Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp

Đặt vấn đề: Lồng ruột cấp là nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột ở trẻ dưới hai tuổi. Chẩn đoán chậm

trễ sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị thậm chí có thể tử vong. Đề tài nhằm mô tả các triệu chứng lâm sàng,

tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công và xác định các yếu tố liên quan chỉ định tháo lồng bằng phẫu thuật ở

trẻ dưới 2 tuổi bị lồng ruột cấp.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh

nhi ≤ 2 tuổi vào viện với triệu chứng tắc ruột, được chẩn đoán xác định lồng ruột cấp bằng siêu âm bụng.

Một số trường hợp đặc biệt sẽ chỉ định chụp X-quang bụng hoặc cắt lớp vi tính. Bệnh nhân được ưu tiên

chỉ định tháo lồng bằng hơi, nếu thất bại sẽ chuyển sang tháo lồng bằng phẫu thuật.

Kết quả: Có 70 trẻ trai và 48 trẻ gái trong độ tuổi từ 3 -24 tháng với trung vị 12,5 tháng. Triệu chứng lâm

sàng bao gồm: đau bụng khóc thét (100%), nôn (82,2%), phân máu (11,9%) và sờ thấy khối lồng (43,2%).

Bệnh nhân nhập với trong vòng 24 giờ sau khởi phát chiếm 80,5%. Tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công

98,3%. Lồng ruột đến muộn (≥ 24 giờ), phân máu và sự hiện diện tam chứng lồng ruột là các yếu tố tiên

lượng tháo lồng bằng phẫu thuật. Tất cả bệnh nhân hậu phẫu tốt, trung vị thời gian nằm viện 2 ngày đối với

tháo lồng bằng hơi và 6 ngày đối với nhóm phẫu thuật.

Kết luận: Chẩn đoán sớm lồng ruột cấp ở trẻ em góp phần tăng tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công,

giảm biến chứng và các nguy cơ khác cho trẻ.

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp trang 5

Trang 5

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp trang 6

Trang 6

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp trang 7

Trang 7

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 14460
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp

Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật ở trẻ bị lồng ruột cấp
Bệnh viện Trung ương Huế 
26	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	59/2020
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH 
THÁO LỒNG BẰNG PHẪU THUẬT Ở TRẺ BỊ LỒNG RUỘT CẤP
Hồ Hữu Thiện1, Nguyễn Hữu Sơn2, Nguyễn Thanh Xuân1 
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.59.4
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Lồng ruột cấp là nguyên nhân thường gặp gây tắc ruột ở trẻ dưới hai tuổi. Chẩn đoán chậm 
trễ sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị thậm chí có thể tử vong. Đề tài nhằm mô tả các triệu chứng lâm sàng, 
tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công và xác định các yếu tố liên quan chỉ định tháo lồng bằng phẫu thuật ở 
trẻ dưới 2 tuổi bị lồng ruột cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh 
nhi ≤ 2 tuổi vào viện với triệu chứng tắc ruột, được chẩn đoán xác định lồng ruột cấp bằng siêu âm bụng. 
Một số trường hợp đặc biệt sẽ chỉ định chụp X-quang bụng hoặc cắt lớp vi tính. Bệnh nhân được ưu tiên 
chỉ định tháo lồng bằng hơi, nếu thất bại sẽ chuyển sang tháo lồng bằng phẫu thuật.
Kết quả: Có 70 trẻ trai và 48 trẻ gái trong độ tuổi từ 3 -24 tháng với trung vị 12,5 tháng. Triệu chứng lâm 
sàng bao gồm: đau bụng khóc thét (100%), nôn (82,2%), phân máu (11,9%) và sờ thấy khối lồng (43,2%). 
Bệnh nhân nhập với trong vòng 24 giờ sau khởi phát chiếm 80,5%. Tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công 
98,3%. Lồng ruột đến muộn (≥ 24 giờ), phân máu và sự hiện diện tam chứng lồng ruột là các yếu tố tiên 
lượng tháo lồng bằng phẫu thuật. Tất cả bệnh nhân hậu phẫu tốt, trung vị thời gian nằm viện 2 ngày đối với 
tháo lồng bằng hơi và 6 ngày đối với nhóm phẫu thuật.
Kết luận: Chẩn đoán sớm lồng ruột cấp ở trẻ em góp phần tăng tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công, 
giảm biến chứng và các nguy cơ khác cho trẻ. 
Từ khoá: lồng ruột cấp, tháo lồng bằng hơi, tháo lồng bằng phẫu thuật. 
ABSTRACT
FACTORS DETERMINING OF OPERATIVE 
REDUCTION IN ACUTE INTUSSUSCETION OF CHILDREN
Ho Huu Thien1, Nguyen Huu Son2, Nguyen Thanh Xuan1
Background: Intussusception is the common cause of small intestinal obstruction in children under 
two years old. Late diagnosis can lead to a potentially worse condition. This prospective study aims to 
describe the clinical manifestation and develop the conservative management protocol for acute ileocaecal 
intussusception in children undertwo years old.
Methods: This prospective study was carried out in 118 consecutive patients under two years old. 
1. Khoa Ngoại Nhi CCB, BVTW Huế
2. Trung tâm Nhi, BVTW Huế
- Ngày nhận bài (Received): 29/9/2019; Ngày phản biện (Revised): 27/01/2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 20/02/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Hồ Hữu Thiện
- Email: thientrangduc@hotmail.com; SĐT: 0905130430
Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	59/2020	 27
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa rất thường 
gặp ở trẻ em [1], là tình trạng bệnh lý trong đó một 
đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột kề nó, gây 
nên hội chứng tắc ruột với 2 cơ chế: bịt nút và tắc 
nghẽn [1].
Lồng ruột có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, 
nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ hơn hai tuổi. Tại Việt Nam, 
trong ba năm từ 2009 - 2011, có tổng số 869 ca lồng 
