Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket

TÓM TẮT

Sóng khóa nẹp là một trong các tiêu chí quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng sản

phẩm áo jacket khi sản xuất may công nghiệp. Để xác định các thông số công nghệ tối ưu

làm giảm thiểu hiện tượng sóng khóa nẹp, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số yếu tố

ảnh hưởng đến hiện tượng sóng khóa nẹp. Nghiên cứu đã được triển khai theo phương pháp

quy hoạch thực nghiệm trực giao đa biến với sự trợ giúp của phần mềm Design Expert 11.0

để thiết kế thí nghiệm, xử lý số liệu và xây dựng phương trình hồi quy thực nghiệm. Đã xác

định ảnh hưởng của đồng thời bốn yếu tố dài nẹp áo, chiều dài mũi may, độ nén chân vịt, độ

cao thanh răng đến độ cao sóng khóa nẹp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chiều dài nẹp áo có

ảnh hưởng lớn nhất đến cao sóng khóa nẹp. Áp dụng mô hình tối ưu hóa, nghiên cứu đã xác

định được mô hình bậc hai có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu đã xác định được

phương án công nghệ gia công tối ưu để giảm thiểu mức độ tạo sóng khóa nẹp: dài nẹp áo

= 553,467mm (có thể qui đổi thành tỉ lệ giữa chiều dài của vải và khóa là 100,63%), chiều

dài mũi may = 3,453mm, độ nén chân vịt = 28,535mm, độ cao thanh răng = 0,978mm.

Từ khóa: jacket, sóng khóa nẹp,tối ưu.

ABSTRACT

Wavy splint zipper is one of important criteria in checking jacket product quality when

manufacturing in industrial process. Determining the optimal technological parameters to

minimize the wave buckle brace phenomenon. We have studied a number of factors

affecting the wavy splint zipper phenomenon. The study was conducted according to the

method of multivariate orthogonal experimental planning with the help of Design Expert

11.0 software to design the experiments, process data and establish the experimental

regression equations. Determined the effects of 4 elements at the same time: the length of

shirt, stitch length, compression presser foot, the height of tooth, compression presser foot,

the height of tooth bar to wave brace height. The research’s result showed that the splints

shirt length has the most effect on the height of wave buckle brace. Applying the

optimization model the research has identified that the quadratic model has the statistical

significant. The research’s results have indentified the optimal machining technology to

reduce the level of the splint wave: brace strip = 553.467mm ( converted to the ratio

between the length of the fabric and the buckle is 100.63%) stitch length = 3.453mm,

presser foot compression = 28.535mm, tooth bar height = 0.978mm.

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket trang 5

Trang 5

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 13360
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket

Nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố công nghệ đến hiện tượng sóng khóa nẹp áo Jacket
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 57 - No. 2 (Apr 2021) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 109
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ 
ĐẾN HIỆN TƯỢNG SÓNG KHÓA NẸP ÁO JACKET 
RESEARCH ON SOME TECHNOLOGY FACTOR’S EFFECT OF JACKET’S WAVY SPLINT ZIPPER 
Lã Thị Ngọc Anh1,* , Nguyễn Kiều Oanh1,2 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong sản xuất công nghiệp hàng may mặc, 
các nhà sản xuất thường phải đối mặt với áp lực 
ngày càng cao về việc phải thỏa mãn các yêu cầu 
ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Đó là 
yêu cầu về thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm. 
Một trong những mặt hàng may mặc được sản 
xuất nhiều nhất là sản phẩm áo jacket. Áo jacket 
thường có kết cấu khóa kéo ở phần trước ngực. 
Thực tế, đã có hiện tượng dây khóa kéo bị biến 
dạng uốn cong và co tại đường liên kết chính 
giữa thân trước của áo jacket. Ở vị trí đường liên 
kết này có các lớp vật liệu may và khóa kéo. 
Nguyên nhân của hiện tượng này là sự xê dịch 
tương đối giữa các lớp vải và khóa, sự uốn cong 
và sự co dúm của vải tạo nên những sóng liên tục 
theo hướng đường may. Hiện tượng sóng khóa 
nẹp được mô tả như hình 1. 
Hình 1. Mô tả độ uốn sóng khóa nẹp 
Hiện tượng sóng khóa nẹp sẽ làm biến dạng 
bố cục sản phẩm, thông số kích thước chiều dài 
và chiều rộng của sản phẩm cũng thay đổi, kết 
cấu của sản phẩm không đúng thiết kế ban đầu 
làm cho sản phẩm mất thẩm mỹ, mất dáng, tạo sự 
gồ ghề, trở thành sản phẩm lỗi. Sản phẩm có 
khóa kéo bị uốn sóng sau một thời gian sử dụng 
sẽ gặp phải các tình huống như sau: đầu khóa có 
thể bị bung ra, hai dãy răng khóa không ăn khít 
vào nhau gây lên hiện tượng mở khóa [1]. 
Sóng khóa nẹp là một trong các tiêu chí quan 
trọng nhất trong việc kiểm tra chất lượng sản 
phẩm áo jacket trong ngành sản xuất may công 
nghiệp. Đó là điều mà các doanh nghiệp rất 
quan tâm. 
Đứng trước nhiệm vụ của các đơn hàng gia 
công cho hãng INCHEON khách hàng có yêu cầu 
cần phải khắc phục hiện tượng sóng khóa nẹp 
TÓM TẮT 
Sóng khóa nẹp là một trong các tiêu chí quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng sản 
phẩm áo jacket khi sản xuất may công nghiệp. Để xác định các thông số công nghệ tối ưu 
làm giảm thiểu hiện tượng sóng khóa nẹp, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số yếu tố 
ảnh hưởng đến hiện tượng sóng khóa nẹp. Nghiên cứu đã được triển khai theo phương pháp 
quy hoạch thực nghiệm trực giao đa biến với sự trợ giúp của phần mềm Design Expert 11.0 
để thiết kế thí nghiệm, xử lý số liệu và xây dựng phương trình hồi quy thực nghiệm. Đã xác 
định ảnh hưởng của đồng thời bốn yếu tố dài nẹp áo, chiều dài mũi may, độ nén chân vịt, độ 
cao thanh răng đến độ cao sóng khóa nẹp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chiều dài nẹp áo có 
ảnh hưởng lớn nhất đến cao sóng khóa nẹp. Áp dụng mô hình tối ưu hóa, nghiên cứu đã xác 
định được mô hình bậc hai có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 
phương án công nghệ gia công tối ưu để giảm thiểu mức độ tạo sóng khóa nẹp: dài nẹp áo 
= 553,467mm (có thể qui đổi thành tỉ lệ giữa chiều dài của vải và khóa là 100,63%), chiều 
dài mũi may = 3,453mm, độ nén chân vịt = 28,535mm, độ cao thanh răng = 0,978mm. 
