Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính đã được chứng minh mang lại các hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thông qua việc cắt giảm các nhập lượng đầu vào (giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, nước), tăng năng suất, tăng sự gắn kết của cộng đồng nông dân canh tác lúa thông qua việc cùng thống nhất áp dụng quy trình và lịch canh tác đồng bộ, đồng thời cắt giảm đáng kể lượng khí nhà kính phát thải trong canh tác lúa nước, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái. Kỹ thuật tiến bộ này cần được nhân rộng thông qua công tác chuyển giao cho các tỉnh trọng điểm thâm canh lúa nói chung. Để tìm hiểu kỹ thuật mới này thấu đáo và nắm được bản chất, cũng như khả năng nhân rộng việc ứng dụng kỹ thuật này thông qua các mô hình và phương thức chuyển giao, cần phải nắm được cơ sở lý luận và thực tiễn của Kỹ thuật Canh tác Lúa giảm phát thải khí nhà kính. Trên cơ sở đó, bài viết này tập trung thảo luận Khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò và các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả và kết quả của quá trình chuyển giao. Bài viết này cũng thảo luận kinh nghiệm thực tiễn từ một số nước trên thế giới và ở tại Việt Nam trong việc triển khai và ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính để củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn của kỹ thuật canh tác lúa tiến bộ này.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 7