ruột ở trẻ <12 tháng tuổi nhập viện ở thành phố Hồ Chí 
Minh, chiếm tỷ lệ 296/100.000 trẻ/năm [2]. Lồng ruột 
nếu không được chẩn đoán sớm sẽ dẫn đến nhiều 
biến chứng nghiêm trọng như hoại tử ruột, sốc có 
thể dẫn đến tử vong[3].
Hiện nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của y học, 
đặc biệt là các công cụ chẩn đoán hình ảnh, việc 
chẩn đoán và điều trị lồng ruột đã cải thiện đáng 
kể, tỷ lệ tử vong rất nhỏ, đặc biệt là ở Nhật Bản 
và Anh không có tử vong. Dù vậy, trên thế giới, tỷ 
lệ tử vong do lồng ruột vẫn còn, tỷ lệ này nhỏ hơn 
1 trẻ/100 - 2000 ca nhập viện và còn cao ở những 
nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi với tỷ lệ 
1/10 ca nhập viện [4].
Chẩn đoán lồng ruột thường được dựa vào các 
dấu hiệu lâm sàng điển hình như đau bụng đột ngột, 
nôn, ỉa máu, sờ được khối lồng [5,6]. Đôi khi, có 
những bệnh nhân do bệnh cảnh lâm sàng không điển 
hình nên việc chẩn đoán thường nhầm lẫn và muộn 
làm cho việc điều trị trở nên khó khăn, có nhiều biến 
chứng nghiêm trọng.
Vì thế, nhằm giúp chẩn đoán sớm, lựa chọn 
phương pháp điều trị thích hợp, tránh các biến 
chứng muộn nặng nề, chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, tỉ lệ tháo lồng bằng 
hơi thành công ở trẻ dưới 2 tuổi bị lồng ruột cấp.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến chỉ định 
tháo lồng bằng phẫu thuật.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Những bệnh nhân nhi dưới hai tuổi tuổi được 
khám và điều trị lồng ruột cấp tại Bệnh viện Trung 
ương Huế từ tháng 5/2017 – 5/2019.
Chẩn đoán xác định lồng ruột cấp ở trẻ em có thể 
dựa vào các công thức kinh điển sau đây [5]:
- Hội chứng tắc ruột + tiêu phân nhầy máu = 
lồng ruột.
- Hội chứng tắc ruột + khối u lồng = lồng ruột.
- Hội chứng tắc ruột + ... , 82,2%, 34,7% 
và 22,9%. Có 14 trường hợp đi cầu phân máu hoặc 
thăm trực tràng có máu, chiếm 11,9%. Dấu hiệu sờ 
được búi lồng chiếm 43,2%.
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng n %
Đau bụng (khóc thét) 118 100
Nôn 97 82,2
Bí trung đại tiện 41 34,7
Chướng bụng 27 22,9
Sốt 10 8,5
Phân máu 14 11,9
Sờ được khối lồng 51 43,2
Tiêu chảy 8 6,8
Tam chứng lồng ruột* 14 11,9
*Tam chứng lồng ruột bao gồm: nôn, đau bụng 
khóc thét, phân có máu.
Trong số 118 bệnh nhân, chỉ có một trường hợp 
được chỉ định tháo lồng bằng phẫu thuật ngay từ 
đầu, số còn lại được tháo lồng bằng hơi.
Có 115 trường hợp tháo lồng bằng hơi thành 
công (98,3%), hai trường hợp thất bại phải chuyển 
sang tháo lồng bằng phẫu thuật với kết quả tốt.
Cả ba trường hợp tháo lồng bằng phẫu thuật bảo 
tồn được đoạn ruột.
Tất cả 118 bệnh nhân sau tháo lồng không có 
biến chứng, trung vị thời gian hậu phẫu hai ngày 
đối với tháo lồng bằng hơi và sáu ngày với nhóm 
phẫu thuật.
Lồng ruột đến muộn (≥ 24 giờ), phân có máu và 
sự hiện diện của tam chứng lồng ruột là những yếu 
tố góp phần quyết định phương pháp tháo lồng bằng 
phẫu thuật (Bảng 3).
Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến phương pháp tháo lồng
Yếu tố
Tháo lồng bằng 
phẫu thuật (n=3)
Tháo lồng bằng 
hơi (n=115)
p
Tuổi
≤ 12 tháng 2 22
0,0870
> 12 tháng 1 93
Thời gian từ lúc khởi bệnh đến nhập viện
< 24 giờ 0 98
0,0166
≥ 24 giờ 3 17
Máu trong phân
Có 3 11
0,0071
Không 0 104
Thời gian xuất hiện máu trong phân
< 5 giờ 1 1
0,3182
≥ 5 giờ 2 10
Tam chứng lồng ruột
Có 2 12
0,0243
Không 1 103
Bệnh viện Trung ương Huế 
30	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	59/2020