Từ khóa: jacket, sóng khóa nẹp,tối ưu. 
ABSTRACT 
Wavy splint zipper is one of important criteria in checking jacket product quality when 
manufacturing in industrial process. Determining the optimal technological parameters to 
minimize the wave buckle brace phenomenon. We have studied a number of factors 
affecting the wavy splint zipper phenomenon. The study was conducted according to the 
method of multivariate orthogonal experimental planning with the help of Design Expert 
11.0 software to design the experiments, process data and establish the experimental 
regression equations. Determined the effects of 4 elements at the same time: the length of 
shirt, stitch length, compression presser foot, the height of tooth, compression presser foot, 
the height of tooth bar to wave brace height. The research’s result showed that the splints 
shirt length has the most effect on the height of wave buckle brace. Applying the 
optimization model the research has identified that the quadratic model has the statistical 
significant. The research’s results have indentified the optimal machining technology to 
reduce the level of the splint wave: brace strip = 553.467mm ( converted to the ratio 
between the length of the fabric and the buckle is 100.63%) stitch length = 3.453mm, 
presser foot compression = 28.535mm, tooth bar height = 0.978mm. 
Keyword: jacket, wavy splint zipper, optimal. 
1Viện Dệt May - Da giầy & Thời trang, Đại học Bách khoa Hà Nội 
2Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Trung ương 
*Email: anh.lathingoc@hust.edu.vn 
Ngày nhận bài: 20/12/2020 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 18/3/2021 
Ngày chấp nhận đăng: 25/4/2021 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 57 - Số 2 (4/2021) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 11 ... Để thực hiện yêu cầu của khách hàng, nhóm nghiên cứu 
đã chọn sản phẩm áo jacket nam 2 lớp (sản phẩm của đơn 
hàng) làm đối tượng nghiên cứu. Các phương án thí 
nghiệm sẽ được triển khai cho kết cấu cụm nẹp áo jacket. 
Kết cấu của cụm khóa nẹp áo jacket được trình bày như 
hình 2. 
Hình 2. Kết cấu đường may tra khóa nẹp áo 
a) Lần vải chính thân áo; b) Lần vải nẹp lót; c) Khóa áo; 
1) Đường may vải chính vào khóa; 2) Đường may vải chính, khóa và lót; 3) Mí 
nẹp khóa 
Mẫu vải và chỉ được xác định các thông số kỹ thuật tại 
Trung tâm thí nghiệm Vật liệu Dệt May - Viện Dệt May - Da 
giầy và Thời trang [2]. Thông tin chi tiết được tình bày trong 
bảng 1,2. 
Bảng 1. Đặc trưng kỹ thuật của vải 
TT Thông số kỹ thuật Kết quả 
1 Thành phần 100% polyester 
2 Chi số sợi dọc (m/g) Nm = 181, Ne = 107 
3 Chi số sợi ngang Nm = 166, Ne = 98 
4 Kiểu dệt Vân điểm 
5 Mật độ dọc 840 (sợi/10cm) 
6 Mật độ ngang 440 (sợi/10cm) 
7 Độ dày vật liệu 0,12 (mm) 
8 Khối lượng riêng 76,4 (g/m2) 
Bảng 2. Đặc trưng kỹ thuật của chỉ may 
TT Thông số kỹ thuật Kết quả 
1 Hướng xoắn S 
2 Tex 021 
3 Độ săn 1013 xoắn/m 
4 Độ bền đứt 8,8 (N) 
5 Độ giãn đứt 13,97 (%) 
*Các mẫu thí nghiệm được thực hiện trên máy may Juki 
DDL - 8700 thực hiện đường may 301. 
Nội dung nghiên cứu: 
Trong nghiên cứu này bước đầu tác giả xác định các yếu 
tố: chiều dài phần nẹp áo, chiều dài mũi may, độ nén chân 
vịt, độ cao thanh răng ảnh hưởng đến độ uốn sóng của nẹp 
áo jacket với ba nội dung như sau: 
1. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố công 
nghệ: chiều dài nẹp áo, chiều dài mũi may, độ nén chân vịt, 
