Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương

Sử dụng nhiều loại thuốc là tình trạng khá phổ biến trên người cao tuổi. Sử dụng nhiều thuốc có thể là cần

thiết, nhưng cũng có thể liên quan đến gia tăng các biến cố bất lợi. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định một số yếu

tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung

ương. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 475 bệnh nhân cao tuổi đến khám tại Khoa khám bệnh, bệnh viện Lão

khoa Trung ương. Sử dụng nhiều thuốc được định nghĩa là sử dụng từ 5 loại thuốc trở lên trong 1 đơn thuốc. Tuổi

trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71,15 ± 7,09. Nữ chiếm 56,4%. Tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc là 59,2%. Các

yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc bao gồm giới (nữ), trình độ chuyên môn của bác sĩ, tình trạng đa

bệnh lý. Không có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, chỉ số khối cơ thể, chất lượng cuộc sống, hội chứng dễ bị tổn

thương với tình trạng sử dụng nhiều thuốc. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc là khá cao. Xây

dựng các chương trình giáo dục liên quan đến việc kê đơn trên người cao tuổi cho các nhân viên y tế là cần thiết.

Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 1

Trang 1

Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 2

Trang 2

Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 3

Trang 3

Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 4

Trang 4

Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 5

Trang 5

Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 6

Trang 6

Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 10820
Bạn đang xem tài liệu "Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương

