Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm tích lũy và năng suất lá rụng dưới tán rừng trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) ở Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, trên cơ sở đó xây dựng phương pháp dự năng suất lá rụng, đề xuất chu kỳ thu gom lá rụng hợp lý đảm bảo năng suất cao trong khi vẫn duy trì được vai trò sinh thái của lá rụng và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng lá rụng trung bình của rừng thông khoảng 24 đến 26 kg/ha/ngày, tính trung bình cả năm là 8640 kg/ha. Quá trình phân hủy làm cho khối lượng lá rụng này sau một năm chỉ còn 6048 kg/ha. Khối lượng lá rụng dưới tán rừng tăng theo thời gian, đến năm thứ 6 thì lượng lá rụng xuống và lượng lá bị phân hủy cân bằng nhau, lượng lá rụng dưới tán rừng không tăng nữa và đạt mức trung bình khoảng 19000 kg/ha. Tuy nhiên, để thu được năng suất lá rụng cao trong khi vẫn đảm bảo vai trò cung cấp dinh dưỡng khoáng và giữ ẩm cho đất, đồng thời duy trì khối lượng của nó ở mức dưới 10 tấn/ha là ngưỡng nguy hiểm với cháy rừng thì nên thu gom lá rụng theo chu kỳ 3 năm một lần. Như vậy, sản lượng lá rụng thu được đạt mức gần 4 tấn/ha/năm năm, trong khi vẫn duy trì được vai trò sinh thái của lá rụng và giảm được nguy cơ cháy rừng.

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 1

Trang 1

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 2

Trang 2

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 3

Trang 3

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 4

Trang 4

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 5

Trang 5

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 6

Trang 6

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 7

Trang 7

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 8

Trang 8

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 9

Trang 9

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang Trúc Khang 10/01/2024 4140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội

Năng suất lá rụng dưới rừng thông Mã Vĩ tại Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 49TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016 
NĂNG SUẤT LÁ RỤNG DƯỚI RỪNG THÔNG MÃ VĨ 
TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, TP. HÀ NỘI 
Vương Thị Hà1, Trần Thị Trang2, Vương Văn Quỳnh3 
1,2,3Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm tích lũy và năng suất lá rụng dưới tán rừng trồng Thông mã 
vĩ (Pinus massoniana Lamb) ở Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, trên cơ sở đó xây dựng phương pháp 
dự năng suất lá rụng, đề xuất chu kỳ thu gom lá rụng hợp lý đảm bảo năng suất cao trong khi vẫn duy trì được 
vai trò sinh thái của lá rụng và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng lá rụng 
trung bình của rừng thông khoảng 24 đến 26 kg/ha/ngày, tính trung bình cả năm là 8640 kg/ha. Quá trình phân 
hủy làm cho khối lượng lá rụng này sau một năm chỉ còn 6048 kg/ha. Khối lượng lá rụng dưới tán rừng tăng 
theo thời gian, đến năm thứ 6 thì lượng lá rụng xuống và lượng lá bị phân hủy cân bằng nhau, lượng lá rụng 
dưới tán rừng không tăng nữa và đạt mức trung bình khoảng 19000 kg/ha. Tuy nhiên, để thu được năng suất lá 
rụng cao trong khi vẫn đảm bảo vai trò cung cấp dinh dưỡng khoáng và giữ ẩm cho đất, đồng thời duy trì khối 
lượng của nó ở mức dưới 10 tấn/ha là ngưỡng nguy hiểm với cháy rừng thì nên thu gom lá rụng theo chu kỳ 3 
năm một lần. Như vậy, sản lượng lá rụng thu được đạt mức gần 4 tấn/ha/năm năm, trong khi vẫn duy trì được 
vai trò sinh thái của lá rụng và giảm được nguy cơ cháy rừng. 
Từ khóa: Giảm nguy cơ cháy rừng, năng suất lá rụng, phân hủy lá rụng, rừng thông, thu hoạch lá rụng, 
vai trò sinh thái của lá rụng. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khai thác lá rụng dưới tán rừng để sản xuất 
phân bón, vật liệu xây dựng, hay nhiên liệu là 
một trong những giải pháp lồng ghép được 
mục tiêu nâng cao thu nhập và giảm thiểu nguy 
cơ cháy rừng. Nó đảm bảo giảm được giảm 
được khối lượng vật liệu cháy và nguy cơ cháy 
rừng trong thời kỳ khô hạn, đồng thời tạo thêm 
được việc làm, tăng thu nhập cho người dân, 
nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái của rừng 
nói chung. 
Tuy nhiên, để thu được năng suất lá rụng 
cao trong khi vẫn phát huy được vai trò bảo vệ 
đất của nó và duy trì khối lượng ở mức dưới 10 
tấn/ha để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng thì cần 
nghiên cứu đặc điểm tích lũy và năng suất lá 
rụng dưới tán rừng. Đây là cơ sở cho phương 
pháp dự báo biến động năng suất và xác định 
chu kỳ thu gom lá rụng hợp lý. 
Đặc điểm tích lũy và năng suất lá rụng dưới 
các trạng thái rừng còn ít được thực hiện ở Việt 
Nam. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu 
đặc điểm tích lũy và năng suất lá rụng dưới 
rừng trồng thông như một nguồn nguyên liệu 
mới để nâng cao thu nhập từ rừng tại Trung 
tâm Phát triển Lâm nghiệp Hà Nội, Thành phố 
Hà Nội. Đây là một phần kết quả của đề tài 
“Nghiên cứu phát triển công nghệ sử dụng thảm 
khô dưới rừng trồng Thông” do Sở Khoa học và 
Công nghệ TP. Hà Nội quản lý và ThS. Trần thị 
Trang làm chủ trì. 
II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng của nghiên cứu này là lớp lá rụng 
dưới rừng trồng Thông mã vĩ tại Trung tâm Phát 
triển Lâm nghiệp Hà Nội, Thành phố Hà Nội. 
Để nghiên cứu khối lượng lá rụng, đề tài lựa 
