Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam

Tóm tắt: Trang phục là một trong những giá trị văn hóa giúp phân biệt sắc thái giữa các

vùng miền trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi kiểu trang phục là một công trình nghệ

thuật về mỹ thuật, hội họa sử dụng màu sắc. Trong đó, yếu tố trang trí góp phần làm nên sắc

thái riêng cho từng loại trang phục, đặc biệt trên trang phục của những dân tộc thiểu số của Việt

Nam, trong đó có dân tộc thiểu số ở Sapa, Lào Cai.

Từ khóa: Trang phục, hoa văn, dân tộc thiểu số, Sa Pa

Abstract: Costume is one of the cultural values that helps distinguish nuances between

regions in the Vietnamese ethnic community. Each type of costume is an artistic work of art,

painting using colors, in which, decorative elements contribute to creating specific nuances for

each type of costume, especially on the costume of the ethnic minorities of Vietnam, including

ethnic minorities in Sapa, Lao Cai.

Keywords: Costume, patterns, ethnic minorities, Sa Pa

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam trang 1

Trang 1

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam trang 2

Trang 2

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam trang 3

Trang 3

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam trang 4

Trang 4

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam trang 5

Trang 5

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam trang 6

Trang 6

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam trang 7

Trang 7

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10420
Bạn đang xem tài liệu "Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam

Nét độc đáo trang trí trên nữ phục của một số dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai, Việt Nam
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 54 (04/2019) 1-8 1 
NÉT ĐỘC ĐÁO TRANG TRÍ TRÊN NỮ PHỤC CỦA MỘT SỐ 
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở SA PA, LÀO CAI, VIỆT NAM 
UNIQUE DECORATIVE FACILITIES OF A NUMBER OF ETHNIC 
MINORITIES IN SA PA, LAO CAI, VIETNAM 
Nguyễn Lan Hương*1 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/10/2018 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/4/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/4/2019 
Tóm tắt: Trang phục là một trong những giá trị văn hóa giúp phân biệt sắc thái giữa các 
vùng miền trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi kiểu trang phục là một công trình nghệ 
thuật về mỹ thuật, hội họa sử dụng màu sắc. Trong đó, yếu tố trang trí góp phần làm nên sắc 
thái riêng cho từng loại trang phục, đặc biệt trên trang phục của những dân tộc thiểu số của Việt 
Nam, trong đó có dân tộc thiểu số ở Sapa, Lào Cai. 
Từ khóa: Trang phục, hoa văn, dân tộc thiểu số, Sa Pa 
Abstract: Costume is one of the cultural values that helps distinguish nuances between 
regions in the Vietnamese ethnic community. Each type of costume is an artistic work of art, 
painting using colors, in which, decorative elements contribute to creating specific nuances for 
each type of costume, especially on the costume of the ethnic minorities of Vietnam, including 
ethnic minorities in Sapa, Lao Cai. 
Keywords: Costume, patterns, ethnic minorities, Sa Pa 
1. Đôi nét về các dân tộc ở Sa Pa 
Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh 
Lào Cai, thị trấn Sa Pa nhìn từ trên cao nằm 
ở phía tây bắc của Tổ quốc. Phong cảnh thiên 
nhiên kết hợp với sức sáng tạo của con người 
cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của 
rừng, Sa Pa như bức tranh có sự sắp xếp theo 
một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều 
cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. 
Huyện Sapa có 6 dân tộc anh em cùng 
chung sống với tổng số dân là 52.899 người 
(theo tổng điều tra dân số 01/04/2009), trong 
đó người H’mông là 27.324 (51,65%), người 
*1Trường Đại học Mở Hà Nội 
Dao Đỏ: 12.189 (23,04%), người Kinh: 9.472 
(17,91%), người Tày: 2.507 (4,74%), người 
Giáy: 720 (1,36%) và người Phù Lá ngành Xá 
Phó: 563 (1,06%). 
Dân tộc H'mông Đen là một dân tộc 
sinh sống đông nhất ở Sa Pa. Trước đây họ là 
tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo 
khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong 
cuộc xung đột với tộc người Hán, phần đông 
họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều 
nhóm nhỏ. Những tộc người H'mông đầu tiên 
đến Sapa tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên 
từ khoảng 300 năm trước. Sống nơi núi non 
2 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
hiểm trở, thiếu đất đai màu mỡ nhưng với 
kinh nghiệm trồng lúa nước từ xa xưa, người 
H'mông đã san đắp những sườn núi, sườn đồi 
thành những thửa ruộng bậc thang độc đáo, 
mỗi năm có thể trồng được hai vụ lúa hoặc 
hai vụ ngô. Khoảng vài chục năm trước, 
người H'mông có thói quen đốt rừng, phát 
hoang để làm ruộng rẫy và sống du canh du 
cư, nhưng nay được Nhà nước giao rừng, giao 
đất để tự quản, sinh sống, rừng Sa Pa cũng 
hồi sinh, ruộng nương rộng lớn, trù phú và 
xanh tốt. Người H’mông sống chủ yếu tại các 
xã Sapa, San Xả Hồ, Lao Chải, Tả Giàng 
Phình. Trong những lễ hội truyền thống của 
người H'mông thì lễ hội Gầu Tào ngày 12 
tháng giêng là đặc sắc nhất, thường tổ chức 
tại những thửa ruộng rộng hay vùng đồi với 
mong ước cầu thần linh ban cho sự bình an, 
thịnh vượng. Trong lễ hội còn có các cuộc thi 
bắn cung, bắn nỏ, múa khèn, múa võ, đua 
ngựa rất vui nhộn. 
Tộc người Dao có nhiều nhóm nhưng 
sinh sống ở Sa Pa chủ yếu là người Dao Đỏ 
bởi phụ nữ thường quấn khăn hay đội mũ đỏ, 
áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở 
cổ, vạt và tà áo. Người Dao Đỏ có dân số 
đứng thứ hai sau người H'mông ở Sa Pa, có 
nguồn gốc từ Vân Nam - Trung Quốc, là một 
bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt 
Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 40 của 