độ cao thanh răng, đến sóng khóa nẹp. 
2. Xác định hàm hồi qui thực nghiệm thể hiện qui luật 
ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố: chiều dài nẹp áo, 
chiều dài mũi may, độ nén chân vịt, độ cao thanh răng đến 
độ uốn sóng tại kết cấu nẹp áo. 
3. Xác định các thông số công nghệ tối ưu để giảm 
thiểu hiện tượng sóng khóa nẹp. 
Thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu thực nghiệm[3,4]: 
Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trực 
giao đa biến với sự trợ giúp của phần mềm Design Expert 
V11.0 để thiết kế thí nghiệm, xử lý số liệu và xây dựng 
phương trình hồi quy thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng 
đồng thời của bốn yếu tố gồm: dài nẹp áo, chiều dài mũi 
may, độ nén chân vịt, độ cao thanh răng đến cao đỉnh sóng 
khóa nẹp. Số thí nghiệm được thiết kế: N = 2k + n0 + 2k 
(k =4); N = 24 + 6 + 2 x 4. Trong đó có 24 = 16 thí nghiệm cơ 
bản, 6 thí nghiệm tại tâm và 8 thí nghiệm xung quanh tâm. 
Tổng số thí nghiệm cần thực hiện là 30 phương án. Các thí 
nghiệm được thực hiện trên loại khóa răng nhựa xoắn ốc có 
cùng chiều dài 55cm. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu này, để xác định phần nẹp khóa ngực 
có hiện tượng sóng nhóm nghiên cứu đã xác định hai 
thông số đó là: cao đỉnh sóng và số sóng xuất hiện trên 
suốt chiều dài khóa nẹp sau khi may xong. Tuy nhiên, để 
đơn giản hóa bài toán chỉ tập trung nghiên cứu giá trị trung 
bình của cao đỉnh sóng của tất cả các sóng xuất hiện trên 
nẹp áo. 
Chọn miền khảo sát các thông số: 
Thực tế, nhà thiết kế sẽ cho chiều dài nẹp áo và chiều 
dài khóa nẹp là bằng nhau. Để tìm ra các nguyên nhân 
gây ra hiện tượng sóng khóa nẹp nhóm nghiên cứu vẫn 
xem xét đến yếu tố chiều dài nẹp áo. Vì trong quá trình 
may sự bai giãn của vải so với khóa vẫn có thể là một 
trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sóng khóa 
nẹp. Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã nghiên cứu độ 
giãn tối đa của nẹp để tra vừa vào chiều dài của khóa là 
54,7cm và độ co chiều dài nẹp áo lớn nhất là 55,9cm. 
Theo đặc điểm của thiết bị may, nhóm tác giả đã lựa chọn 
miền khảo sát của chiều dài mũi may trong khoảng (2,5 - 
4,5 mm), độ nén chân vịt trong khoảng (20 - 36mm), độ 
cao thanh răng trong khoảng (0,6 - 1,3mm). Các giá trị 
thực này được mã hóa khi đưa vào phần mềm Design 
Expert (DE) để nghiên cứu (bảng 3). 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 57 - No. 2 (Apr 2021) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 111
Bảng 3. Mối tương quan giữa giá trị mã hóa và giá trị thực 
Ký 
hiệu Biến số 
Đơn 
vị 
Kí hiệu giá trị mã hóa 
-2 -1 0 +1 +2 
X1 Dài nẹp áo (A) mm 547,00 550,00 553,00 556,00 559,00 
X2 Dài mũi may (B) mm 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50 
X3 Độ nén chân vịt (C) mm 20,00 24,00 28,00 32,00 36,00 
X4 Độ cao thanh răng(D) mm 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 
*Thiết lập mô hình nghiên cứu thực nghiệm: (kết quả được 
trình bày ở bảng 4) 
Bảng 4. Các phương án thí nghiệm và kết quả nghiên cứu thực nghiệm 
STT 
Dài nẹp 
áo 
(mm) 
Dài mũi 
may 
(mm) 
Độ nén 
chân vịt 
(mm) 
Độ cao 
thanh 
răng 
(mm) 
 Độ cao 
sóng khóa 
nẹp (mm) 
Dài bước 
sóng khóa 
nẹp (mm) 
1 550 3 24 0,8 9,8 112 
2 556 3 24 0,8 7,75 115,3 
3 550 4 24 0,8 9,9 111 
4 556 4 24 0,8 7,25 118 
5 550 3 32 0,8 10,2 110,75 
6 556 3 32 0,8 7,45 117 
