Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển

Dù kê- tên gọi và nguồn gốc

- Từ góc độ dân gian:

Đến nay, về mặt tên gọi của loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê vẫn chưa có sự thống nhất, định

danh một cách rõ ràng. Có ý kiến đề xuất gọi là Yi kê (Dì kê) vì căn cứ theo ngôn ngữ Khmer

không tồn tại cụm từ Dù kê. Có lẽ vì vậy mà hiện nay, tên gọi Dì kê vẫn được người Khmer ở

An Giang dùng để chỉ loại hình ca kịch truyền thống của người Khmer An Giang nói riêng và

Nam bộ nói chung. Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng, tên gọi Dì kê là cách gọi của người

Khmer vùng cao (ý chỉ người Khmer An Giang) định danh cho loại hình sân khấu này. Mặc dù

việc xác định sự khác biệt về loại hình Dì kê và Dù kê cần có sự so sánh đối chiếu một cách rõ

ràng vì Dì kê vốn có nguồn gốc từ Campuchia, trong khi đó Dù kê lại ra đời ở mảnh đất Nam bộ

mà người Khmer Campuchia gọi là La khon Bassac (sân khấu vùng Bassac).

Từ thực tế đó, có thể thấy chưa có có sự thống nhất về mặt thuật ngữ loại hình cho tên gọi này.

Thay vào đó, như chúng ta biết, một quy luật quan trọng của ngôn ngữ là gọi trại, đọc trại cho dễ

nói, dễ nghe, dễ tiếp nhận. Quy luật đó không chỉ riêng của nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer mà

của chung các nhón ngôn ngữ khác. Vì vậy, tiếng Dì kê gọi trại thành Dù kê trong ngôn ngữ

Khmer cũng là điều hết sức bình thường. Có lẽ vì vậy mà người Khmer Nam bộ nói chung hiện

nay đều gọi là Dù kê cho dễ nghe, dễ nhớ, dễ đọc, dễ phát âm. Mặt khác, cũng có thể hiểu, tiếng

“Dù” và “Dì” (Yi) được phát âm ra còn tùy thuộc và chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường văn

hóa như các điều kiện thổ nhưỡng, môi sinh mà người Khmer sinh sống. Chính vì thế mới có

hiện tượng phát âm nặng, nhẹ. Thậm chí người Khmer ở Sóc Trăng và Trà Vinh về mặt phát âm

cũng có sự khác nhau về ngữ điệu (độ nặng, nhẹ). Và dựa trên quy luật như vậy, chuyện gọi là

Dù kê hay gọi đúng nguyên ngữ là Yi kê (Dì kê) cũng là chuyện bình thường. Từ hiện tượng gọi

trại này hay nói khác đi là phải gọi tên cho đúng với loại hình sân khấu ra đời ở vùng Bassac đã

phản ánh quá trình hình thành và phát triển tuần tự cũng như sự xác quyết về nguồn gốc của nó.

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 1

Trang 1

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 2

Trang 2

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 3

Trang 3

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 4

Trang 4

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 5

Trang 5

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 6

Trang 6

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 7

Trang 7

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 8

Trang 8

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 9

Trang 9

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 12920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển

Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát triển
 Tiền Văn Triệu1 - Dương Hoàng Lộc2 
 Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ 
 - Nguồn gốc, đặc trưng và các giải pháp bảo tồn, phát 
 triển 
 Người Khmer Nam bộ là cư dân nông nghiệp lúa nước và 
bức tranh văn hóa tộc người độc đáo, phong phú. Trong kho tàng văn hóa ấy, nghệ thuật sân 
khấu là một trong những giá trị tiêu biểu làm nên nền văn hóa đậm sắc thái Khmer Nam bộ. Nói 
đến sân khấu của tộc người này thì không thể không nhắc đến hai loại hình tiêu biểu là sân khấu 
Rô băm và Dù kê. Hai loại hình này là đại diện cho hai giá trị: sân khấu cung đình và sân khấu 
dân gian. Mặc dù vậy, trong sự hình thành và phát triển của sân khấu Dù kê vốn mang đậm sắc 
thái dân gian ấy có sự kế thừa của đặc trưng và giá trị sân khấu Rô băm kết hợp với các loại hình 
nghệ thuật của tộc người Kinh, Hoa như nghệ thuật sân khấu cải lương và hát Tiều. Như vậy, 
nghệ thuật sân khấu như Dù kê của người Khmer Nam bộ có đặc trưng, giá trị gì cũng như các 
giải pháp bảo tồn đối với loại hình nghệ thuật này trong bối cảnh hiện nay. 
1. Dù kê- tên gọi và nguồn gốc 
- Từ góc độ dân gian: 
Đến nay, về mặt tên gọi của loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê vẫn chưa có sự thống nhất, định 
danh một cách rõ ràng. Có ý kiến đề xuất gọi là Yi kê (Dì kê) vì căn cứ theo ngôn ngữ Khmer 
không tồn tại cụm từ Dù kê. Có lẽ vì vậy mà hiện nay, tên gọi Dì kê vẫn được người Khmer ở 
An Giang dùng để chỉ loại hình ca kịch truyền thống của người Khmer An Giang nói riêng và 
Nam bộ nói chung. Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng, tên gọi Dì kê là cách gọi của người 
Khmer vùng cao (ý chỉ người Khmer An Giang) định danh cho loại hình sân khấu này. Mặc dù 
việc xác định sự khác biệt về loại hình Dì kê và Dù kê cần có sự so sánh đối chiếu một cách rõ 
ràng vì Dì kê vốn có nguồn gốc từ Campuchia, trong khi đó Dù kê lại ra đời ở mảnh đất Nam bộ 
mà người Khmer Campuchia gọi là La khon Bassac (sân khấu vùng Bassac). 
Từ thực tế đó, có thể thấy chưa có có sự thống nhất về mặt thuật ngữ loại hình cho tên gọi này. 
Thay vào đó, như chúng ta biết, một quy luật quan trọng của ngôn ngữ là gọi trại, đọc trại cho dễ 
nói, dễ nghe, dễ tiếp nhận. Quy luật đó không chỉ riêng của nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer mà 
của chung các nhón ngôn ngữ khác. Vì vậy, tiếng Dì kê gọi trại thành Dù kê trong ngôn ngữ 
Khmer cũng là điều hết sức bình thường. Có lẽ vì vậy mà người Khmer Nam bộ nói chung hiện 
1 ThS. Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 
2 ThS. Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 
nay đều gọi là Dù kê cho dễ nghe, dễ nhớ, dễ đọc, dễ phát âm. Mặt khác, cũng có thể hiểu, tiếng 
“Dù” và “Dì” (Yi) được phát âm ra còn tùy thuộc và chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường văn 
hóa như các điều kiện thổ nhưỡng, môi sinh mà người Khmer sinh sống. Chính vì thế mới có 
hiện tượng phát âm nặng, nhẹ. Thậm chí người Khmer ở Sóc Trăng và Trà Vinh về mặt phát âm 
cũng có sự khác nhau về ngữ điệu (độ nặng, nhẹ). Và dựa trên quy luật như vậy, chuyện gọi là 
Dù kê hay gọi đúng nguyên ngữ là Yi kê (Dì kê) cũng là chuyện bình thường. Từ hiện tượng gọi 
trại này hay nói khác đi là phải gọi tên cho đúng với loại hình sân khấu ra đời ở vùng Bassac đã 
phản ánh quá trình hình thành và phát triển tuần tự cũng như sự xác quyết về nguồn gốc của nó. 
Xuất phát từ điểm nhìn như vậy, chúng tôi cho rằng, sự tồn nghi về tên gọi của loại hình này là 
