Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ đình làng xứ Thanh
Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ truyền thống (đình, đền, chùa ) chiếm một vị trí
quan trọng trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam, vì vậy được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Việt Nam chính là góp phần
thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam của Đảng và Nhà nước.
Ở Thanh Hóa, những di sản văn hóa về nghệ thuật chạm khắc gỗ hiện còn là rất khiêm
tốn so với lịch sử vốn có của nó. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh
Hóa, trong 149 ngôi đình đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, hầu hết đang còn
cấu kiện kiến trúc gỗ. Phần lớn các di vật đình làng đều làm bằng vật liệu hỗn hợp, trong đó
chất liệu gỗ thường sử dụng làm kết cấu khung lực phía trên. Do vậy, thường hư hại sớm, nếu
được chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên, tuổi thọ cao nhất cũng không quá 300 - 500 năm
(nhóm gỗ loại 1) nếu thường xuyên được bảo trì. Các bộ phận mau hư hỏng nhất như bộ rui,
mè, đầu đao, cột hiên do tiếp xúc mưa, nước ẩm ướt; nhiều công trình rất khó đoán định niên
đại vì nhiều lần trùng tu, sửa chữa, chắp vá kiến trúc. Thường nửa thế kỷ thì phải sửa chữa,
trùng tu lớn nhằm thay thế các bộ phận cấu trúc gỗ hay tiếp xúc với mưa gió. Do tính phức tạp
trong kỹ thuật kiến trúc gắn liền với hình khối chạm khắc ngay trên một vật kiến trúc (đầu dư,
kẻ bẩy, rường, ván nong, hoành, xà ), vấn đề làm lại, mô phỏng một bức chạm gỗ của người
xưa là rất khó, bởi người nghệ nhân thường có sự tự do thể hiện các nét chạm khắc theo tâm
hồn và vốn văn hóa, ít theo khuôn mẫu sẵn có. Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ truyền
thống ở Thanh Hóa phát triển liên tục, gắn với nhiều công trình đình, đền, chùa , đặc biệt là
hệ thống đình làng. Có đình làng còn giữ những mảng chạm khắc phong cách nghệ thuật thế
kỷ XVI2, có nhiều đình làng kiến trúc gỗ, chạm khắc đẹp, được công nhận là di tích cấp quốc
gia3. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều đình làng đang bị xuống cấp, nhiều mảng chạm khắc đẹp bị
hư hỏng nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, khẳng định giá trị của nghệ thuật kiến
trúc, chạm khắc gỗ đình làng ở xứ Thanh sẽ góp phần thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy giá trị
của đình làng nói riêng, di tích ở Thanh Hóa nói chung trong bối cảnh hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ đình làng xứ Thanh
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI NGHỆ THUẬT KIẾN TRÖC VÀ CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG XỨ THANH TS. Trần Việt Anh1 Tóm tắt: Đình làng là một công trình kiến trúc công cộng truyền thống lớn nhất của làng xã với chức năng tín ngưỡng, văn hóa và xã hội. Kể từ khi xuất hiện, đình làng luôn gắn bó với những vấn đề trọng yếu của làng xã và dân tộc. Chính vì vậy, thông qua đình làng, người ta có thể tìm lại diện mạo lịch sử, văn hóa của địa phương nói riêng và dân tộc nói chung qua từng thời kỳ, đặc biệt là thông qua nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ. Xứ Thanh trong lịch sử luôn được nhìn nhận là một vùng đất giàu truyền thống và có vị thế khá đặc biệt, cho nên đình làng xứ Thanh một mặt vẫn mang đặc điểm chung của đình làng Việt, mặt khác, lại