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trung 
vị của tuổi mắc bệnh là 12,5 tháng, tỷ lệ lồng ruột 
cao nhất gặp ở nhóm tuổi 12-24 tháng tuổi. Kết quả 
này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh 
Trang tại Bệnh viện Trung ương Huế [7], lứa tuổi 
thường gặp là từ 5 – 22 tháng. Các nghiên cứu của 
thế giới đều thống nhất lồng ruột cấp thường hay 
gặp ở trẻ dưới 2 tuổi [8-11]. Trong khi đó, nghiên 
cứu của tác giả Võ Thị Thu Thủy [12], Chan Lee 
Giak tại Malaysia [13], Satter [14], lứa tuổi thường 
gặp nhất là dưới một tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh xảy ra 
ở nam nhiều hơn ở nữ, trẻ nam chiếm 59,3%, nữ 
chiếm 40,7%, tỷ lệ nam/nữ là 1,5/1. Kết quả của 
chúng tôi phù hợp với các tác giả khác trong và 
ngoài nước [12],[13],[15],[21]. Sự hơn hẳn về số 
lượng mắc bệnh của trẻ trai đã được ghi nhận qua 
tất cả các nghiên cứu lồng ruột trên thế giới [22], 
do đó nhiều nghiên cứu đã sử dụng dấu hiệu trẻ trai 
< 1 tuổi như là một tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán 
lồng ruột [23].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh 
nhân vào viện trước 48 giờ chiếm tỷ lệ cao 92,4% 
và nhóm ≥ 48 giờ chiếm 7,6%. Kết quả này chứng 
tỏ sự hiểu biết và chăm sóc của gia đình đối với 
trẻ cũng như khả năng chẩn đoán của tuyến y tế 
ngày càng cao. Kết quả cũng tương tự đối với các 
nghiên cứu của các tác giả Trần Thế Hệ [15], Võ 
Thị Thu Thủy [12].
Biểu hiện khối lồng: Tỷ lệ sờ thấy búi lồng trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 43,2%, thấp hơn so với 
nghiên cứu của Võ Thị Thu Thủy 63,3% [12], Chan 
Lee Giak 45,2% [13].
Lồng ruột có thể được nghi ngờ nếu có khối 
mềm được sờ thấy ở bụng hoặc qua khám trực 
tràng hoặc nhìn thấy trên phim bụng, chụp cắt lớp 
vi tính hoặc siêu âm. 
Nghiên cứu của chúng tôi có 14 bệnh nhân ỉa 
máu, chiếm tỷ lệ 11,9%. Kết quả của chúng tôi 
thấp hơn so với nhiều nghiên cứu trước đây, điều 
này có thể giải thích do bệnh nhân đến bệnh viện 
khá sớm, lúc chưa có biểu hiện ỉa máu [12,15,24]. 
Trong số 14 bệnh nhân ỉa máu, chỉ có hai bệnh 
nhân lồng ruột tự tháo.
Đau bụng: Đau bụng trong nghiên cứu của chúng 
tôi xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân, tương tự với 
tỷ lệ rất cao ở các nghiên cứu khác [12,15,25,26]. 
Đây là triệu chứng chính để bà mẹ đưa trẻ đi khám.
Triệu chứng đau bụng trong bệnh lồng ruột 
cấp được mô tả là trầm trọng, xoắn vặn, từng cơn, 
kéo dài khoảng 4 – 5 phút với khoảng nghỉ cách 
nhau 10 – 20 phút. Trong suốt thời gian đau, trẻ trở 
nên giãy giụa, hoặc trở nên tái nhợt, ngủ lịm [27]. 
Nhiều trẻ có dấu hiệu kích thích quấy khóc hoặc 
khóc thét là một biểu hiện của đau bụng.
Mức độ biểu hiện cơn đau cũng khác nhau tùy 
thuộc và thời gian vào viện. Vào viện sớm, cơn đau 
rõ rệt, vào viện muộn cơn đau không rõ nữa do ruột 
đã hoại tử, liệt ruột.
Nôn mửa: Triệu chứng nôn mửa trong nghiên 
cứu của chúng tôi đạt tỷ lệ 82,2%, kết quả này 
không khác biệt với nhiều nghiên cứu khác [12,24-
26,28].
Nôn mửa là một dấu hiệu quan trọng của lồng 
ruột và nó cũng là triệu chứng đầu tiên hay gặp của 
lồng ruột, đặc biệt ở trẻ ≤ 4 tháng tuổi. Khởi đầu, 
chất nôn chỉ có thức ăn trong dạ dày, tuy nhiên nếu 
chẩn đoán muộn và ruột đã bị tắc thì có thể nôn ra 
mật hoặc phân.
Tỷ lệ tam chứng kinh điển trong nghiên cứu của 
chúng tôi là 11,9% thấp hơn so với các tác giả khác 
Võ Thị Thu Thủy 31,57% [12], Trần Thị Lan Anh 