Một số yếu tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 130 (6) - 2020 237
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG 
NHIỀU THUỐC TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ 
TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Trung Anh1,2, , Nguyễn Xuân Thanh1,2, Vũ Thị Thanh Huyền1,2, Phạm Thắng²
1Trường Đại học Y Hà Nội
2Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương
Sử dụng nhiều loại thuốc là tình trạng khá phổ biến trên người cao tuổi. Sử dụng nhiều thuốc có thể là cần 
thiết, nhưng cũng có thể liên quan đến gia tăng các biến cố bất lợi. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định một số yếu 
tố liên quan với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung 
ương. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 475 bệnh nhân cao tuổi đến khám tại Khoa khám bệnh, bệnh viện Lão 
khoa Trung ương. Sử dụng nhiều thuốc được định nghĩa là sử dụng từ 5 loại thuốc trở lên trong 1 đơn thuốc. Tuổi 
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71,15 ± 7,09. Nữ chiếm 56,4%. Tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc là 59,2%. Các 
yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc bao gồm giới (nữ), trình độ chuyên môn của bác sĩ, tình trạng đa 
bệnh lý. Không có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, chỉ số khối cơ thể, chất lượng cuộc sống, hội chứng dễ bị tổn 
thương với tình trạng sử dụng nhiều thuốc. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc là khá cao. Xây 
dựng các chương trình giáo dục liên quan đến việc kê đơn trên người cao tuổi cho các nhân viên y tế là cần thiết. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Sử dụng nhiều thuốc, bệnh nhân cao tuổi, yếu tố liên quan
Sử dụng nhiều loại thuốc (Polypharmacy- 
SDNT) được định nghĩa là việc sử dụng đồng 
thời nhiều loại thuốc khác nhau hoặc sử dụng 
thuốc vượt quá chỉ định, là một mối quan tâm 
ngày càng gia tăng ở người cao tuổi.¹ Định 
nghĩa này thường không bao gồm các loại 
thuốc sử dụng tại chỗ, thuốc thảo dược, các 
loại vitamin và khoáng chất. 
Theo khảo sát của Tiến sĩ Dima Qato và 
cộng sự tại Học viện Dược Chicago trong năm 
2005 và 2006, có 50% người Hoa Kỳ từ 57 
đến 85 tuổi dùng nhiều hơn năm loại thuốc. Tỷ 
lệ dùng hơn năm loại thuốc kê đơn đã tăng lên 
35,8% trong hai năm 2010 và 2011. Sử dụng 
nhiều thuốc thường đi kèm với việc không 
tuân thủ điều trị. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 
không tuân thủ điều trị tăng cùng với số lượng 
các loại thuốc được kê đơn.2,3 Bên cạnh đó là 
tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ không 
mong muốn, cũng như các hội chứng lão khoa 
như suy giảm nhận thức, ngã, hội chứng dễ bị 
tổn thương2 
 Các nghiên cứu cho thấy các yếu tố gia tăng 
tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc trên người cao tuổi 
bao gồm có bệnh lý mạn tính như tăng huyết 
áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, thời gian 
nằm viện kéo dài, hay dùng vitamin tại nhà, hay 
dùng thảo dược tại nhà, nhập viện ít nhất một 
lần trong năm qua, giới tính nữ.⁴ Kết quả từ các 
nghiên cứu giúp thay đổi hành vi sử dụng nhiều 
thuốc, cũng như cải thiện chất lượng điều trị và 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Trung Anh, 
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: trunganhvlk@gmail.com
Ngày nhận: 29/06/2020
Ngày được chấp nhận: 28/07/2020
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 130 (6) - 2020238
hạn chế các tác dụng không mong muốn trên 
người cao tuổi
Tại Việt nam đã có nghiên cứu về một số yếu 
tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc 
trên bệnh nhân xuất viện. Tuy nhiên nghiên 
cứu về các yếu tố liên quan đến sử dụng nhiều 
thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú còn 
hạn chế. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
với mục tiêu xác định một số yếu tố liên quan 
với tình trạng sử dụng nhiều thuốc trên người 
