000 kg/m3 [2] và đây là 
nhược điểm lớn nhất của loại bê tông này bởi vì sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến tính chất 
kỹ thuật, đồng thời việc sử dụng nhiều xi măng sẽ kéo theo sự ảnh hưởng về môi trường do lượng khí cacbonic 
thải ra trong quá trình sản xuất xi măng [3]. Việc nghiên cứu sử dụng các loại phụ gia khoáng để thay thế một 
phần xi măng trong bê tông chất lượng siêu cao là rất cần thiết. 
Trong số các phụ gia khoáng dùng cho bê tông, tro bay được đánh giá là có triển vọng để thay thế xi măng 
trong BTCLSC, với hiệu quả đạt được về kỹ thuật, về kinh tế và môi trường. Xét về mặt kỹ thuật, tro bay có 
thành phần hoá học với tổng hàm lượng các ôxyt (SiO2+ Al2O3+ Fe2O3) lớn hơn 70% (tro bay loại F theo ASTM 
C618 [4]). Các oxyt hoạt tính này có khả năng phản ứng với sản phẩm thuỷ hoá của xi măng (phản ứng 
pozơlanic) tạo ra các sản phẩm dạng CSH có cường độ cao, bền với môi trường hơn, đặc biệt tăng khả năng 
chống ăn mòn cho bê tông [5]. Bên cạnh đó, với hình dạng đặc trưng là các hạt hình cầu, mịn (đường kính hạt 
trung bình khoảng 9-15μm) nên việc sử dụng tro bay sẽ cải thiện tính công tác của hỗn hợp bê tông (hiệu ứng ổ 
bi – Ball bearing effect), làm tăng tính dẻo cho hỗn hợp bê tông, giảm lượng nước nhào trộn, tăng độ đặc cho 
bê tông, sẽ làm tăng cường độ cũng như khả năng chống thấm của bê tông [5]. Xét về mặt kinh tế - môi 
trường, theo thống kê [6], hàng năm ước tính các nhà máy nhiệt điện trên cả nước thải ra khoảng 2.3 triệu tấn 
tro bay, đến năm 2015 sẽ là 5 triệu tấn/năm, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Việc nghiên cứu 
sử dụng tro bay làm phụ gia khoáng sử dụng trong BTCLSC vừa góp phần làm giảm giá thành cho sản phẩm 
bê tông, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần vào mục tiêu phát triển xây dựng bền vững đồng thời vẫn đảm 
bảo các tính chất kỹ thuật của BTCLSC. 
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc sử dụng hỗn hợp tro bay và silica fume 
đến một số tính chất cơ lý của bê tông ở các điều kiện dưỡng hộ khác nhau. Trong đó, tro bay được sử dụng 
với các hàm lượng khác nhau, từ 10-40% theo khối lượng chất kết dính (CKD) gồm xi măng, silica fume và tro 
bay. Điều kiện bảo dưỡng mẫu được thực hiện ở 2 môi trường là dưỡng hộ tiêu chuẩn và dưỡng hộ nhiệt ẩm. 
2. Vật liệu chế tạo và phương pháp nghiên cứu 
2.1 Vật liệu chế tạo 
Vật liệu được dùng trong nghiên cứu gồm: xi măng Pooclăng Sông Gianh PC40 có các tính chất cơ lý trình 
bày ở bảng 1, với đường kính hạt trung bình khoảng 14μm; Silica fume (SF) dạng hạt rời của hãng Elkem, có 
đường kính hạt trung bình khoảng 0.15μm, hàm lượng SiO2 là 92.3%, chỉ số hoạt tính với xi măng là 113.5%; 
cốt liệu là cát thạch anh có đường kính cỡ hạt trung bình khoảng 300 μm ... p nhiễu xạ laze, trên cơ sở 
đó ta xác định được lượng sót của mỗi cấp hạt, tương ứng với các loại vật liệu, từ đó ta xác định mức độ 
lèn chặt lớn nhất của hỗn hợp hạt. Trong nghiên cứu này, tối ưu hóa thành phần hạt được tính toán theo lý 
thuyết do De Larrard và Sedran đề xuất [12, 13], trong đó hệ số lèn chặt của hỗn hợp hạt là 12.5 theo đề 
xuất của Jones, M. và các cộng sự [14]. Đối với hệ hỗn hợp hạt gồm cát - xi măng - FA- SF, lượng SF 
được cố định là 10% khối lượng chất kết dính (CKD), lượng FA sẽ thay thế lượng dùng xi măng tương ứng 
(từ 0-40%). Khi đó CKD sẽ bao gồm xi măng, SF và FA. Như vậy, thành phần hạt ở đây được xem xét như 
là hệ hai cấu tử gồm cát và CKD. Quan hệ giữa độ lèn chặt của hỗn hợp với tỷ lệ của vật liệu thành phần 
được thể hiện ở hình 2. Như vậy, dựa trên kết quả tính toán thì lượng tối ưu được xác định với tỷ lệ 
cát/(cát + CKD) là 0.50. Tỷ lệ phối hợp giữa 3 cấu tử lúc đó sẽ là 50% cát + 30% xi măng + 20% PGK. 
