Nghệ thuật chèo chải xứ Thanh
Thanh Hóa là một tỉnh có nhiều loại hình văn hóa dân gian, trong đó chứa đựng
một kho tàng dân ca, dân vũ phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức diễn xướng
được trải rộng khắp các vùng miền quê Thanh, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được
phát huy. Trong số đó chúng ta phải kể đến một loại hình nghệ thuật dân gian đã trở nên
khá phổ biến đó là chèo chải.
Để giải thích về ý nghĩa tên gọi theo chúng tôi tìm hiểu thì chữ “Chèo” trong Chèo
chải là các động tác chèo thuyền trong mô hình của một chiếc thuyền rồng (mang tính
biểu trưng) trên sân đền, trên áng, hoặc sân đình chứ không phải là nghệ thuật hát
“Chèo” trong hệ thống âm nhạc truyền thống - cổ truyền dân tộc Việt Nam. Còn chữ
"chải" nghĩa là “bơi” thuyền; con thuyền được di chuyển đến các địa danh, địa điểm
thông qua phần lời của các khúc hát.
Theo nhóm Lam Sơn, Chèo chải còn có các tên gọi khác như Chèo trải, trong đó
chữ “trải” ở đây được hiểu là “dăng” có nghĩa là trải thuyền, trải cờ quạt sắp thành hàng
để diễn xướng, hoặc có tên Chèo giải có nghĩa là chèo đua lấy “giải”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật chèo chải xứ Thanh
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT CHÈO CHẢI XỨ THANH ThS. Nguyễn Tiến Thành1 Tóm tắt: Chèo chải là tên gọi của một loại hình diễn xướng dân gian xứ Thanh, có nguồn gốc xuất xứ từ tín ngưỡng thờ thần, thờ Thành hoàng làng. Những danh thần, Thành hoàng làng ở đây là những người có thật trong lịch sử, những người có công bảo vệ quê hương đất nước, những danh nhân, thần tướng có thể phù hộ, độ trì đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân chúng quanh vùng. Từ khóa: Chèo chải, diễn xướng dân gian, tín ngưỡng, lễ hội... Thanh Hóa là một tỉnh có nhiều loại hình văn hóa dân gian, trong đó chứa đựng một kho tàng dân ca, dân vũ phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức diễn xướng được trải rộng khắp các vùng miền quê Thanh, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy. Trong số đó chúng ta phải kể đến một loại hình nghệ thuật dân gian đã trở nên khá phổ biến đó là chèo chải. Để giải thích về ý nghĩa tên gọi theo chúng tôi tìm hiểu thì chữ “Chèo” trong Chèo chải là các động tác chèo thuyền trong mô hình của một chiếc thuyền rồng (mang tính biểu trưng) trên sân đền, trên áng, hoặc sân đình chứ không phải là nghệ thuật hát “Chèo” trong hệ thống âm nhạc truyền thống - cổ truyền dân tộc Việt Nam. Còn chữ "chải" nghĩa là “bơi” thuyền; con thuyền được di chuyển đến các địa danh, địa điểm thông qua phần lời của các khúc hát. Theo nhóm Lam Sơn, Chèo chải còn có các tên gọi khác như Chèo trải, trong đó chữ “trải” ở đây được hiểu là “dăng” có nghĩa là trải thuyền, trải cờ quạt sắp thành hàng để diễn xướng, hoặc có tên Chèo giải có nghĩa là chèo đua lấy “giải”. Chèo chải là loại hình nghệ thuật diễn xướng được kết hợp giữa lối hát cá nhân (Cái chèo) và tập thể (Con chèo hay Quân bơi). Cái chèo thực hiện phần hát xướng, Con chèo thực hiện phần hát xô hoặc cùng hát với Cái chèo để kết hợp với các động tác múa chèo thuyền hoặc múa tay không cho khớp và tăng độ chính xác. Với cấu trúc theo thể thức ba phần: hát vào cuộc, hát chính cuộc và hát kết cuộc. Trước khi chuyển các phần, thường có câu vỉa do Cái chèo hát, sau đó tất cả cùng hát vào bài. Xét tổng thể, ngoài phần nối tiếp, phần “vỉa” toàn bộ nghệ thuật Chèo chải đều có bố cục thống nhất, gồm có các phần chính như sau: - Phần mở (hát dạo và hát vào cuộc): Giới thiệu hình thức, thể loại, nhân vật và nội dung sẽ đề cập đến trong diễn xướng. 