65,2% [25], Nguyễn Thị Minh Trang [7]. Điều này 
có thể do tỷ lệ bệnh nhân vào viện sớm trước 24 
giờ của chúng tôi cao hơn.
4.2. Các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu 
thuật
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước được 
Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	59/2020	 31
thực hiên nhằm tìm hiểu về các yếu tố lâm sàng và 
siêu âm giúp tiên lượng độ chặt lỏng của khối lồng, 
từ đó có hướng xử trí phù hợp, tránh kéo dài thời 
gian lồng ruột của bệnh nhân, giảm biến chứng 
nguy hiểm của bệnh và tăng hiệu quả khi điều trị 
tháo lồng [29].
Theo Katz và cộng sự [30], thời gian bị bệnh 
dưới 12 giờ, không có ỉa máu, không có tắc ruột, sờ 
được khối lồng và không có mất nước là những yếu 
tố tiên lượng sự thành công của tháo lồng bằng hơi 
(p < 0,001). Phân tích đa biến của nghiên cứu cho 
thấy tắc ruột, mất nước và thời gian bị bệnh kéo dài 
trên 12 giờ là những yếu tố tiên lượng sự thất bại 
của tháo lồng bằng hơi mặc dù chúng không phải 
là những chống chỉ định của tháo lồng bằng hơi. 
Các yếu tố này có thể làm giảm tỷ lệ thành công 
của tháo lồng không phẫu thuật, tăng khả năng có 
nguyên nhân thực thể và tăng nguy cơ bị tai biến 
khi tháo lồng.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có mối liên quan 
giữa thời gian vào viện và phương pháp điều trị. Kết 
quả này tương tự với các nghiên cứu trước đây của các 
tác giả Võ Thị Thu Thủy [12], Reijnen [29]. Điều này 
có thể giải thích được là do mốc thời gian chúng 
tôi khai thác được trong bệnh sử dựa theo lời khai 
của người nhà bệnh nhân chưa thật sự khách quan 
do phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá của người nhà 
bệnh nhân.
Theo Kuppermann [31], ỉa máu là một trong 
những yếu tố tiên lượng quan trọng nhất. Điều này 
có thể giải thích là do cơ chế sinh lí bệnh, khi lồng 
ruột, mạc treo ruột bị chèn ép giữa các lớp của khối 
lồng, các tĩnh mạch mạc treo ruột bị ứ máu, trong 
khi các quai ruột tiếp tục phù nề sẽ làm các tĩnh 
mạch bị chèn ép thêm, ứ máu rồi vỡ, gây chảy máu 
trong lòng ruột, dẫn tới ỉa máu. Ở giai đoạn muộn, 
do bị chèn ép mạnh, khối lồng sẽ thiếu máu cấp 
nên hoại tử, gây tắc ruột, thấm dịch vào ổ bụng. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự khác biệt 
trong thời gian ỉa máu giữa lồng ruột tự tháo và 
lồng ruột có can thiệp. Điều này có thể giải thích 
được là do mốc thời gian chúng tôi khai thác được 
trong bệnh sử dựa theo lời khai của người nhà bệnh 
nhân chưa thật sự khách quan do phụ thuộc vào 
đánh giá chủ quan của người nhà bệnh nhân, đồng 
thời số lượng bệnh nhân ỉa máu trong nghiên cứu 
của chúng tôi là rất thấp.
Trước đây, lồng ruột được chẩn đoán xác định 
khi có đủ các triệu chứng lâm sàng kinh điển (nôn, 
đau bụng khóc thét, ỉa máu, sờ thấy khối lồng. 
Trong nhóm các triệu chứng kinh điển thì ỉa máu 
là một yếu tố tiên lượng kết quả của tháo lồng bằng 
hơi. Ỉa máu xuất hiện càng sớm, ở trẻ càng nhỏ tuổi 
thì khả năng phẫu thuật càng cao [29].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có 
biểu hiện ỉa máu thì tỷ lệ phẫu thuật càng cao, nếu 
bệnh nhân có biểu hiện cả 4 triệu chứng kinh điển 
thì khả năng phẫu thuật càng tăng (p < 0,001). Tuy 
nhiên, thời gian xuất hiện từng triệu chứng dài 
ngắn khác nhau, vì vậy, nếu đợi đầy đủ cả 4 triệu 
chứng mới chẩn đoán thì sẽ gây chậm trễ trong 
việc điều trị. 
Do đó, việc áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán lồng 