điều không cần phải quan tâm nhiều. Thậm chí, tên gọi Dù kê đã cho thấy một xu hướng dân 
gian hóa loại hình nghệ thuật này, đúng như bản chất của nó. Dù kê vốn là loại hình mang đặc 
trưng văn hóa dân gian đậm nét, chính tên gọi Dù kê đã hàm chứa tính chất này. Không phải 
ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu khi bàn về đặc điểm của nó đã chỉ ra phương thức “Dù kê 
bột” - tức Dù kê tồn tại mang tính chất địa phương trong từng phum sóc Khmer ở vùng đất Cửu 
Long. Vấn đề đặc trưng chúng tôi sẽ trình bày sau. 
Trong quá trình đi từ vùng đất Nam bộ Việt Nam sang đất Campuchia lưu diễn, loại hình nghệ 
thuật này được gọi là “Lo khon Bassac” tức sân khấu vùng Bassac - chỉ Dù kê của người Khmer 
ở phía Tây. 
- Từ góc độ nghiên cứu khoa học: 
Xuất hiện dưới góc độ các bài viết, công trình nghiên cứu, tên gọi Dù kê là tên gọi chính thức 
được các nhà nghiên cứu sử dụng. Tiêu biểu như các tác giả của các công trình “Người Khơ - Me 
tỉnh Cửu Long” (1987), “Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ” (1988), “Tìm hiểu nghệ 
thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” (2012). Ngoài ra trên một số 
tạp chí khoa học, thuật ngữ Dù kê cũng được dùng chính thống, tiêu biểu như bài viết “Hai loại 
hình sân khấu của người Khmer Sóc Trăng” (2012), “Đặc trưng sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ” 
(2013) 
Mặc dù vậy, cách sử dụng thuật ngữ của một vài tác giả đã có sự phân biệt giữa khái niệm Dù kê 
và Dì kê. Tác giả của công trình “Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ trên địa 
bàn tỉnh Sóc Trăng” (2012), cho rằng Dì kê (hát Lăm) chính là nền tảng thứ hai của sân khấu Dù 
kê Khmer Nam bộ[1]. Theo tác g ... ự dung hợp văn hóa tộc người: Khmer, Kinh, Hoa 
trong loại hình sân khấu này. 
Một điểm nữa đáng lưu ý là, trong sự phát triển tuần tự của loại hình này, người ta đã chú ý đến 
vai trò của các cá nhân mà xuất phát của họ là người Khmer lai Triều Châu (Hoa). Theo tác giả 
bài viết “Hai loại hình sân khấu của người Khmer Sóc Trăng” thì Lý Kọn (hay Xã Kọn), người 
Khmer lai Triều Châu ở xã An Ninh, Mỹ Tú là người sáng lập nên sân khấu Dù kê ở Sóc Trăng 
vào năm 1920. Cùng thống nhất với quan điểm này, Địa chí Sóc Trăng (2012), phần nhân vật chí 
ghi nhận công lao to lớn của Xã Kọn đối với nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam bộ nói chung và 
Dù kê Sóc Trăng nói riêng như sau: “Có thể khẳng định rằng, Xã Kọl là người có công đặt nền 
móng sân khấu Yukê đầu tiên ở Sóc Trăng. Yukê trở thành một nét độc đáo trong kho tàng văn 
hóa truyền thống của người Khmer Nam bộ”[4]. Điều này, một lần nữa khẳng định, sân khấu Dù 
kê Khmer Nam bộ ra đời đầu tiên ở Sóc Trăng là rất có cơ sở. Cùng với quan điểm này, tác giả 
của công trình nghiên cứu Tìm hiểu sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 
sau khi đã phân biệt cách hiểu Dù kê với Rom lăm, Lo khôn Lăm, Dì kê, À pê đã đưa ra kết luận 
về vai trò của cá nhân và nguồn gốc Dù kê đâgu tiên ở Sóc Trăng [5]. 
Ngoài những vấn đề nêu trên từ kịch bản, chúng ta có thể tìm thấy biểu hiện của văn hóa Bà la 
môn giáo (vì bản thân sân khấu Dù kê có tiếp thu các giá trị và kể cả kịch bản sân khấu Rô băm – 
nơi mà văn hóa Bà La môn giáo được lấy làm trọng tâm cho việc thể hiện văn hóa Khmer dù đã 
được bản địa hóa rất nhiều) và văn hóa Phật giáo Nam tông qua sự thể hiện của từng kịch bản. 
Nhất là giá trị và vai trò của Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần của người 
