Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội

Việc đánh giá khả năng thoát lũ cũng như các biện pháp đảm bảo thoát lũ thiết kế của

một con sông (bao gồm lòng sông chính và bãi sông) luôn là nội dung cơ bản trong nhiệm vụ quy

hoạch lũ, tính toán giải pháp thoát lũ, bảo đảm an toàn đê điều và ổn định lòng dẫn.

Tuy nhiên, cho đến nay, trong thực tế, cơ sở khoa học để đánh giá khả năng thoát lũ khi xét đến sự

liên quan giữa khả năng thoát lũ với các yếu tố lòng dẫn, đặc điểm bãi sông thông qua tương tác

giữa dòng chảy lũ trên lòng chính và trên bãi sông chưa được xem xét một cách nghiêm túc và cũng

chưa được vận dụng trong lập quy hoạch lũ chi tiết hoặc dự án liên quan đến quản lý, sử dụng vùng

bãi sông ở Việt Nam nói chung và cụ thể là trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Nội dung nghiên cứu trình bày trong bài báo đã nêu lên các cơ sở khoa học và các yêu cầu cần

tính toán khi xem xét đánh giá thoát lũ thực tế trên sông làm căn cứ để đánh giá khả năng khai

thác bãi sông với yêu cầu không được làm giảm khả năng thoát lũ, làm mất an toàn đê điều cũng

như ổn định của lòng dẫn.

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 5

Trang 5

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 6

Trang 6

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 7

Trang 7

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 8

Trang 8

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 13080
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội

Nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa dòng chảy lũ của lòng và bãi sông đến thoát lũ đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 1
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC GIỮA DÒNG CHẢY LŨ 
CỦA LÒNG VÀ BÃI SÔNG ĐẾN THOÁT LŨ ĐOẠN SÔNG HỒNG 
KHU VỰC HÀ NỘI 
 Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đặng Hoàng Thanh, 
Nguyễn Ngọc Đẳng, Nguyễn Mạnh Linh 
 Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
Tóm tắt: Việc đánh giá khả năng thoát lũ cũng như các biện pháp đảm bảo thoát lũ thiết kế của 
một con sông (bao gồm lòng sông chính và bãi sông) luôn là nội dung cơ bản trong nhiệm vụ quy 
hoạch lũ, tính toán giải pháp thoát lũ, bảo đảm an toàn đê điều và ổn định lòng dẫn. 
Tuy nhiên, cho đến nay, trong thực tế, cơ sở khoa học để đánh giá khả năng thoát lũ khi xét đến sự 
liên quan giữa khả năng thoát lũ với các yếu tố lòng dẫn, đặc điểm bãi sông thông qua tương tác 
giữa dòng chảy lũ trên lòng chính và trên bãi sông chưa được xem xét một cách nghiêm túc và cũng 
chưa được vận dụng trong lập quy hoạch lũ chi tiết hoặc dự án liên quan đến quản lý, sử dụng vùng 
bãi sông ở Việt Nam nói chung và cụ thể là trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. 
Nội dung nghiên cứu trình bày trong bài báo đã nêu lên các cơ sở khoa học và các yêu cầu cần 
tính toán khi xem xét đánh giá thoát lũ thực tế trên sông làm căn cứ để đánh giá khả năng khai 
thác bãi sông với yêu cầu không được làm giảm khả năng thoát lũ, làm mất an toàn đê điều cũng 
như ổn định của lòng dẫn. 
Summary: The assessment of flood drainage capacity as well as measures to ensure designed 
flood drainage capacity of a river (including the main channel and flood plain ) is always the basic 
contents in planning for flood prevention and control and calculations of flood drainage solutions, 
safety of dikes and riverbed stability. 
However, up to now, the scientific basis for assessing the flood drainage capacity when 
considering the relationship between flood drainage capability and factors of river bed and flood 
plain conditions through interaction between flood flow on the river main chammel and on the 
flood plain has not been seriously considered nor used in the detailed flood prevention and control 
planning or projects related to the management and use of river flood plain in Vietnam in general 
and on the system of Red and Thai Binh rivers in particular. 
The contents of the research results presented in the paper has given the scientific basis and raised 
the calculation requirements when considering the actual flood drainage in the river as a basis 
for evaluating the ability of exploitation of river flood plains with the requirements not to reduce 
flood drainage capacity, safety of dykes as well as stability of the riverbed. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Đánh giá thoát lũ của một con sông, đoạn sông 
thường dựa trên một số yếu tố hình dạng lòng 
sông và bãi sông, cụ thể là hình thái mặt bằng, 
Ngày nhận bài: 22/4/2019 
Ngày thông qua phản biện: 20/5/2019 
chiều rộng thoát lũ trên mặt cắt... 
Việc đánh giá thoát lũ trên bãi sông, lòng sông 
không chỉ có ý nghĩa khi xem xét phân tích khả 
năng thoát lũ của một con sông mà còn đưa ra 
các nhận định về mức độ tác động của dòng 
Ngày duyệt đăng: 10/6/2019 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 2
chảy trên bãi sông đối với các tuyến đê, khu dân 
cư, hạ tầng... và tác động của dòng chảy trên 
lòng dẫn chính đối với ổn định lòng sông, bờ 
sông. 
Khi dòng chảy tràn bãi, khả năng thoát lũ bao 
gồm dòng chảy lũ ở lòng chính và trên bãi sông, 
giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Tác động 
của hướng dòng chảy bãi nếu không thuận lợi 
có thể cản trở đến việc thoát lũ của lòng chính, 
và cho cả mặt cắt sông. Vì vậy, khi đánh giá 
