Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

NHTM có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là cầu nối giữa các chủ thể trong nền

kinh tế, làm cho các chủ thể gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, tăng sự liên kết và năng động của toàn

bộ hệ thống. Ngày nay NHTM trở thành định chế tài chính không thể thiếu để vận hành nền kinh tế,

riêng hệ thống NHTM Nhà nước còn được coi là “cánh tay đắc lực” của Chính phủ trong thực thi

chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm

an sinh xã hội của đất nước. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh

trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền

gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung

ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết

khấu bảo lãnh, cung cấp dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Tuy nhiên, với đặc

điểm của TP.HCM, hệ thống NHTM chưa thể đi vào từng ngóc ngách của các hoạt động kinh tế nhỏ

lẻ. Mặc dù quy mô hoạt động ngày càng tăng, ngày càng có nhiều NHTM được thành lập mới,

nhưng kết quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn chưa thật sự vững chắc. Kết quả hoạt động

hàng năm của các NHTM trên địa bàn cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn

chưa cao. Các chỉ tiêu xếp loại hàng năm của hệ thống NHTM trên địa bàn là khá thấp. Hoạt động

của NHTM luôn gắn liền với nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển cao, hoạt động của NHTM càng

đa dạng và phong phú. Hơn nữa, các hoạt động của NHTM có mối quan hệ rất chặt chẽ, hỗ trợ lẫn

nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 22900
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
1147 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ 
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
Cao Cẩm Nhung, Trương Thị Anh Xuân, Trương Yến Khương 
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Phạm Hải Nam 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả vận dụng mô hình RE 
(Random effect model) để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại NHTM từ mẫu 
đại diện của 30 NHTM hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài 
chính của 30 NHTM từ năm 2012 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quy mô ngân 
hàng (SIZE), vốn Ngân hàng (CAP), lạm phát (INFL T), tăng trưởng kinh tế (GGDP) là các yếu tố tác 
động đến hiệu quả hoạt động của NHTM. 
Từ khóa: Hiệu quả, hoạt động, NHTM, RE. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
NHTM có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là cầu nối giữa các chủ thể trong nền 
kinh tế, làm cho các chủ thể gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, tăng sự liên kết và năng động của toàn 
bộ hệ thống. Ngày nay NHTM trở thành định chế tài chính không thể thiếu để vận hành nền kinh tế, 
riêng hệ thống NHTM Nhà nước còn được coi là “cánh tay đắc lực” của Chính phủ trong thực thi 
chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm 
an sinh xã hội của đất nước. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh 
trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền 
gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung 
ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết 
khấu bảo lãnh, cung cấp dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. Tuy nhiên, với đặc 
điểm của TP.HCM, hệ thống NHTM chưa thể đi vào từng ngóc ngách của các hoạt động kinh tế nhỏ 
lẻ. Mặc dù quy mô hoạt động ngày càng tăng, ngày càng có nhiều NHTM được thành lập mới, 
nhưng kết quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn chưa thật sự vững chắc. Kết quả hoạt động 
hàng năm của các NHTM trên địa bàn cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn 
chưa cao. Các chỉ tiêu xếp loại hàng năm của hệ thống NHTM trên địa bàn là khá thấp. Hoạt động 
của NHTM luôn gắn liền với nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển cao, hoạt động của NHTM càng 
đa dạng và phong phú. Hơn nữa, các hoạt động của NHTM có mối quan hệ rất chặt chẽ, hỗ trợ lẫn 
nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM. 
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống các NHTM 
trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn hiện nay là cần thiết nhằm đưa ra đề xuất hỗ trợ cho hoạt 
động của các NHTM được an toàn, hiệu quả và có lợi nhuận. 
1148 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1 Các lý thuyết về hiệu quả hoạt động 
Các nghiên cứu về khả năng sinh lời của ngân hàng hay hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cơ 
bản dựa trên nền tảng 2 lý thuyết: (1) Lý thuyết quyền lực thị trường (MP – market power) và (2) Lý 
thuyết cấu trúc hiệu quả (ES - efficient structure). 
Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient Structure): Theo Demsetz (1973), giả thuyết cấu trúc 
hiệu quả dự báo rằng, dưới áp lực cạnh tranh của thị trường, những công ty có hiệu quả sẽ chiếm 
được ưu thế và phát triển, chiếm lĩnh được thị phần lớn hơn và tạo ra được lợi nhuận cao hơn. Kết 
quả là thị trường sẽ tập trung hơn. 
Hiệu quả X (X-efficiency): Theo Rose và Hudgins (2010) những nghiên cứu về chi phí ngân hàng 
gần đây đã nêu ra một câu hỏi quan trọng: liệu là một ngân hàng có thể hoạt động ở mức hiệu 
quả tối đa theo khả năng mà không tính đến yếu tố quy mô? Câu hỏi này gây ra một vấn đề mà 
các nhà kinh tế gọi là hiệu quả X. 
Lý thuyết Cấu trúc Hành vi Hiệu quả (SCP- Structure – Conduct – Performance): Cuối 
những năm 1930, Mason đưa ra một khung lý thuyết thống nhất về kinh tế công nghiệp mới dựa 
trên lý thuyết về kinh tế công nghiệp của A. Marshall. Tiến trình nghiên cứu của Mason sau đó được 
phát triển bởi Bain, đã thiết lập lý thuyết về mối quan hệ nhân quả được gọi là mô hình Bain-
Masson hay mô hình SCP-cơ cấu ngành tác động đến hành vi của doanh nghiệp, để sau đó chính 
hành vi này lại quyết định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. 
2.2 Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 
Yếu tố bên trong: Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) tình hình hoạt động của ngân hàng là nội dung 
quan trọng để đánh giá các yếu tố bên trong của ngân hàng, thông qua việc xem xét các báo cáo 
tài chính và phân tích các tỷ số tài chính của ngân hàng, yếu tố chủ yếu: Quy mô hoạt động ngân 
hàng, Thời gian thành lập, Rủi ro tín dụng, Quản lý chi phí. 
Tóm lại, ngoài các yếu tố chủ yếu như trên còn có các yếu tố khác như vấn đề thanh khoản, phương 
pháp cho vay, mạng lưới hoạt động, hoạt động marketing cũng thường được xem xét khi nghiên 
cứu tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. 
Yếu tố bên ngoài: Theo Al-Tamimi (2010) và Aburime (2005), hiệu quả hoạt động của các ngân 
hàng thương mại có thể bị ảnh hưởng bởi nội bộ và các yếu tố bên ngoài: Chênh lệch Lãi suất, Lạm 
phát, và còn rất nhiều yếu tố khác như tỷ giá, từ đối thủ cạnh tranh và thị phần, mức độ tập trung 
của thị trường, môi trường pháp lý, mật độ dân số, điều kiện tự nhiên... cũng tác động đáng kể đến 
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 
2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm c liên quan 
Nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013) xem xét tác động của sự đa dạng hóa thu nhập đến khả năng 
sinh lời của hệ thống NHTM Tây Ban Nha. Dữ liệu nghiên cứu gồm 89 NHTM Tây Ban Nha giai đoạn 
1999-2009. Nghiên cứu áp dụng phương pháp dữ liệu bảng ước lượng SGMM. Kết quả nghiên cứu 
1149 
cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả, tỷ lệ lạm phát, 
tốc độ tăng GDP hàng năm, chỉ số tập trung ngành tác động cùng chiều với ROA và ROE; tỷ lệ dự 
phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, lãi suất, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt 
động tác động ngược chiều với ROA và ROE; tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tác động cùng chiều 
với ROA và tác động ngược chiều với ROE; trong đó quy mô tổng tài sản thì không tác động đến 
ROA, ROE. 
Nghiên cứu của Gemechu và Vincent (2013) tìm hiểu về yếu tố quyết định hiệu quả tài chính của 
ngân hàng thương mại ở Kenya. Dữ liệu nghiên cứu gồm 37 ngân hàng thương mại (24 ngân hàng 
thuộc sở hữu trong nước và 13 là thuộc sở hữu nước ngoài). Thời gian nghiên cứu từ năm 2001-2010. 