chọn 3 ô tiêu chuẩn điển hình của rừng thông ở 
khu vực nghiên cứu có tuổi 30 - 40 năm, phân 
bố trên sườn dốc, mật độ trung bình là 600 - 
700 cây/ha, sinh trưởng tốt. 
Tại mỗi ô tiêu chuẩn đề tài chọn 3 điểm đại 
diện để điều tra lượng lá rụng. Thời gian điều 
tra lá rụng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 năm 
2015. Đây là thời kỳ điển hình cho thời tiết 
thuận lợi, sinh trưởng mạnh trong mùa hè đến 
thời tiết khô hanh, tình trạng sinh trưởng kém 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 50 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016 
trong mùa đông. Mỗi tháng đề tài chọn 3 ngày 
liên tiếp để thu thập lượng lá rụng. Tại mỗi 
điểm điều tra nhóm nghiên cứu căng một tấm 
lưới vuông, mỗi chiều 2 m sát mặt đất. Lượng 
lá rụng rơi vào lưới được thu gom và cân lúc 8h 
sáng hàng ngày, đồng thời tiến hành lấy mẫu 
xác định độ ẩm của chúng. 
Từ số liệu điều tra, nhóm nghiên cứu xác định 
lượng lá rụng trung bình hàng ngày, lượng lá 
rụng trung bình một tháng, lượng lá rụng cả năm. 
+ Lượng lá rụng trung bình hàng ngày được 
tính bằng lượng lá rụng trung bình của các 
ngày trong cả thời kỳ thí nghiệm. 
+ Lượng lá rụng trung bình hàng tháng 
được tính bằng lượng lá rụng trung bình các 
tháng trong cả thời kỳ thí nghiệm. 
+ Lượng lá rụng cả năm được tính bằng 12 
lần khối lượng lá rụng tháng trung bình. 
Để nghiên cứu tốc độ phân huỷ lá rụng 
nhóm nghiên cứu đã lấy các mẫu lá mới rụng 
vào những ngày đầu các tháng 5, 6, 7, 8. Mỗi 
tháng lấy 2 mẫu với khối lượng trung bình 
khoảng 200g. Chúng được sấy, cân để xác định 
khối lượng rồi đưa vào trong các túi lưới đặt 
trên mặt đất rừng. Hàng tháng sấy và cân để 
kiểm tra hao hụt khối lượng của các mẫu lá do 
phân hủy tự nhiên vào các ng ... 
gian. Mức độ liên hệ giữa khối lượng mẫu lá 
rụng Thông mã vĩ với thời gian tương đối chặt. 
Các hình dưới đây sẽ minh họa hình ảnh phân 
bố các điểm trên biểu đồ và các phương trình 
liên hệ giữa khối lượng mẫu lá Thông mã vĩ 
với thời gian rụng. 
Hình 7. Liên hệ của khối lượng mẫu lá Thông mã 
vĩ thứ nhất lấy đợt 1 với thời gian rụng 
Hình 8. Liên hệ của khối lượng mẫu lá Thông mã 
vĩ thứ hai lấy đợt 1 với thời gian rụng 
Hình 9. Liên hệ của tổng khối lượng hai mẫu lá 
Thông mã vĩ đợt 1 với thời gian rụng 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 56 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016 
Phân tích hình ảnh phân bố các điểm và 
phương trình ở các hình trên, cho thấy mối liên 
hệ giữa khối lượng các mẫu lá rụng với thời 
gian rụng cũng rất chặt chẽ. Hệ số của các 
phương trình và hệ số tương quan ở các trường 
hợp tương đối đồng đều nhau, sự chênh lệch 
nhỏ có thể do sự khác biệt về thời tiết trong 
những lần lấy mẫu khác nhau gây ra. Để phân 
tích đặc điểm giảm khối lượng của mẫu lá rụng 
theo thời gian, đề tài đã thống kê mức giảm 
khối lượng của các mẫu lá Thông mã vĩ trung 
bình 1 ngày (ΔM,%) và số ngày từ lúc rụng, số 
liệu được ghi ở bảng 7. 
Bảng 7. Mức giảm khối lượng lá rụng do phân hủy tự nhiên dưới rừng 
Ngày Tên mẫu 
Khối lượng 
(gam) 
Số ngày từ khi 
lá rụng 
Số ngày từ khi lá 
rụng TB giữa 2 đợt 
cân 
Mức giảm khối lượng 
của mẫu lá rụng 
(ΔM,%) 
2/5/2015 Mẫu đợt 1 387,5 0,0 15,5 0,241 
2/6/2015 Mẫu đợt 1 358,5 31,0 46,0 0,172 
2/7/2015 Mẫu đợt 1 340,0 61,0 76,5 0,159 
2/8/2015 Mẫu đợt 1 323,2 92,0 107,5 0,159 