mang trong mình nét đặc trưng, thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ. Từ khóa: Đình làng, nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ, Thanh Hóa. 1. Đặt vấn đề Nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc gỗ truyền thống (đình, đền, chùa) chiếm một vị trí quan trọng trong mỹ thuật truyền thống Việt Nam, vì vậy được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Việt Nam chính là góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam của Đảng và Nhà nước. Ở Thanh Hóa, những di sản văn hóa về nghệ thuật chạm khắc gỗ hiện còn là rất khiêm tốn so với lịch sử vốn có của nó. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Thanh Hóa, trong 149 ngôi đình đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, hầu hết đang còn cấu kiện kiến trúc gỗ. Phần lớn các di vật đình làng đều làm bằng vật liệu hỗn hợp, trong đó chất liệu gỗ thường sử dụng làm kết cấu khung lực phía trên. Do vậy, thường hư hại sớm, nếu được chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên, tuổi thọ cao nhất cũng không quá 300 - 500 năm (nhóm gỗ loại 1) nếu thường xuyên được bảo trì. Các bộ phận mau hư hỏng nhất như bộ rui, mè, đầu đao, cột hiên do tiếp xúc mưa, nước ẩm ướt; nhiều công trình rất khó đoán định niên đại vì nhiều lần trùng tu, sửa chữa, chắp vá kiến trúc. Thường nửa thế kỷ thì phải sửa chữa, trùng tu lớn nhằm thay thế các bộ phận cấu trúc gỗ hay tiếp xúc với mưa gió. Do tính phức tạp trong kỹ thuật kiến trúc gắn liền với hình khối chạm khắc ngay trên một vật kiến trúc (đầu dư, kẻ bẩy, rường, ván nong, hoành, xà), vấn đề làm lại, mô phỏng một bức chạm gỗ của người xưa là rất khó, bởi người nghệ nhân thường có sự tự do thể hiện các nét chạm khắc theo tâm hồn và vốn văn hóa, ít theo khuôn mẫu sẵn có. Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa phát triển liên tục, gắn với nhiều công trình đình, đền, chùa, đặc biệt là hệ thống đình làng. Có đình làng còn giữ những mảng chạm khắc phong cách nghệ thuật thế kỷ XVI2, có nhiều đình làng kiến trúc gỗ, chạm khắc đẹp, được công nhận là di tích cấp quốc 1 Khoa Mỹ thuật - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 2 Nguyễn Du Chi, Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông “Ngôi đình sớm nhất ở Hoằng Hóa còn lại vết tích kiến trúc là Bảng Môn Đình. Đình được tu sửa vào thế kỷ này (TK 17), nhưng vẫn còn lưu giữ được hai vì kèo 29 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI gia3. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều đình làng đang bị xuống cấp, nhiều mảng chạm khắc đẹp bị hư hỏng nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, khẳng định giá trị của nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ đình làng ở xứ Thanh sẽ góp phần thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy giá trị của đình làng nói riêng, di tích ở Thanh Hóa nói chung trong bối cảnh hiện nay. 2. Nghệ thuật kiến trúc Nghệ thuật kiến trúc ở Thanh Hóa hiện còn lưu lại nhiều dấu tích lâu đời, cho thấy sự phát triển liên tục và liền mạch của loại hình nghệ thuật này từ thời văn hóa Đông Sơn. Tuy nhiên, trải qua quá trình lịch sử, di vật chạm khắc gỗ ở Thanh Hóa còn lại khá hiếm do tính không bền vững của chất liệu gỗ, thêm vào đó là những biến cố chính trị - đặc biệt vào thế kỷ 16 với sự đối đầu của hai thế lực phong kiến Nam