1 Khoa Âm nhạc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 65 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU - Phần thân (hát chính cuộc): Ca ngợi công đức và tỏ lòng thành kính đến các vị danh nhân của dân tộc, của địa phương. - Phần kết (hát kết cuộc): Kết thúc phần ca múa nhạc thờ thần của địa phương. Nghệ thuật Chèo chải thường được tiến hành một cách độc lập ở phần hội của lễ hội hoặc có thể còn được kết hợp với trò diễn, diễn xướng khác tiến hành song song hoặc lần lượt theo thứ tự trước sau. Chèo chải không những có ở một số trung tâm trò diễn, diễn xướng dọc theo hai bờ sông Chu, sông Mã như các huyện Đông Sơn, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Nông Cống,... mà còn có rải rác nhiều nơi khác trong tỉnh. Nghệ thuật diễn xướng Chèo chải tại lễ hội đền Đốn thờ Trần Khát Chân là một ví dụ: Chèo chải dưới chân núi Đốn Sơn mà cư dân nơi đây thường gọi là Đún Sơn (theo tiếng địa phương) là một phần của lễ hội. Khi xem xét phần lời ca hát thờ chúng ta có thể thấy rõ lễ hội được tổ chức vào ngày giỗ “Kỵ” của Trần Khát Chân - người có công dẹp yên giặc Chiêm thành. Có thể nói, lễ hội đền Đốn tuy còn chưa được nhiều người biết đến nhưng đã để lại được nhiều dấu ấn về một thời oanh liệt của một danh tướng đời Trần. Đặc biệt, trong tiến trình lễ hội không thể không có phần tham gia của Chèo chải: “Con về lễ hội hôm nay Quân bơi Chèo chải lòng nay kính thành” (Trích Chèo chải - xã Vĩnh Thành - huyện Vĩnh Lộc) Để tìm hiểu về vị thánh được thờ tại đền Đốn xã Vĩnh Thành, chúng tôi căn cứ vào chính sử được ghi chép trong các cuốn sử biên niên và thần tích về Ngài hiện còn lưu giữ tại đền. Vị thần được thờ tại đền Đốn là Trần Khát Chân - một vị tướng triều Trần có công với dân với nước. Cái chết của Trần Khát Chân cùng gia quyến được nhân dân thương tiếc, mai táng và lập đền thờ tại núi Đốn Sơn. Tuy nhiên, để ghi nhớ công ơn ông, người dân đã tôn ông làm Đức Thánh Lưỡng và lập đền ở nhiều nơi. Hiện nay, ở Thanh Hóa có “Thất thập nhị niên” (bảy mươi hai nơi thờ), nhiều địa phương đã lấy tên ông đặt tên cho các trường học, đường phố,... Chèo chải là một nghi lễ đặc biệt trong lễ hội đền Đốn được tổ chức ở trong sân đền, là không gian thiêng đối lập với không gian trần tục. Ở giữa sân đền người ta căng hai tấm vải uốn cong như hình thuyền rồng, đầu rồng đan bằng khung nứa dán nhiều loại giấy màu đặt ở giữa đầu hình thuyền, mặt rồng hướng vào đền. Đuôi rồng cũng được đan bằng nứa và dán giấy màu và đặt ở giữa, phía đuôi thuyền. Hai mươi bốn quân bơi mặc áo nhiễu xanh màu nước biển, có viền vàng, quần đen, chân quấn xà cạp, đầu chít giải khăn xanh bó lấy tóc, mỗi người cầm một mái chèo sơn trắng. Riêng nhân vật Léo mõ (người chỉ huy cuộc Chèo chải) thì một tay cầm trống 66 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU hoặc mõ, một tay cầm dùi, mặc áo dài màu xanh nước biển có viền vàng, vạt trước vén vắt về phía sau, thắt lưng vải màu vàng, quần đen, chân quấn xà cạp nền vàng sọc xanh, đi giầy vải. Lễ hội đền Đốn ở xã Vĩnh Thành mang những nét riêng của mình. Phần lễ bao giờ cũng có các thủ tục cơ bản sau: + Lễ rước văn: Trong ngày 23, người ta sẽ cử ra một đội rước văn gồm 33 người, trong đó có một người là chủ tế, hai người phụ tế và 30 hộ vệ, đến nhà một người đã được lựa chọn từ trước ở trong làng (người này phải biết chữ và có trách nhiệm với bài văn tế) để lấy bài văn dùng cho buổi tế trình của ngày 24. Đoàn rước này có nhiệm vụ đến đó và rước bài văn tế về. + Lễ dâng