2/9/2015 Mẫu đợt 1 307,3 123,0 138,0 0,113 
2/10/2015 Mẫu đợt 1 296,9 153,0 
2/6/2015 Mẫu đợt 2 350,0 0,0 15,0 0,217 
2/7/2015 Mẫu đợt 2 327,2 30,0 45,5 0,150 
2/8/2015 Mẫu đợt 2 312,0 61,0 76,5 0,195 
2/9/2015 Mẫu đợt 2 293,1 92,0 107,0 0,096 
2/10/2015 Mẫu đợt 2 284,7 122,0 
2/7/2015 Mẫu đợt 3 329,2 0,0 15,5 0,189 
2/8/2015 Mẫu đợt 3 309,9 31,0 46,5 0,164 
2/9/2015 Mẫu đợt 3 294,1 62,0 77,0 0,155 
2/10/2015 Mẫu đợt 3 280,4 92,0 
2/8/2015 Mẫu đợt 4 350,7 0,0 15,5 0,201 
2/9/2015 Mẫu đợt 4 328,9 31,0 46,0 0,148 
2/10/2015 Mẫu đợt 4 314,3 61,0 
Phương trình thực nghiệm liên hệ giữa mức 
giảm khối lượng lá rụng trung bình ngày 
(ΔM,%) với số ngày trung bình từ lúc rụng 
tương đối chặt, phương trình liên hệ như sau: 
ΔM = 0,4075* exp(n^-0,238), R2 = 0,59 
Hình 10. Mức giảm tỷ lệ phần trăm khối lượng lá rụng sau khi rụng theo ngày 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 57TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016 
Căn cứ vào phương trình liên hệ của mức 
giảm khối lượng mẫu lá rụng trung bình hàng 
ngày tính theo phần trăm có thể xác định được 
mức giảm khối lượng lá rụng trung bình hàng 
tháng và năm. Công thức tính tỷ lệ % khối 
lượng lá rụng còn lại theo thời gian như sau. 
Mn% = Mn%d - Mn%d *(d)*( 0.4075* 
exp(n^-0.238))/100 
Trong đó: Mn% là tỷ lệ phần trăm khối 
lượng mẫu lá còn lại ngày thứ n, Mn%d là tỷ lệ 
phần trăm khối lượng mẫu lá còn lại vào ngày 
n-d, n là số ngày từ lúc lá rụng, d là số ngày từ 
lúc khối lượng mẫu lá còn lại là Mn%d. 
3.2.2. Tốc độ phân huỷ lá rụng hàng năm 
Căn cứ vào công thức xác định mức giảm khối 
lượng lá rụng hàng ngày có thể xây dựng được 
bảng tra mức giảm khối lượng của mẫu lá theo số 
ngày từ lúc rụng, số liệu ghi trong bảng 8. 
Bảng 8. Bảng tra khối lượng lá rụng còn lại theo số ngày sau khi rụng 
Số ngày 
sau khi 
rụng 
Tỷ lệ % 
còn lại 
Số ngày 
sau khi 
rụng 
Tỷ lệ % 
còn lại 
Số ngày 
sau khi 
rụng 
Tỷ lệ % 
còn lại 
Số ngày 
sau khi 
rụng 
Tỷ lệ % 
còn lại 
0 100,0 410 60,4 820 42,3 1230 30,9 
10 97,7 420 59,8 830 42,0 1240 30,7 
20 95,7 430 59,3 840 41,6 1250 30,4 
30 94,0 440 58,7 850 41,3 1260 30,2 
40 92,5 450 58,1 860 40,9 1270 30,0 
50 91,0 460 57,6 870 40,6 1280 29,8 
60 89,6 470 57,1 880 40,3 1290 29,6 
70 88,3 480 56,5 890 40,0 1300 29,3 
80 87,0 490 56,0 900 39,6 1310 29,1 
90 85,8 500 55,5 910 39,3 1320 28,9 
100 84,7 510 55,0 920 39,0 1330 28,7 
110 83,6 520 54,5 930 38,7 1340 28,5 
120 82,5 530 54,0 940 38,4 1350 28,3 
130 81,4 540 53,5 950 38,1 1360 28,1 
140 80,4 550 53,0 960 37,8 1370 27,9 
150 79,5 560 52,6 970 37,5 1380 27,7 
160 78,5 570 52,1 980 37,2 1390 27,5 
170 77,6 580 51,6 990 36,9 1400 27,3 
180 76,7 590 51,2 1000 36,6 1410 27,1 
190 75,8 600 50,7 1010 36,4 1420 26,9 
200 74,9 610 50,3 1020 36,1 1430 26,7 
210 74,1 620 49,8 1030 35,8 1440 26,5 
220 73,2 630 49,4 1040 35,5 1450 26,3 
230 72,4 640 49,0 1050 35,2 1460 26,1 
240 71,6 650 48,6 1060 35,0 1470 26,0 
250 70,9 660 48,1 1070 34,7 1480 25,8 
260 70,1 670 47,7 1080 34,4 1490 25,6 
270 69,4 680 47,3 1090 34,2 1500 25,4 
280 68,6 690 46,9 1100 33,9 1510 25,2 
290 67,9 700 46,5 1110 33,7 1520 25,1 
300 67,2 710 46,1 1120 33,4 1530 24,9 
310 66,5 720 45,7 1130 33,2 1540 24,7 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 58 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016 
Số ngày 
sau khi 
rụng 
Tỷ lệ % 
còn lại 
Số ngày 
sau khi 
