Nghệ thuật cải lương

Vài nét lịch sử

Hai tiếng "Cải lương" có

nghĩa là "Sửa đổi cho tốt

hơn". Từ xưa ở Việt Nam

không có lối diễn tuồng nào

khác hơn là hát Chèo hay hát

Tuồng (ở Bắc Phần) và hát

bội (ở Trung và Nam Phần).

Ðến 1917, khi cải lương ra

đời, người mình nhận thấy

điệu hát này có thể tân tiến hơn điệu hát bội, nên cho đó là một việc cải

thiện điệu hát xưa cho tốt hơn. Vì lẽ ấy người mình dùng hai tiếng "Cải

lương" để đặt tên cho điệu hát mới mẻ này.

Trước kia ở rải rác trong các tỉnh Nam Phần (Nam bộ) có những ban tài

tử đờn ca trong các cuộc lễ tư gia, tân hôn, thăng quan, giỗ,. Nhưng

không bao giờ có đờn ca trên sân khấu hay trước công chúng. Qua năm

1910, ở Mỹ Tho có ban tài tử của Nguyễn Tống Triều, tục gọi Tư Triều

gồm bản thân Tư Triều (chơi đờn kìm), Chín Quán (đờn độc huyền),

Mười Lý (thổi tiêu), Bảy Vô (đờn cò),Cô Hai Nhiễu (đờn tranh) và Cô

Ba Ðắc (ca). Ban tài tử này đờn ca rất hay vì phần đông đã được chọn đi

trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở Pháp mới về.

Năm 1911, Nguyễn Tống Triều muốn đưa ca nhạc ra trước công chúng,

nên thương lượng với chủ nhà hàng "Minh Tân khách sạn" ở ngang ga xe

lửa Mỹ Tho – Sài Gòn để ban tài tử đờn ca giúp vui cho thực khách.

Người đến nghe ngày càng đông. Nhận thấy sáng kiến này có kết quả

khả quan, Thầy Hộ, chủ rạp hát bóng Casino, phía sau chợ Mỹ Tho,

muốn cho rạp hát mình đông khán giả bèn mới ban tài tử đến trình diễn

mỗi tối thứ bảy và thứ tư trên sân khấu và đã được công chúng hoan

nghênh nhiệt liệt.

Nghệ thuật cải lương trang 1

Trang 1

Nghệ thuật cải lương trang 2

Trang 2

Nghệ thuật cải lương trang 3

Trang 3

Nghệ thuật cải lương trang 4

Trang 4

Nghệ thuật cải lương trang 5

Trang 5

Nghệ thuật cải lương trang 6

Trang 6

Nghệ thuật cải lương trang 7

Trang 7

Nghệ thuật cải lương trang 8

Trang 8

Nghệ thuật cải lương trang 9

Trang 9

Nghệ thuật cải lương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 9500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghệ thuật cải lương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật cải lương