cơm nắm: Đêm 23 rạng ngày 24, ban tế tổ chức lễ dâng cơm nắm với muối vừng. Đó là một việc làm rất có ý nghĩa nhằm nhắc lại tiểu sử và công lao của Thần. Cơm nắm phải được lựa chọn từ khoảng 10kg gạo tám thơm ngon, nắm bằng mo cau và đặt trên mỗi mo cau, mỗi nắm cơm để vào một mo cau; bên cạnh nắm cơm bao giờ cũng có một ít muối vừng. Sau khi dâng Thần xong, phần cơm nắm được cắt nhỏ ra để chia cho những người đến cúng tế và dự lễ. + Lễ tế trình: Sáng 24, người ta tổ chức lễ tế trình bằng bài văn tế được rước từ ngày 23. + Lễ rước: Sau khi tế trình xong là đến rước kiệu thánh. Lúc này đội múa lân đi đầu nổi trống chiêng và diễn tại sân đền, sau đó vừa đi vừa múa lượn, trống phách rộn ràng tiến ra cửa đền. Tiếp theo là các trai làng mặc quần trắng, áo lương, đội khăn xếp, đi giày hạ, vác cờ, biển, gươm, giáo, tàn lọng, ngựa hồng, ngựa bạch, trống chiêng xếp hàng đôi, vừa đi vừa khua chiêng dóng trống. Nối tiếp là phường bát âm, cũng áo dài, quần trắng, khăn xếp, giày hạ, tay cầm các nhạc cụ vừa đi vừa cử (tấu) nhạc theo điệu lưu thủy, hành vân. Trong các kiệu đều có thánh thẻ, bát hương, hòm sắc, trầu rượu, khói hương nghi ngút. Trai kiệu mặc áo nỉ cộ, ống tay màu nâu tươi có nẹp vàng, quần trắng, thắt lưng là giải lụa xanh, đầu vấn khăn lụa màu xanh, đi chân đất. Các bà, các chị chít khăn vành dây, áo mớ ba, váy lĩnh dài sát gót, chân đi dép da bì, đeo dây xà ích, tay mang nón ba tầm. Theo nhịp trống, mõ và nhạc bát âm khoan thai, nhẹ nhàng, đoàn rước đi quanh các làng trong xã (làng Đoài, làng Đông, làng Sanh, làng Trung). Đoàn rước đi đến làng nào thì làng đó phải đem lễ vật ra nghênh đón Thần (thường là các cụ bô lão bưng lễ vật đứng ở đình làng). Điều đặc biệt ở đây chính là khi đoàn rước đi đến làng nào thì dân làng đó đem những hàng rào bằng tre mang tính chất tượng trưng ra để dừng đoàn tế lại, nhưng đoàn tế sẽ phá rào và đi tiếp. Đoàn tế đi hết các làng sau đó trở về đền và làm lễ tế Thần. 67 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU + Lễ tế Thần: Sau khi đoàn rước đi qua các làng trở về đền, đội tế tiến hành lễ tế Thần bằng bài tế cho ngày kỵ của Thần. Bài văn tế chính kỵ ngày 24 tháng 4 âm lịch: “Đại Vương là bậc lớn lao đẹp đẽ, đức rộng anh minh linh cảm. Trải qua các đời nhiều lần gia phong tặng, lúc kỵ chưa cử hành bày biện lưu truyền đến ngày nhật húy. Tuy rằng không rõ chính xác việc thờ thần nên thường sắm biện lễ nghi. Nay cúi đầu dõi theo điều sáng, bày biện lễ mọn kính ý mong tai được trừ, phúc được tới phù hộ mãi mãi. Hiển hách anh linh bốn thôn luôn no đủ, anh minh khỏe mạnh. Thực là Đại Vương phù hộ” [8. tr.131]. Hàng năm, cho dù lễ hội được tổ chức theo những sắc thái riêng của làng xã nào thì các lễ nghi cơ bản không được thay đổi, bao giờ cũng phải có lễ rước văn, lễ dâng cơm nắm, lễ trình, lễ rước và lễ tế. Về phần lễ rước, có thể không nhất thiết năm nào cũng tổ chức rước mà có thể 5 năm một lần tổ chức lễ rước. Một điều nữa, nhất thiết trong lễ hội phải có Chèo chải, vì Chèo chải là nghi lễ, nghi thức tưởng nhớ về trận đánh của Thần với quân Chiêm Thành trên sông Hải Triều. Đó là thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa các nơi thờ tự Trần Khát Chân với nhau, đồng thời nó cũng tạo nên một sự gắn kết chặt chẽ giữa những cư dân nơi đây, tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng. Dựa trên những luận điểm trên chúng tôi cho rằng, chưa có sự thống nhất về cách chia bài ca cũng như tên gọi của chúng trong diễn xướng mà ở đây dựa vào bố cục của Chèo chải chúng tôi lấy tên gọi của từng phần làm tên gọi chính cho các bài ca. Các bài ca (theo chúng tôi chọn và chia) đã được chia theo trổ và nội dung văn học của phần lời thơ có số thứ thự lần lượt là các số nguyên: - Mở đầu: Mở cửa cho thủy tôi vào ...Thủy vào sân rồng trình Đức Đại Vương. - Vào cuộc 1: Nay mừng gặp hội xuân hòa .. .