ruột cấp của hiệp hội Brighton có ý nghĩa rất lớn 
trong việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời cho 
bệnh nhân, làm giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong 
của bệnh.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cung cấp các dữ liệu về triệu 
chứng lâm sàng của lồng ruột cấp ở trẻ dưới 2 
tuổi và tỉ lệ tháo lồng bằng hơi thành công rất cao 
(98,3%). Đồng thời xác định các yếu tố góp phần 
xác định tháo lồng bằng phẫu thuật bao gồm: Lồng 
ruột đến muộn (≥ 24 hours), phân có máu và sự 
hiện diện của tam chứng lồng ruột. Vì vậy, cần 
phát hiện sớm lồng ruột cấp ở trẻ em nhằm tăng tỉ 
lệ tháo lồng bằng hơi thành công, giảm biến chứng 
và các nguy cơ khác cho bệnh nhi.
Bệnh viện Trung ương Huế 
32	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	59/2020
1. Nguyễn Đình Hối, Lồng ruột, ed. Hoi. 2013: 
Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa, Nhà xuất bản Y 
học.
2. Van Trang N, Le Nguyen NT, Dao HT, et 
al. (2014). Incidence and epidemiology of 
intussusception among infants in Ho Chi Minh 
City, Vietnam. The Journal of pediatrics. 164: 
366-371.
3. Phạm Văn Lình, Lồng ruột cấp ở trẻ bú mẹ. 
Ngoại bệnh lý, ed. Linh. 2008: Nhà xuất bản Y 
học.
4. Clark AD, Hasso-Agopsowicz M, Kraus MW, et 
al. (2019). Update on the global epidemiology 
of intussusception: a systematic review of 
incidence rates, age distributions and case-
fatality ratios among children aged< 5 years, 
before the introduction of rotavirus vaccination. 
International journal of epidemiology.
5. Trương Nguyễn Uy Linh, Lồng ruột, ed. Linh. 
2018: Ngoại nhi lâm sàng, Đại học Y Dược 
Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học.
6. Nguyễn Thanh Liêm, Lồng ruột, ed. Liem. 2016: 
Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em, Nhà xuất bản Y học.
7. Nguyễn Thị Minh Trang, Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng, siêu âm và kết quả điều trị bệnh lồng 
ruột cấp ở trẻ em, ed. Trang. 2015: Luận văn 
thạc sĩ y học, Trường Đại học Y dược Huế.
8. Kumar B, Kumar M, Sinha AK, Anand U, 
Kumar A (2019). Intussusceptions in Children. 
Indian Journal of Surgery. 1-4.
9. Jo S, Lim IS, Chae SA, et al. (2019). 
Characteristics of intussusception among 
children in Korea: a nationwide epidemiological 
study. BMC pediatrics. 19: 211.
10. Amante S, Chaves M, Sousa R, et al. (2018). 
Pediatric intussusception: review and imaging 
contribute.
11. Okimoto S, Hyodo S, Yamamoto M, Nakamura 
K, Kobayashi M (2011). Association of viral 
isolates from stool samples with intussusception 
in children. International Journal of Infectious 
Diseases. 15: e641-e645.
12. Võ Thị Thu Thủy, Nghiên cứu lâm sàng, siêu âm, 
kết quả điều trị và yếu tố tiên lượng bệnh lồng 
ruột cấp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi tại Bệnh viện 
Trung ương Huế, ed. Thuy. 2009: Luận án chuyên 
khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
13. Giak CL, Singh H, Nallusamy R, et al. (2008). 
Epidemiology of intussusception in Malaysia: a 
three-year review.
14. Satter SM, Aliabadi N, Yen C, et al. (2017). 
Epidemiology of childhood intussusception in 
Bangladesh: Findings from an active national 
hospital based surveillance system, 2012–2016. 
Vaccine.
15. Trần Thế Hệ, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, 
cận lâm sàng và chỉ định điều trị lồng ruột cấp 
tính ở trẻ nhũ nhi tại Bệnh viện Trung ương Huế, 