cao tuổi điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung 
Ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Người cao tuổi từ tuổi 60 trở lên đến khám 
tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Lão khoa 
Trung Ương. 
Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân từ 60 tuổi 
trở lên; có tình trạng tinh thần tỉnh táo và đủ 
năng lực để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều 
tra; tự nguyện tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ: không có khả năng giao 
tiếp, người có vấn đề về tâm thần; không đồng 
ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 
đến tháng 9/2017
Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Khám Bệnh 
- Bệnh viện Lão khoa Trung Ương.
Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Chọn 
mẫu theo công thức tính cỡ mẫu một tỷ lệ. 
Áp dụng công thức:
n d
p(1 p)z12 22=
-
- a
Z1-α/2: Hệ số giới hạn tin cậy, với mức ý nghĩa 
thống kê α
 (α = 0,05 tương ứng với giá trị của Z1-α/2 = 
1,96 với độ tin cậy 95%).
Với p = 59,24 theo nghiên cứu về tỷ lệ sử 
dụng nhiều thuốc tại thời điểm xuất viện tại 
Bệnh viện Lão khoa Trung Ương⁵ cho cỡ mẫu 
ước tính là 371 bệnh nhân. Trên thực tế chúng 
tôi lấy 475 bệnh nhân.
Các chỉ số nghiên cứu:
Biến số về thông tin chung của đối tượng 
nghiên cứu: tuổi, giới, học vấn, tình trạng hôn 
nhân, tình trạng sống cùng, chỉ số BMI, bảo 
hiểm y tế, điều kiện kinh tế, khả năng tự chi trả 
tiền thuốc, nơi sống.
Tiêu chuẩn xác định sử dụng nhiều thuốc: 
sử dụng đồng thời từ 5 thuốc trong một ngày1 
gồm cả thuốc theo đơn và thuốc không cần kê 
đơn trong 1 tháng trước khi đến khám. Khai 
thác toàn bộ thuốc điều trị ngoại trú: số lượng 
thuốc sử dụng đồng thời trong ngày (có đơn 
của bác sĩ; tự điều trị), các loại thuốc (liệt kê 
tên thuốc gồm cả thuốc theo đơn và thuốc bổ, 
vitamin, thực phẩm chức năng, thảo dược), 
thời gian sử dụng, liều lượng, dị ứng thuốc 
(phản ứng quá mức của cơ thể trước một loại 
thuốc, triệu chứng: mày đay, sẩn ngứa, phát 
ban, sốt...nặng nhất lá sốc phản vệ), tác dụng 
không mong muốn (tác dụng không định trước 
của một chế phẩm thuốc xảy ra ở liều thường 
dùng ở người và liên quan đến đặc tính dược lý 
của thuốc (Ví dụ: tác dụng không mong muốn 
khi dùng Coversyl là có thể gây ho khan), quên 
uống thuốc, tự ý bỏ thuốc, khả năng tự lập uống 
thuốc (bệnh nhân tự soạn thuốc theo đơn, uống 
thuốc hoàn toàn, hoặc cần hỗ trợ một phần hay 
phụ thuốc hoàn toàn vào người chăm sóc). Một 
số yếu tố liên quan đến sử dụng nhiều thuốc: số 
lần nhập viện trong 1 năm vừa qua, các bệnh 
kèm theo, đánh giá tình trạng đa bệnh lý bằng 
chỉ số đồng mắc của Charlson,⁶ hội chứng dễ bị 
tổn thương dựa theo năm tiêu chuẩn của Fried 
20017 (có từ 3 điểm trở lên là có hội chứng dễ 
bị tổn thương), chất lượng cuộc sống liên quan 
đến sức khỏe dựa trên bộ năm câu hỏi về chất 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 130 (6) - 2020 239
lượng cuộc sống theo thang điểm EQ- 5D- 5L.⁸
3. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý và phân tích bằng 
phần mềm thống kê y học SPSS 19.0. Sử dụng 
các thuật toán: tính tỷ lệ phần trăm, tính giá trị 
trung bình. Sử dụng test χ² để phân tích sự 
khác biệt giữa các biến. Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê khi p < 0,05.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng 
đạo đức tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương 
số 1353 ngày 12/11/2017.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung
Tổng số có 475 bệnh nhân tham gia nghiên 
cứu, tuổi trung bình nhóm đối tượng nghiên 
cứu là 71,15 ± 7,09 tuổi, thấp nhất là 60 tuổi, 
cao nhất là 94 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 
56,4%. Tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc là 60%.
2. Một số yếu tố liên quan đền tình trạng sử 
dụng nhiều thuốc
Bảng 1. Liên quan giữa sử dụng nhiều thuốc với giới và nhóm tuổi (n = 475)