Nghệ thuật cải lương
 Nghệ thuật Cải lương 
. Vài nét lịch sử . Vì sao cải lương được nhiều 
. Ðặc điểm người đón nhận? 
. Âm nhạc . Mỗi người một câu hỏi 
. Âm điệu . Ðời thường nghệ sỹ. 
. Vọng cổ hoài lang . Chân dung nghệ sỹ 
 Vài nét lịch sử 
 Hai tiếng "Cải lương" có 
 nghĩa là "Sửa đổi cho tốt 
 hơn". Từ xưa ở Việt Nam 
 không có lối diễn tuồng nào 
 khác hơn là hát Chèo hay hát 
 Tuồng (ở Bắc Phần) và hát 
 bội (ở Trung và Nam Phần). 
 Ðến 1917, khi cải lương ra 
 đời, người mình nhận thấy 
điệu hát này có thể tân tiến hơn điệu hát bội, nên cho đó là một việc cải 
thiện điệu hát xưa cho tốt hơn. Vì lẽ ấy người mình dùng hai tiếng "Cải 
lương" để đặt tên cho điệu hát mới mẻ này. 
Trước kia ở rải rác trong các tỉnh Nam Phần (Nam bộ) có những ban tài 
tử đờn ca trong các cuộc lễ tư gia, tân hôn, thăng quan, giỗ,... Nhưng 
không bao giờ có đờn ca trên sân khấu hay trước công chúng. Qua năm 
1910, ở Mỹ Tho có ban tài tử của Nguyễn Tống Triều, tục gọi Tư Triều 
gồm bản thân Tư Triều (chơi đờn kìm), Chín Quán (đờn độc huyền), 
Mười Lý (thổi tiêu), Bảy Vô (đờn cò),Cô Hai Nhiễu (đờn tranh) và Cô 
Ba Ðắc (ca). Ban tài tử này đờn ca rất hay vì phần đông đã được chọn đi 
trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở Pháp mới về. 
Năm 1911, Nguyễn Tống Triều muốn đưa ca nhạc ra trước công chúng, 
nên thương lượng với chủ nhà hàng "Minh Tân khách sạn" ở ngang ga xe 
lửa Mỹ Tho – Sài Gòn để ban tài tử đờn ca giúp vui cho thực khách. 
Người đến nghe ngày càng đông. Nhận thấy sáng kiến này có kết quả 
khả quan, Thầy Hộ, chủ rạp hát bóng Casino, phía sau chợ Mỹ Tho, 
muốn cho rạp hát mình đông khán giả bèn mới ban tài tử đến trình diễn 
mỗi tối thứ bảy và thứ tư trên sân khấu và đã được công chúng hoan 
nghênh nhiệt liệt. 
Sân khấu thời bấy giờ cũng được dàn dựng rất đơn giản. Cái màn bạc 
dùng làm bối cảnh (fond), kế đó có lót một bộ ván, trước bộ ván có để 
cái bàn chưn cheo. Hai bên sân khấu có để cây kiểng. Các tài tử đều ngồi 
trên bộ ván và mặc quốc phục xem thật nghiêm trang. 
 1
Sáng kiến đưa đờn ca tài tử lên sân khấu của Tư Triều từ năm 1912 tại 
Mỹ Tho đã lan tràn đến Sài Gòn và nhiều tỉnh ở Nam Phần. Năm 1913 – 
1914, chủ nhà hàng ở sau chợ Mới, Sài Gòn, là "Cửu long giang" nghe 
danh tiếng ban tài tử nên đã xuống tận nơi để mời về. Ông Năm Tú là 
người có công nhất trong việc gây dựng lối hát Cải lương buổi ban đầu. 
Ông mướn thợ vẽ tranh cảnh phỏng theo lối trang trí rạp hát Tây Sài 
Gòn. Ông mua sắm y phục cho đào kép khá chu đáo và nhờ nhà văn 
Trương Duy Toản soạn tuồng. 
Ông cất một cái rạp hát rộng lớn và đẹp đẽ gần chợ Mỹ Tho để cho ban 
ca kịch của ông trình diễn. Ðiệu hát cải lương chính thức hình thành từ 
đó và ngày càng phát triển mạnh, nhiều Ban được thành lập. 
Có thể nói, sân khấu cải lương là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh xã hội 