7 550 4 32 0,8 9,7 112,5 
8 556 4 32 0,8 7,3 117 
9 550 3 24 1,2 11,5 93 
10 556 3 24 1,2 8,25 111 
11 550 4 24 1,2 10 98 
12 556 4 24 1,2 8,55 111,15 
13 550 3 32 1,2 11,2 94 
14 556 3 32 1,2 8,25 109,75 
15 550 4 32 1,2 10,7 102,5 
16 556 4 32 1,2 7,95 113 
17 547 3,5 28 1 16,01 80 
18 559 3,5 28 1 13,35 89 
19 553 2,5 28 1 4,65 130,75 
20 553 4,5 28 1 4,15 131,5 
21 553 3,5 20 1 3,85 132 
22 553 3,5 36 1 3,75 134 
23 553 3,5 28 0,6 3,55 135 
24 553 3,5 28 1,4 5,11 127 
25 553 3,5 28 1 1,97 140,75 
26 553 3,5 28 1 1,9 141,5 
27 553 3,5 28 1 1,93 140,9 
28 553 3,5 28 1 1,92 141,3 
29 553 3,5 28 1 1,96 140,75 
30 553 3,5 28 1 1,95 141,1 
Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố đến 
hiện tượng sóng khóa nẹp trên sản phẩm áo jacket đã được 
nhóm tác giả thể hiện thông qua các phương trình hồi quy 
dạng y= f(x). Trong đó y được xem như là hàm độ cao sóng 
khóa nẹp còn x là biến mã hóa có thể là chiều dài nẹp áo 
(X1), chiều dài mũi may (X2), độ nén chân vịt (X3), chiều cao 
thanh răng (X4). 
Ảnh hưởng của bốn yếu tố trên đến cao đỉnh sóng khóa 
nẹp đã được phân tích chi tiết như sau: 
* Chiều dài nẹp áo (hình 3): 
Hình 3. Ảnh hưởng dài nẹp áo đến độ cao đỉnh sóng 
Ảnh hưởng chiều dài nẹp áo đến độ cao của sóng khóa 
nẹp được xác định thông qua phương trình hồi qui: 
Ycs = 1,94 – 1,07X1 + 3,57X12 (1) 
Đạo hàm phương trình trên ta có: 
Y’cs = -1,07 + 7,14 X1 (1’) 
Khảo sát sự biến thiên hàm số (1) ta có kết quả như 
bảng 5. 
Bảng 5. Khảo sát sự biến thiên hàm số (1) 
X1 -1 
(550mm) 
0,1498 
(553,45mm) 
1 
(556mm) 
Y’cs - 0 + 
Ycs 6,58 
1,86 
4,44 
Qua bảng 5 ta thấy, khi chiều dài nẹp áo tăng từ 550mm 
đến 553,45mm thì độ cao đỉnh sóng có xu hướng giảm dần 
còn khi chiều dài nẹp áo tăng từ 553,45mm đến 556mm thì 
độ cao đỉnh sóng lại có xu hướng tăng dần. 
* Chiều dài mũi may (hình 4): 
Phân tích ANOVA ảnh hưởng của dài mũi may đến cao 
đỉnh sóng và thu được phương trình hồi quy sau: 
Ycs = 1,94 – 0,1688X2 + 0,9999X22 (2) 
Y’cs = -0,1688 + 1,9999 X2 (2’) 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 57 - Số 2 (4/2021) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 112
KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
Hình 4. Ảnh hưởng chiều dài mũi may đến độ cao đỉnh sóng 
Bảng 6. Khảo sát sự biến thiên hàm số (2) 
X2 -1 
( 3mm) 
0,0844 
( 3,54mm) 
1 
( 4mm) 
Y’cs - 0 + 
Ycs 3,1087 
1,9329 
 2,7711 
Qua việc khảo sát sự biến thiên của hàm số (2) ta thấy 
chiều dài mũi may tăng từ 3mm đến 3,54mm thì độ cao 
sóng giảm dần còn khi chiều dài mũi may tăng từ 3,54mm 
đến 4mm thì độ cao sóng tăng dần (bảng 6). 
* Độ nén chân vịt (hình 5): 
Hình 5. Ảnh hưởng độ nén chân vịt đến cao đỉnh sóng 
Từ những phân tích ANOVA ảnh hưởng của độ nén 
chân vịt đến độ cao đỉnh sóng ta có được phương trình hồi 
quy thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa yếu tố độ nén 
chân vịt đến độ cao sóng khóa nẹp. 
 Ycs = 1,94 – 0,0188X3 + 0,8499X32 (3) 
 Y’cs = -0,0188 + 1,6998 X2 (3’) 
Bảng 7. Khảo sát sự biến thiên hàm số (3) 
X3 -1 
( 24mm) 
0,0111 
( 28,04) 
1 
( 32mm) 
Y’cs - 0 + 
Ycs 2,8087 
1,9399 
 2,7717 
Khi khảo sát sự biến thiên hàm số (3) thấy độ nén chân 
vịt tăng từ 24mm đến 28,04mm thì độ cao đỉnh sóng giảm 
dần còn khi độ nén chân vịt tăng từ 28,04mm đến 32mm 
thì độ cao đỉnh sóng tăng dần (bảng 7). 
Độ cao thanh răng (hình 6): 
Hình 6. Ảnh hưởng độ cao thanh răng đến độ cao đỉnh sóng 