Đều trên cõi thọ nền xuân chơi bời. (Xen giữa phần xướng là phần xô: Khoan dô khoan ta xã hò khoan) - Chính cuộc 1: Nay mừng vận mở thái hòa ... Đông Anh là xã thôn là Viên Khê. (Xen giữa phần xướng là phần xô: Khoan dô khoan ta xã hò khoan) - Chính cuộc 2: Khoan khoan ta xã chèo ra ... Xuân tân lá ngọc hương thơm hoa quỳnh. (Xen giữa phần xướng là phần xô: Khoan dô khoan ta xã hò khoan) 68 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU - Chính cuộc 3: Mọi nhà thân hốt trâm anh ... Vui mừng tứ xã hòa sang. (Hát kết hợp với múa guộn ngón) - Chính cuộc 4: Thênh thênh bể phúc khoan bơi ... Non bồng nước nhược dễ xuôi lòng trần. (Hát kết hợp với múa guộn ngón) - Chính cuộc 5: Dáng vui dạo lối ghềnh ân ... Ây là ta xã đan tay đậu thuyền. (Xen giữa phần xướng là phần xô: Khoan dô khoan ta xã hò khoan) - Chính cuộc 6: Nước trong vận mở cửa ngàn ... Đường cà hớn hở trẻ già cùng vui. (Hát kết hợp với động tác múa guộn ngón và vỗ tay) - Chính cuộc 7: Nay mừng hải yến hà thanh ... Khoa danh tướng kế công danh duy truyền. (Xen giữa phần xướng là phần xô: Khoan dô khoan ta xã hò khoan) - Chính cuộc 8: Cạy thuyền ra đôi chân bước sịch .. .Thuyền ta thắng trận cho mau ta về. (Tập thể hát kết hợp với động tác chèo thuyền) - Kết cuộc: Không dậm không dậm ... Vào chơi xơi giầu (Xen giữa phần xướng là phần xô: Khoan dô khoan) Ngoài ra, ở Thanh Hóa một số nơi còn có trò Thủy (hoặc Thủy phường) cũng có hình thức diễn xướng giống Chèo chải nhưng được gọi với tên khác. Theo như chúng tôi quan sát trò diễn thông qua hệ thống băng đĩa của Viện Âm nhạc kết hợp với nhân dân nơi đây phục dựng và tìm hiểu thực tế tại làng Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa thì trò Thủy cũng chính là Chèo chải. Tuy trò Thủy không có đạo cụ bằng thuyền (chỉ nhắc đến chiếc thuyền trong phần lời của chú Biện) nhưng phương thức diễn xướng, trang phục, nội dung lời ca và trong một số làn điệu hát có nhiều nét giai điệu tương đồng với Chèo chải xã Vĩnh Thành, 69 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU huyện Vĩnh Lộc. Ở đây, trong cách trình diễn có sử dụng những mái chèo do các quân bơi (còn gọi là Con chèo) sử dụng khi trình diễn các động tác chèo thuyền trên nền đất. Đặc biệt hơn trong phần lời ca có dùng phần hát vào cuộc: “Hôm nay ngày kỵ đền ta Trước là tế thành sau ra bơi thờ Ta chèo một mái sang sông Rước lấy tiến sĩ, quận công về làng” (Trích trò Thủy, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn) Với hệ thống trò diễn và diễn xướng dân gian phong phú và đặc sắc của mình, trò Thủy trong hệ thống trò diễn Đông Anh - Đông Sơn - Thanh Hóa là một hình thức ca vũ đặc sắc. Tuy gọi là trò, nhưng thực chất trò Thủy là một diễn xướng gắn với chiếc thuyền rồng và các Con chèo trên sân đền, sân đình được nhân dân rất yêu thích. “Nào nào hai mái thuyền quân Hãy cùng giang tay chèo bơi bể phúc”... (Trích trò Thủy xã Đông Anh, huyện Đông Sơn) Hàng năm, từ mồng bốn tháng giêng (âm lịch) các nghệ nhân bắt đầu luyện tập đến mười một tháng hai mới bắt đầu lập áng và giáp lọ (dựng rạp, sân khấu, tổng duyệt). Ngày mười ba tháng hai biểu diễn ở cánh đồng bờ sông Con (xã Đông Tiến) đến mười sáu tháng hai kéo xuống chợ Mới Doãn (xã Đông Xuân) và hai mươi mốt tháng