Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa cùng sự

phát triển của công nghệ mang lại nhiều tác động tích cực đối với

nền kinh tế như tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều hàng hóa,

dịch vụ mới. Tuy nhiên, những tiến bộ của máy móc kĩ thuật trong

cuộc cách mạng 4.0 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm trong

các ngành sản xuất, đặc biệt ở các nước tiên tiến. Các nước đang

phát triển trong đó có Việt Nam cũng không tránh khỏi sẽ bị ảnh

hưởng bởi xu thế này. Công nhân tay nghề thấp hoặc trung bình sẽ

bị ảnh hưởng nhiều nhất do quá trình tự động hóa và lao động trình

độ cao sẽ là đối tượng ít bị ảnh hưởng nhất. Lao động Việt Nam có

ưu điểm là chăm chỉ, cần cù. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa

cao do nhiều nguyên nhân như giáo dục, môi trường, rèn luyện.

Việc đổi mới giáo dục, thu hút nhân tài, đào tạo kỹ thuật cho lao

động và tăng cường hợp tác quốc tế là rất cần thiết giúp người lao

động có thể tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh cuộc cách mạng

4.0 đang ngày càng phát triển. Do đó, Việt Nam cần có biện pháp

cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nhân lực theo hướng công nghiệp

hiện đại để bắt kịp với những thay đổi diễn ra trong cuộc CMCN

lần thứ tư.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 1

Trang 1

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 2

Trang 2

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 3

Trang 3

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 4

Trang 4

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 5

Trang 5

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 6

Trang 6

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 7

Trang 7

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 8

Trang 8

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 13680
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0
64 Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 
trong cuộc cách mạng 4.0 
Nguyễn Minh Trang1* 
1Học viện Ngoại giao 
*Tác giả liên hệ, Email: trangdav@gmail.com 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
Ngày nhận: 25/05/2020 
Ngày nhận lại: 21/07/2020 
Duyệt đăng: 23/08/2020 
Từ khóa: 
4.0, nhân lực, Việt Nam 
Keywords: 
4.0, human resources, 
Vietnam 
Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa cùng sự 
phát triển của công nghệ mang lại nhiều tác động tích cực đối với 
nền kinh tế như tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều hàng hóa, 
dịch vụ mới. Tuy nhiên, những tiến bộ của máy móc kĩ thuật trong 
cuộc cách mạng 4.0 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm trong 
các ngành sản xuất, đặc biệt ở các nước tiên tiến. Các nước đang 
phát triển trong đó có Việt Nam cũng không tránh khỏi sẽ bị ảnh 
hưởng bởi xu thế này. Công nhân tay nghề thấp hoặc trung bình sẽ 
bị ảnh hưởng nhiều nhất do quá trình tự động hóa và lao động trình 
độ cao sẽ là đối tượng ít bị ảnh hưởng nhất. Lao động Việt Nam có 
ưu điểm là chăm chỉ, cần cù. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa 
cao do nhiều nguyên nhân như giáo dục, môi trường, rèn luyện. 
Việc đổi mới giáo dục, thu hút nhân tài, đào tạo kỹ thuật cho lao 
động và tăng cường hợp tác quốc tế là rất cần thiết giúp người lao 
động có thể tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh cuộc cách mạng 
4.0 đang ngày càng phát triển. Do đó, Việt Nam cần có biện pháp 
cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nhân lực theo hướng công nghiệp 
hiện đại để bắt kịp với những thay đổi diễn ra trong cuộc CMCN 
lần thứ tư. 
ABSTRACT 
In recent years, the globalization and the development of 
technology has brought many positive effects on the economy such 
as increasing labor productivity, creating new goods and services. 
However, advances in engineering machines in the 4.0 revolution 
also directly affect jobs in manufacturing industries, especially in 
advanced countries. Developing countries including Vietnam will 
inevitably be affected by this trend. The low- or medium-skilled 
workers will be most affected by automation and the highly skilled 
workers will be the least affected. Vietnamese labor has the 
advantage of hard work. However, the quality of labor is not high 
due to many reasons such as education, environment and training. 
The renovation of education, attracting talents, technical training 
for workers and strengthening international cooperation are 