0.40
0.45
0.50
0.55
0.60
0.65
0.70
0.75
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1
Đ
ộ
 lè
n 
ch
ặt
 c
ủa
 h
ỗ
n 
hợ
p
Hàm lượng cát/(cát + CKD)
0%PGK 20%PGK 40%PGK
Hình 2. Độ lèn chặt của hỗn hợp hạt gồm: cát - xi măng - SF – FA; (SF cố định 10% CKD) 
Trên cơ sở tỷ lệ phối hợp giữa các cấu tử, đề tài tiến hành khảo sát với lượng dùng phụ gia khoáng tương 
ứng với các tỷ lệ (0-30%) trong hỗn hợp. Khi tỷ lệ N/CKD lấy cố định là 0.18 thì cấp phối bê tông được xác định. 
Bảng 2 thể hiện thành phần hỗn hợp cấp phối được sử dụng trong nghiên cứu. 
3.2 Cấp phối bê tông chất lượng siêu cao 
Từ kết quả tính toán tối ưu hóa thành phần hạt này, đề tài đã xác định được tỷ lệ của vật liệu thành phần, 
từ đó xác định được cấp phối bê tông sử dụng trong nghiên cứu (bảng 2). 
Giá trị hàm lượng PGSD sử dụng trong bảng 2 này là lượng PGSD dùng để đạt độ chảy loang của hỗn hợp 
bê tông trong khoảng 210-230 mm như đã đề cập ở phần trên. 
Bảng 2. Cấp phối bê tông chất lượng siêu cao sử dụng trong nghiên cứu 
STT 
Khối lượng CKD 
tính cho 1 m3 bê 
tông, (kg) 
N/CKD 
(theo khối 
lượng) 
Cát/CKD 
(theo khối 
lượng) 
SF, % 
(theo khối 
lượng của 
CKD) 
FA, % 
(theo khối 
lượng của CKD) 
PGSD, % 
(theo khối 
lượng của 
CKD) 
1 1122 0.18 1 0 0 1.20 
2 1105 0.18 1 10 0 1.00 
3 1089 0.18 1 20 0 1.00 
4 1073 0.18 1 30 0 1.20 
5 1057 0.18 1 40 0 2.15 
6 1110 0.18 1 0 10 1.00 
7 1098 0.18 1 0 20 0.90 
8 1086 0.18 1 0 30 0.85 
9 1093 0.18 1 10 10 0.80 
10 1081 0.18 1 10 20 0.70 
11 1070 0.18 1 10 30 0.65 
12 1059 0.18 1 10 40 0.60 
3.3 Quy trình thí nghiệm 
Máy trộn sử dụng trong nghiên cứu là máy trộn Hobart có dung tích 20 lít. Quy trình trộn hỗn hợp bê tông 
có thể thấy ở hình 3. 
Hình 3. Quy trình trộn hỗn hợp bê tông chất lượng siêu cao 
Các mẫu được đúc có kích thước 50 mm 50 mm 50 mm, sau đó được dưỡng hộ ở điều kiện tiêu chuẩn 
(nhiệt độ 27±2oC trong thời gian 24 3h), mẫu được tháo ra khỏi khuôn và chia làm 2 nhóm tiếp tục dưỡng hộ 
trong 2 môi trường khác nhau: 
- Tiếp tục dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn (́27±2oC, RH>95%); 
- Dưỡng hộ 02 ngày ở điều kiện nhiệt ẩm (90±5oC) sau đó tiếp tục dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn 
(́27±2oC, RH>95%). 