Việt Nam, chính xác hơn là xã hội Nam bộ lúc bấy giờ. Chính vì vậy nó 
trưởng thành rất mau. Vài ba năm đầu thập kỷ 20, nó còn đang chập 
chững những bước đầu tiên. Năm 1931 nó đã chính thức được giới thiệu 
ở ngoài nước với danh nghĩa một loại hình nghệ thuật hiện đại ngang 
hàng tuồng chèo đã có nhiều thế kỷ lịch sử. Nó ra đời thu hút được đông 
đảo khán giả và hát bội chịu phần thua kém. Từ Nam Kỳ nó Bắc tiến và 
tuồng, chèo dần dần nhường bước. Trong hơn nửa thế kỷ, sân khấu cải 
lương vượt xa các loại hình sân khấu khác về thế mạnh, có thời kỳ nó giữ 
địa vị độc tôn, thu hút khán giả nhiều hơn các loại sân khấu khác, chỉ 
kém có điện ảnh. 
Tìm về nơi đầu nguồn của sân khấu cải lương, người ta gặp những sự 
kiện xã hội, lịch sử sau đây: Nam Bộ, xứ Nam kỳ cũ, vốn có một phong 
trào ca nhạc tài tử. Nó là sự phát triển của phong trào đàn cây. 
Trong các cuộc tế lễ, ma chay, người ta mời ban nhạc tới diễn tấu, không 
dùng các loại trống, kèn và các loại nhạc cụ gõ khác và chơi một số bản 
của nhạc lễ có viết thêm lời ca và một số bản của nhã nhạc từ miền 
Trung đi vào. 
Phong trào này dần dần phát triển sâu rộng khắp toàn dân. Nhạc cụ được 
bổ sung, cải tiến. Người ta thêm vào các bài ca nhạc dân gian hoặc sáng 
tác thêm những bài hát mới. Các địa phương có những ban ca nhạc tài tử 
nổi tiếng với các danh cầm như: Ba Ðại, Hai Trì, Nhạc khị, Năm Triều, 
Bảy Triều... và các danh ca như Ba Ðắc, Bảy Lung, Ba Niêm, Hai Nhiều, 
Hai Cúc... tiếng tăm đồn đại khắp nơi. Phong trào ca nhạc tài tử lôi cuốn 
mọi giới đồng bào nhất là công chức, thợ thủ công, nông dân, công nhân. 
Khởi đầu, nhạc và lời ca được biểu hiện qua hình thức Ca-ra-bộ (một 
trình thức diễn xuất thô sơ) với một số nghệ nhân không chuyên, được 
phục vụ trong những buổi tiệc tùng, giải trí, trà dư tửu hậu ở thôn xóm và 
bài ca được hâm mộ nhất thời bấy giờ là "Bùi Kiệm thi rớt trở về". 
Ca-ra-bộ được đông đảo quần chúng hâm mộ, dần dần phát triển và con 
đường phát triển tất yếu của nó là đi vào nghệ thuật sân khấu, biến hát 
bội thành "hát bội pha cải lương" rồi tiến lên chuyển mình thành một loại 
 2
hình riêng để diễn các loại tuồng tàu, ... ũng gọi là đờn Nhị, có hai dây tơ, không có phím 
và dùng cây cung để kéo ra tiếng. Ðờn Cò là cây đờn đắc dụng nhất của 
âm nhạc Việt Nam. Nó chẳng khác nào cây Violon trong âm nhạc Âu 
Mỹ. Luôn luôn có mặt torng hát Bội, Cải lương, nhạc Tài tử,... 
4. Ðờn Sến: Cây Sến có hai dây tơ và có đủ bậc như cây Banjo, nên đờn 
ít nhấn và có nhiều chữ lợ nghe ngộ. Có khi đờn ba dây nghe hơi như 
đờn Tỳ. 
5. Guitare: Cây Guitare cũng gọi Lục huyền cầm hay Tây ban cầm, có 
sáu dây kim, nhưng thường đờn có năm dây. Tiếng thanh như đờn Tranh, 
khi đờn bực cao. 
 11
6. Violon: Cây Violon, cũng có tên là Vĩ Cầm, có bốn dây tơ và cung 
kéo như đờn Cò. đờnnày dùng phụ họa với cây Guitare hay cây Tranh để 