Trang 7

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 8

Trang 8

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 9

Trang 9

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 10/01/2024 5520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 6: 935-945 
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6: 935-945 
www.vnua.edu.vn 
935 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
ĐỂ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH 
Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
Trần Thu Hà1*, Đỗ Kim Chung2 
1Nghiên cứu sinh, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
 2Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Email*: Ha668888@gmail.com 
Ngày gửi bài: 18.06.2014 Ngày chấp nhận: 01.09.2014 
TÓM TẮT 
Kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính đã được chứng minh mang lại các hiệu quả kinh tế, xã hội và 
môi trường thông qua việc cắt giảm các nhập lượng đầu vào (giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, nước), tăng năng 
suất, tăng sự gắn kết của cộng đồng nông dân canh tác lúa thông qua việc cùng thống nhất áp dụng quy trình và lịch 
canh tác đồng bộ, đồng thời cắt giảm đáng kể lượng khí nhà kính phát thải trong canh tác lúa nước, bảo vệ nguồn 
nước và hệ sinh thái. Kỹ thuật tiến bộ này cần được nhân rộng thông qua công tác chuyển giao cho các tỉnh trọng 
điểm thâm canh lúa nói chung. Để tìm hiểu kỹ thuật mới này thấu đáo và nắm được bản chất, cũng như khả năng 
nhân rộng việc ứng dụng kỹ thuật này thông qua các mô hình và phương thức chuyển giao, cần phải nắm được cơ 
sở lý luận và thực tiễn của Kỹ thuật Canh tác Lúa giảm phát thải khí nhà kính. Trên cơ sở đó, bài viết này tập trung 
thảo luận Khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò và các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả và kết quả của quá trình 
chuyển giao. Bài viết này cũng thảo luận kinh nghiệm thực tiễn từ một số nước trên thế giới và ở tại Việt Nam trong 
việc triển khai và ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính để củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn của kỹ 
thuật canh tác lúa tiến bộ này. 
Từ khóa: Canh tác, chuyển giao kỹ thuật lúa, kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính, lý luận, thực tiễn. 
Theoretical Considerations and Practical Issues of Low Carbon Rice Farming 
for Transferring Farming Practices to Reduce Greenhouse Gas Emmissions 
in Some Provinces in The Mekong Delta 
ABSTRACT 
The low-carbon rice farming technique has proven to deliver the triple wins that include economic, social and 
environmental benefits from the reduction of inputs (seed, fertilizer, agro-chemical and water); increase of rice yield, 
increase the social linkages among rice farmers in their communities by the sharing the common farming practices; 
and at the same time reduce significantly the greenhouse gas emissions from rice cultivation, protection of the water 
resource from pollution and the overdose as well as the ecological system. The low carbon rice farming technique is 
therefore urged to scale-up through the transfer of technology to the intensive rice cultivation provinces. In order to 
understand thoroughly about this low carbon rice farming technique and its essentiality, this paper discusses the 
concepts, essentiality, characteristics and the key major factors affecting the effectiveness and efficiency of the 
process of technology transfer. At the same time, this paper also seeks to discuss and draw the experience and 
lesson learnt in applying and implementing the low carbon rice farming technique from both foreign countries and 
within Vietnam in order to consolidate the theoretical and practical issues of this contemporary advanced farming 
technique. 
Keywords: Low carbon rice farming technique, rice cultivation, theoretical framework, practical settings, transfer 
of technology. 
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh 
đồng bằng sông Cửu Long 
936 
1. MỞ ĐẦU 
Là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, 
Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất 
khẩu gạo, cung cấp khoảng 16% tổng lượng gạo 
xuất khẩu ra thế giới (FAO, 2008). Đồng bằng 
sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của 
cả nước với khoảng 3,9 triệu ha đất canh tác 
trong đó có khoảng 1,85 triệu ha đất dành cho 
canh tác lúa. Năm 2011, lượng lúa gạo sản xuất 
ở ĐBSCL đạt khoảng 23,3 triệu tấn, chiếm 
khoảng 50% tổng lượng lúa gạo của quốc gia và 
đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt 
Nam (GSO, 2012). Tầm nhìn Chiến lược tới năm 
2030 của Việt Nam cho công tác sản xuất lúa 
gạo và đảm bảo an ninh lương thực đánh giá 
khu vực ĐBSCL là địa bàn mang tính chiến lược 
cho việc đảm bảo an ninh lương thực Việt Nam. 
Tuy nhiên, việc canh tác lúa ở khu vực 
ĐBSCL đang gặp phải các nguy cơ đe dọa gây ra 
bởi vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) bao gồm 
hạn hán, lũ lụt và ngập mặn do mực nước biển 
dâng cao. Định hướng tái cấu trúc nền Nông 
Nghiệp Việt Nam và Quyết định 124 QĐ-TTg ra 
ngày 02/02/2012 đã nêu rõ: “Quy hoạch phát 
triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi 
mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng 
dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, 
sử dụng hiệu quả nguồn t ... 2.1. Kinh nghiệm chuyển giao ứng dụng 
kỹ thuật canh tác giảm khí nhà kính ở Việt 
Nam và một số nước trên thế giới 
Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính 
trong khi giúp cộng đồng nông dân giảm giá 
thành sản xuất, tăng năng suất, lợi nhuận và 
chứng minh được lượng khí nhà kính cắt giảm 
được là “thật” và mang tính khoa học cao là một 
đề tài hết sức mới mẻ, mang tính thời sự và đầy 
thách thức không chỉ ở Việt Nam mà cả Quốc tế. 
Việt Nam: Từ năm 2012, ở miền Bắc và 
miền Trung Việt Nam đã có hai dự án thí điểm 
có đặt ra mục tiêu canh tác lúa giảm phát thải: 