khả năng thoát lũ cũng như nghiên cứu giải 
pháp chỉnh trị phục vụ thoát lũ cần phải xem 
xét, giải quyết mối quan hệ giữa dòng chảy lòng 
chính và dòng chảy trên bãi sông một cách hợp 
lý nhất. 
Kết quả đánh giá tác động của dòng chảy lũ trên 
bãi sông và trên lòng chính cũng như mối tương 
tác giữa chúng cũng là cơ sở để xem xét các giải 
pháp chỉnh trị phục vụ quy hoạch phát triển dân 
cư, hạ tầng phù hợp, hạn chế các tác động bất 
lợi đồng thời cải thiện khả năng thoát lũ chung 
của con sông. 
Các nhận định trên sẽ được xem xét vận dụng 
để đánh giá hiện trạng thoát lũ của sông Hồng 
khu vực Hà Nội thông qua việc phân tích sự 
tương tác dòng chảy lũ trên bãi sông, lòng sông 
do ảnh hưởng của hình dạng lòng sông, bãi sông 
tại một số đoạn sông điển hình. 
2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TƯƠNG 
TÁC GIỮA DÒNG CHẢY LÒNG VÀ BÃI 
SÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THOÁT LŨ 
Để lượng hóa ảnh hưởng của hình dạng lòng 
sông, bãi sông đến thoát lũ, Barưsnhikop (Nga) 
đó phân tích sự tương tác dũng chảy lũ trên bãi 
sông, lòng sông thể hiện qua góc giữa trục hình 
học của bãi sông với lòng sông hay là góc tạo 
thành giữa trục động lực của dòng chảy trên 
lòng sông chính và trên bãi sông (ký hiệu góc 
 ) [1,3,6,7] 
Nghiên cứu của Barưsnhikop cũng cho thấy khả 
năng thoát lũ của đoạn sông chịu ảnh hưởng bởi 
góc này 
Barưsnhikop dùng góc chia tương tác dũng 
chảy lũ giữa lòng và bãi sông trên sông thành 5 
loại để đánh giá ảnh hưởng đến khả năng thoát 
lũ thực tế so với tính toán thoát lũ riêng rẽ trên 
lòng sông chính (QC) và bãi sông (QB) 
Hình thức tương tác loại 1: Trục động lực của 
dòng chảy lòng và bãi gần như song song ( 
0), ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ chủ yếu là 
do hiệu ứng động học giữa dòng chảy lòng và 
bãi. Tính đến hiệu ứng này, khả năng thoát lũ 
của sông loại 1 giảm khoảng 7% đến 10% so 
với phương pháp tính riêng rẽ QB (lưu lượng 
qua phần bãi sông) và QC (lưu lượng qua phạm 
vi lòng dẫn chính) 
Hình thức tương tác loại 2: Trục động lực của 
dòng chảy trên lòng dẫn chính và trên bãi sông 
phân tán theo góc ( mang dấu âm). Đây là 
loại thường gặp. Khi lũ vượt cao trình bãi, 
nước tràn vào bãi với vận tốc lớn, làm tăng khả 
năng thoát lũ của bãi. Cũng do tràn vào bãi, độ 
dốc mặt nước ở lòng sông tăng thêm, làm khả 
năng thoát lũ của lòng không giảm, có khi tăng 
thêm ít nhiều so với trường hợp tính riêng rẽ 
QB và QC. Kết quả là thoát lũ của loại sông nay 
lớn hơn so với kết quả tính thông thường. 
Hình thức tương tác loại 3: Trục động lực của 
dòng chảy trên lòng dẫn chính và trên bãi sông 
hội tụ với góc ( mang dấu dương). Ở mức 
nước lũ ngập bãi, nước trên bãi tràn vào lòng, 
làm cho vận tốc dòng chảy trên lòng dẫn chính 
(VC) chậm lại, độ dốc mực nước lòng dẫn chính 
(IC) giảm, do đó khả năng thoát lũ của phần lòng 
dẫn chính nhỏ hơn cách tính thông thường. Góc 
 càng lớn thì Qo càng giảm nhiều, tổn thất của 
QC có thể đến 50%, trong khi QB tăng không 
đáng kể, dẫn đến giảm đáng kể khả năng thoát 
lũ. 
Hình thức tương tác loại 4: Trục động lực của 
dòng chảy trên lòng dẫn chính và trên bãi sông 
(cả 2 bên) cắt nhau một góc . Có thể coi đây 
là sơ đồ tổng quát 0o < <500, tình hình giống 
như sông loại 2 và 3. Khi 900 tính chất 
tương hỗ của dòng chảy trên lòng dãn chính và 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 3
bãi đã biến đổi hẳn, lưu lượng lũ thoát qua bãi 
chiếm tỷ lệ đáng kể 
Hình thức tương tác loại 5: Là trường hợp 
tương tác giữa dòng chảy trên lòng dẫn chính 
và trên bãi phức tạp nhất gồm 2 bãi bên (B1 và 
B2), với cao trình 2 bãi và hướng dòng chảy 
khác nhau. Khi ngập bãi thấp (B1), nước từ bãi 
1 tràn vào lòng, tương tác lòng và bãi thuộc loại 
3. Khi ngập bãi cao (B2), nước từ lòng tháo qua 
bãi 2, tương tác lòng và bãi giống loại 2. Hình 