essential to help workers to survive and compete in the context of 
the 4.0 revolution. Therefore, Vietnam needs to take specific 
measures to improve the quality of human resources in the 
direction of modern industry to keep up with the changes taking 
place in the Fourth Industrial Revolution. 
 Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 65 
1. Giới thiệu 
Ngày nay, đổi mới khoa học - công nghệ đang trở thành một xu hướng toàn cầu. Sự xuất 
hiện và mở rộng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang mang đến những 
bước đột phá về công nghệ và có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các 
quốc gia. CMCN 4.0 đem đến nhiều lợi thế cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các 
quốc gia do những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ có thể cải thiện năng lực sản xuất và mang lại hiệu 
suất cao hơn. Tuy nhiên, cuộc CMCN lần này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với các 
quốc gia có các ngành nghề thâm dụng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nguyên 
nhân là do khi máy móc dần thay thế con người, một lượng lớn lao động sẽ rơi vào tình trạng thất 
nghiệp. Hệ quả của việc này sẽ là sự suy giảm hiệu suất kinh tế và gia tăng các gánh nặng cũng 
như bất ổn về xã hội. Bên cạnh đó, những quốc gia không đủ khả năng để tiếp thu các tiến bộ của 
CMCN cũng dễ rơi vào tình trạng tụt hậu, kém phát triển so với phần còn lại của thế giới. Vì vậy, 
việc xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng và có đủ trình độ để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật - 
công nghệ của CMCN lần thứ tư là hết sức cần thiết với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước 
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 
Cách mạng 4.0 là cuộc chạy đua bằng năng lực và khả năng làm chủ công nghệ. Bởi vậy, 
con người không chỉ đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra công nghệ mà còn là nhân tố quyết 
định cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ đi xa tới đâu. Để đáp ứng được yêu cầu này, nhân lực 
khoa học công nghệ thời đại 4.0 buộc phải có chuyên môn vững vàng, sự chủ động, trách nhiệm 
và khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường liên tục biến đổi. Nhân lực khoa học và công 
nghệ thường được hiểu là nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển, hay còn gọi là R&D để thể hiện 
lực lượng lao động khoa học và công nghệ của mình. Việt Nam có những lợi thế nhất định về lao 
động, đặc biệt là lực lượng lao động vẫn còn dồi dào và cơ cấu lao động tương đối trẻ. Tính đến 
hết năm 2019, lực lượng lao đ ... đổi 
mới sâu rộng trên nhiều cấp học. Với giáo dục phổ thông, cần cải cách nội dung và phương pháp 
giảng dạy theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tăng thời gian thực hành, nâng 
cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho học sinh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự 
chủ cho các trường ĐH, CĐ và dạy nghề công lập, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào 
tạo dạy nghề cũng là những biện pháp khả quan. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần kiểm soát việc thực 
hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục - đào tạo, coi trọng đào tạo ĐH và trên 
ĐH, CĐ và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế. Thêm vào đó, cần thành lập các trung tâm 
đào tạo nghề kỹ thuật cao tại các tỉnh thành trên cả nước để đáp ứng nhu cầu lao động của các 
ngành kỹ thuật trong tương lai. Bên cạnh đó, đào tạo ĐH và sau ĐH cũng cần được cải thiện theo 
hướng tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Cần đổi mới phương thức giảng dạy theo hướng 
thực hành nhiều hơn, tạo điều kiện cho các chương trình trao đổi quốc tế, giúp sinh viên có cơ hội 
tiếp cận với các môi trường nghiên cứu tiên tiến và hiện đại. Ngoài ra, cần tăng cường thu hút các 
giảng viên, nhà nghiên cứu uy tín nước ngoài đến giảng dạy và làm việc tại các trường ĐH trong 
cả nước. Thêm vào đó, cần chú trọng phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là trong lĩnh vực 
khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao của một nền kinh tế tri thức 
trong tương lai. 
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng cần hoạch định rõ ràng các nhóm trường, nhóm 
ngành cần được ưu tiên tài trợ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Với số lượng các trường 
ĐH, CĐ nhiều như hiện nay, việc phát triển đồng đều giữa các trường là rất khó có thể đạt được. 