đờn Vọng cổ nghe hay, nhưng ít dùng đờn các bản khác vì tiếng nó kêu 
lớn làm lấn áp mấy cây đờn kia. 
7.Cây Sáo: Cây hay ống Sáo, hoặc ống Tiêu, cũng có dùng trong điệu 
Cải lương, nhưng nó có một bậc Hò, không thay đổi. Thành thử người ta 
phải theo bậc Hò bất di bất dịch ấy. 
8. Cây Cuỗn: Cây Cuỗn giống như cây Kèn, nhưng không có cái Loa. 
Âm điệu 
Bài ca Cải lương đặt theo bản 
đờn, nên kịch sỹ phải tùy âm 
nhạc, không được tự do phô 
diễn hết tài năng của mình như 
trong điệu hát Bội. Ca dư hơi 
thì trễ đờn, còn thiếu hơi dứt 
trước đờn. Kịch sỹ bị bó buộc 
trong khuôn khổ nhịp đờn, dầu 
có hơi hám nhiều cũng không 
thể vượt ra ngoài nhịp vì sợ ca 
lỗi nhịp.Lúc sau này, trong điệu 
Cải lương có bản Vọng cổ thêm 
nhiều nhịp. Bài ca vọng cổ đặt 
không ăn sát câu đờn, miễn vô 
đầu và dứt câu đờn, ca cho trúng hơi, trúng nhịp. Nhờ vậy, có nhiều kịch 
sỹ được tự do phô bày hết khả năng của mình. (Nghệ sỹ Thanh Thanh 
Tâm) 
Một khuyết điểm thứ hai là đương nói chuyện kế bắt qua ca. Trừ một ít 
danh ca biết cách "mở hơi" cho câu ca của mình có hứng thú, còn phần 
đông vô ca nghe khô khan lã chã lắm, không có mùi vị chút nào. Lỗi ấy 
một phần do ban âm nhạc thờ ơ, không thuộc chỗ nào sắp ca đặng giao 
đờn trước hầu gợi ý cho khán giả có cảm giác vui buồn trước khi nghe 
ca, như bên âm nhạc hát Bội. 
Cải lương được chỗ ưu điểm là nhờ âm nhạc biết tùy hơi cao thấp của 
kịch sĩ để lên dây Hò, nên kịch sỹ ca đúng hơi "thiên phú" của mình 
không rán hơi quá như bên hát Bội. 
Thế nào là một giọng ca cải lương hay? 
 12
Cải lương có những làn điệu bài bản cố 
định, từ đó nhạc sỹ thiết kế để phù hợp với 
tâm trạng từng nhân vật. Trong ngần ấy 
mẫu gốc, làn điệu cơ bản, hát thế nào cho 
hay, cho đẹp, có hơi ấm tình cảm và bản 
sắc riêng hoàn toàn phụ thuộc vào tài nghệ 
điều khiển, thao túng nhịp điệu của từng 
diễn viên hát cải lương. 
Yếu tố hàng đầu cho một giọng ca cải 
lương hay chính là sức mạnh truyền cảm. 
Một giọng ca hời hợt, chỉ thấy lời mà 
không thấy lòng người, không phải là 
giọng ca hay. Ngay cả một giọng ca điêu 
luyện về kỹ thuật mà không có linh cảm, có cái "hồn" thì cũng chỉ là một 
giọng ca chết, không sinh khí. 
Một giọng ca hay là giọng ca lột tả đến cùng tình cảm của câu hát, của 
 tâm trạng nhân vật bằng tất cả rung động 
 của trái tim người hát và bằng cả quá trình 
 khổ luyện, tìm ra được cách biểu hiện tốt 
 nhất. Khi nội dung bài hát đã thấm vào 
 lòng diễn viên, đã biến thành máu thịt, thì 
 các kỹ thuật gieo câu, nhả chữ, ngừng lặng, 
 luyến láy, đều là kết quả sự xúc động tình 
 cảm sâu sắc của người hát. Một người rất ít 
 nghe cải lương, thậm chí chưa nghe bao 
 giờ, cũng có thể xúc động khi nghe một 
 giọng ca truyền đạt chính xác sắc độ tình 
 cảm của lời bài hát, của nhân vật như: yêu 
 thương, nhớ nhung, buồn bã hoặc căm uất, 
 giận hờn... 
 Tùy cách chế ngự điều khiển của từng diễn 