thái mặt bằng của bãi và lòng sông loại này gần 
như rất ít tồn tại và rất khó nhận dạng để phân 
tích. 
Hình 1: Các trường hợp tương tác giữa dòng chảy lũ trên lòng chính và bãi sông 
3. NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC GIỮA 
DÒNG CHẢY LÒNG VÀ BÃI SÔNG ẢNH 
HƯỞNG ĐẾN THOÁT LŨ TRÊN SÔNG 
HỒNG ĐOẠN HÀ NỘI 
3.1. Phương pháp và kịch bản nghiên cứu 
Phương pháp đánh giá tương tác giữa dòng 
chảy lũ và bãi sông dựa trên cơ sở khoa học nêu 
trên và các kết quả tính toán, phân tích trường 
phân bố dòng chảy bằng công cụ mô hình toán 
thủy lực 2D. 
3.1.1 Thiết lập mô hình toán thủy lực 2D [2,5] 
Tính toán dựa trên mô hình toán thủy lực - hình 
thái 2D (MIKE 21) do Phòng TNTĐ Quốc gia 
về động lực sông biển thiết lập năm 2017, 2018 
trong đề tài khoa học cấp Quốc Gia:” Nghiên 
cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng 
nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực 
nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng 
hạ du sông Hồng”. Trong khuôn khổ bài báo chỉ 
nêu khái quát kết quả thiết lập mô hình này cho 
phần thủy lực. 
a) Phạm vi thiết lập mô hình: đoạn sông Hồng 
qua Hà Nội từ Liên Mạc - Xuân Quan 
b) Tài liệu thiết lập, kiểm định mô hình: 
- Địa hình: bình đồ 1/5000 đo 2017, có đo bổ 
xung các công trình đầu năm 2018 
- Công trình, hạ tầng trên đoạn sông: được điều 
tra bổ xung năm 2017 
- Số liệu thủy văn, bùn cát tại 02 tuyến đo trên 
sông Hồng, sông Đống 
c) Các hình ảnh mô tả việc thiết lập mô hình 
- Biên mô hình: 
+ Biên trên: Liên Trì - Đan Phương (sông Hồng) 
+ Biên dưới: Hồng Vân (sông Hồng); Phù Đổng 
(sông Đuống) 
- Thiết lập lưới tính toán và địa hình của mô 
hình: mô tả trên hình 2,3 
A B
B 1
B 2
B 2
B 1
1
4
5
2 3
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 4
Hình 2: Lưới tính toán chi tiết khu vực dân cư trên bãi và khu vực công trình kè/mỏ hàn 
Hình 3: Thiết lập lưới tính toán tổng thể cho 
mô hình 2D sông Hồng đoạn qua Hà Nội 
Hình 4: Thiết lập địa hình mô hình 2D 
sông Hồng đoạn qua Hà Nội 
Hình 5: Mô tả thiết lập địa hình khu vực lòng, 
bãi sông từ cầu Thăng Long - bãi Bắc Cầu 
d) Kết quả kiểm định mô hình 6 
Hình 6: Kết quả kiểm định sự tương tự về 
trường phân bố Vtb thủy lực trên MC ngang 
lúc 17 h ngày 17/6/2018 tại 2 MC trên sông 
Hồng khu vực Hà Nội 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 5
Mô hình đã được kiểm định trong mùa lũ 2018 
(lũ nhỏ) với các yếu tố mực nước, lưu lượng, 
vận tốc.... tại các vị trí tuyến đo thực tế. Các kết 
quả kiểm định đều đảm bảo cho mô hình có thể 
thực hiện việc tính toán với các kịch bản dòng 
chảy. 
Dưới đây mô tả đại diện kết quả kiểm định đối 
với một yếu tố quan trọng nhất là kiểm định sự 
tương tự về trường phân bố vận tốc trên mặt cắt 
ngang cho 2 mặt cắt ngang trên sông Hồng có 
số liệu thực tế lũ 2018. 
3.1.2 Kịch bản nghiên cứu, tính toán 
- Địa hình lòng sông, hiện trạng bãi, công trình 
trên sông năm 2017 ( hiện trạng) 
- Trường hợp lũ thiết kế ( lũ 300 năm) tại Hà Nội 
3.2. Phân tích sự tương tác giữa dòng chảy lũ 
trên lòng chính và bãi sông, sông Hồng đoạn 
qua Hà Nội [3,4] 
3.2.1 Kết quả tính toán và phân tích trường 
dòng chảy trên đoạn sông Hồng qua Hà Nội 
Kết quả mô tả dưới đây chỉ thể hiện trường 
dòng chảy trên đoạn sông ở từng khu vực phục 
vụ mục đích phân tích tương tác giữa dòng chảy 
trên bãi sông và lòng sông chính. Các kết quả 
phân tích khác như mực nước, lưu lượng... 
không thể hiện. 
Hình 7: Trường phân bố vận tốc dòng chảy 
trên các mặt cắt ngang đoạn sông Hồng qua 
Hà Nội, với lũ thiết kế (lũ 300 năm)
Hình 8: Chi tiết trục động lực dòng chảy tại các khu vực trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 6
3.2.2 Phân tích loại hình tương tác giữa dòng 
chảy lũ trên lòng chính và bãi sông 
Từ các kết quả tính toán và hình vẽ mô tả trường 
dòng chảy trên lòng và bãi sông trên từng khu 