Triều - Bắc Triều mà Thanh Hóa là địa bàn trọng điểm. Nhưng bù lại, từ thế kỷ 17 -19, xứ Thanh phục hồi kinh tế mạnh mẽ, thu hút một số lượng lớn dân di cư từ đồng bằng sông Hồng vào sinh tụ (trong đó có nhiều hiệp thợ mộc từ Nam Định, Hà Tây) đồng thời truyền nghề mộc cho thợ địa phương. Charles Robequain trong Tỉnh Thanh Hóa (Le Thanh Hoa) cho biết, những người thợ mộc Nam Định đi làm thuê ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa đã truyền nghề cho thợ mộc Đạt Tài (Hoằng Hóa)4. Riêng tổng Bút Sơn có 3 làng cận kề nhau, có 400 gia đình có người làm nghề mộc, trong đó làng Đạt Tài có 300 hộ, còn lại ở Hạ Vũ và Hà Thái. Họ không chỉ là những người thợ biết làm nhà mà còn là những người thợ khéo tay chạm trổ điêu khắc tinh xảo5. Kiến trúc đình làng Việt nói chung và đình làng ở Thanh Hóa là kiến trúc công cộng, là nền tảng cho nghệ thuật chạm khắc gỗ, nó chỉ phát triển trên một nền tảng kinh tế xã hội phát triển. Nếu không có một nguồn lực kinh tế đủ mạnh thì khó có được một công tr ... n đứng trên lưng rồng. Điểm đặc biệt là tiên được tạc không có mắt mũi miệng, không biểu hiện khối mà chỉ thể hiện một mảng hình phẳng, hình dung như tiên đang quay lưng ra phía ngoài và quanh mặt vào trong với thần linh. Cùng mảng chạm này, các chi tiết xung quang đều tạo khối và đường nét rõ ràng. Có thể đoán định rằng, hình tượng tiên nữ cưỡi rồng ban đầu cũng được tạc có hình khối chi tiết nhưng qua quá trình lịch sử nhiều lần trùng tu, hoặc với một lý do nào đó nên hiện nay hình nét mờ chỉ còn khối nhẵn. Có thể, đây là một chủ ý của người đương thời không muốn có hình tượng người phụ nữ trong không gian linh thiêng một cách quá chi tiết để giảm bớt tính phàm tục8? Hơn nữa, không gian đình Bảng Môn là không gian sinh hoạt chủ yếu của tầng lớp nho sĩ, có thể vì lý do ấy mà người ta đã chấp nhận cách tạo tác khối hình phẳng, nhẵn về hình tượng tiên nữ này. Nhìn chung, chỉ có rất ít ỏi hình tượng tiên nữ trong kiến trúc của Thanh Hóa thế kỷ 17 - 19 còn lại đến ngày nay. Tuy nhiên, hình tượng này được xử lý cơ bản trau chuốt, kết hợp một cách linh hoạt, xen kẽ với mảng chạm khắc khác. Về phương diện nào đó, các hình tượng tiên rồng này đã được dân gian hóa, gần gũi với hình ảnh của người thường. Ở đình Phú Điền (Hậu Lộc), tại vì nách gian bên hữu, phía Tây ngôi đình có bức chạm 3 chiến binh cưỡi ngựa giao đấu. Nét chạm gợi khối âm kết hợp với khối nổi không quá 1cm, không chạm bong, nhưng hiệu quả diễn cảm khá ấn tượng. Các hình ảnh người đều đóng khố, đội mũ Đinh Tự, giống hình dũng sĩ đánh hổ trên hiện vật chạm khắc thế kỷ 17 ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phần nào động tác cũng tương tự như hai võ sĩ cưỡi ngựa đấu giáo ở đền Đệ Tứ (Mỹ Lộc, Nam Định). Liên hệ xa hơn, các mảng chạm này còn có nét tương đồng với đề tài tương tự nổi tiếng của người Chăm (hiện vật ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng), 8 Chu Quang Trứ (2003), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật: “Những chạm nổi trong một số đình thuộc thế kỷ 16 và chạm lộng trong nhiều đình ở nửa cuối thế kỷ 17 sang đầu thế kỷ 18 thể hiện rất rõ xã hội Việt Nam và con người Việt Nam. Kỷ cương phong kiến nghiệt ngã với tôn ti trật tự khắt khe “quốc quân thần, gia phụ tử”, ràng buộc người phụ nữ trong cái gông “tam tòng”, cấm đoán “nam nữ thụ thụ bất thân”...