viên với bài bản cải lương, sẽ quyết định từng màu sắc riêng biệt của mỗi 
giọng ca. 
Mỗi người sẽ tạo ra một chất giọng riêng, không lẫn vào đâu được. Và 
người ta dễ dàng nhận ra một Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Mỹ Châu... hay út 
Trà ôn, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh... trên sân khấu phía 
Nam. 
Một giọng ca hay trên sân khấu chỉ có thể 
được coi là hoàn hảo nếu không tách rời 
nghệ thuật sân khấu biểu diễn. Vì vậy, tiêu 
chuẩn thứ hai của giọng ca hay là biết kết 
hợp nhuần nhuyễn giữa ca và diễn. Nếu 
 13
diễn viên chỉ chú ý đến lời hát mà không quan tâm đến nhân vật thì khán 
giả chỉ có thể nhớ đến con người thật của anh ta chứ hoàn toàn không 
gắn với một hình tượng nhân vật nào cả. Ðiều đó giống như là nghe hát 
những bài vọng cổ hơn là một vai diễn ca hay. Ngược lại, nếu diễn viên 
diễn xuất thật hay mà ca dở thì mọi người lại không nghĩ mình đang xem 
cải lương! Cần thiết phải có sự kết hợp hài hòa, nếu không xem như thất 
bại. 
Trong cải lương, giọng ca là vô cùng quan trọng nhưng không phải là tất 
cả. Vì thế, có được một giọng ca "trời phú" thì cần phải rèn luyện, trau 
dồi để ngày càng tiến bộ hơn với những vai diễn thật sự có "hồn". 
Vọng cổ hoài lang 
Người yêu, yêu đến si tình, nhưng người ghét thì ghét cay, ghét đắng. 
Chỉ nghe tên đã muốn đào đất đổ đi, có khi vì sự ghen ghét ấy mà sân 
khấu cải lương cũng bị vạ lây. Có lẽ vì thế mà sau khi ra đời bài Vọng cổ 
đã phải bao lần thay tên, đổi họ "hóa thân", mới sống được tới ngày hôm 
 nay. 
 Dạ cổ hoài lang (Vọng cổ hoài lang) ra 
 đời được hơn nửa thế kỷ. Nó đã làm cho 
 nền móng cho nhiều bài vọng cổ không 
 ngừng phát triển. Ðó là một hiện tượng có 
 liên quan đế cuộc đời tác giả-nhạc sĩ Cao 
 Văn Lầu. 
 Xuất thân từ một gia đình bần nông thuộc 
 tỉnh Long An (trước là Tân An), lúc lên 
 sáu tuổi, nhạc sĩ đã phải cam chịu cảnh bị 
 áp bức bóc lột như muôn ngàn gia đình 
 nông dân nghèo khổ khác. 
 Tuy còn nhỏ nhưng cậu bé Cao Văn Lầu 
 đã chứng kiến nhiều sự ngang trái trong 
cuộc sống tha phương cầu thực, rày đây mai đó, hết làm nghề này lại 
chuyển sang nghề khác và trong con tim nhỏ bé đã chớm nở dần những 
xúc cảm về cuộc đời. Từ khi gia đình định cư ở một vùng đất biển Bạc 
Liêu thì tính nghệ sĩ của chàng trai ngày càng được thể hiện rõ rệt. Ðược 
sự dạy bảo cẩn thận về âm nhạc của lão nghệ sĩ Hai Khị, Cao Văn Lầu 
bắt đầu cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp âm nhạc. Nhạc sĩ rất 
thành thạo về môn nhạc lễ và nhạc tài tử khi nhạc sĩ đang độ 20 tuổi và 
cũng đồng thời với phong trào "ca ra bộ" bắt đầu phát triển ra khắp lục 
tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ. 
 14
Bản Vọng cổ trước hết có tên là Dạ cổ 
được nhạc sỹ Cao Văn Lầu sáng chế hồi 
năm 1920 (sau ba năm khi cải lương ra 
đời). Sanh 1890, ông Sáu Lầu được 30 