vực đã xác định được loại tương tác dòng chảy 
lũ giữa lòng và bãi sông trên các khu vực thuộc 
đoạn sông Hồng qua Hà Nội theo phương pháp 
Barưsnhikop như sau: 
Bảng 1: Xác định góc ( ) và xác định loại hình tương tác dòng chảy lũ giữa lòng 
và bãi sông trên các khu vực thuộc đoạn sông Hồng qua Hà Nội 
TT 
Tên các khu vực 
bãi sông 
Góc (độ) 
Loại hình 
tương tác 
Ghi chú 
1 Tầm Xá (11o÷14o) / 12o Loại 2 
(44o÷47o) / 46o Loại 3 
2 Long Biên - Gia Lâm (19o÷20o) / 19o Loại 2 
(31o÷34o) / 32o Loại 3 
3 Kim Lan - Văn Đức (28o÷34o) / 30o Loại 4 
(51o÷54o) / 52o Loại 3 
4 Thanh Trì 0o Loại 1 
Hình 9: Góc ( ) thể hiên sự tương tác dòng chảy lũ giữa lòng và bãi sông trên các khu vực 
thuộc đoạn sông Hồng qua Hà Nội [4] 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 7
3.3. Đánh giá các tác động đến khả năng 
thoát lũ thực tế của lòng và bãi sông 
3.3.1 Đánh giá khả năng thoát lũ thực tế của 
từng khu vực/vị trí trên sông có xét đến hiện 
trạng lòng sông, bãi sông 
Các phân tích trường dòng chảy theo 
Barưsnhikop để xác định góc ( ) và phân loại 
tương tác dòng chảy lũ giữa lòng và bãi sông 
trên các khu vực thuộc đoạn sông Hồng qua 
Hà Nội đã đánh giá khả năng thoát lũ tai các 
khu vực này tùy theo loại hình tương tác từ 
loại 1 đến loại 4. Tuy nhiên, trong thực tế, các 
kết quả đánh giá khả năng thoát lũ của từng 
khu vực theo các loại hình tương tác trên vẫn 
mang tính lý luận vì chưa xem xét thực trạng 
của vùng bãi sông cũng như các tác động của 
nó đến thoát lũ thực tế. 
Nhìn chung, trên đoạn sông Hồng qua Hà Nội 
lòng chính vẫn đóng vai trò quan trọng trong 
việc thoát lũ, tuy nhiên, tỉ lệ giữa lưu lượng lũ 
trên lòng chính và trên bãi sông luôn có những 
biến động và khác biệt ở từng khu vực/vị trí 
trên sông. Sự khác biệt này liên quan với mặt 
bằng tuyến đê hiện tại cũng như việc khai thác 
lòng sông, bãi sông, cụ thể từng vị trí sau, do 
vậy bên cạnh sử dụng phương pháp phân tích 
theo Barưsnhikop cần thiết phải phân tích bổ 
xung các đành giá khả năng thoát lũ thực tế 
dựa trên các tính toán lưu lượng tại từng khu 
vực/vị trí có xét đến hiện trạng lòng sông, bãi 
sông 
3.2. Phân tích khả năng thoát lũ thực tế 
từng khu vực/vị trí có xét đến hiện trạng 
lòng sông, bãi sông đoạn sông Hồng qua Hà 
Nội [4] 
a) Các vị trí bị co hẹp bởi tuyến đê chính: 
Các vị trí loại này điển hình ở thượng lưu cầu 
Thăng Long và cầu Chương Dương, tại đó, 
khả năng thoát lũ chỉ tập trung trong lòng 
chính với tỉ lệ gần như tuyệt đối, bãi sông gần 
như không tồn tại vị trí sô Qb/Q 0. Ta gọi là 
vị trí loại A 
b) Các vị trí bị co hẹp do nhà cửa chiếm chỗ 
trên bãi sông 
Là những vị trí mà việc xây dựng nhà cửa 
không được qui hoạch đã chiếm hầu hết 
không gian trên bãi sông gần như phủ kín bãi 
sông dẫn đến khả năng thoát lũ qua bãi sông 
rất thấp, lưu lượng lũ qua bãi sông chỉ chiếm 
tỷ lệ <5% so với tổng lưu lượng lũ. Các khu 
vực bãi sông này gọi là vị trí loại B, bao 
gồm: 
+ Bãi phía bờ phải và trái đoạn từ cầu Thăng 
Long đến đầu bãi Tầm Xá 
+ Bãi sông bờ phải từ cuối bãi tứ Liên đến đầu 
bãi Thanh Trì. 
+ Bãi sông bờ trái từ vị trí nối tiếp giữa đê tả 
Hồng với hữu Đuống Hồng đến hạ lưu cầu 
Chương Dương. 
+ Bãi sông bờ phải đoạn Bát Tràng - Cống 
Xuân Quan. 
c) Các vị trí bãi sông rất rộng và mật độ nhà 
cửa trên bãi sông còn thấp: 
Điển hình cho các vị trí này gồm: bãi Tầm Xá; 
bãi Long Biên - Gia Lâm; bãi Kim Lan - Văn 
Đức được gọi là vị trí loại C 
Đặc điểm thoát lũ ở các vị trí này là tỉ lệ lưu 
lượng thoát lũ trên dòng chính giảm trong khi 
lưu lượng thoát lũ trên bãi sông gia tăng đáng 
kể. Tỷ lệ thoát lưu lượng lũ trên các bãi sông 
dao động từ 10% đến 35% so với tổng lưu 
lượng lũ. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 8
Với 3 loại vị trí điển hình trên đây, cho thấy 
đi từ loại A đến loại C khả năng thoát lũ qua 