[tr.134] 33 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI mỗi dũng sĩ cầm một binh khí khác nhau, ngựa trong tư thế đang đuổi nhau, hai chân trước co lại, hai chân sau duỗi. Trong không gian thâm nghiêm của ngôi đình hiện nay khó nhận thấy được hình ảnh này do vị trí trên cao và nằm ở mặt trong xà nách. Đây là đề tài khá đặc biệt, vì thông thường, ở đình làng, người ta hay chạm khắc những hình tượng liên quan đến đời sống sinh hoạt ở thôn dã hay hình tượng về ước mong của người dân thời bấy giờ về một cuộc sống tươi đẹp, mùa màng bội thu thông qua hình ảnh thần linh, vật linh. Đặt trong ngôi đình Phú Điền gắn với vị anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và cuộc khởi nghĩa oai hùng đầu Công nguyên, có thể tạm giải thích là người đương thời như muốn nhắc nhở con cháu luôn luyện tập để giữ gìn giang sơn. Nhóm đề tài gắn với hình tượng chạm khắc tứ linh, tứ quý và biểu hiện thần linh khác tiêu biểu như ở đình Đông Môn (Vĩnh Lộc), đình Trung (Hà Trung), đình làng Gạo (Bỉm Sơn), đình Vĩnh Trị (thành phố Thanh Hóa)... Nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa có một đặc trưng riêng, mật độ chạm khắc không cao bằng các đình ở đồng bằng Bắc Bộ, trang trí nội thất giản đơn hơn, chưa thấy có đồ án trang trí chia nhiều cấp độ trên nền đình như kiểu đình Tây Đằng hay đình Thụy Phiêu. Nhiều nền đình làng vẫn là nền đất, ngoại thất ít tô điểm, phần lớn sân đình rộng nhưng chỉ là sân cỏ cho thấy sự không hoàn thiện, dở dang do điều kiện kinh tế không đảm bảo kéo dài khiến cho người thợ không thể hoàn thiện xây dựng theo ý muốn. Tuy vậy, việc chạm trổ trang trí trên bộ khung kết cấu gỗ đã được chú trọng tại những vị trí trung tâm như các mặt của hai bộ vì gian giữa, mặt trong bộ vì nóc hai gian chái. Nếu nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng ở Bắc Bộ theo một mạch nguồn có từ thời Mạc, là sự tô vẽ thêm cho cuộc sống thanh bình chốn làng quê, khẳng định những giá trị tự chủ làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ và biểu hiện mong cầu hạnh phúc; thì nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Thanh Hóa lại chú trọng đến việc đề cao sức mạnh siêu linh, hoài niệm hình tượng về một thế giới thần tiên, như một cách tương phản về thực tại khốn khổ chốn thôn quê bị dày vò suốt hơn 100 năm nội chiến ở thế kỷ 16- 17 mà Thanh Hóa là địa bàn trọng yếu. Mặt khác, có thể thấy, việc đề cao hình tượng thần linh, tứ linh, tứ quí, theo nhà nghiên cứu Lê Văn Tạo, Hà Đình Hùng còn là biểu hiện về sự tôn sùng nho giáo9. Nội dung, đề tài chạm khắc gỗ đình làng Thanh Hóa cơ bản tiếp nối mạch nguồn truyền thống nghệ thuật chạm khắc gỗ vùng đồng bằng Bắc Bộ vốn là trung tâm văn hóa lớn đương thời có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các vùng khác. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rất rõ sự phản ánh tinh thần xã hội nông thôn xứ Thanh này một cách sâu đậm qua các mảng chạm. Chạm khắc gỗ đình làng ở Thanh Hóa ít thấy sự ồn ào, náo nhiệt, lãng mạn của các hoạt cảnh minh họa dân gian trên cấu kiện kiến trúc như đình Hương Canh, đình Tây Đằng, Chu Quyến, Hạ Hiệp, Thụy Phiêu của xứ Đoài. Thay vào đó là sự trang trọng, trầm tĩnh với các hoạt cảnh 9 Lê Văn Tạo- Hà Đình Hùng (2008), Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hoá “Khác hẳn với đình làng Bắc Bộ, đình làng Thanh Hóa, ít thấy có đề tài chạm khắc cảnh sinh hoạt nông thôn đương thời, chủ yếu chạm khắc hình tượng, biểu tượng thiêng liêng như các tứ linh, tứ quý. Phải chăng, đó là một cách phản ánh một không gian văn hóa nho giáo đậm đặc trong làng xã xứ Thanh ở thế kỷ 17 - 18” [tr. 172]. 