Cường độ nén của bê tông được xác định ở các tuổi 3, 7, 28 và 90 ngày. 
4. Kết quả và bàn luận 
4.1 Tính công tác của hỗn hợp bê tông 
Lượng dùng phụ gia siêu dẻo (PGSD) của hỗn hợp BTCLSC để đạt được giá trị đường kính độ chảy loang 
trung bình từ 210 – 230 mm được thể hiện ở hình 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng SF thay thế xi 
măng 10 - 20% thì tính công tác của hỗn hợp bê tông tăng. Sự cải thiện tính công tác của hỗn hợp bê tông khi 
có mặt SF là do hiệu ứng điền đầy. Theo Bache [15] cho rằng trong hỗn hợp bê tông có phụ gia siêu dẻo và tỷ 
lệ N/CKD thấp, các hạt SF siêu mịn chiếm chỗ của lượng nước lẽ ra nằm giữa các hạt xi măng vón tụ, làm tăng 
lượng nước tự do trong hồ và do đó làm tăng độ lưu động cho hỗn hợp bê tông. Tuy vậy, khi tăng hàm lượng 
dùng SF, do tỷ diện của SF rất lớn, khoảng 18.000-20.000 cm2/g [16, 17] nên cần một lượng nước rất lớn để 
thấm ướt bề mặt và hiệu ứng này không thể bù đắp lại được các hiệu ứng có lợi của SF. Điều này thấy rõ khi 
hàm lượng SF tăng lên 30% và 40% thì lượng phụ gia siêu dẻo tăng lên đáng kể [17]. 
Ngược lại với sự ảnh hưởng của việc thay thế SF, khi tăng hàm lượng FA thì độ chảy của hỗn hợp bê tông 
tăng. Điều này có thể giải thích là do các hạt FA có dạng hình tròn, nhờ hiệu ứng “ổ bi” sẽ làm giảm ma sát 
giữa các hạt, làm tăng tính công tác cho hỗn hợp bê tông. 
Trộn 2 
phút 
Trộn 1 
phút 
Trộn 2 
phút 
Trộn 2-5 
phút Hỗn hợp bột + 
70% 
nước 
Làm 
sạch 
thành cối 
trộn 
Phụ gia 
siêu dẻo 
+ 30% 
nước 
Làm 
sạch 
thành 
cối trộn 
Kết thúc 
Cát + xi 
măng + tro 
bay + silica 
fume 
Trộn 2 
phút 
 0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
0 10 20 30 40 50
H
àm
 lư
ợ
ng
 P
G
S
D
 (
%
)
Hàm lượng SF, FA và (SF+FA) (%) 
Hình 4. Quan hệ giữa lượng phụ gia siêu dẻo và 
phụ gia khoáng theo khối lượng chất kết dính, 
độ chảy từ 210-230 mm, N/CKD = 0.18 
4.2 Ảnh hưởng của lượng dùng tro bay đến cường độ nén của bê tông chất lượng siêu cao 
Ảnh hưởng của hàm lượng FA đến cường độ nén của BTCLSC thể hiện ở hình 5. Khi sử dụng FA đến 30% 
không có sự suy giảm cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày so với mẫu đối chứng, ở cả điều kiện dưỡng 
hộ tiêu chuẩn và dưỡng hộ nhiệt ẩm. 
Cường độ nén BTCLSC sử dụng 20% FA đạt giá trị lớn nhất ở cả chế độ dưỡng hộ tiêu chuẩn và dưỡng 
hộ nhiệt ẩm, tương ứng là 114 MPa và 153 MPa. Tiếp tục tăng hàm lượng FA thì cường độ nén của bê tông 
bắt đầu giảm. 
40
60
80
100
120
140
160
0 10 20 30
C
ư
ờ
ng
 đ
ộ
 n
én
 (
M
P
a)
Hàm lượng FA (% theo khối lượng CKD) 
40
60
80
100
120
140
160
0 10 20 30
C
ư
ờ
ng
 đ
ộ
 n
én
 (
M
P
a)
Hàm lượng FA (% theo khối lượng CKD) 
Hình 5. Ảnh hưởng của hàm lượng FA đến cường độ nén của BTCLSC, 
N/CKD = 0.18, (a) 27 2oC, (b) 90 5oC 
Ảnh hưởng của hàm lượng FA tới sự phát triển cường độ nén của bê tông theo thời gian thể hiện ở hình 6. 