thế kỷ XX. Họ sống tập trung đông nhất ở các 
xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối 
Thầu, Trung Chải. Người Dao lại chọn thung 
lũng hoặc lưng chừng núi để trỉa ngô, trồng 
lúa và thảo quả. Trong năm người Dao cũng 
có những lễ hội đặc sắc như là Tết nhảy tổ 
chức vào ngày mồng một và mồng hai tháng 
giêng, hội hát giao duyên vào ngày mồng 
mười tháng giêng ở bản Tả Phìn. Họ cũng có 
chữ viết riêng dựa theo chữ cổ của Hán ngữ 
gọi là chữ Nôm - Dao nhưng loại chữ này nay 
chỉ người cao tuổi mới đọc hiểu và viết được. 
Dân tộc Tày có mặt ở Việt Nam từ rất 
sớm, có thể từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất 
trước công nguyên, là một trong những nhánh 
tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. 
Họ sống tập trung ở một số xã phía Nam như 
Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú là vùng thung 
lũng bằng phẳng, màu mỡ nhiều sông suối, 
nơi thuận tiện đánh bắt cá và làm ruộng. 
Người Tày có nhiều làn điệu dân ca hấp dẫn 
như hát lượn, hát khắp. Hát lượn thường diễn 
ra trong những đêm hội hè hay có khách từ 
phương xa đến. Hát khắp thì gần giống như 
hát quan họ vùng Bắc Ninh của người Việt. 
Vào tháng giêng hàng năm, đồng bào ... i đây (hình 1). Nghề dệt 
thổ cẩm Sa Pa là một trong những nghề có 
truyền thống lâu đời và là nghề của người phụ 
nữ. 
Hình 1. Giới thiệu các mẫu thổ cẩm của 
người Sapa, Lào Cai, Việt Nam 
 Thổ cẩm là loại vải dệt thủ công giàu 
họa tiết và những họa tiết này nổi trên bề mặt 
giống như được thêu, nên các sản phẩm thổ 
cẩm rất kì công và tinh xảo, chất lượng cao 
với những hoa văn họa tiết độc đáo. Ở Sa Pa 
có những bản làng nổi tiếng về nghề dệt thổ 
cẩm như Tả Phìn, Cát Cát, Tả Van 
Tuy cùng cùng cư trú trên cùng địa bàn 
là Sa Pa, nhưng hoa văn, màu sắc đặc trưng 
của thổ cẩm trên trang phục của mỗi dân tộc 
lại khác nhau. Do khuôn khổ bài viết có hạn, 
chúng tôi xin chỉ đề cập đến trang phục của 
phụ nữ. 
Trang phục của phụ nữ Dao Đỏ (hình 
2) 
Hình 2. Trang phục của phụ nữ Dao Đỏ, 
Sapa, Lào Cai, Việt Nam 
Như trên đã trình bày, tộc người Dao có 
nhiều nhóm nhưng sinh sống ở Sa Pa chủ yếu 
là người Dao Đỏ bởi phụ nữ thường quấn 
khăn hay đội mũ đỏ, áo xanh đen có nhiều 
hoa văn đỏ và trắng ở cổ, vạt và tà áo 
Áo yếm: khá tinh tế và độc đáo, có khi 
chỉ tác dụng như một miếng vải để cài các đồ 
trang sức bằng bạc như hình bán cầu, hình sao 
tám cánh, hay những chuỗi dây ở đầu đeo 
những hình con chim, con khỉ, con cá, và 
những cái nhạc nhỏ. 
Áo dài: Áo được dệt từ vải chàm, dài 
đến ngang ống chân, thêu dệt trang trí khá 
công phu. Cổ áo liền với nẹp ngực thêu nhiều 
loại hoa văn cách điệu, kết hợp với những quả 
bông đỏ (quả bông đỏ hoặc quả len đỏ to bằng 
quả trứng gà), nhờ có quả bông đỏ, làm cho 
ngực áo nổi bật rực rỡ màu đỏ trên nền xanh 
chàm của áo. Phần cổ áo phía sau gáy được 
4 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
đính nhiều hạt thủy tinh màu, hạt cườm lẫn 
những tua chỉ đỏ hay các màu. Hàng khuy áo 
chạy suốt chiều dài áo, ở giữa hai nẹp áo, làm 
bằng bạc trên đó được chạm khắc hoa văn 
trang trí. Phần gấu hai vạt áo thân trước thêu 
nhiều hoa văn, đường kỷ hà, hình cây thông 
cách điệuThân sau áo cũng được thêu 
nhiều hoa văn tinh tế, giữa hai bả vai thêu 
“cái ấn của Bàn Vương”. 
Quần: Quần được làm bằng vải chàm, 
cắt theo kiểu “chân què”, cạp “lá tọa” hoặc 
cạp luồn dây rút. Ống quần tương đối hẹp, 
phần gấu quần thêu hoa văn trang trí. 
Dây lưng: Được dệt bằng sợi bông, sợi 
tơ tằm hay vải chàm dài khoảng hai sải tay, 
hai đầu thêu sặc sỡ những hình trang trí, 
nhiều hoa văn cách điệu, đường thẳng song 
song, hình thoi, hình răng cưa 
Khăn: Người ta dễ dàng phân biệt được 
phụ nữ Dao Đỏ với các phụ nữ Dao khác qua 
chiếc khăn đỏ đội đầu sặc sỡ. Thường khăn 
được trang trí bằng các họa tiết như vết chân 
hổ, cây vạn hoa hay thêu cách đoạn. Khi đội 
lên đầu, họa tiết của các lớp hoa văn này sẽ 
lộ ra, tăng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc 
khăn. Nhiều khi họ còn làm những tua len 
bằng sợi tơ đỏ trên khăn, lúc lắc theo mỗi 
bước đi. 
Đặc điểm của trang phục phụ nữ Dao 
Đỏ nổi bật so với các nhóm Dao khác ở phần 
ngực áo, hai vạt trước áo. Đó là phần được 
thêu thùa trang trí tỉ mỉ, công phu đặc biệt, 