34 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thiên thần, tứ linh, tứ quý và thảng hoặc là những đồ án mang đầy tính ẩn dụ “nhân hóa” từ thiên nhiên như chạm khắc ở đình Thượng Phú và đình Đông Môn. Mật độ chạm khắc gỗ trên kiến trúc đình làng ở Thanh Hóa thường thấp hơn so với di tích đồng bằng Bắc Bộ. Diện tích chạm khắc che phủ bề mặt kiến trúc trong đình làng ở Thanh Hóa đạt từ 20 - 30%, chủ yếu chạm khắc tập trung ở các vị trí: vùng bụng lợn, vì nóc, ván dong, vì nách, xà hoành, câu đầu, bẩy hiên. Trong khi đó, đình làng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ chạm khắc cao hơn hẳn. Chúng tôi cho rằng, kinh tế xã hội nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ 16 - 18 có những thuận lợi hơn, cởi mở hơn và sự nông nhàn, “khoan thư sức dân” cho phép người thợ mộc có được nhiều cơ hội, thời gian say mê sáng tạo nhiều hơn. 3.2. Phong cách tạo tác Thông thường, mỗi mảng chạm của đình làng còn lại đến ngày nay cũng phải trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Ở đình làng có thể có nhiều lớp phong cách tạo tác khác nhau do thời gian, do xuất phát từ những đặc thù kinh tế, xã hội làng quê, sự hạn chế về tính tự quản, mức độ phát triển kinh tế làng xã, vấn đề ruộng công ở làng quê bị thu hẹp, vai trò chi phối của tầng lớp quan tướng Tuy nhiên, qua các mảng chạm còn lại của đình làng xứ Thanh, chúng ta có thể nhận biết được các nhóm phong cách chạm khắc chủ yếu sau đây: Nhóm phong cách chạm khắc gỗ thế kỷ 17:Tiếp tục bảo lưu phong cách thế kỷ 16 nhưng bắt đầu chú trọng bố cục chặt chẽ hơn, kết hợp tạo khối và tạo hình, giai điệu nét và khối giàu gợi cảm hơn. Tuy nhiên, về độ cao của khối vẫn chỉ ở mức tối đa khối dương 7cm, bỏ cách tạo khối âm, nét trơn như phong cách thế kỷ 16. Tiêu biểu như chạm khắc nội thất đình Bảng Môn. Phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng ở Thanh Hóa ảnh hưởng nghệ thuật đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện chủ yếu ở hậu cung đình Bảng Môn, các mảng chạm ở đình Thượng Phú Kỹ thuật chủ yếu chạm nông, khối dương chừng 1-1,5cm, khối âm đục xuống nền gỗ 1cm, bố cục giản đơn, ít chú tạo diễn khối, hay tả thực mà chủ yếu biểu đạt hình tượng, đến cuối thế kỷ 17, kỹ thuật chạm bong, kênh đã xuất hiện với độ cao hơn nền 7 - 10cm với đại diện điển hình là chạm khắc gỗ ở đình Trung, đình Phú Điền... Nhóm phong cách chạm khắc gỗ thế kỷ 18:Thường kết hợp nhiều kỹ thuật chạm bong, kênh, lộng nhưng chủ đề chú trong đến trang trí kiến trúc nhiều hơn là diễn ý nên khối bong không cao hơn nền 10 - 12cm, tập trung ở hình tượng rồng phượng là chủ yếu. Tiêu biểu nhóm này như ở đình Phú Điền, đình Trung. Nhóm phong cách chạm khắc thế kỷ 17-18 khá tinh tế và có khả năng biểu đạt sinh động mà thời sau khó đạt được. Nhóm phong cách chạm khắc gỗ thế kỷ 19: Có đặc trưng khối bong nhô khỏi mặt nền, độ cao hơn mặt nền từ 15 - 20cm, nhiều hình tách khỏi mặt nền như tượng tròn. Thời kỳ này đã kết hợp mạnh mẽ các phong cách chạm nông - sâu, sắc - mềm, mau - thưa, căng - dẹt một