hai biểu diễn ở Mộc Nhuận (xã Đông Yên). Những năm lễ hội Nghè Sâm thì trò Thủy là một tiết mục trong hệ thống trò Rủn. Theo các nghệ nhân, trò Thủy được diễn xướng để ca ngợi công đức của Cao Hoàng - người có công rất lớn trong việc xây dựng những công trình thủy lợi, nhờ đó nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, còn có người cho rằng trò Thủy được diễn để ca ngợi nghĩa quân Lê Lợi (năm 1418) sau chiến thắng quân Minh. Để tưởng nhớ công ơn Vua Lê, hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các trò diễn để diễn tả lại cuộc tiến quân vào Nghệ An trên sông của nghĩa quân. Khi sông bị lấp (chưa xác định) người dân vẫn giữ lệ đó nhưng có sử dụng những động tác tượng trưng “Chèo bơi”, “Chèo đua” trên “Áng” để diễn tả cuộc tiến quân. Theo bà Lê Thị Thanh (53 tuổi) ở thôn 5 làng Viên Khê - người trực tiếp được cụ Căn (đã mất) truyền dạy lời ca và động tác múa của trò Thủy cho biết: trò Thủy không có sự phân chia thành các bài ca với tên gọi cụ thể mà các cụ thường gọi chung là hát múa của trò Thủy. Tuy nhiên, phần lời ca lại có sự phân chia thành các “làn” và có hiện tượng “chuyển làn” (làn ở đây được hiểu là phương pháp, cách hát riêng của từng phần lời ca). Bên cạnh đó, các tác giả cuốn “Địa chí văn hóa Đông Sơn” đã đưa ra bố cục của trò Thủy gồm nhiều bài ca với các làn như: Cạy thuyền, Hà Thanh, Giáo thuyền... và 70 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU được giải thích là: tên làn điệu của các bài ca ứng với nội dung chính của từng đoạn hát múa hoặc trong phần lời ca có chữ “Hà Thanh” thì lấy luôn chữ “Hà Thanh” làm tên làn điệu cho bài ca đó. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng. Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống nói chung, âm nhạc dân gian nói riêng nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội là những đòi hỏi cấp bách mà chúng ta phải chung tay xây dựng và có nhiệm vụ làm cho nó trở thành “sản phẩm hàng hóa đặc biệt” để thu hút đông đảo du khách, góp phần tăng nguồn thu cho người dân, nguồn ngân sách cho địa phương và cho tỉnh. Tài liệu tham khảo [1] . Nguyễn Trọng Ánh (2000), Ấm nhạc quan họ, Viện Âm nhạc, Hà Nội. [2] . Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2005), Danh nhân Thanh Hóa tập 1, Nxb Thanh Hóa. [3] . Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), Tên làng xã Thanh Hóa, tập 1, Nxb Thanh Hóa. [4] . Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1994), Lịch sử Thanh Hóa, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội. [5] . Nguyễn Du Chi (1993), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [6] . Lưu Công Đạo - Nguyễn Văn Hải (2007), Vĩnh Lộc huyện chí, Trường CĐ.VHNT Thanh Hóa (lưu hành nội bộ). [7] . Ninh Viết Giao chủ biên (2000), Địa chí văn hóa HoằngHóa, Nxb Khoa học Xã hội. [8] . Hồ sơ di tích đền thờ Trần Khát Chân xã Vĩnh Thịnh, huyệnVĩnh Lộc. [9] . Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2000), Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa Dân tộc. [10] . Viện Văn hóa Dân gian (2000), Hương ước Thanh Hóa , Nxb Khoa học Xã hội. CHEO CHAI IN THANH LAND Nguyen Tien Thanh, M.A Abstract: Cheo Chai is the name o f a type o f fo lk oratorio in Thanh land. It is originated from the custom of worshiping the Village Deity. Famous gods and village deities here are real historical figures who have protected the homeland and provided a happy and prosperous life to local people. Key words: Cheo chai, fo lk oratorio, belief, festival... 71
File đính kèm:
- nghe_thuat_cheo_chai_xu_thanh.pdf