tuổi khi ông chế bản Vọng cổ. Lúc ấy ông 
cưới vợ được 10 năm, nhưng không có 
con. Cha mẹ ông buộc phải cưới vợ khác 
vì sợ tuyệt tự. Ông buồn rầu không còn 
muốn làm ăn gì nữa. Ban ngày ra ngoài 
đồng, ông nghiền ngẫm những lời vợ ông 
nói trước khi chia tay. Ông biết đờn cổ 
nhạc nên trong tâm trạng người chồng 
đau khổ trước cảnh gia đình tan rã, ông 
cảm hứng tạo ra bản nhạc 20 câu gọi "Dạ 
cổ hoài lang" (Ðêm khuya nghe tiếng 
trống nhớ chồng), có ý để kỷ niệm mối tâm tình của vợ ông với ông. 
Không biết có phải ông trời vì thấu hiểu và cảm thông cho đôi vợ chồng 
mà ít lâu sau, vợ ông thụ thai... 
Về sau, bản nhạc ấy được đổi tên là "Vọng cổ hoài lang" cho rộng nghĩa 
thêm (Trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng). 
Biên bản nguyên thủy của "Dạ cổ hoài lang" của ông Sáu Lầu như sau: 
 Từ là từ phu tướng, 
Bửu kiếm sắc phong lên đàng. 
Vào ra luống trông tin chàng, 
Ðêm năm canh mơ màng. 
Em luống trông tin nhàn 
Ôi, gan vàng quặn đau 
 Ðường dầu xa ong bướm, 
 Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang 
 Còn đêm luống trông tin bạn 
 Ngày mỏi mòn như đá vọng phu 
 Vọng phu vọng, luống trông tin chàng, 
 Lòng xin chớ phụ phàng 
 15
Chàng hỡi chàng có hay, 
 Ðêm thiếp nằm luống những sầu tây. 
Biết bao thuở đó đây xum vầy, 
 Duyên sắt cầm đừng lạt phai. 
 Thiếp cũng nguyện cho chàng, 
Nguyện cho chàng hai chữ bình an 
 Mau trở lại gia đàng 
 Cho én nhạn hiệp đôi. 
Bài Dạ Cổ Hoài Lang không những khái quát được tâm tư tình cảm của 
một lớp người ở thời đại đó, mà còn nêu lên tính độc đáo của một loại 
hình mới về nghệ thuật âm nhạc được phát triển dựa trên những đường 
nét cổ truyền. Ðiều này đã nói lên bản lĩnh của tác giả do được rèn luyện 
và tích lũy vốn nghệ thuật dân gian lâu đời một cách vững chắc. Nó hoàn 
toàn thoát ly những đường nét định hình của nền nhạc truyền thống, 
không chạm trổ hoa mỹ, không dài dòng văn tự như một số bài bản trong 
 nền cổ nhạc. 
 Về cấu tạo âm hưởng đó là sự phối hợp 
 một cách khéo léo những điệu thức khác 
 nhau làm cho tác phẩm được tăng 
 cường sức hấp dẫn và sự thể hiện phong 
 phú về mặt hình tượng nghệ thuật, khiến 
 cho người nghèo cảm như thấy có cuộc 
 đời của mình ở trong đó. 
 Trong cái buồn man mác có chất chứa 
 nỗi oán hờn tủi nhục. Bài Dạ Cổ Hoài 
 Lang không phải là bài ca tâm sự của 
 một con người cụ thể. Nó đã hòa đồng 
 nỗi lòng của một con người trong nỗi 
 lòng của hàng triệu con người khác 
 đang phải sống một cuộc đời cơ cực. 
Dạ cổ hoài lang là một bản vọng cổ có hình thức cấu trúc âm nhạc hoàn 
chỉnh cho một làn điệu bài bản, làm nền tảng cho vốn ca nhạc cải lương. 
Dạ cổ hoài lang đã sống với sân khấu cải lương gần 80 năm và vẫn được 
nhiều người hâm mộ. 
 16
 Vì sao cải lương được nhiều người đón 
 nhận? 
 Hát Bội là lối diễn xuất cho một lớp người 
 biết thưởng thức xem, còn Cải lương là lối 