28 ngày 
90 ngày 
7 ngày 
3 ngày 
t = 90 5oC 
SF 
10%SF + FA 
FA 
t = 27 2oC 
28 ngày 
90 ngày 
7 ngày 
3 ngày 
a) b) 
 0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
(0% FA) (10% FA) (20% FA) (30% FA)
C
ư
ờ
ng
 đ
ộ
 n
én
 (
M
P
a)
Hàm lượng FA (% theo khối lượng CKD)
Rn3
Rn7
Rn28
Rn90
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
(0% FA) (10% FA) (20% FA) (30% FA)
C
ư
ờ
ng
 đ
ộ
 n
én
 (
M
P
a)
Hàm lượng FA (% theo khối lượng CKD)
Rn3
Rn7
Rn28
Rn90
Hình 6. Ảnh hưởng của hàm lượng FA đến sự phát triển cường độ nén của BTCLSC 
 theo thời gian, N/CKD = 0.18, (a) 27 2oC, (b) 90 5oC 
Ở điều kiện dưỡng hộ tiêu chuẩn (t = 27±2oC), khi sử dụng hàm lượng FA là 10% và 20% thì cường độ nén 
của bê tông ở những ngày đầu tăng không nhiều so với mẫu đối chứng, nhưng sự phát triển cường độ ở tuổi 
về sau khá lớn, đặc biệt ở tuổi 90 ngày. Điều này có thể là do các hạt FA có dạng hình tròn, cấu trúc xốp, trong 
quá trình nhào trộn sẽ hút một lượng nước nhất định của hệ vào. Do quá trình thủy hóa của xi măng, theo thời 
gian độ ẩm của hệ sẽ giảm xuống, khi đó lượng nước trong các hạt FA sẽ cung cấp để quá trình thủy hóa xảy 
ra được triệt để hơn, điều này có thể làm tăng cường độ nén của bê tông. 
Với các mẫu được dưỡng hộ trong điều kiện nhiệt ẩm (t = 90o±5oC), tốc độ phát triển cường độ ở những 
ngày đầu tăng nhưng tốc độ phát triển cường độ ở tuổi dài ngày tăng không nhiều, chẳng hạn cường độ nén ở 
tuổi 90 ngày tăng không nhiều so với tuổi 28 ngày. Khi hàm lượng FA sử dụng tăng lên thì cường độ nén của 
bê tông giảm tương ứng với các điều kiện dưỡng hộ. 
Như vậy, cường độ nén BTCLSC sử dụng 20% FA đạt giá trị lớn nhất đối với cả hai chế độ dưỡng hộ tiêu 
chuẩn và dưỡng hộ nhiệt ẩm cao, tương ứng là 114 MPa và 153 MPa. 
4.3 Ảnh hưởng của sự kết hợp giữa silica fume và tro bay đến cường độ nén của bê tông chất lượng 
siêu cao 
Hình 7 thể hiện sự ảnh hưởng của hàm lượng silica fume và tro bay đến cường độ nén của bê tông, 
trong đó hàm lượng silica fume giữ cố định là 10% theo khối lượng CKD, và hàm lượng này được dùng 
cố định trong nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp SF và FA đến cường độ nén của BTCLSC. 
t = 90 5oC 
 t = 27 2oC a) 
b) 
40
60
80
100
120
140
160
180
0 10 20 30 40
C
ư
ờ
ng
 đ
ộ
 n
én
 (
M
P
a)
Hàm lượng FA (% theo khối lượng CKD) 
40
60
80
100
120
140
160
180
0 10 20 30 40
C
ư
ờ
ng
 đ
ộ
 n
én
 (
M
P
a)
Hàm lượng FA (% theo khối lượng CKD) 
Hình 7. Ảnh hưởng của hàm lượng FA đến cường độ nén BTCLSC, 
N/CKD = 0.18, (a) 27 2oC, (b) 90 5oC 
Ảnh hưởng của hàm lượng (SF và FA) đến hàm lượng PGSD sử dụng và cường độ nén của BTCLSC thể 
hiện ở hình 4 và hình 7. Qua kết quả thí nghiệm ta thấy khi có sự kết hợp giữa SF và FA hỗn hợp bê tông có 
lượng dùng PGSD ít hơn so với khi dùng đơn phụ gia khoáng, đồng thời cường độ nén của bê tông cao hơn 
khi sử dụng đơn phụ gia khoáng là FA với cùng hàm lượng. 