Khmer được thể hiện một cách đậm nét qua chủ đề thiện – ác mà các kịch bản sân khấu Dù kê 
xây dựng và thể hiện. 
Từ những vấn đề trên đây, chúng tôi xây dựng các giải pháp bảo tồn cho loại hình sân khấu Dù 
kê của người Khmer Nam bộ. 
3. Một số quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị của sân khấu Dù kê 
Sân khấu Dù Kê là di sản văn hóa phi vật thể, loại hình diễn xướng nghệ thuật độc đáo và đặc 
thù, tiêu biểu của cộng đồng người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Được nhiều thế hệ 
nghệ nhân bỏ nhiều công sức sáng tạo và phát triển, sân khấu Dù Kê còn được xem là tài sản văn 
hóa của bà con Khmer Nam bộ và thật tự hào vì có thời điểm loại hình nghệ thuật này ảnh hưởng 
sâu rộng đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Cam-Pu-Chia[6]. Thế nhưng, hiện tại, do 
nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là đời sống của một bộ phận diễn viên gặp khó khăn, nên loại 
hình sân khấu này ngày càng thu hẹp trong đời sống cộng đồng, Do đó, cần phải có các biện 
pháp hữu hiệu bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Dù Kê của đồng bào Khmer Nam 
bộ. Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này như sau: 
 _Thứ nhất, ở phương diện quan điểm bảo tồn sân khấu Dù Kê, chúng tôi mong muốn đề 
xuất cả hai hình thức bảo tồn “động” và bảo tồn “tĩnh”, trong đó chú trọng việc bảo tồn “động”. 
Theo Ngô Đức Thịnh, với di sản văn hóa phi vật thể, hình thức bảo tồn “tĩnh” tức là việc tiến 
hành điều tra, sưu tầm, thu thập và bảo vệ chúng bằng hình thức sách vở, hình ảnh, băng hình, 
băng tiếng,được lưu giữ ở các kho lưu trữ, viện bảo tàng. Còn hình thức bảo tồn “động” chính 
là bảo tồn các hiện tượng văn hóa phi vật thể ngay chính trong đời sống cộng đồng. Cộng đồng 
chính là môi trường không chỉ sản sinh ra hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất 
bảo tồn, làm giàu và phát huy nó trong đời sống xã hội[7]. Như vậy, hình thức bảo tồn 
“tĩnh” sân khấu Dù Kê của người Khmer Nam bộ là việc tổ chức quay phim lại những vở Dù Kê 
có nội dung mang tính truyền thống, những bài hát của các nghệ nhân cao tuổi. Đồng thời cần 
phải sưu tầm các hiện vật đàn, trống, đồ diễn, kịch bản, chân dung các nghệ nhân để giữ gìn 
ở các bảo tàng một số địa phương. Làm được điều này thì chắc chắn đây sẽ là những tư liệu quí 
giá cho thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật 
sân khấu này. Thế nhưng, vấn đề bảo tồn “động” nghệ thuật sân khấu Dù Kê thì cần được quan 
tâm hơn. Làm sao để hình thức nghệ thuật này tiếp tục phát triển trong đời sống của bà con 
Khmer ở đây? Đáp án cho câu hỏi này chắc chắn phải liên quan đến việc tìm hiểu nhận thức, suy 
nghĩ của cộng đồng về loại hình nghệ thuật này, các giá trị của nó đối với bà con Khmer hiện 
nay, tình cảm của người dân với sân khấu Dù Kê ra sao,Từ đó các cơ quan quản lí, bảo tồn sẽ 
có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo tồn, phát 
huy giá trị của sân khấu Dù Kê. 
 _ Thứ hai, nghệ thuật sân khấu Dù Kê của bà con Khmer Nam bộ đã có gần 100 năm 
hình thành và phát triển với bao thăng trầm. Để được tồn tại đến ngày nay chính là do tinh thần 
sáng tạo miệt mài, không ngừng trau dồi rèn luyện, lòng yêu mến nghệ thuật, tính kiên trì nhẫn 
nại của nhiều thế hệ nghệ nhân. Trong sách Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam bộ 
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng của Sơn Lương đã nhắc đến vai trò rất lớn của nghệ nhân nổi tiếng 