Từ những phân tích ANOVA ảnh hưởng của độ cao 
thanh răng đến độ cao đỉnh sóng và thu được phương trình 
hồi quy thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng độc lập của 
yếu tố độ cao thanh răng đến độ cao đỉnh sóng khóa nẹp. 
 Ycs = 1,94 + 0,4237X4 + 0,9824X42 (4) 
 Y’cs = 0,4237 + 1,9648X4 (4’) 
Bảng 8. Khảo sát sự biến thiên hàm số (4) 
X4 -1 
( 0,8mm) 
-0,2156 
( 0,96) 
1 
( 1,2mm) 
Y’cs - 0 + 
Ycs 2,4987 
2,077 
 3,3461 
Khảo sát sự biến thiên phương trình (4) cho thấy độ cao 
thanh răng tăng từ 0,8mm đến 0,96mm thì độ cao đỉnh 
sóng giảm dần, khi độ nén chân vịt tăng từ 0,96mm đến 
1,2mm thì độ cao đỉnh sóng tăng dần (bảng 8). 
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng trên phần mềm 
DE.11 đã thu được bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu thực 
nghiệm ảnh hưởng đồng thời các yếu tố đến độ cao đỉnh 
sóng khóa nẹp. 
Các hệ số ảnh hưởng của từng yếu tố cũng đã được chỉ 
ra trong bảng 9. 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 57 - No. 2 (Apr 2021) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 113
Bảng 9. Phân tích ANOVA cho phương trình hồi qui 
Yếu tố 
Tổng 
bình 
phương 
Bậc 
tự 
do 
Trung 
bình 
bình 
phương 
Giá trị 
F 
Giá trị 
P 
Mô hình 395,29 14 28,24 13,60 < 0,0001 
Có ý 
nghĩa 
A-Dài nẹp áo 27,24 1 27,24 13,12 0,0025 
B-Dài mũi may 0,6834 1 0,6834 0,3292 0,5746 
C-Độ nén chân vịt 0,0084 1 0,0084 0,0041 0,9500 
D-Độ cao thanh răng 4,31 1 4,31 2,08 0,1702 
AB 0,1914 1 0,1914 0,0922 0,7656 
AC 0,1314 1 0,1314 0,0633 0,8048 
AD 0,0189 1 0,0189 0,0091 0,9252 
BC 0,0014 1 0,0014 0,0007 0,9796 
BD 0,0564 1 0,0564 0,0272 0,8713 
CD 0,0014 1 0,0014 0,0007 0,9796 
A² 349,55 1 349,55 168,37 < 0,0001 
B² 27,42 1 27,42 13,21 0,0024 
C² 19.81 1 19,81 9,54 0,0075 
D² 26,47 1 26,47 12,75 0,0028 
Phần dư 31,14 15 2,08 
Sự không tin cậy 31,14 10 3,11 4469,55 < 0,0001 Có ý nghĩa 
Sai số thuần 0,0035 5 0,0007 
Tổng tương quan 426,43 29 
Từ các giá trị phân tích có nghĩa, giá trị hàm mong đợi 
được phần mềm DE.11 đưa ra phương trình hồi quy: 
Ycs = 1,94 – 1,07X1 – 0,1688X2 - 0,0188X3 
 + 0,4237X4 + 0,1094X1 X2 – 0,0906X1X3 
 – 0,0344X1X4 + 0,0094X2X3– 0,0594X2X4 
 – 0,0094 X3X4 + 3,57X12 + 0,999X22 
 + 0,8499X32 + 0,98241X42 
( 5) 
Với Ycs là giá trị độ cao đỉnh sóng mong đợi và X1, X2, X3, 
X4 lần lượt là giá trị dài nẹp áo, chiều dài mũi may, độ nén 
chân vịt, độ cao thanh răng. 
Hình 7. Biểu đồ đáp ứng bề mặt của sự tối ưu bằng DE.11 
Phân tích sự phù hợp của mô hình với thực nghiệm: 
Phân tích sự phù hợp và có nghĩa của mô hình được 
thông qua đánh giá ANOVA (bảng 9). Chuẩn F được sử 
dụng để kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi qui. Với 
các giá trị mà có p < 0,05 cho biết các hệ số hồi qui có 
nghĩa. Trên bảng 9 ta thấy, F Value là 13,60 và mô hình có ý 
nghĩa thực tếvới độ tin cậy 99,99% (p < 0,0001). Điều đó 
chứng tỏ mô hình hoàn toàn tương thích với thực nghiệm. 
Bảng 10. Phân tích sự phù hợp của mô hình với thực nghiệm 
Độ lệch chuẩn. 1,44 R² 0,9270 
Giá trị trung bình 7,06 R² hiệu chỉnh 0,8588 
Hệ số biến sai % 6,41 R² dự đoán 0,5794 
Bảng 10 cho thấy, giá trị hệ số tương quan R² = 0,927 
thể hiện mối tương quan cao giữa mô hình thực nghiệm và 
mô hình lý thuyết [5, 6]. Như vậy, độ cao đỉnh sóng khóa 
nẹp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố dài nẹp áo, dài mũi may, 