 diễn cho mọi thành phần xem. Từ giới 
 thượng lưu đến những người bình dân đều 
 có thể là khán giả của cải lương. Nghệ thuật 
 cải lương rất dễ hiểu. Lời văn giản dị, gần 
 gũi với đời sống hàng ngày. 
 Nội dung các vở cải lương thường đi sát với 
 quần chúng. Khi xem tuồng xã hội, khán 
 giả có cảm tưởng hoàn cảnh của các vai 
tuồng có thể xảy đến cho mình và do đó sự cảm xúc càng thêm mạnh và 
in sâu vào trí não. 
Ngoài ra, cải lương có đủ các thú tiêu khiển "cầm ca thi họa" để cho khán 
giả thưởng thức. Trước hết có âm nhạc cổ điển, nhạc Âu và ca ngân 
nhiều bản tân và cổ. Kế đó có những lời văn và câu thơ soạn theo lối dễ 
hiểu... Cải lương còn cho xem những tranh cảnh hội họa và gợi khiếu 
thẩm mỹ về kiến trúc và xây dựng vở kịch, từ hình thức đến nội dung. 
Sau hết là cách sử dụng ánh sáng trên nhiều màu sắc tươi đẹp của y trang 
và tranh cảnh. 
Mỗi người một câu hỏi 
Nghệ sỹ ưu tú Lệ Thủy 
So với mấy năm trước, dường như năm 
nay chị ít đi hát tăng cường cho các đoàn 
tỉnh mà chị làm việc từ thiện nhiều hơn, 
vì sao vậy? 
Năm nay mưa gió nhiều, bà con làm ăn 
ngày càng khó nên đi coi hát không đông. 
Ða số các đoàn bị kẹt mưa, phải ăn nằm 
lây lất. Mấy năm trước kể từ năm có trận 
lụt lớn, thấy bà con khổ sở, tôi cũng không 
yên. Nhờ có quan hệ rộng tôi đã tập hợp 
được một nhóm bạn có lòng hảo tâm (có 
cả một số người ở nước ngoài) sẵn sàng 
ủng hộ khi tôi kêu gọi. Tất nhiên mình 
luôn phải đi đầu... Gần đây nhất, không 
chỉ có mình tôi mà còn nhiều nghệ sỹ khác 
nữa như Kim Cương, Hồng Nga... 
 17
NSƯT Thanh Tòng 
Anh đã làm gì cho sân khấu tuồng cổ? Theo anh điều gì là khả thi để 
vực dậy cải lương tuồng cổ Việt Nam? 
Tôi chỉ thực hiện được một số trích đoạn tuồng cổ trên sân khấu công 
viên Ðầm Sen, Kỳ Hòa... như An dương Vương, Lưu Bình Dương Lễ, 
Bức ngôn đồ Ðại Việt, Ngọn lửa Thăng Long... không có điều kiện để 
dàn dựng một vở hoàn chỉnh cho các em, các cháu. Ðáng mừng là các 
cháu Trinh Trinh, Tú sương, Quế Trân... đã có tay nghề khá vững vàng. 
Làm nghệ thuật không thể chắp vá. Chỉ có một sân khấu nghiêm túc, 
hoàn chỉnh về kịch bản dàn dựng và diễn xuất mới mong vực dậy sân 
khấu cải lương. 
 NSƯT Nam Hùng 
 Hơn 4 năm qua, anh miệt mài với 
 công việc từ thiện ở Ban ái hữu, 
 không chỉ vận động mạnh thường 
 quân giúp đỡ cho nghệ sỹ nghèo mà 
 còn đề xuất xin Hội bảo trợ bệnh viện 
 miễn phí cho nghệ sỹ nghèo vào 
 khám, chữa bệnh: vận động mọi 
 người bỏ tiền trồng cây ở Khu Dưỡng 
 lão... Bản thân anh rất ít đi hát, làm 
 như vậy có phải anh có "hậu 
 phương" vững chắc? 
 Tuổi tôi bây giờ đôi ba tháng nhận 
 show truyền hình, tôi diễn, vợ tôi diễn. 
 Ðôi lúc tôi cũng được mời dàn dựng 
vài vở cải lương. Nhưng cảnh tình mấy năm qua cuộc sống vợ chồng 
tôi... hết sức khó khăn. Nhưng, làm từ thiện mà nghĩ đến bản thân mình 
thì làm sao công việc trọn vẹn được? Thời gian qua làm được nhiều việc 