Nghiên cứu áp dụng phương pháp dữ liệu bảng ước lượng GLS (Generalized Least Square), các 
biến phụ thuộc là ROA, ROE, NIM. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tác động 
tiêu cực với ROA, ROE và NIM; tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tác động tích cực với ROA, NIM và 
tác động tiêu cực với ROE; tỷ lệ thanh khoản không có tác động với ROA, ROE và NIM; tỷ lệ tổng 
doanh thu hoạt động/tổng lợi nhuận có tác động tích cực với ROA, ROE và NIM; GDP có tác động 
tiêu cực với ROA và NIM và không có tác động với ROE; lạm phát tác động tiêu cực đến lợi nhuận 
của các ngân hàng thương mại tại Kenya trong giai đoạn nghiên cứu. 
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) xem xét sự đa dạng hóa thu nhập và 
các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nội dung xem 
xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời (ROA, 
ROE) của các thương mại Việt Nam. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm 22 ngân hàng thương mại tại 
Việt Nam, giai đoạn 2007-2013 với 154 quan sát. Nghiên cứu áp dụng phương pháp dữ liệu bảng 
ước lượng SGMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tiền gửi khách hàng 
trên tổng nợ phải trả tác động cùng chiều với ROA và ROE; các chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở 
hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tác động ngược chiều với ROA và 
ROE; tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tốc độ lạm phát hàng năm tác động cùng chiều với ROA; 
các chỉ tiêu quy mô tổng tài sản, tốc độ tăng GDP thì nghiên cứu không tìm thấy tác động của các 
chỉ tiêu này đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. 
3 H NH V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng với cấu trúc dữ liệu dạng bảng thông qua 
các phương pháp ước lượng hồi quy như Fixed Effects Model (FE), Random Effects Model (RE). Kiểm 
định Hausman được thực hiện để tìm mô hình phù hợp nhất. 
Mẫu nghiên cứu bao gồm 30 NHTM Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính. Dữ liệu 
vĩ mô từ Tổng cục Thống kê. Thời gian thu thập số liệu liên tục từ năm 2012 – 2018. 
4 KẾT UẢ NGHI N CỨU V THẢ UẬN 
4.1 Lợi nhuận trên t ng tài sản (ROA) 
ROA cho thấy mỗi đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, phản ánh rõ ràng nhất khả 
năng của ban lãnh đạo ngân hàng sử dụng các nguồn lực tài chính và đầu tư để tạo ra lợi nhuận. 
1150 
Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị Prob>Chi2 =0,0815 > 0,05 nên có thể kết luận là sử 
dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (RE) là phù hợp. Kết quả hồi quy theo phương pháp ước 
lượng RE đối với biến phụ thuộc ROA như sau: 
Bảng 1: Tóm tắt kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROA 
Biến độc ập Coef. P>t 
SIZE 0,0024 0,0000 
LLP -0,0899 0,1680 
LOAN 0,0022 0,5090 
CAP 0,0922 0,0000 
INFLAT 0,0627 0,0000 
GGDP 0,1984 0,0060 
_cons -0,1419 0,0000 
4 2 ợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thể hiện lợi nhuận ngân hàng thu được từ mỗi đồng vốn chủ sở 
hữu. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giá trị Prob>Chi2 =0,0780 > 0,05 nên có thể kết luận là 
sử dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (RE) là phù hợp. Kết quả hồi quy theo phương pháp 
ước lượng RE đối với biến phụ thuộc ROE như sau: 
Bảng 2: Tóm tắt kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROE 
Biến độc ập Coef. P>t 
SIZE 0,0420 0,0000 
LLP -1,3131 0,0560 
LOAN 0,0456 0,2030 
CAP 0,3635 0,0010 
INFLAT 0,6569 0,0000 
GGDP 2,0103 0,0090 
_cons -1,4839 0,0000 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố quy mô ngân hàng (SIZE), Vốn Ngân hàng (C P), lạm phát 
(INFL T), tăng trưởng kinh tế (GGDP) là các yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của 
NHTM và có ý nghĩa thống kê. 
1151 
5 KẾT UẬN V GỢI CH NH S CH 
5 1 Kết uận 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố đặc thù tác động đến hiệu quả hoạt động 
của các NHTM Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2018. Sử dụng mẫu dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam, 
bằng cách tiếp cận theo phương pháp random effect model, nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố đặc 
thù tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM là quy mô ngân hàng, vốn ngân 
hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP. 
5 2 Gợi ch nh sách 
Thứ nhất, các NHTM cần tăng quy mô tổng tài sản, từ đó có thể đầu tư vào công nghệ, mở rộng các 
chi nhánh và phòng giao dịch, đa dạng hóa khách hàng và danh mục đầu tư. Trong bối cảnh Cách 
mạng Công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ đối với các NHTM là rất quan trọng, thúc đẩy khả 
năng tiếp cận khách hàng, giảm chi phí giao dịch. Tuy nhiên, để có thể đầu tư vào công nghệ đòi 
hỏi các ngân hàng phải có chiến lược hợp lý và nguồn vốn lớn. 
Thứ hai, tăng vốn chủ sở hữu là nhu cầu bức thiết hiện nay của các NHTM, đặc biệt là các ngân 
hàng có sự chi phối của Nhà nước, cần có ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước khi cần tăng vốn. 
Việc tăng vốn vừa giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời vừa tăng khả năng an toàn về tài 
chính. Do đó, ngân hàng Nhà nước cần cho phép các NHTM mà Nhà nước nắm quyền chi phối 
được phép giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, giảm dần tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước, nới room 
cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. 
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, cần tăng cường vai trò quản lý và giám sát, tạo điều kiện để các 
ngân hàng có thể tăng vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo ra sự cạnh tranh công bằng 
giữa các ngân hàng. 
T I IỆU TH KHẢ 
[1] Demsetz. (2008). Industry Structure, Market Rivalry, and Public Policy, Industry Structure, 
Market Rivalry, and Public Policy. Journal of Law and Economics, Vol. 16, No. 1, pp. 1-9. 
[2] Trujillo-Ponce, A. (2013). What determines the profitability of banks? Evidence from Spain, 
Accounting and Finance, 53(2),pp. 561-586. 
[3] Gemechu, B. (2013). Determinants of Financial Performance of Commercial Banks in Kenya. 
International Journal of Economics and Financial, Issues, Vol. 3, No. 1, 2013, pp.237-252 
[4] Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh. (2015). Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động 
đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân 
hàng, số 106-107, tháng 01+02/2015, trang 13-24. 
[5] Rose, P. S. and Hudgins, S. C. (2010). Bank Management and Financial Services, 8th Edition, 
New York: The McGraw – Hill Companies. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_hoat_dong_cua_n.pdf