Biến số Có sử dụng nhiều thuốc Không sử dụng nhiều thuốc
p
Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Giới
Nam 113 54,6 94 45,4 0,03
Nữ 172 64,2 96 35,8
Nhóm tuổi
60 - 69 128 59 89 41
0,5970 - 79 113 59,2 78 40,8
≥ 80 44 65,7 23 34,3
Chỉ số khối 
cơ thể
Nhẹ cân 8 2,8 1 0,5
0,17Bình thường 267 93,7 184 96,80
Thừa cân 10 3,5 5 2,60
Có sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ: 54,6% bệnh 
nhân nam có sử dụng nhiều thuốc, thấp hơn so với bệnh nhân nữ (64,2%). Sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê (với p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi càng cao tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc 
càng tăng. Tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc trong nhóm từ 80 tuổi trở lên là cao nhất (65,7%). Sự khác biệt 
này không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05). 
Bảng 2. Liên quan giữa sử dụng nhiều thuốc và trình độ chuyên môn của bác sĩ (n = 475)
Trình độ bác sĩ
Có sử dụng nhiều thuốc Không sử dụng nhiều thuốc
p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Bác sĩ đa khoa 24 8,40 33 17,40
0,009BSCKI/Thạc sĩ 204 71,60 117 61,60
BSCKII/Tiến sĩ/ PGS/GS 57 20,00 40 21,00
Tổng 285 100,00 190 100,00
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ chuyên môn của bác sĩ với việc sử dụng nhiều 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 130 (6) - 2020240
thuốc của bệnh nhân. Trong nhóm có sử dụng nhiều thuốc, số có đơn được kê do các bác sĩ chuyên 
khoa cấp I/Thạc sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất (71,6%), đơn của nhóm các Tiến sĩ/bác sĩ chuyên khoa cấp 
II/Phó Giáo sư/Giáo sư chiếm 20%, số đơn được kê bởi các bác sĩ đa khoa có tỷ lệ thấp hơn (8,4%).
Biểu đồ 1. Liên quan giữa chỉ số đồng bệnh lý Charlson và sử dụng nhiều thuốc 
 Có mối liên quan tuyến tính giữa điểm chỉ số Charlson với xác suất tiên đoán sử dụng nhiều 
thuốc (p < 0,05). Cụ thể: cứ điểm chỉ số đồng bệnh lý Charlson tăng thêm 1 đơn vị thì nguy cơ sử 
dụng nhiều thuốc tăng lên 2,89 lần.
Bảng 3. Liên quan giữa sử dụng nhiều thuốc và hội chứng dễ bị tổn thương, suy giảm 
chất lượng cuộc sống (n = 475)
Yếu tố
Có sử dụng 
nhiều thuốc
(n = 285)
Không sử dụng 
nhiều thuốc
(n = 190) p
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
Hội chứng dễ 
bị tổn thương
Không có HCDBTT 12 4,20 9 4,70
0,451Tiền HCDBTT 259 90,90 176 92,60
Có HCDBTT 14 4,90 5 2,60
Suy giảm chất 
lượng cuộc 
sống
Có suy giảm 83 29,10 47 24,70
0,294
Không suy giảm 202 70,90 143 75,30
Trong nhóm bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc: 
phần lớn gặp bệnh nhân có tiền hội chứng dễ 
bị tổn thương (90,9%); tỷ lệ bệnh nhân có hội 
chứng dễ bị tổn thương là 4,9%, và bệnh nhân 
không có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 
4,2%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống 
kê (p > 0,05).Trong nhóm sử dụng nhiều thuốc 
có 29,1% bệnh nhân có suy giảm chất lượng 
cuộc sống, cao hơn tỷ lệ bệnh nhân có suy 
giảm chất lượng cuộc sống của nhóm không 
sử dụng nhiều thuốc, nhưng sự khác biệt này 
không có ý nghĩa thống kê với (p > 0,05).
IV. BÀN LUẬN
Xem xét tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc giữa hai 
giới, kết quả trong nghiên cứu cho thấy: Có 
sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc giữa 
bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ (p < 0,05). 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 130 (6) - 2020 241
Trong nhóm tuổi (60 - 69), tỷ lệ sử dụng nhiều 
thuốc ở nữ là 66,7%, cao hơn nam (47,7%), 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Một số nghiên cứu đã xác định giới là yếu tố 
nguy cơ của sử dụng nhiều thuốc.² Kết quả này 
cũng tương đồng với một nghiên cứu tại Thụy 
Điển: Nghiên cứu trên toàn bộ dân số toàn 
quốc, nguy cơ tương đối sử dụng nhiều thuốc 
của nữ so với nam là 3,1 ở nhóm 20 - 29 tuổi, 
tiếp đó giảm xuống còn 1,1 ở nhóm từ 70 tuổi 
trở lên.⁹ Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ sử 