rụng 
Tỷ lệ % 
còn lại 
Số ngày 
sau khi 
rụng 
Tỷ lệ % 
còn lại 
Số ngày 
sau khi 
rụng 
Tỷ lệ % 
còn lại 
320 65,8 730 45,4 1140 32,9 1550 24,5 
330 65,2 740 45,0 1150 32,7 1560 24,4 
340 64,5 750 44,6 1160 32,4 1570 24,2 
350 63,9 760 44,2 1170 32,2 1580 24,0 
360 63,2 770 43,9 1180 31,9 1590 23,8 
370 62,6 780 43,5 1190 31,7 1600 23,7 
380 62,0 790 43,1 1200 31,5 1610 23,5 
390 61,4 800 42,8 1210 31,2 1620 23,4 
400 60,8 810 42,4 1220 31,0 1630 23,2 
Số liệu cho thấy biến đổi khối lượng lá rụng 
giảm theo thời gian do quá trình phân hủy tự 
nhiên. Sau khoảng 5 năm thì tỷ lệ phần trăm lá 
rụng còn khoảng trên dưới 20% so với khối 
lượng lúc mới rơi. Mức giảm của khối lượng lá 
rụng được minh họa ở hình 11. 
Hình 11. Biến đổi tỷ lệ phần trăm khối lượng lá rụng theo thời gian 
Bảng 9. Khối lượng lá rụng còn lại sau phân hủy theo thời gian 
Số năm 
Tỷ lệ phần trăm lá rụng 
còn lại (%) 
Khối lượng lá rụng còn lại 
(kg/ha) 
1 66,6 5757 
2 47,9 4134 
3 34,4 2969 
4 24,7 2133 
5 17,7 1532 
6 12,7 1100 
7 9,1 790 
8 6,6 567 
9 4,7 408 
10 2,5 216 
Số liệu bảng 9 cho thấy xu hướng chung của 
biến động khối lượng lá rụng là giảm dần theo 
thời gian, những năm đầu tốc độ phân hủy nhanh 
hơn, sau đó chậm dần. Theo phương trình thực 
nghiệm có thể xác định được tỷ lệ % và khối 
lượng lá rụng còn lại sau các năm tại bảng 9. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 59TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016 
Như vậy, sau năm đầu tiên khối lượng lá 
còn khoảng 66%, sau năm thứ 2 còn khoảng 
47%, sau năm thứ 3 còn khoảng 34%, sau năm 
thứ 4 còn khoảng 24%, sau năm thứ 5 còn 
khoảng 17%, sau năm khoảng 10 năm thì lá 
rụng chỉ còn ở mức một vài phần trăm, có thể 
xem như đã bị phân huỷ hết. 
3.3. Đường cong sinh khối và ngưỡng tối đa 
của lá rụng dưới rừng thông 
Căn cứ vào kết quả phân tích tốc độ phân 
huỷ vật rơi rụng dưới rừng thông có thể xác 
định được tổng lượng vật rụng qua các năm. 
Số liệu tích toán lượng lá rụng với giả thiết 
trước đó đã được thu dọn hoặc đốt cháy hết 
100% ghi trong bảng 10. 
Bảng 10. Khối lượng lá rụng tích lũy theo thời gian dưới rừng thông (kg/ha) 
Hạng mục 
Các năm tích lũy và bổ sung lá rụng 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Lượng lá rụng của năm 1 5757 4134 2969 2133 1532 1100 790 567 408 293 
Lượng lá rụng của năm 2 5757 4134 2969 2133 1532 1100 790 567 408 
Lượng lá rụng của năm 3 5757 4134 2969 2133 1532 1100 790 567 
Lượng lá rụng của năm 4 5757 4134 2969 2133 1532 1100 790 
Lượng lá rụng của năm 5 5757 4134 2969 2133 1532 1100 
Lượng lá rụng của năm 6 5757 4134 2969 2133 1532 
Lượng lá rụng của năm 7 5757 4134 2969 2133 
Lượng lá rụng của năm 8 5757 4134 2969 
Lượng lá rụng của năm 9 5757 4134 
Lượng lá rụng của năm 10 5757 
Tổng lượng lá rụng 5757 9891 12861 14993 16525 17625 18415 18982 19390 19683 
Quá trình tích luỹ lá rụngở một hecta rừng 
Thông mã vĩ được thể hiện trên đường cong 
sinh khối lá rụng ở hình 12. 
Hình 12. Đường cong tích lũy lá rụng dưới rừng 
Thông mã vĩ 
Số liệu cho thấy với mức rơi rụng như hiện 
nay khoảng 8600kg/ha/năm thì lượng lá rụng tồn 
đọng của Thông mã vĩ sang năm thứ 3 sẽ tăng 
lên ở mức trên 10000 kg/ha, đến năm thứ 4 thì 
xấp xỉ 15000 kg/ha. Đây là mức nguy hiểm với 
cháy rừng và cần có các biện pháp quản lý 
đểgiảm thiểu nguy cơ cháy rừng. 
Số liệu và biểu đồ cũng cho thấy khối lượng 