màu sắc nổi bật, ta dễ dàng nhận biết khi họ 
mặc trong dịp lễ hội, phiên chợ 
Trang phục của phụ nữ H’mông Đen 
(hình 3) 
Hình 3. Trang phục phụ nữ H’Mông Đén, 
Sapa, Lào Cai, Việt Nam 
Người H'mông có nhiều chi: H'mông 
Đơ (trắng), H'mông Lềnh (vàng), H'mông Sy 
(Đỏ), H'mông Súa (Hoa), H'mông Đu (Đen). 
Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm 
váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó 
chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra 
phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía 
sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải 
che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và 
tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra 
phía sau gáy. Quần áo của người H'mông chủ 
yếu may bằng vải lanh tự dệt. Phụ nữ H'mông 
thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài 
nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong 
váy. Ống tay áo thường trang trí hoa văn 
những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, 
đường viền cổ và nẹp hai thân trước được 
trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và 
hoa văn trên nền chàm). Phụ nữ H'mông còn 
dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai 
xuống ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía sau 
gáy thường được đính miệng và trang trí hoa 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 5 
văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ 
H'mông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, 
khi xòe ra có hình tròn. 
Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. 
Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là 
'giao thoa' giữa miếng vải hình tam giác và 
chữ nhật, phần trang trí hoa văn là miếng vải 
hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ 
nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng 
nhóm người H'mông. Phụ nữ thường để tóc 
dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn 
quấn thành khối cao trên đầu. Đồ trang sức 
bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng 
chân, nhẫn. 
Ngoài các họa tiết có cấu tạo bằng 
đường thẳng, đoạn thẳng. Người H'mông còn 
thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình 
tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc hay các 
biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được 
bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc 
hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là 
những loại họa tiết có đường cong, đường 
xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển 
chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn 
điệu - chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục 
của người H'mông. Những họa tiết này biểu 
hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời 
tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ 
quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa 
chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện 
đậm đà trong trang trí H'mông. 
Chắp vải màu của người H'mông rất 
dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các 
đường viền lé màu bao quanh các hình, các 
đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thành thạo, 
có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc 
anh em. Màu sắc ưa dùng trong thêu và chắp 
vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh 
lá cây, lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ 
sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa 
ghép thêm hình vải mầu đỏ - trắng, xanh - 
trắng, rực sáng tươi vui. Đó cũng là điều khác 
biệt. 
Dân tộc H'mông có trang phục truyền 
thống hết sức cầu kì và sặc sỡ, thường làm 
bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng 
hoa văn đa dạng, cầu kì. Một bộ trang phục 
hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp 
ly, xà cạp và mũ đội đầu. Nữ phục H'mông 
rất đẹp và nổi bật, họ thường đính kèm các 
đồng xu, chuỗi hạt trên trang phục để tăng 
tính thẩm mỹ cũng như thể hiện các ý chí tâm 
linh truyền thống. Trang phục phụ nữ 
H'mông Đen, H'mông Đỏ thì họa tiết tập 
trung ở vùng tay áo và trước ngực. Váy của 
họ là váy xòe xếp ly, thường là màu trắng, đai 
thắt lưng dài có màu nổi bật như xanh, 