dụng nhiều thuốc cao hơn ở nữ giới.²
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi càng cao 
tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc càng cao. Nhiều 
nghiên cứu trên thế giới cũng đã cho thấy số 
lượng trung bình các loại thuốc tăng lên cùng 
với tuổi, vì tuổi là một trong những yếu tố nguy 
cơ phổ biến nhất cho tình trạng sử dụng nhiều 
thuốc. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc các bệnh càng 
tăng, dẫn đến một tỷ lệ lớn các loại thuốc được 
chỉ định điều trị. Một nghiên cứu ở Thụy Điển 
cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc tăng từ 
18,4% trong độ tuổi 40 đến 49; 30,2% ở nhóm 
50 - 59 tuổi; 42,3% ở nhóm 60 - 69 tuổi; 62,4% 
ở nhóm 70-79 tuổi; 75,1% ở nhóm 80 - 89 tuổi, 
và cao nhất 77,7% ở nhóm trên 90 tuổi.⁹
Trong số những bệnh nhân sử dụng nhiều 
thuốc, có 93,7% thuộc nhóm có chỉ số khối cơ 
thể bình thường, 3,5% thuộc nhóm thừa cân, 
2,8% thuộc nhóm nhẹ cân. Tuy nhiên sự khác 
biệt về tỷ lệ sử dụng nhiều thuốc giữa các nhóm 
bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể khác nhau 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả một 
số nghiên cứu khác chỉ ra rằng sử dụng nhiều 
thuốc tăng cùng với chỉ số khối cơ thể tuổi.10
Có mối liên quan giữa trình độ của bác sĩ kê 
đơn và tình trạng sử dụng nhiều thuốc. Cụ thể: 
Tỷ lệ đơn kê từ năm loại thuốc trở lên tập trung 
cao nhất ở nhóm bác sĩ có trình độ chuyên khoa 
I hoặc thạc sĩ. Nhóm bác sĩ mới tỷ lệ kê đơn từ 
năm loại thuốc trở lên là thấp nhất (p < 0,05). 
Theo nghiên cứu tại Iran, bác sĩ có thể là một 
nhân tố có ảnh hưởng trong việc sử dụng nhiều 
thuốc thông qua chẩn đoán, kê đơn, giáo dục 
bệnh nhân và theo dõi sử dụng thuốc.11 Tình 
trạng sử dụng nhiều thuốc của bệnh nhân còn 
bị ảnh hưởng bởi số bệnh lý đồng mắc, tuổi 
của bệnh nhân. Do vậy cần tiến hành thêm các 
nghiên cứu theo dõi dọc và trên đối tượng đồng 
nhất để xác định mối liên quan giữa sử dụng 
nhiều thuốc và trình độ của bác sĩ. 
Có mối liên quan tuyến tính giữa điểm chí 
số Charlson với xác suất tiên đoán sử dụng 
nhiều thuốc. Cụ thể: Cứ điểm chỉ số đồng bệnh 
lý Charlson tăng thêm 1 đơn vị thì nguy cơ sử 
dụng nhiều thuốc tăng lên 2,89 lần (p < 0,05). 
Chỉ số đồng bệnh lý của Charlson được xác 
định bằng cách phân chia các tình trạng bệnh lý 
thành từng nhóm, theo mức độ trầm trọng của 
bệnh; đã được áp dụng rộng rãi để tiên lượng 
tử vong, gánh nặng bệnh tật trong các trường 
hợp đa bệnh lý. Kết quả trong nghiên cứu của 
chúng tôi có sự tương đồng với kết quả nghiên 
cứu của các tác giả khác: Nghiên cứu Justin 
PT và cộng sự cho thấy tăng chỉ số đồng bệnh 
lý Charlson làm tăng nguy cơ sử dụng nhiều 
thuốc (OR 1,58, 95%CI 1,29 - 1,94). 
Hội chứng dễ bị tổn thương là một hội 
chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi, 
dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe 
như tình trạng té ngã, khuyết tật, tăng số lần 
nhập viện và thậm chí là tử vong12.Trong nhóm 
bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc, tỷ lệ có tiền hội 
chứng dễ bị tổn thương là 90,9%; có hội chứng 
dễ bị tổn thương là 4,9%. Sự khác biệt về tỷ 
lệ mức độ hội chứng dễ bị tổn thương trong 
nhóm sử dụng nhiều thuốc và nhóm không sử 
dụng nhiều thuốc không có ý nghĩa thống kê (p 
> 0,05). Trên thế giới, có nhiều tác giả cho kết 
luận hội chứng dễ bị tổn thương làm tăng nguy 
cơ sử dụng nhiều thuốc ở người cao tuổi.⁵ Có 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 130 (6) - 2020242
thể do hạn chế của nghiên cứu của chúng tôi là 
mô tả cắt ngang, cỡ mẫu chưa đủ lớn, đặc điểm 
thể chất người Việt Nam và thói quen sử dụng 
thuốc, kê đơn trong nghiên cứu của chúng tôi 
có sự khác biệt, nên kết quả cũng khác với 
nhiều tác giả khác.
V. KẾT LUẬN
Các yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ sử dụng 
nhiều thuốc bao gồm giới (nữ), trình độ chuyên 
môn của bác sĩ, tình trạng đa bệnh lý. Các thầy 
thuốc nên cân nhắc giảm thiểu tối đa các thuốc 