lá rụng tích lũy dưới rừng thông tăng lên dần 
theo thời gian sau đó đạt mức tối đa và ổn định 
từ năm thứ 10 trở lên, khoảng 20000kg/ha. Khi 
đó lượng lá rụng bổ sung cân bằng với lượng lá 
rụng bị phân hủy hàng năm. 
Tuy nhiên, trên quan điểm khai thác lá rụng 
làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu thì năng suất 
tích lũy lá rụng khi cân bằng giữa lượng lá 
rụng với lượng lá bị phân hủy thì năng suất sẽ 
xấp xỉ không. Vì vậy, để nghiên cứu năng suất 
tối đa nhóm nghiên cứu đã xác định năng suất 
bình quân của lá rụng theo thời gian, số liệu 
được thể hiện ở bảng 11 và hình 13. 
Bảng 11. Năng suất lá rụng trung bình năm theo thời gian tích lũy 
Năm tích lũy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Tổng lượng tích lũy (kg/ha) 5757 9891 12861 14993 16525 17625 18415 18982 19390 19683 
Năng suất (kg/ha/năm) 5757 4946 4287 3748 3305 2938 2631 2373 2154 1968 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 60 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016 
Hình 13. Biến đổi của năng suất lá rụng dưới rừng thông 
Số liệu cho thấy năng suất lá rụng giảm dần 
theo số năm tích lũy. Sau năm thứ nhất năng 
suất lá rụng là trên 5 tấn một hecta một năm, 
nhưng đến năm thứ 10 thì năng suất chỉ còn 
xấp xỉ 2 tấn một hecta một năm. 
Phân tích biến động của năng suất và sản 
lượng lá rụng, xem xét đến yêu cầu quản lý vật 
liệu trong phòng cháy chữa cháy rừng, yêu cầu 
duy trì lớp lá rụng để bảo vệ đất và yêu cầu của 
năng suất thu gom lá rụng, nhóm nghiên cứu 
đề xuất nên thu gom lá rụng vào năm thứ 4. Ở 
thời điểm này năng suất lá rụng khá cao, trung 
bình gần 4 tấn trên một hecta một năm, sản 
lượng lá rụng ở mức xấp xỉ 14 tấn một hecta 
đáp ứng yêu cầu hiệu quả của hoạt động thu 
gom lá rụng, đồng thời vừa kịp để khối lượng 
lá rụng dưới rừng không quá lớn gây nguy 
hiểm với cháy rừng. 
IV. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Lượng lá rụng trung bình của rừng thông 
khoảng 2,2 đến 2,6 gam/m2/ngày, lớn nhất là 
3,1 gam/m2/ngày, nhỏ nhất là 1,6 
gam/m2/ngày. Lượng lá rụng hàng tháng có giá 
trị nhỏ nhất vào tháng 11 và 12, khoảng 670 
kg/ha/tháng, lớn nhất vào tháng 4, 5, 6, xấp xỉ 
770 kg/ha/tháng, lượng lá rụng hàng năm trung 
bình khoảng 8640 kg/ha/năm. 
Khối lượng lá rụng bị phân hủy và giảm 
theo thời gian, sau năm đầu tiên còn khoảng 
66%, năm thứ 2 còn khoảng 47%, năm thứ 3 
còn khoảng 34%, năm thứ 4 còn khoảng 
24%, sau năm thứ 5 còn khoảng 17%, sau 
năm khoảng 10 năm thì lá rụng chỉ còn ở 
mức một vài phần trăm, có thể xem như đã bị 
phân huỷ hết. 
Lượng lá rụng tích lũy dưới rừng thông tăng 
lên dần theo thời gian sau đó đạt mức tối đa và 
ổn định từ năm thứ 10 trở lên, khoảng 
20000kg/ha. Tuy nhiên, năng suất lá rụng giảm 
dần theo số năm tích lũy, sau năm thứ nhất 
năng suất lá rụng là trên 5 tấn một hecta một 
năm, nhưng đến năm thứ 10 thì năng suất chỉ 
còn xấp xỉ 2 tấn một hecta một năm. 
Thời điểm thu gom lá rụng vào năm thứ 4 là 
thích hợp nhất. Ở thời điểm này năng suất lá 
rụng khá cao, trung bình gần 4 tấn trên một hecta 
một năm, sản lượng lá rụng ở mức xấp xỉ 14 tấn 
một hecta vừa đảm bảo năng suất của hoạt động 
thu gom, vừa kịp thời để khối lượng lá rụng 
không quá lớn gây nguy hiểm với cháy rừng. 
4.2. Tồn tại và kiến nghị 
Đề tài chưa có điều kiện điều tra lượng lá 
rụng của tất cả các tháng trong năm nên có thể 