Do đó, thay vì sử dụng nguồn lực có hạn một cách tràn lan, việc tập trung đầu tư cho một nhóm 
trường cụ thể là một giải pháp đáng để cân nhắc. Khi một số trường được tập trung tài trợ để nâng 
cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục bậc cao nói riêng 
của Việt Nam cũng có động lực để đổi mới và phát triển. Do vậy, đây cũng là biện pháp hiệu quả 
giúp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. 
3.3. Đẩy mạnh thu hút nhân tài 
Hiện nay, trình độ công nghệ của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với nhiều nước trên thế 
giới, vì vậy việc thu hút các học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài và các du học sinh Việt Nam từng 
học tập tại các cơ sở giáo dục uy tín trên thế giới trở về Việt Nam làm việc sẽ có ý nghĩa rất lớn 
trong quá trình học hỏi và phát huy thành tựu của các công nghệ tiên tiến tại Việt Nam. Tuy nhiên, 
các chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam chỉ mới được triển khai ở quy mô nhỏ, tại một số địa 
phương có tiềm lực tài chính mạnh như thành phố Đà Nẵng. Trong khi đó, lại có rất nhiều chính 
sách cử du học sinh đi học tại nước ngoài. Việc mở rộng hỗ trợ tài chính cho du học sinh trong khi 
Đảng và Nhà nước vẫn chưa có một chính sách trên quy mô lớn về thu hút nhân tài trở lại trong 
nước dễ dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn lực và làm hiện tượng chảy máu chất xám ngày càng 
nặng nề. Chính phủ nên có chính sách thu hút nhân tài áp dụng trên diện rộng để thu hút nhân tài 
cả trong và ngoài nước, giúp nâng cao trình độ của lao động. 
70 Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 
Việc kết hợp các chính sách giáo dục với thu hút nhân tài là yêu cầu cấp thiết đối với Việt 
Nam để phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện mục tiêu đó, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài 
chính dành riêng cho những đối tượng nhân tài là biện pháp có hiệu quả nhanh chóng nhất. Ngoài 
ra, Việt Nam cũng cần phải cải thiện môi trường làm việc theo hướng năng động và sáng tạo hơn. 
Thêm vào đó, việc thành lập các giải thưởng nghiên cứu với nguồn tài trợ lớn cũng là một giải 
pháp giúp Việt Nam thu hút và chọn lọc được những học giả uy tín trong và ngoài nước. Kết hợp 
với việc hỗ trợ tài chính cho một nhóm trường và nhóm ngành cụ thể, Nhà nước cũng có thể sử 
dụng nguồn lực này để khuyến khích các trường mời giảng viên nước ngoài về dạy hay chủ động 
đề xuất các đối tác nước ngoài tham gia vào các dự án nghiên cứu của mình. Điều này giúp các 
nhà nghiên cứu trong nước có điều kiện học tập kỹ năng, kinh nghiệm của các chuyên gia nước 
ngoài, từ đó góp phần nâng cao chất lượng khoa học tại Việt Nam. Ngoài ra, chính quyền địa 
phương cũng nên triển khai các chính sách riêng nhằm thu hút các nhân tài từ nước ngoài đến làm 
việc trên địa bàn của mình, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh 
vùng của từng tỉnh thành trên cả nước. 
3.4. Nâng cao khả năng quản lý 
Doanh nghiệp là nhân tố chủ chốt đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do 
đó, việc nâng cao trình độ cho nhóm đối tượng này là rất cần thiết để giúp các công ty hoạt động 
hiệu quả và tạo ra lợi nhuận cao hơn. Điều này không chỉ thể hiện qua các chương trình đào tạo 
riêng dành cho những nhà điều hành công ty mà còn dễ nhận thấy qua các dự án thu hút doanh 
nhân thành đạt ở nước ngoài quay trở lại đất nước, hay các chính sách đầu tư cho những công ty 
khởi nghiệp có tiềm năng. 
Do đó, để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực, Việt Nam cũng cần tập trung 
phát triển khả năng sáng tạo và tầm nhìn quốc tế của những người chủ doanh nghiệp. Điều này 
giúp họ phát triển các chiến lược kinh doanh có hiệu quả dài hạn, có thể vươn tầm đến phạm vi 
quốc tế. Ngoài ra, phương thức quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường làm việc và 
mức độ cống hiến của nhân viên. Vì vậy, việc cải cách phương thức điều hành doanh nghiệp theo 
hướng khuyến khích đổi mới và sáng tạo cũng rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Để làm được 
điều này, Chính phủ và chính quyền địa phương cần triển khai các chương trình nâng cao kỹ năng 
cho các doanh nhân và nhà quản lý doanh nghiệp, khuyến khích họ xây dựng một môi trường làm 
việc sáng tạo nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh doanh tích cực. Bên cạnh đó, tăng cường tài trợ 
cho các công ty khởi nghiệp tiềm năng, tổ chức các cuộc thi về kinh doanh, khởi nghiệp cũng như 