độ nén chân vịt và độ cao thanh răng. Nếu xét các giá trị Xi 
(i = 1 - 4) đứng độc lập thì trong 4 hệ số (b1, b2, b3, b4,) 
tương ứng với X1, X2, X3, X4 là b1X1, b2X2, b3X3, b4X4 ta thấy 
giá trị b1 có trị tuyệt đối lớn nhất (1,07). Điều này cho thấy 
ảnh hưởng của biến X1 (dài nẹp áo) đến cao sóng khóa nẹp 
là lớn nhất so với ảnh hưởng của các biến X2, X3, X4. 
Xác định giá trị tối ưu của các thông số công nghệ: 
Thuật toán qui hoạch trực giao thông qua phần mềm 
DE.11 đã đưa ra phương án công nghệ tối ưu để giảm thiểu 
sóng khóa nẹp (bảng 11). 
Bảng 11. Kết quả lựa chọn phương án tối ưu nhất 
Mẫu Dài nẹp áo 
Dài 
mũi 
may 
Độ 
nén 
chân 
vịt 
Độ 
cao 
thanh 
răng 
Cao 
đỉnh 
sóng 
Dài 
bước 
sóng 
Desirability 
1 553,467 3,453 28,535 0,978 1,859 141,506 1,000 Selected 
Như vậy, phương án tối ưu được lựa chọn để giảm mức 
sóng khóa nẹp là phương án số 1 với các thông số như sau: 
- Dài nẹp áo = 553,467mm (qui đổi tỉ lệ giữa vải và khóa 
là 100,63%) 
- Chiều dài mũi may = 3,453mm 
- Độ nén chân vịt = 28,535mm 
- Độ cao thanh răng = 0,978mm 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 57 - Số 2 (4/2021) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 114
KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
4. KẾT LUẬN 
Sử dụng phương pháp toán học qui hoạch trực giao để 
xác định ảnh hưởng của đồng thời bốn yếu tố dài nẹp áo, 
chiều dài mũi may, độ nén chân vịt, độ cao thanh răng đến 
độ cao sóng khóa nẹp. Cả bốn yếu tố và sự tương tác của cả 
bốn yếu tố này đều có ảnh hưởng đến độ cao sóng khóa 
nẹp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chiều dài nẹp áo có ảnh 
hưởng lớn nhất đến cao sóng khóa nẹp. Áp dụng mô hình 
tối ưu hóa, đã xác định được mô hình bậc hai có ý nghĩa về 
mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 
phương án công nghệ gia công tối ưu để giảm thiểu mức 
độ tạo sóng khóa nẹp: dài nẹp áo = 553,467mm (có thể qui 
đổi thành tỉ lệ giữa chiều dài của vải và khóa là 100.63%), 
dài mũi may = 3,453mm, độ nén chân vịt = 28,535mm, độ 
cao thanh răng = 0,978mm. 
LỜI CÁM ƠN 
Nhóm nghiên cứu cám ơn sự giúp đỡ của công ty SH 
Vi Na đã tạo điều kiện nghiên cứu thực nghiệm hoàn thành 
nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và ứng dụng kết quả 
nghiên cứu để đưa vào sản xuất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. AATCC Technical Manual, 2001. Smoothness of Seams in Fabrics after 
Repeated Home Laundering. Test Method 88B-1996. 
[2]. Nguyen Van Lan, 2004. Vat lieu det. Ho Chi Minh City University of 
Technology. 
[3]. Bui Minh Tri, 2005. Xac suat thong ke va quy hoach thuc nghiem. Science 
and Technics Publishing House, Hanoi. 
[4]. Do Thi Khanh Hoa, 2010. Mo hinh hoa va nghien cuu bien dang gay nhan 
duong may trong qua trinh gia cong. Master thesis, Hanoi University of Science 
and Technology. 
[5]. Thakkar A., Saraf M., 2014. Application of Statistically Based xperimental 
Designs to Optimize Cellulase Production and Identification of Gene. Natural 
Products and Bioprospecting. 
[6]. Castillo E.D., 2007. Process Optimization A Statistical Approach. Springer 
Science. New York, 462 pages. 
AUTHORS INFORMATION 
La Thi Ngoc Anh1, Nguyen Kieu Oanh1,2 
1School of Textile - Leather andFashion, Hanoi University of Science and 
Technology 
2National Economic and Technical college 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_mot_so_yeu_to_cong_nghe_den_hien_tuong.pdf