dẫn đến những sai số nhất định khi tính toán 
năng suất và sản lượng lá rụng. 
Đề tài cũng chưa có điều kiện để nghiên cứu 
đặc điểm biến đổi tính chất của lá rụng, nên 
chưa tư vấn được thời thu gom lá thông đảm 
bảo có đặc điểm thích hợp nhất với những mục 
tiêu sử dụng khác nhau. 
Nhóm nghiên cứu kiến nghị tiếp tục nghiên 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
 61TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016 
cứu về biến động và năng suất lá rụng dưới 
rừng thông cũng như những loại rừng trồng 
khác, nhất là các rừng dễ cháy để có căn cứ 
khoa học quản lý hiệu ích lá rụng dưới rừng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bray R. and Gorham E, 1964. Litter production in the 
forests of the world. Adv.Ecol. Res. 2: 101 -107. 
2. Vương Văn Quỳnh và các cộng sự, 2005. Nghiên 
cứu xây dựng các giải pháp phòng chống và khắc phục 
hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên. Đề 
tài khoa học công nghệ cấp nhà nước, mã số 
KC.08.24.2005. 
3. Vương Văn Quỳnh, Trần Thị Trang và cộng sự, 
2012. Nghiên cứu các giải pháp phòng cháy, chữa cháy 
rừng cho các trạng thái rừng ở Thành phố Hà Nội. Báo 
cáo Khoa học Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ 
Hà Nội. 
PRODUCTIVITY OF FALLEN LEAVES IN THE PINE PLANTATION 
IN HANOI FORESTRY DEVELOPMENT CENTER, HANOI CITY 
Vuong Thi Ha1, Tran Thi Trang2, Vuong Van Quynh3 
1,2,3Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
This paper presents the results of the research on the process of accumulation and productivity of fallen leaves in 
the pine plantation (Pinus massonianaLamb) of the Hanoi Forestry development center. Based on that, the 
research group conducted prediction of yield and production of leaf litter, recommended cycle for collecting fallen 
leaves with high productivity while maintaining the ecological role of them and minimize the risk of forest fires. 
The research results showed that the average volume of fallen leaves in the pine plantation was about 24 to 26 
kg/ha/day, equivalent to 8640 kg/ha year. Decomposition process makes weight of fallen leaves reduce and it 
remains about 5760 kg/ha. Due to continuous supplement, the volume of leaf litter under the forest increased over 
time, until about the 6th year, the amount of fallen leaves and decomposition of leaves were similar, the volume of 
leaf litter step by step becomes stable, averaged about 20000 kg/ha. However, to obtain high yields of fallen 
leaves volume while maintaining their role of mineral nutrient supplement and soil moisture retention, and 
maintain their volume below 10 tonnes/ha in order to reduce the risk of forest fires, we had to collect leaf litter 
with one time per 4 years. Thus, the productivity of leaf litter reached nearly 4 tons/ha/year, the production of 
collected leaf litter was about 15000kg/ha while maintaining the ecological role of fallen leaves and reducing the 
risk of forest fires. 
Keywords: Productivity of fallen leaves, leaf litter decomposition, the ecological role of fallen leaves, 
harvest the fallen leaves, reducing the risk of forest fires, pine plantation. 
Người phản biện : PGS.TS. Bế Minh Châu 
Ngày nhận bài : 08/11/2016 
Ngày phản biện : 15/11/2016 
Ngày quyết định đăng : 25/11/2016 

File đính kèm:

  • pdfnang_suat_la_rung_duoi_rung_thong_ma_vi_tai_trung_tam_phat_t.pdf