ở Ban ái hữu cũng là nhờ Hồng đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều. "Hậu phương 
của tôi đó". 
NSƯT Tô Kim Hồng 
Tôi từng thấy chị ghen trên sân khấu (vai bà quan huyện vở Ngao Sò 
ốc hến) thật dễ sợ. Ông Hùng đi hoài, bỏ nhà bỏ cửa để một mình chị 
lo, y như hồi trước ông quan huyện đi khám..."điền thổ" vậy, chị đã 
từng ra tay chưa? 
(Ðỏ mặt) Không có đâu Ông đi đâu mình biết hết. Tính ổng không có 
liếc ngang liếc dọc mà chỉ có... nhậu thôi. Nhưng nếu có ghen thì mình 
sẽ... ghen đằm thắm hơn bà quan huyện nhiều. 
NS Thoại Mỹ 
 18
Mỹ có tin vào duyên số không? Tại sao? 
(Cười, một lúc sau e dè nói) Em... có chấm tử 
vi; ở cung phu là lận đận, nhiều lá số cũng nói 
như vậy, nhưng em không tin lắm. Em không 
phải là người cả tin. Hồi đó đến giờ đi coi cho 
vui nhưng ít khi để bụng chuyện bói toán (vì 
thường chỉ làm mình thêm lo thôi). "Ðường 
dài" không biết ra sao, hiện tại nói chị đừng 
cười, em có lận đận nên cũng hơi tin chút xíu. 
Còn sau này... biết ra sao ngày sau? Chẳng 
biết còn lận đận cỡ nào nữa chị ơi... 
NS Minh Vương 
Là một người đàn ông –nghệ sỹ, anh quan 
niệm như thế nào về hạnh phúc? 
Trong cuộc sống gia đình, trong mối quan hệ vợ chồng, hạnh phúc là hai 
người phải biết tôn trọng nhau, Thiếu sự "tương kính" này thì không thể 
có sự êm ấm, nếu có thì hoàn toàn giả tạo. Tôi không phải là người cầu 
kỳ, khó tính, cũng không mơ hạnh phúc ở ngoài tầm tay. Quan niệm của 
tôi đơn giản lắm. Niềm vui, hạnh phúc chỉ trong tầm tay mình, do mình 
tự tạo lấy, đâu có cái gì tự nhiên đến mà mình không phải trả giá? Tôi 
cũng không hẳn là người thích phiêu lưu, đôi khi chỉ vì hoàn cảnh đẩy 
đưa... Thực lòng tôi không muốn làm điều gì xúc phạm người khác, nhứt 
là phụ nữ! 
 NS Thanh Ngân 
Có gì thay đổi trong cuộc sống và trên bước đường nghệ thuật của 
Thanh Ngân? 
Em rất vui sướng khi đoạt Huy chương 
vàng giải Trần Hữu Trang. Từ lần thử 
thách ấy em thấy mình vững vàng hơn 
trong nghề nghiệp, nhưng vẫn còn phải 
học hỏi nhiều. Cuộc sống của em bây giờ 
bận rộn lắm. điều làm em lo lắng là làm 
sao mỗi bài ca, mỗi trích đoạn của em đều 
phải thực sự có chất lượng... 
NS Châu Thanh 
Mặc dù anh không được... bảnh trai lắm, 
nhưng tôi biết có rất nhiều cô "chết" vì 
anh. Có lúc nào nghĩ lại anh thấy mình 
có lỗi với... một ai đó không? 
(Im lặng một lúc khá lâu rồi bắt đầu nói... cà lăm) A... à... để dò lại xem. 
 19
Nếu... nếu... nói không thì mọi người có tin không? Ðó là... là chuyện hồi 
đó, xa xưa lắm rồi, lúc trẻ ai mà không có chút chút. Riêng tôi, có "ít xịu" 
hà. Bản tính tôi không phải là người lãng mạn, thiệt tình là vậy. Hiện tại, 
gia đình tôi đã ổn định, sau 10 năm lang thang tôi đã "quẹo" trở về "bến" 
cũ... và có thêm đứa con thứ ba. 
trích " Câu Lạc Bộ Văn Hóa" 
 20

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_cai_luong.pdf