 Kết quả cho thấy cường độ nén lớn nhất của tổ hợp này đạt được khi lượng dùng FA là 20%, tương ứng 
giá trị cường độ nén của mẫu ở điều kiện dưỡng hộ tiêu chuẩn và nhiệt ẩm đạt được tại tuổi 28 ngày là 135 
MPa và 158 MPa. Ở điều kiện nhiệt ẩm khi lượng dùng FA đến 30% thì cường độ nén của bê tông đạt 152 
MPa. Như vậy, kể đến lượng dùng cố định SF là 10% thì tổng lượng dùng của phụ gia khoáng trong trường 
hợp này có thể nâng lên đến 40%, điều này mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng phụ gia khoáng thay 
thế xi măng để chế tạo BTCLSC. 
 Tốc độ phát triển cường độ nén ở các tuổi khác nhau ở 2 chế độ dưỡng hộ khác nhau thể hiện trên hình 8. 
Kết quả thí nghiệm có thể thấy rằng cường độ nén của BTCLSC ở điều kiện dưỡng hộ tiêu chuẩn cũng giống 
như quy luật phát triển cường độ của bê tông khi sử dụng đơn phụ gia khoáng, nghĩa là tương đối thấp ở tuổi 
ban đầu, cường độ bê tông tiếp tục tăng nhanh đến tuổi 90 ngày. Trong khi đó với điều kiện dưỡng hộ nhiệt 
ẩm, cường độ nén bê tông ở những ngày đầu tăng nhanh, và tăng không nhiều ở tuổi dài ngày, chẳng hạn ở 28 
và 90 ngày. 
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
(0% FA) (10% FA) (20% FA) (30% FA) (40% FA)
C
ư
ờ
ng
 đ
ộ
 n
én
 (
M
P
a)
Hàm lượng FA (% theo khối lượng CKD)
Rn3
Rn7
Rn28
Rn90
t = 27 2oC, 10%SF 
t = 27 2oC, 10%SF 
28 ngày 
90 ngày 
7 ngày 
3 ngày 
28 ngày 
90 ngày 
7 ngày 
3 ngày 
t = 90 5oC, 10%SF 
a) b) 
a) 
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
(0% FA) (10% FA) (20% FA) (30% FA) (40% FA)
C
ư
ờ
ng
 đ
ộ
 n
én
 (
M
P
a)
Hàm lượng FA (% theo khối lượng CKD)
Rn3
Rn7
Rn28
Rn90
Hình 8. Ảnh hưởng của hàm lượng FA đến sự phát triển cường độ nén của bê tông theo thời gian, 
hàm lượng SF cố định 10%, N/CKD = 0.18, (a) 27 2oC, (b) 90 5oC 
5. Kết luận 
 Dựa trên những kết quả nghiên cứu đạt được, một số kết luận có thể rút ra trong điều kiện nghiên cứu này 
như sau: 
 - Hoàn toàn có thể sử dụng tro bay ở Việt Nam thay thế một phần xi măng để chế tạo BTCLSC; 
 - Việc sử dụng tro bay thay thế một phần xi măng sẽ cải thiện tính công tác của hỗn hợp BTCLSC. Trong 
điều kiện dưỡng hộ nhiệt ẩm (90±5oC, RH>95%), lượng dùng 20% FA thay thế xi măng là tối ưu để chế tạo 
BTCLSC, khi đó cường độ nén cao nhất đạt được là 153 MPa. Đồng thời, lượng FA có thể dùng để chế tạo 
BTCLSC là 20% với chế độ dưỡng hộ nhiệt ẩm; 
- Khi sử dụng đơn phụ gia khoáng SF, hàm lượng 10% SF là tối ưu để chế tạo BTCLSC, khi đó cường độ 
nén đạt được lớn nhất là 152MPa và 160MPa tương ứng ở điều kiện dưỡng hộ tiêu chuẩn và dưỡng hộ nhiệt 
ẩm. Bên cạnh đó, lượng SF lớn nhất có thể sử dụng để chế tạo BTCLSC là 30%, để đạt cường độ nén theo 
yêu cầu (> 150 MPa); 
- Khi sử dụng kết hợp FA và SF sẽ làm tăng tính công tác của hỗn hợp BTCLSC. Tổng lượng dùng phụ gia 
khoáng có thể thay thế xi măng đến 40% mà cường độ nén của BTCLSC vẫn đạt theo yêu cầu (>150 MPa). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. AFGC-SETRA, Ultra High Performance Fibre-Reinforced Concretes. 2002, Paris, France: Interim Recmmendations, 
AFGC publication. 