ed. He. 2001: Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại 
học Y Dược Huế.
16. Chang Y-J, Hsia S-H, Chao H-C (2010). 
Emergency medicine physicians performed 
ultrasound for pediatric intussusceptions. 
International Journal of Infectious Diseases. 14.
17. Jo DS, Nyambat B, Kim JS, et al. (2009). 
Population-based incidence and burden of 
childhood intussusception in Jeonbuk Province, 
South Korea. International Journal of Infectious 
Diseases. 13: e383-e388.
18. Takeuchi M, Osamura T, Yasunaga H, et 
al. (2012). Intussusception among Japanese 
children: an epidemiologic study using an 
administrative database. BMC pediatrics. 12: 36.
19. Applegate KE, Sadigh G (2018). Intussusception 
in Infants and Children: Diagnostic Evidence-
Based Emergency Imaging and Treatment. 
Evidence-Based Emergency Imaging. 567-582.
20. Ogundoyin OO, Olulana DI, Lawal TA (2016). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghiên cứu các yếu tố xác định tháo lồng bằng phẫu thuật...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	59/2020	 33
Childhood intussusception: Impact of delay in 
presentation in a developing country. African 
journal of paediatric surgery: AJPS. 13: 166.
21. Hazra N, Karki O, Verma M, et al. (2015). 
Intussusception in Children: A Short-Term 
Analysis in a Tertiary Care Hospital. American 
Journal of Public Health. 3: 53-56.
22. Mehendale S, Kumar CG, Venkatasubramanian 
S, Prasanna T (2016). Intussusception in children 
aged less than five years. The Indian Journal of 
Pediatrics. 83: 1087-1092.
23. Bines JE, Liem NT, Justice F, et al. (2006). 
Validation of clinical case definition of acute 
intussusception in infants in Viet Nam and 
Australia. Bulletin of the World Health 
Organization. 84: 569-575.
24. Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Đào 
Trung Hiếu (2011). Đặc điểm lâm sàng và siêu 
âm lồng ruột được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi 
Đồng I. Y học Tp. Hồ Chí Minh. 3: 74-77.
25. Tran LAT, Yoshida LM, Nakagomi T, et al. 
(2013). A high incidence of intussusception 
revealed by a retrospective hospital-based study 
in Nha Trang, Vietnam between 2009 and 2011. 
Tropical medicine and health. 41: 121-127.
26. Buettcher M, Baer G, Bonhoeffer J, Schaad UB, 
Heininger U (2007). Three-year surveillance 
of intussusception in children in Switzerland. 
Pediatrics. 120: 473-480.
27. Bines JE, Ivanoff B, Justice F, Mulholland K 
(2004). Clinical case definition for the diagnosis 
of acute intussusception. Journal of pediatric 
gastroenterology and nutrition. 39: 511-518.
28. Hameed S (2006). Ultrasound guided hydrostatic 
reduction in the management of intussusception. 
The Indian Journal of Pediatrics. 73: 217-220.
29. Burge D (1991). Intussusception: Factors 
related to treatment: JAM Reijnen, C. Festen, 
and RP van Roosmalen. Arch Dis Child 65: 
871–873,(August), 1990. Journal of Pediatric 
Surgery. 26: 1251.
30. Katz M, Phelan E, Carlin J, Beasley S (1993). 
Gas enema for the reduction of intussusception: 
relationship between clinical signs and 
symptoms and outcome. AJR. American journal 
of roentgenology. 160: 363-366.
31. Kuppermann N, O’Dea T, Pinckney L, Hoecker 
C (2000). Predictors of intussusception in young 
children. Archives of pediatrics & adolescent 
medicine. 154: 250-255.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_xac_dinh_thao_long_bang_phau_thuat_o_t.pdf