Chhà Kọn. Với tấm lòng thiết tha với nghệ thuật này, ông đã bỏ công sức, tiền của lập gánh hát, 
hướng dẫn tập luyện cho diễn viên nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật để phục vụ công chúng. 
Nhiều lần đứng trước tình thế khó khăn, thậm chí là giải tán đoàn hát, nhưng ông Chhà Kọn, 
bằng nhiều cách, đã làm sống lại nghệ thuật sân khấu Dù Kê cho đến ngày cuối đời. Do vậy, việc 
tôn vinh các thế hệ nghệ nhân là cần thiết, là sự thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Các nhà 
nghiên cứu cùng các cơ quan có liên quan nên tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu tiểu sử của các nghệ 
nhân tiền bối và giới thiệu cho thế hệ diễn viên hiện tại, tìm cách lưu giữ, trưng bày hình ảnh và 
hiện vật liên quan đến họ. Đồng thời, cần có kế hoạch phong danh hiệu cho một số nghệ nhân lão 
thành tiêu biểu của sân khấu Dù Kê. Văn hóa phi vật thể là văn hóa tiềm ẩn trong tâm thức và trí 
nhớ của một số người, mà lâu nay chúng ta mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những “báu 
vật sống”. Do vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc 
“bảo tồn” các “báu vật sống” đó. Đó chính là việc nhà nước, cộng đồng thừa nhận những tài 
năng dân gian đó, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo những điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh có 
thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy khả năng của mình trong sự nghiệp bảo tồn và 
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện xã hội hiện đại hóa và công nghiệp hóa 
ngày nay[8]. 
 _Thứ ba, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của sân khấu Dù Kê thì cần phải xem đây 
chính là sản nghiệp văn hóa của đội ngũ diễn viên, nghệ nhân nói riêng và cộng đồng người 
Khmer Nam bộ nói chung. Trong công trình Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa 
truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Ngô Đức Thịnh chủ biên, sản nghiệp văn 
hóa là những di sản văn hóa có giá trị cao và nhiều mặt (giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, nghệ 
thuật,) đáp ứng được những nhu cầu tham quan, tìm hiểu, khám phá của nhân dân, có thể đưa 
ra khai thác và mang lại những giá trị kinh tế cao vừa đóng góp vào nền kinh tế quốc dân vừa 
tạo ra nguồn lực có thể đầu tư trở lại nhằm bảo tồn và phát huy bản thân di sản văn hóa ấy[9]. 
Thế nhưng bản thân Dù Kê không thể trở thành sản nghiệp văn hóa nếu không có các hoạt động 
đầu tư, quảng bá, thu hút khách tham quan,Chúng tôi nghĩ rằng, nên gắn liền Dù Kê với hoạt 
động du lịch ở một số địa phương (Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang) thông 
qua việc tổ chức biểu diễn cho khách du lịch trong và ngoài nước. Các đoàn hát Dù Kê, đội ngũ 
diễn viên và phục vụ biểu diễn nhất thiết phải được hưởng lợi, tăng nguồn thu nhập từ đây để an 
tâm biểu diễn, sống chết với nghề vì hiện nay cuộc sống của một bộ phận diễn viên gặp rất nhiều 
khó khăn[10]. Điều này góp phần rất lớn cho Dù Kê phát triển trong bối cảnh hiện nay, tạo điều 
kiện từng bước xã hội hóa loại hình sân khấu này. Ngoài ra, nhà nước cũng cần có chính sách hỗ 
trợ, đãi ngộ hợp lí cho các đoàn hát, diễn viên, 
 _Thứ tư, nhu cầu thưởng thức Dù Kê của công chúng hiện nay là rất lớn. Trên bài 
báo Sức sống của nghệ thuật sân khấu Dù Kê Nam bộ cho biết hai khó khăn lớn của Dù Kê hiện 
nay là thiếu nguồn nhân lực trẻ và kịch bản. Riêng về kịch bản thì đội ngũ sáng tác cho sân khấu 