mời các doanh nhân thành đạt tại nước ngoài về truyền đạt kinh nghiệm cho lớp doanh nhân trẻ 
Việt Nam cũng là các biện pháp khả quan. 
3.5. Tăng cường kết nối giữa các trường ĐH và cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp 
Hiện nay, nhiều trường ĐH ở Việt Nam còn đối mặt với tình trạng đào tạo tràn lan, số 
lượng sinh viên tốt nghiệp rất nhiều nhưng không đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt 
trong bối cảnh nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tập trung sang các ngành công nghệ và kỹ thuật 
cao, Việt Nam sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng. Vì vậy, 
việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có thể giải quyết phần 
nào tình trạng này. Các trường ĐH và doanh nghiệp có thể phối hợp xây dựng chương trình giảng 
dạy, thực hiện các công trình nghiên cứu, triển khai các chương trình thực tập và giới thiệu việc 
làm cho sinh viên. Điều này không chỉ giúp đổi mới nội dung giảng dạy và tạo ra nguồn lực cho 
hoạt động nghiên cứu và phát triển mà còn giúp nâng cao chất lượng nhân lực theo hướng phù hợp 
với bối cảnh thực tế hơn. 
Tuy nhiên, việc phối hợp với các doanh nghiệp cần xuất phát từ chính mong muốn của các 
trường đại học và chỉ có thể thành công khi các trường chủ động thực hiện nhiệm vụ này. Nhà 
 Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 71 
nước chỉ có thể đưa ra định hướng khái quát và phân bổ một nguồn vốn có hạn, trong khi các 
trường mới là nhân tố chủ chốt trong việc tạo dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp cùng ngành. 
Do vậy, bên cạnh các chính sách khuyến khích của Nhà nước, bản thân các trường ĐH tại Việt 
Nam cũng cần phải chủ động hơn trong việc tăng cường kết nối với khối doanh nghiệp, đặc biệt 
là khu vực tư nhân. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng dạy và học cũng như hỗ trợ tìm 
kiếm việc làm cho sinh viên mà còn giúp hệ thống giáo dục Việt Nam chủ động hòa nhập và hội 
nhập. Từ đó, môi trường giáo dục có thể dần chuyển biến theo hướng thực tiễn hơn, tránh việc 
chương trình và phương pháp tập trung quá nhiều vào lý thuyết mà thiếu đi cơ sở thực tế. Môi 
trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt và các doanh nghiệp nước ngoài rất khác nhau, do vậy 
chúng ta không thể bê nguyên những gì họ làm để áp dụng vào doanh nghiệp mình, chưa kể tay 
nghề và trình độ của ta còn nhiều hạn chế. Điều doanh nghiệp Việt nên làm là tìm hiểu về đường 
lối thay đổi mà các doanh nghiệp thành công đã đi, phân tích xem kinh nghiệm nào áp dụng được, 
kinh nghiệm nào không để từ đó vẽ ra lộ trình phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Các doanh 
nghiệp Việt Nam cần xác định rõ ràng rằng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài chỉ có hiệu quả 
khi công nghệ đó bám rễ được vào nền sản xuất trong nước. Các nước công nghiệp hóa thành công 
cũng không đi sao chép hoàn toàn. Họ chọn lọc những công nghệ tốt, công nghệ hay phù hợp với 
kỹ thuật sản xuất trong nước để ứng dụng và nhân rộng, từ đó xây dựng một hệ thống công nghệ 
mới phù hợp với cả điều kiện và văn hóa quốc gia. 
3.6. Mở rộng hợp tác quốc tế 
Việt Nam cần chủ động nghiên cứu mô hình và kinh nghiệm đào tạo phát triển nhân lực 
trình độ cao thành công của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và các 
quốc gia có cùng trình độ phát triển trong khu vực để học hỏi các thành công và rút ra bài học từ 
những thất bại của các quốc gia đi trước. Nghiên cứu chính sách nhân lực tại nhiều quốc gia ở 
nhiều trình độ phát triển kinh tế với các đặc trưng xã hội đa dạng sẽ rất có ích cho Việt Nam trong 
việc đưa ra một chiến lược tổng quát và có tính thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực. 
Chính phủ cũng cần tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo, các cơ sở sử dụng lao động và 
nhân lực trình độ cao tham gia giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, việc ký kết hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Việt Nam 
với các nước tiên tiến cũng là một biện pháp khả thi giúp tăng cường việc đào tạo, phát triển và 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các 
nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, bên cạnh việc đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực 
cho tương lai, Việt Nam cũng cần nghiên cứu tìm cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để 
nhanh chóng nâng cao chất lượng nhân lực hiện có. Mở rộng hợp tác quốc tế có thể coi là chiến 