vùng bãi sông tăng dần 
4. TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN 
Trong việc đánh giá khả năng thoát lũ của con 
sông, đoạn sông, phương pháp Barưsnhikop 
đã đưa ra được các đánh giá về khả năng thoát 
lũ dựa trên phân loại tương tác dòng chảy giữa 
lòng và bãi sông và đây là cách làm hết sức 
khoa học, tuy nhiên phương pháp này chưa đề 
cập được các tác động của hình thái mặt bằng 
cũng với phát triển bãi sông đến khả năng 
thoát lũ thực tế của đoạn sông Hồng qua Hà 
Nội hay cụ thể là thoát lũ qua từng khu vực, 
vị trí bãi sông. Do vậy cần thiết phải có bổ 
xung các phân tích, đánh giá khả năng thoát 
lũ thực tế dựa trên các tính toán lưu lượng 
thoát lũ từng khu vực/vị trí có xét đến hiện 
trạng lòng sông, bãi sông. 
Việc áp dụng phương pháp Barưsnhikop cùng 
với các phân tích, đánh giá bổ xung nêu trên 
hết sức cần thiết đối với việc đưa ra các biện 
pháp quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển 
cũng như đảm bảo an toàn dân sinh trên các 
bãi sông đồng thời gia tăng khả năng thoát lũ, 
an toàn đê điều, ổn định lòng dẫn. 
5. KẾT LUẬN 
Việc sử dụng các phương pháp Barưsnhikop 
phân tích tương tác dòng chảy lũ giữa lòng và 
bãi sông để xác đinh loại hình tương tác cũng 
như đánh giá khả năng thoát lũ thực tế qua bãi 
sông trên các vị trí/khu vực sông có các đặc 
trưng hình thái cũng như đặc điểm phát triển 
khác nhau đã được xem xét, đề cập trong một 
số nghiên cứu trước đây với mục tiêu chính 
là làm gia tăng khả năng thoát lũ chung của 
con sông/đoạn sông, các nghiên cứu vận dụng 
chi tiết cho đối tượng quản lý, sử dụng bãi 
sông ít được đề cập. 
Từ sau năm 2000 đến nay và nhất là sau khi 
quyết định 257/QĐ-TTg về quy hoạch lũ đê 
điều trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình 
được phê duyệt tháng 3/2016, các yêu cầu 
trong việc quản lý hiện trạng, quản lý khai 
thác, hướng dẫn sử dụng bãi sông một cách 
khoa học là rất cấp thiết để không ảnh hưởng 
xấu đến thoát lũ và ổn định lòng dẫn đồng thời 
cũng cho phép phát triển có giới hạn một phần 
không gian trên bãi sông cho dân sinh, hạ 
tầng, kinh tế. 
Vì vậy việc xem xét vận dụng lại các phương 
pháp phân tích tương tác dòng chảy lũ giữa 
lòng và bãi sông để xác đinh loại hình tương 
tác kết hợp với đánh giá thoát lũ thực tế qua 
bãi sông dựa trên các đặc trưng hình thái, đặc 
điểm phát triển bãi sông là một trong các 
hướng tiếp cận nghiêm túc mang tính khoa 
học và phù hợp thực tế quản lý, khai thác các 
bãi sông trên hệ thống sông Hồng, sông Thái 
Bình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Ngọc Quỳnh; Nghiên cứu xác lập quan hệ hình thái lòng sông với khả năng thoát lũ trên 
sông Hồng đoạn Sơn Tây-Hưng Yên. Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Thủy lợi, 2006; 
[2] Nguyễn Ngọc Quỳnh; Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hoàn thiện hành lang thoát lũ 
cho sông Hồng (Sơn Tây- Cửa Luộc), đề tài cấp Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009; 
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 54 - 2019 9
[3] Vũ tất Uyên; Tổng quan các nghiên cứu thoát lũ của nước ngoài, bản tổng hợp từ các tài 
liệu của Liên Xô cũ. Viện KHTL, 2009; 
[4] Đặng Hoàng Thanh; Tính toán thuỷ lực, xác lập tuyến thoát lũ quy hoạch và ổn định lòng 
dẫn đoạn sông Hà Nội qua khu vực dự án khu đô thị, du lịch sinh thái và sân Golf Long Biên. 
Viện KHTL, 2008; 
[5] Trần Đình Hòa & nnk; nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng 
phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng. 
Đề tài cấp Quốc Gia, Viện KHTL, 2018; 
[6] JANSEN P.Ph: Principles of River Engineering, 1978; 
[7] PRZEDWOJSKI, B; BLAZEJEWSKIR; PILARCZYK.K.W. River training techniques 
foundemantents, design and application, Brookfield, 1995. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_tuong_tac_giua_dong_chay_lu_cua_long_va.pdf