cách linh hoạt tùy theo mỗi đồ án, đề tài cụ thể. Tiêu biểu nhóm phong cách này là các chạm khắc ở đình Đông Môn. Căn cứ số liệu ghi trên thượng lương hay bia ký tại các công trình cho thấy có 3 nhóm: (1) các đình làng còn đầy đủ đơn nguyên kiến trúc như nhà đại đình, hậu cung phong cách nghệ thuật sớm, như đình Bảng Môn, hiện trong hậu cung vẫn còn một số mảng chạm khắc có phong cách nghệ thuật thế kỷ 16 và thế kỷ 17; (2) các di tích có phong cách nghệ thuật cuối 35 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thế kỷ 17, 18 như đình Thượng Phú, đình Phú Điền, đình Trung; (3) các di tích có phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 18, 19 như đình Đông Môn, đình Gia Miêu. 3.3. Kỹ thuật thể hiện Kỹ thuật và phương pháp biểu đạt hình tượng trong nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng ở Thanh Hóa có những giá trị mới. Đó là sự thể hiện bản sắc riêng của văn hóa địa phương do nghệ nhân đã học tập các bố cục, chủ đề ở di tích có trước vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng biến cải, sáng tạo làm mới như hình tượng mèo bắt chuột, hình tượng người cướp lục lạc nghê ở đình Thượng Phú, hình tượng người tập trận ở đình Phú Điền... Sự chú trọng chạm khắc lồng kết nhiều phương pháp tạo hình trên một đồ án, phát huy tối đa hiệu quả của chạm nét âm, chạm nổi khối bong, chạm kênh, chạm lộng để tạo hiệu ứng ánh sáng đa diện, đa lớp một cách huyền diệu... Đó là các đồ án chạm hình rồng ổ ở đình Đông Môn, đình Phú Điền, đình Trung đã mang được giá trị điển hình. Việc kết hợp kinh nghiệm kỹ thuật chạm khắc tinh tế, đầy chất lãng mạn của nghệ nhân vùng đồng bằng Bắc Bộ ở các đình làng tiêu biểu như Chu Quyến, Tây Đằng, Hạ Hiệp, Phiêu Kỵ, Thổ Tang với phong cách chạm khắc khúc triết, tiết tấu mạnh mẽ trong tạo khối của nghệ nhân Thanh Hóa đã tạo nên những đồ án trang trí mới như ở đình Đông Môn, Thượng Phú... Đình làng Thanh Hóa thường hạn chế chiều cao dẫn đến các đồ án chạm khắc gỗ thường mang tính nhấn đậm ở những vị trí quan trọng hơn là khuynh hướng muốn phủ kín bề mặt nội thất công trình như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mặt khác cho thấy, tính mặc định cao trong biểu đạt nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Thanh Hóa, người nghệ nhân coi trọng thủ pháp lấy ý diễn hình là chủ yếu, như bố cục một người, đến hai người trong một đồ án trang trí, so với các mảng chạm khắc ở đình làng đồng bằng Bắc Bộ thường bố cục nhiều người trong một đồ án trang trí, tức lấy hình diễn ý. Đồng thời, việc ít phát huy chiều cao mà tận dụng nhiều không gian bề ngang trong các đình làng ở Thanh Hóa cũng gợi tính mức độ về mật độ dân cư ở thời kỳ này. 4. Tạm kết Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ đình làng ở Thanh Hóa thể hiện những tương đồng với nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ đình làng Bắc Bộ trong kỹ thuật và biểu đạt hình tượng. Qua đó cho thấy, hiệu quả của sự kết hợp tay nghề của các tốp thợ vùng Nam Định, Hà Tây khi đến Thanh Hóa sinh sống từ thế kỷ16 - 19 cùng sự nỗ lực tiếp thu của nghệ nhân sở tại để đạt được những bước tiến nhất định trong tạo hình dân gian. Đó là khả năng miêu tả, dụng ý và khả năng xử lý trang trí bề mặt kiến trúc một cách độc đáo. Đặc biệt, việc chạm khắc gỗ được che phủ và sinh động hóa tại các vị trí kiến trúc vốn dễ phơi bày nhược điểm cấu kiện. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt nói chung và đình làng Thanh Hóa nói riêng có thể xem là những tín hiệu, ngôn ngữ, thông điệp đặc biệt của cộng đồng dân cư ở làng quê. Mỗi ngôi đình làng chạm khắc gỗ có thể được xem là một bảo tàng nghệ thuật và lịch sử độc đáo. Xã hội ngày nay sẽ ngày một giàu hơn, nhưng di sản văn hóa, đặc biệt là di sản từ chất liệu gỗ thì rất hữu hạn. Đây là những tư liệu gốc để nhìn vào nó và phần nào giải mã được, có thể tạo niềm tự tôn dân tộc mạnh mẽ trong lớp trẻ hôm nay và tương lai... 36 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Thế Ẩm (1991), “Bảng Môn Đình, mỹ tục và lễ hội truyền thống”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa làng Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thông tin Thanh Hóa, tr 143 - 146. [2]. Nguyễn Văn Cương (2009), “Đặc trưng kiến trúc đình làng đồng bằng Bắc Bộ”, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 303. [3]. Nguyễn Du Chi (2011), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. [4]. Trần Lâm Biền (2017), Đình làng Việt (châu thổ Bắc Bộ), Nxb Hồng Đức, Hà Nội. [5]. Huy Sanh (1991), “Nét đặc trưng Văn hóa làng qua cái đình”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa làng Thanh Hóa, Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa, tr 87 - 91. [6]. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự (1998), Đình Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh. [7]. Lê Văn Tạo, Hà Đình Hùng (2008), Nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa. [8]. Phạm Tuấn (2007), “Vài nét thoáng qua về kiến trúc gỗ truyền thống Thanh Hóa”, tạp chí Di sản Văn hóa, số 1(18), tr 91 - 93. [9]. Lê Huy Trâm (1991), “Hội làng trong văn hóa làng”, Kỷ yếu hội thảo Văn hóa làng Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thông tin Thanh Hóa, tr 181 - 194. [10]. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (2018), tài liệu hội thảo khoa học “Giải pháp bảo tồn phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của đình làng ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”. [11]. Viện Bảo tồn Di tích (2017), “Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn Di tích”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. ARCHITECTURE AND WOOD CARVING ART ON COMMUNAL HOUSES IN THANH LAND Tran Viet Anh, Ph.D Abstract: The communal house is the largest traditional public architecture promoting the function of religion, culture and society in the village. Since its appearance, the communal house is always attached to the key issues of the village and the nation. Thanks to the communal house, especially the architecture and wood carving art, people can find the historical and cultural imprints of the locality in particular and the nation in general. In history, Thanh land has always been recognized as a land rich in tradition so communal houses are covered with not only the common characteristics of Vietnamese communal house but also unique features reflected in the architure and wood carving art. Key words: communal house, architure and wood carving art, Thanh Hoa Người phản biện: TS. Lê Thị Thảo (ngày nhận bài 03/12/2018; ngày gửi phản biện 05/12/2018; ngày duyệt đăng 05/01/2019). 37
File đính kèm:
- nghe_thuat_kien_truc_va_cham_khac_go_dinh_lang_xu_thanh.pdf