dù kê không nhiều và vì là loại hình tổng hợp nên người viết cũng phải là người có đủ trình độ và 
am hiểu nghệ thuật biểu diễn cần thiết. Thế nhưng, hiện công tác đào tạo nhân lực cho nghệ thuật 
Khmer chủ yếu dựa vào việc truyền nghề tại các đoàn nên chậm và không theo sát được tốc độ 
phát triển của nhịp sống đương đại[11]. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của giáo dục trong 
việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc hiện nay. Một ý kiến cho rằng nên ưu tiên 
chỉ đạo các trường đào tạo chuyên ngành nghệ thuật hình thành khoa nghệ thuật sân khấu, trong 
đó có môn nghệ thuật sân khấu Dù Kê. Khi đủ khả năng, điều kiện cho phép nên thành lập 
trường đào tạo nghệ thuật dân tộc Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long[12]. Gần đây, Trường 
Đại học Trà Vinh đã mở ngành học Nghệ thuật biểu diễn và nhạc cụ truyền thống Khmer ở bậc 
đại học thuộc Bộ môn nghệ thuật học-Khoa Văn hóa, ngôn ngữ và nghệ thuật Khmer Nam bộ 
quản lí. Thiết nghĩ, đây là sự khởi đầu khá quan trọng cho việc đào tạo chính qui, bài bản, 
chuyên nghiệp cho sân khấu Dù Kê trong tương lai. Trường Đại học Trà Vinh là nơi thực hiện 
nhiệm vụ trọng điểm quốc gia đào tạo nhân lực về Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer 
Nam Bộ. Vì vậy, các cấp quản lí nên tạo điều kiện cho nhà trường đầu tư hơn nữa ngành học 
Nghệ thuật biểu diễn và nhạc cụ truyền thống Khmer Nam bộ bằng nhiều hình thức như cấp kinh 
phí nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình, tổ chức các hội thảo khoa học chuyên sâu và làm 
sao tập hợp đội ngũ các chuyên gia đến tham gia giảng dạy, nghiên cứu để góp phần nâng cao 
chất lượng đào tạo. Mặt khác, cũng nên có kế hoạch đào tạo kiến thức văn hóa cho đội ngũ diễn 
viên hiện nay. 
 _Thứ năm, bên cạnh vai trò của giáo dục, nghiên cứu là một nhân tố góp phần rất lớn vào 
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, trong đó có Dù Kê. Hiện tại, các công trình nghiên cứu 
về Dù Kê chưa được nhiều, chưa tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Cho nên, các cơ quan quản 
lí, khoa học và đào tạo cần đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Dù Kê thông 
qua các đề tài khoa học để làm sáng tỏ giá trị và nguồn gốc của nó hơn nữa. Chúng tôi cho rằng, 
đây là một tiền đề quan trọng cho việc đề xuất xem xét Dù Kê là di sản văn hóa ở các cấp trong 
thời gian tới. Được xuất bản năm 2012, Công trình Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer 
Nam bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng của Sơn Lươnglà một nghiên cứu rất đáng hoan nghênh mà 
hiện một số tỉnh chưa làm được./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Thúy Hằng (2013), Đặc trưng sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ, Tập san khoa học Xã 
hội và Nhân văn, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, số 59, tháng 6/2013. 
2. Nhiều tác giả (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ, Nhà xuất bản Tổng hợp 
Hậu Giang. 
3. Sơn Lương (2012), Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Sóc 
Trăng, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng. 
4. Ngô Đức Thịnh (2009), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Hà Nội, NXB.Khoa 
học xã hội. 
5. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2012), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền 
thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Hà Nội, NXB Khoa học xã hội. 
6. Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết 