hồng,...Đi kèm với váy là xà cạp được thiết 
kế tỉ mỉ với các đồng xu bạc trang trí. 
Tộc người H'mông sinh sống chủ yếu ở 
Sa Pa là người H'Mông Đen do quần áo của 
họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại 
khác hẳn người H'mông Đen ở nơi khác, vì 
thế thường được gọi là người H'mông Sa Pa. 
Phụ nữ mặc đồ đen, trên đầu cũng đội một 
chiếc khăn đen, vành thẳng đứng như một 
cuộn giấy cao vượt đỉnh đầu. Bên ngoài là 
một chiếc áo khoác không có tay, vạt dài gần 
tới gối. Chiếc áo khoác này được lăn ép bằng 
sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc. Đặc biệt 
nhất là phụ nữ H'mông Sa Pa lại mặc quần 
ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy. Họ 
cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng 
một băng vải hẹp. 
Trang phục phụ nữ Tày (hình 4) 
Hình 4. Trang phục phụ nữ Tày, Sapa, Lào 
Cai, Việt Nam 
6 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Người phụ nữ Tày rất coi trọng trang 
phục. Từ khi trở thành một thiếu nữ cho đến 
khi cao tuổi, bộ trang phục truyền thống của 
dân tộc mình luôn đi liền với người phụ nữ. 
Trang phục truyền thống của phụ nữ Tày 
được thể hiện từ khăn vấn đầu cho đến yếm 
trên ngực, vòng đeo cổ và tà áo cũng như 
váy. 
Nói tới trang phục của người Tày, ta 
không thể không nói tới hoa văn trên trang 
phục của họ. Cái độc đáo nhất là lối dùng màu 
chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục 
nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên 
trong áo ngoài màu chàm. Cái lưu ý không 
phải là lối tạo dáng mà là phong cách mỹ 
thuật như đã nói trên. Nhiều tộc người cũng 
dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí 
các màu khác trên trang phục, ở người Tày 
hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong 
hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm. 
Họa tiết được kỷ hà hóa là chính để 
thích hợp với việc dệt trên khung dệt. Bố cục 
họa tiết theo phương pháp ô quả trám có các 
đường viền xung quanh tạo thành các đường 
diềm gãy khác. Trong các ô quả trám là họa 
tiết cách điệu hóa hình họa, hình ngọn rau 
bầu, bí, là loại cây có liên quan nhiều đến nền 
văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều cư dân 
nông nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có 
người Tày. 
Trên cơ sở của loại bố cục hoa văn một 
mầu đen trên nền trắng như thế này, người 
Tày lại phát triển trang trí theo một hướng 
khác, gài màu vào từng đoạn họa tiết, từng 
mảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ, ý thích 
của người dệt trên khung dệt thủ công, có tên 
gọi là thổ cẩm, mang ý nghĩa là một loại gấm 
của địa phương. 
Trên mặt chăn hoặc màn che mà vị trí 
là ở các nơi thờ cúng tổ tiên, người ta thể hiện 
các đề tài liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo, 
như thêm đường diềm ở phía trên - tương ứng 
với cõi Trời, có hình các vị thần linh, bảo hộ 
cho sự sống bình an của con người hoặc thêm 
đường diềm ở phía dưới - tương ứng với cõi 
Đất, có hình con ngựa, con chim là những 
hình tượng biểu trưng cho cuộc sống, cỏ cây, 
muông thú trên mặt đất như quan niệm về vũ 
trụ của dân gian. Bố cục hình vuông của thổ 
cẩm, bố cục hình chữ nhật của loại thổ cẩm 
làm mặt chăn hoặc màn che có quy định phía 
trên phía dưới - là những bố cục riêng có 
trong trang trí dệt của người Tày, mà các dân 
tộc anh em không có. 
Trang phục phụ nữ dân tộc Giáy 
So với các dân tộc khác, trang phục 
người Giáy đơn giản, ít thêu thùa và chỉ có 
các băng vải màu viền quanh cổ và vạt áo. 
Phụ nữ Giáy mặc áo che kín mông, xẻ nách 
phải, tay rộng, cổ tay áo đắp những miếng vải 
khác màu. Váy che kín gối, xoè tương đối 
rộng. Áo mặc trong là loại áo cánh ngắn cộc 
tay, xẻ ngực, cổ tròn thấp và có hai túi dưới. 
Phụ nữ Giáy thường đội khăn quấn thành 
nhiều kiểu khác nhau, cổ đeo vòng bạc. 
Phụ nữ Giáy vấn tóc kiểu vành khuyên, 
choàng lên trên là chiếc khăn vuông sặc sỡ 
tương xứng với đôi giày thêu một cách rất cầu 
kỳ. Họ có thể bỏ ra hàng tháng để thêu cho 
đôi giày những đường nét tinh tế. Thông 
thường hình thêu trên đó là biểu tượng của 
hạnh phúc lứa đôi: đôi bướm, đôi uyên ương, 
hai bông hoa đào... 
Những lúc rãnh rỗi, các thiếu nữ Giáy 
lại cùng nhau thêu thùa, dệt vải, dệt thổ cẩm 