lược quan trọng và lâu dài góp phần giúp hình thành và phát triển bền vững đội ngũ nhân lực chất 
lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. 
Ngoài hỗ trợ về chính sách, nhà nước nên hỗ trợ về mặt tìa chính, ưu đãi vốn vay cho các 
doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam nếu họ cam kết áp dụng công nghệ cao trong chu 
trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ cao, đặc biệt các doanh nghiệp 
sản xuất phần mềm rất khó tiếp cận vốn ngân hàng do doanh thu không ổn định và không có tài 
sản thế chấp. Nếu Chính phủ không có cơ chế, chính sách để ưu đãi cho các doanh nghiệp này, họ 
sẽ rất khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn để duy trì hoạt động. Tuy nhiên ưu đãi vốn 
vay phải đi liền với các cam kết vững chắc về việc nhập khẩu và ứng dụng công nghệ hiện đại. 
Nếu không, nhiều doanh nghiệp sẽ lách luật, nhập khẩu các dây chuyền máy móc lạc hậu về và 
nhanh chóng biến Việt Nam thành “bãi rác công nghệ”. 
Trong quá trình hội nhập và phát triển, nguồn nhân lực chất lượng có ý nghĩa vô cùng quan 
trọng đối tất cả các nền kinh tế. Trong bối cảnh CMCN 4.0 ngày càng có tầm ảnh hưởng sâu rộng, 
việc phát triển nhân lực nhằm tiếp thu các tiến bộ công nghệ và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực 
72 Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 
của cuộc CMCN này là yêu cầu cấp thiết với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển 
như Việt Nam. Một số các biện pháp như điều chỉnh chính sách, đổi mới giáo dục, thu hút nhân 
tài, tăng cường đào tạo các nhà điều hành công ty, tạo mối liên kết giữa trường học với doanh 
nghiệp và mở rộng hợp tác quốc tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hình thành 
một nền kinh tế tri thức. Từ đó, Việt Nam có thể vận dụng các thành tựu công nghệ của CMCN 
lần thứ tư phục vụ cho quá trình tăng trưởng bền vững, cũng như hạn chế các tác động tiêu cực mà 
cuộc Cách mạng này mang lại. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. (2017). Đóng góp 
của Khoa học và Công nghệ vào GDP, Bản tin Chiến lược phát triển số 2/2017 [Contribution 
of Science and Technology to GDP, Development Strategy Bulletin No. 2/2017]. Retrieved 
March 20, 2020, from https://www.most.gov.vn/vn/chuyen-muc/493/Tin-tong-hop.aspx 
Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. (2016). Thông tin 
về chỉ số xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu và năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 
2016, Bản tin Chiến lược phát triển số 12/2016 [Information on global innovation ranking 
index and Vietnam's competitiveness in 2016, Development strategy newsletter No. 
12/2016]. Retrieved March 21, 2020, from https://www.most.gov.vn/vn/chuyen-
muc/493/Tin-tong-hop.aspx 
Duong Tam (2019). Chất lượng nhân lực - thách thức lớn của Việt Nam [Quality of human 
resources - A big challenge for Vietnam]. Retrieved March 28, 2020, from 
https://vnexpress.net/chat-luong-nhan-luc-thach-thuc-lon-cua-viet-nam-4013069.html 
Giang Le (2019). Nhu cầu nhân lực ngành IT tăng 56% trong năm 2019 [The demand for human 
resources in IT field will increase by 56% in 2019]. Retrieved March 27, 2020, from 
https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/nhu-cau-nhan-luc-nganh-it-tang-56-trong-nam-
2019-7186.html 
Le Anh (2020). Nhìn lại tình hình lao động và việc làm 2019 [Review on the labor and employment 
situation in 2019]. Retrieved March 25, 2020, from 
tinh-hinh-lao-dong-va-viec-lam-2019-548623.html 
Minh Ngoc (2019). Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam xếp hạng thứ 11/12 quốc gia tại châu Á 
[The quality of human resources in Vietnam ranks 11/12 among Asian countries]. Retrieved 
March 25, 2020, from https://www.vnmedia.vn/kinh-te/201912/chat-luong-nguon-nhan-
luc-viet-nam-xep-hang-thu-1112-quoc-gia-tai-chau-a-ec35837/ 
Tổng Cục Thống Kê. (2019a). Thông cáo báo chí tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc 
gia” [Press release at the "Improving national labor productivity" conference]. Retrieved 
April 20, 2020, from https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2& 
ItemID=19315 
Tổng Cục Thống Kê. (2019b). Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019 
[Press release on Labor and Employment situation in the first quarter of 2019]. Retrieved 
April 25, 2020, from https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2& 
ItemID=19136 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_viet_nam_trong_cuoc_cach.pdf