(1987), Người Khơ - Me tỉnh Cửu Long, Sở Văn hóa – Thông tin Cửu Long xuất bản. 
7. Tiền Văn Triệu (2011), Hai loại hình sân khấu của người Khmer Sóc Trăng, Tạp chí Văn hóa 
nghệ thuật số 12, năm 2011. 
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2012), Địa chí Sóc Trăng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 
 (Nguồn: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, số 13, tháng 3/2014) 
[1]. Sđd, trang 209. 
[2]. Xin xem thêm Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị 
Yến Tuyết (1987), Người Khơ - Me tỉnh Cửu Long, Sở Văn hóa – Thông tin Cửu Long xuất bản, 
trang 180 - 181. 
[3]. Xin xem thêm Tiền Văn Triệu (2012), Hai loại hình sân khấu của người Khmer Sóc Trăng, 
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số12, năm 2011. 
[4]. Sđd, trang 1077. 
[5] . Xin xem thêm Sơn Lương (2012), Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ trên 
địa bàn tỉnh Sóc Trăng, công trình tài trợ của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng. 
[6] Theo Sơn Lương cho biết: Từ năm 1929, gánh hát Dù Kê của ông Chhà Kọn bắt đầu mở 
rộng hoạt động ở CamPuChia và gây tiếng vang khá lớn. Dần dần, Dù Kê Khmer Nam bộ đã 
nhanh chóng chinh phục được đông đảo khán giả và trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa 
thiết yếu của người dân nước này. Đặc biệt, đoàn hát của ông Chhà Kọn từng được mời vào 
Hoàng cung biểu diễn cho nhà vua CamPuChia xem. Cảm kích trước tấm lòng yêu nghề và sự hi 
sinh lớn lao, nhà vua đã tặng cho gánh hát này một huân chương của hoàng gia cùng với số tiền 
2.600 Riel lúc bấy giờ. Đồng thời vua còn tặng cho ông bầu Chhà Kọn một chiếc xe ô tô màu 
đen để làm phương tiện đi lại của gánh hát. Nguồn: Sơn Lương, Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu 
Dù Kê Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng, 
2012, trang 109-114. 
[7] Ngô Đức Thịnh, Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Hà Nội, NXB.Khoa học 
xã hội, trang 98-99. 
[8] Ngô Đức Thịnh (2009), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Hà Nội, 
NXB.Khoa học xã hội,trang 99. 
[9] Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2012), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền 
thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Hà Nội, NXB Khoa học xã hội,, trang 281. 
[10] Ông Sóc Kha cho biết thực trạng đời sống của diễn viên Dù Kê như sau: Một vấn đề nữa: 
Do khó khăn về đời sống, kinh tế. Hiện nay đa số các nghệ nhân Dù Kê từ bầu gánh hát đến diễn 
viên, nhạc công, phục vụ tất cả đều là nông dân, thậm chí có người không có một tất đất sản xuất 
chuyên đi làm thuê, làm mướn, lao động phổ thông, khi đến mùa khô là thời điểm thuận lợi cho 
việc lưu diễn họ mới tập hợp nhau lại tập dợt tuồng và đi diễn. Có thể nói hoạt động của Đoàn 
Dù Kê này hoàn toàn do có tinh thần yêu nghề, việc bán vé doanh thu chỉ mang tính chất bồi 
dưỡng tiền son phấn mà thôi. 
Nguồn:
Bz9CP0os3gLR1dvZ09LYwODADMDA08PLzMXgxBT4zAnc_2CbEdFAK1p0A8!/?WCM_G
LOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/bandantoc/siteofbandantoc/tintucsukien/cacchutruongc
hinhsach/bai+tham+luan+cua+soc+kha+ve++nghe+thuat+san+khau+du+ke 
[11] Nguồn: 
Bo/228302.vov 
[12] Sơn Lương (2012), Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam bộ trên địa bàn tỉnh 
Sóc Trăng, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng,, trang 230. 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_san_khau_du_ke_khmer_nam_bo_nguon_goc_dac_trung_v.pdf