làm chăn, làm địu, tuy nhiên, đây là những 
công việc không thường xuyên và chỉ mang 
tính “giải trí” những lúc nông nhàn. 
Họ dùng sợi len hoặc sợi màu đỏ, màu 
hồng độn với tóc vấn, gọi là piêm mào và đeo 
chiêc túi vải hình chữ nhật rộng 25-30 cm, dài 
35-40 cm. Dây túi dệt bằng chỉ màu luồn vào 
miệng túi theo kiểu dây rút. Hai đáy được 
thêu hình răng chó (hẻo ma) uốn trên đường 
chỉ màu xoè ra như hai cái quạt hoa nhỏ. Đây 
là hoa văn phổ biến trong nghệ thuật trang trí 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 7 
người Giáy, còn được dùng thêu ở hai đầu 
chiếc gối, ở rèm vải cửa buồng đôi vợ chồng 
mới cưới hay ở mũ trẻ em. 
Phụ nữ Giáy dùng rất ít đồ trang sức 
bằng kim loại. Chỉ một chiếc vòng tay, một 
dây xà tích hay một vòng cổ bằng bạc là đủ. 
Trang phục của phụ nữ Giáy ở Lào Cai 
cũng khác ở các nơi khác. Họ mặc quần bằng 
vải lụa, sa tanh màu đen nhưng cạp quần dùng 
vải màu đỏ và khâu luồn dây thắt lưng. Áo 
của phụ nữ có nhiều màu nhưng lại không có 
màu trắng. Áo dài cài khuy vải hoặc khuy bạc 
ở nách bên phải. Cổ đứng, viền vải khác màu 
ở vạt cài khuy, viền tay áo. Ngày nay, đa số 
các cô gái Giáy mặc áo viền cổ, viền tay áo 
và cả tà áo với nhiều loại màu. Các đường 
viền trước đây được phân biệt giữa già và trẻ 
bằng đường viền: to là dành cho người già, 
còn người trẻ thì viền áo nhỏ. 
Trang phục phụ nữ Xá Phó (hình 5) 
Hình 5. Trang phục phụ nữ Xá Phó, Sapa, 
Lào Cai, Việt Nam 
Trang phục truyền thống của đồng bào 
Xá Phó gồm khăn đội đầu, áo và váy. Khăn 
đội đầu được trang trí các mảng hoa văn hình 
ô vuông, hình quả trám, các hình tam giác 
nhỏ hoặc đính tua len các màu để tôn thêm vẻ 
đẹp rực rỡ (trước kia phụ nữ Xá Phó còn sử 
dụng khăn đội đầu là mảnh vải chàm đen). 
Nổi bật nhất trên trang phục phụ nữ Xá 
Phó là chiếc áo ngắn được trang trí hoa văn 
rất bắt mắt, được trang trí tùy theo sự sáng tạo 
của từng người. Hoa văn trang trí rất cầu kỳ 
với những màu sắc sặc sỡ và được thêu hoàn 
toàn bằng tay. Ngoài hoa văn, phía trước áo 
còn được đính các hạt cườm xen kẽ, bố trí 
thành đường thẳng, hình vuông hoặc hình các 
bông hoa. Cổ tay áo được thêu cầu kỳ với 
những hình nhấp nhô mô tả các dãy núi, hình 
sóng nước mang đến cảm giác mềm mại tạo 
cho chiếc áo của phụ nữ Xá Phó nét đẹp độc 
đáo. 
Váy của phụ nữ Xá Phó được may với 
cạp chiết nhỏ, thân váy chắp lại từ hai mảnh 
vải chàm và được trang trí hoa văn cầu kỳ dọc 
theo chiều dài của váy. Mảng hoa văn gần cạp 
váy được thêu bằng các hình thoi nối dài nhau 
xen kẽ nhau bằng các màu thêu rực rỡ. Chân 
váy được thêu bằng những hình cây thông nối 
tiếp nhau, bên dưới là hình sóng nước hoặc 
hình răng cưa, quả trám và các hình tam giác 
xếp chéo nhau. 
Giữa váy và áo của người Xá Phó được 
ngăn cách bởi chiếc thắt lưng làm bằng vải 
trắng có tua nhiều màu ở cuối. Chiếc khăn trở 
thành điểm nhấn và tạo cảm giác làm hài hòa 
những sắc màu sặc sỡ càng làm cho trang 
phục của phụ nữ Xá Phó thêm hấp dẫn. 
Giờ đây, do ảnh hưởng của nhiều phong 
cách thời trang nên trang phục truyền thống 
của đồng bào Xá Phó có nhiều thay đổi, 
nhưng nhiều phụ nữ Xá Phó vẫn cố gắng giữ 
nét đẹp trang phục của dân tộc. 
Trên đây là những nét văn hóa thẩm mỹ 
đặc trưng thể hiện rõ trên trang phục thổ cẩm 
nữ phục một số dân tộc ở Sa Pa. Nhờ những 
họa tiết, màu sắc của trang trí thổ cẩm trên nữ 
phục mà chúng ta tương đối dễ dàng phân biệt 
đó là trang phục của các tộc người ở Sa Pa, 
đồng thời đây cũng là một trong những cách 
đồng bào Sa Pa bảo tồn vốn văn hóa tộc 
người quý giá trong bối cảnh nhiều thay đổi 
hiện nay một cách hữu hiệu và vững bền. 
Tài l i ệu tham khảo : 
1. Đoàn Thị Tình, Tìm hiểu trang phục Việt Nam 
(Dân tộc Việt), Nxb Văn hoá, 1987. 
8 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
2. Hoàng Tuấn Phố, “Vài suy nghĩ về vấn đề 
trang phục của người Việt”, Tạp chí dân tộc 
học, số 2, 1978. 
3. Lâm Tô Lộc, Truyền thống nghệ thuật và sự 
phát triển của nó về văn hoá, Nxb Văn hoá - 
Thông tin, 2001. 
4. Lịch sử Việt Nam, tập I – Nxb KHXH, Hà Nội, 
1971. 
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mở Hà Nội 
Email: huongnttdcn@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfnet_doc_dao_trang_tri_tren_nu_phuc_cua_mot_so_dan_toc_thieu.pdf