2. RICHARD, P. and M.H. CHEYREZY, "Reactive Powder concretes with high ductility and 200-800 MPa compressive 
strength" in Mehta, P.K. (ED). Concrete Technology: Past, Present and Future, Proceedings of the V. Mohan Malhotra 
Symposium, 1994: p. ACI SP 144-24, 507-518. Detroit: Victoria Wieczorek. 
3. VOOA, Y.L. and S.J. FOSTERB, Characteristics of ultra-high performance 'ductile' concrete and its impact on 
sustainable construction. The IES Journal Part A: Civil & Structural Engineering, 2010. 3: p. 168–187. 
4. MEHTA, P.K. and V. MALHOTRA, High performance, high volume fly ash concrete. 2008, ACCA. 
5. Ramachandra, High-Volume Fly Ash and Slag concrete. Noyes, 1995: p. 800-837. 
6. LONG, L.Đ., Nghiên cứu sử dụng tro nhiệt điện đốt than tầng sôi tuần hoàn có khử khí sufua (CFBC) của Nhà máy 
Nhiệt điện Cao Ngạn cho sản xuất vật liệu xây dựng. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ, Viện Vật liệu Xây 
dựng, 2010. 
7. AHLBOR, T.M., E. J.PEUSE, and D.L. MISSON, Ultra-High-Performance-Concrete for Michigan Bridges Material 
Performance – Phase I. 2008, Center for Structural Durability Michigan Technological University. p. 152. 
8. LE, T.T., Ultra high performance fibre reinforced concrete paving flags. 2008, University of Liverpool: Liverpool. p. 374. 
t = 90 5oC, 10%SF 
b) 
9. AHLBORN, T.M., et al., Strength and Durability Characterization of Ultra-High Performance Concrete Under Variable 
Curing Conditions. TRB Annual Meeting, 2011: p. 1-19. 
10. KOLLMORGEN, G.A., Impact of Age and Size on the Mechanical Behavior of an Ultra-High Performance Concrete, in 
MS Thesis in Civil Engineering. 2004, Michigan Technological, University, Houghton, Michigan. 
11. GRAYBEAL, B.A., Characterization of the Behavior of Ultra-High Performance Concrete, in PhD Dissertation. 2005, 
University of Maryland, College Park, Maryland. 
12. LARRARD, F.D. and T. SEDRAN, Optimization of ultra-high-performance concrete by the use of a packing model. 
Cement and Concrete Research, 1994. 24(6): p. 997-1009. 
13. DE LARRARD, F., Concrete mixture proportioning: A scientific approach. Modern Concrete Technology Series, E&FN 
SPON, London, 1999. 
14. JONES, M., L. ZHENG, and M. NEWLANDS, Comparison of particle packing models for proportioning concrete 
constitutents for minimum voids ratio. Materials and Structures, 2002. 35(5): p. 301-309. 
15. BACHE, H.H., Densified Cement–Based/Ultrafine Particles-Based Materials. Proceedings, Second International 
Conference on Superplasticizer in Concrete, Ottawa, 1981: p. 185-213. 
16. C.HOLLAND, T., Silica Fume User’s Manual. Silica Fume Association, April 2005: p. 183. 
17. TUAN, N.V., Rice Husk Ash as a Mineral Admixture for Ultra High Performance Concrete, in Faculty of Civil 
Engineering and Geociences, Delft University of Technology, the Netherlands. 2011. p. 165. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_che_tao_be_tong_chat_luong_sieu_cao_su_dung_hon_h.pdf