trong đơn mà vẫn đạt hiệu quả điều trị. Bên 
cạnh đó cần có biện pháp giáo dục bệnh nhân 
về tác dụng bất lợi của sử dụng nhiều thuốc 
trên người cao tuổi.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, 
giúp đỡ của lãnh đạo UBND xã Thọ An, Huyện 
Đan Phượng Thành phố Hà Nội và những 
người cao tuổi đã tham gia nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Masnoon N, Shakib S, Kalisch-Ellett L. 
What is polypharmacy? A systematic review of 
definitions. BMC Geriatr. 2017; 17(1): 230. 
2. Shah BM, Hajjar ER. Polypharmacy, 
adverse drug reactions, and geriatric 
syndromes. Clin Geriatr Med. 2012; 28(2): 173 
- 186.
3. Bjerrum L, Rosholm JU, Hallas J. Methods 
for estimating the occurrence of polypharmacy 
by means of a prescription database. Eur J Clin 
Pharmacol. 1997; 53(1): 7 - 11
4. Qato DM, Wilder J, Schumm LP. 
Changes in Prescription and Over-the-Counter 
Medication and Dietary Supplement Use Among 
Older Adults in the United States, 2005 vs 2011. 
JAMA Intern Med. 2016; 176(4): 473 - 482
5. Nguyen TX, Nguyen TN, Nguyen AT, et al. 
Polypharmacy at discharge in older hospitalised 
patients in Vietnam and its association with 
frailty. Australas J Ageing. 2019
6. Charlson ME, Peter P, Ales KL et al. A new 
method of classifying prognostic comorbidity 
in longitudinal studies: Development and 
validation. Journal of Chronic Diseases. 1987, 
40(5): 373 – 383.
7. Fried LP, Tangen CM, Walston J et al. 
Frailty in older adults: evidence for a phenotype. 
The Journals of Gerontology, Series A, 
Biological Sciences and Medical Sciences. 
2001, 56: 146 – 156.
8. EuroQOL Group. EQ-5D-5L Use Guide: 
Basic information on how to use the EQ-5D5L 
instrument. 2013
9. Hovstadius B, Astrand B, Petersson G. 
Dispensed drugs and multiple medications in 
the Swedish population: an individual-based 
register study. BMC Clin Pharmacol. 2009, 9:11.
10. Assari S, Wisseh C, Bazargan M. Obesity 
and Polypharmacy among African American 
Older Adults: Gender as the Moderator and 
Multimorbidity as the Mediator. Int J Environ 
Res Public Health. 2019; 16(12): 2181
11. Mortazavi SS, Shati M, Malakouti 
SK. Physicians' role in the development of 
inappropriate polypharmacy among older 
adults in Iran: a qualitative study. BMJ Open. 
2019; 9(5)
12. Nguyen A.T, Nguyen L.H, Nguyen T.X. 
Frailty Prevalence and Association with Health-
Related Quality of Life Impairment among Rural 
Community-Dwelling Older Adults in Vietnam. 
Int. J. Environ. Res. Public Health. 2019; 16
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 130 (6) - 2020 243
Summary
FACTORS RELATED TO THE POLYPHARMACY CONDITION 
IN ELDERLY PATIENTS AT NATIONAL GERIATRIC HOSPITAL
Polypharmacy is common in elderly patients. Polypharmacy is sometimes necessary, but may 
be associated with an increased risk of adverse outcomes. The objective was to identify factors 
related to the polypharmacy situation in elderly patients at the outpatient Clinics of the National 
Geriatric Hospital in 2017. A cross-sectional study included 475 elderly patients of the outpatient 
department at National Geriatric Hospital. Polypharmacy is defined as the use at least five types 
of medication a day. The average age of subjects was 71.25 ± 7.09. Female accounted for 
56.4%. The prevalence of polypharmacy was 59.2%. Risk factors for increased polypharmacy 
include gender (female), physician qualifications, and comorbidity. There is no correlation 
between age, body mass index, quality of life, frailty syndrome and polypharmacy. According 
to the results, the prevalence of polypharmacy was quite high. It is necessary to establish an 
educational program for healthcare practitioners concerning over-prescription for older individuals.
Key words: Polypharmacy, elderly patient, related factors.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_yeu_to_lien_quan_voi_tinh_trang_su_dung_nhieu_thuoc_t.pdf