(1) Dự án mang tính chất thử nghiệm trên quy 
mô rất nhỏ từ 3 tới 5 nông hộ ở Hải Dương do 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống 
Nông Nghiệp (CASRAD) triển khai năm 2012; 
và (2) Dự án “Grow the Seeds of Changes” do tổ 
chức Phát Triển Hà Lan (SNV) kết hợp với Sở 
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2 tỉnh 
Quảng Bình và Bình Định vừa bắt đầu triển 
khai tháng 10/2012. 
Tại vùng ĐBSCL, Trung tâm Nghiên cứu 
khoa học Nông nghiệp Nhật Bản (Japanese 
International Center of Agricultural Science - 
JIRCAS) phối hợp với Khoa Môi Trường của Đại 
học Cần Thơ tiến hành nghiên cứu thí điểm vấn 
đề canh tác lúa giảm khí nhà kính trong hệ 
thống canh tác tổng hợp và quy mô hẹp. Dự án 
“Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới việc sử dụng 
đất ở Đồng bằng sông Cửu Long - Climate 
Change Affecting Land Use in the Mekong 
Delta ” phối hợp với IRRI, Viện Lúa ĐBSCL và 
Đại học Cần Thơ cũng có hợp phần “Adaptation 
of Rice-based Cropping System” nhưng chỉ 
mang tính chất xây dựng năng lực nghiên cứu 
đo đạc lượng khí nhà kính phát thải trên ruộng 
thí nghiệm và trên quy mô nhỏ. 
Tính tới thời điểm này, các dự án trên cho 
thấy kỹ thuật canh tác lúa giảm khí thải mới 
chỉ dừng ở tính chất xây dựng năng lực, thống 
kê, riêng lẻ và trên quy mô thử nghiệm để tìm 
hiểu các yếu tố liên quan đến việc sinh ra khí 
phát thải như tiểu vùng sinh thái sản xuất lúa, 
quản lý nuớc và tập quán canh tác nông dân. 
Đặc biệt, từ cuối năm 2010, dự án “Canh 
tác lúa giảm phát thải khí nhà kính - Việt 
Nam Low Carbon Rice Project - VLCRP” do 
tổ chức Quỹ Bảo Vệ Môi Trường (EDF) phối hợp 
với Viện Nghiên Cứu Phát triển ĐBSCL- Đại 
học Cần Thơ và hai Sở Nông nghiệp và Phát 
Trần Thu Hà, Đỗ Kim Chung 
943 
triển Nông thôn của Kiên Giang và An Giang 
triển khai thí điểm thành công 4 vụ liên tiếp ở 
Bình Hòa, Châu Thành, An Giang và Giồng 
Riềng, Giục Tượng, Kiên Giang trên quy mô 100 
ha. Từ tháng 11 năm 2012, dự án VLCRP được 
triển khai trên quy mô 270ha ở Hợp tác xã Kênh 
7b, Tân Hiệp, Kiên Giang và 270ha ở Hợp tác xã 
Phú Thượng, Phú Tân, An Giang. Các kết quả 
thực tế kiểm chứng của dự án VLCRP qua từng 
vụ canh tác đã chứng minh các kỹ thuật canh 
tác giảm khí nhà kính được dự án tập huấn và 
khuyến cáo có thể giảm chi phí sản xuất trung 
bình 5-10% nhờ cắt giảm được 40-50% giống, 
15-30% phân, 20-40% lượng nước tưới, tăng 
năng suất từ 5-10% và do vậy đã mang lại lợi 
nhuận cao hơn từ 10%-15% cho nông dân và các 
đồng lợi ích cho môi trường như giảm lượng khí 
thải mê-tan và ô-xít ni tơ từ 4-8 tấn/hec-ta, 
giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi 
trường (VLCRP, 2013-2014). Cho tới thời điểm 
hiện tại, dự án “Canh tác lúa giảm khí nhà kính - 
VLCRP” là một trong những dự án đi tiên phong 
ở Việt Nam và được triển khai trên quy mô lớn ở 
vùng ĐBSCL, vựa lúa của cả nước. 
Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc: Tình hình thực 
tiễn canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính 
chỉ ra rằng, mặc dù các dự án canh tác giảm khí 
nhà kính ở California (Mỹ), Trung Quốc, Ấn Độ 
do tổ chức EDF triển khai đã và đang đạt được 
các kết quả thực tế và nghiên cứu rất ấn tượng, 
song chưa có các nghiên cứu và kiến nghị cho 
công tác chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng kỹ 
thuật canh tác giảm khí nhà kính cho nông dân 
ở cấp cộng đồng. Lý do chính vì mục tiêu của các 
dự án này tập trung vào các nghiên cứu thí 
điểm để trả lời 3 câu hỏi sau: 
i) Các kỹ năng canh tác mang hiệu quả 
kinh tế và dễ thực hiện nào người nông dân có 
thể áp dụng để giảm phát thải khí nhà kính? 
ii) Làm cách nào để lượng hóa lượng khí 
nhà kính cắt giảm được mà tốn kém ít chi phí 
nhất? 
iii) Làm thế nào để tạo ra các cơ hội cho 
nông dân hưởng lợi từ thị trường kinh doanh 
chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính? 
3.2.2. Những bài học kinh nghiệm có thể 
rút ra ở ĐBSCL 
Hiện nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học 
kỹ thuật vào sản xuất đã và đang được rất 
nhiều nông dân quan tâm và thực hiện. Các mô 
hình kỹ thuật mới được áp dụng phổ biến như 
IPM, sạ hàng, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, 
giống mới, bảng so màu lá lúa Theo một số 
nghiên cứu trước đây cho thấy, việc ứng dụng 
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa có 
thể làm giảm chi phí khoảng 22% và làm tăng 
thu nhập khoảng 29% (Huỳnh Thanh Chí, 
2004). Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng 
cho thấy rằng, một số địa phương ứng dụng kỹ 
thuật mới mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng các 
địa phương khác lại thất bại, tại vì tùy thuộc 
vào hoàn cảnh hộ, điều kiện sản xuất nguồn lực 
hỗ trợ và chính sách nhà nước. 
Trong lĩnh vực canh tác lúa giảm phát thải 
khí nhà kính, dự án “Canh tác lúa giảm phát 
thải khí nhà kính - Vietnam Low Carbon Rice 
Project” đã và đang đi đầu, tạo ra bước đột phá 
về kỹ thuật canh tác lúa giảm khí thải đầu tiên 
ở ĐBSCL. Sau 4 vụ thí điểm đầu tiên ở Bình 
Hòa, Châu Thành, An Giang và Giồng Riềng, 
Giục Tượng, Kiên Giang, bài học từ sự tiếp tục 
triển khai và tự nhân rộng ở chính khu vực dự 
án thí điểm chỉ ra rằng: 
i) Cần có một sự thiết kế bài bản và quy 
trình kỹ thuật chuẩn cho điều kiện canh tác trong 
toàn vùng: điều kiện thủy lợi, cơ sở hạ tầng phù 
hợp với quy trình điều tiết nước, năng lực của hệ 
thống cán bộ khuyến nông, sự quan tâm của chính 
quyền địa phương, sự hợp tác và hưởng ứng của 
nông dân/cộng đồng với kỹ thuật mới. 
ii) Công tác tổ chức đội ngũ khuyến nông 
cấp cơ sở để hỗ trợ nông dân quản lý nước, phân, 
dịch bệnh và ghi chép nhật ký nông hộ cho 
chính xác đầy đủ đồng thời là công cụ để 
chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm khí nhà 
kính cho nông dân cần được đặt trọng tâm. Song 
song với đó là công tác tổ chức và phát triển 
cộng đồng để lãnh đạo cộng đồng nắm được, làm 
chủ quy trình canh tác, từ đó truyền bá và dẫn 
dắt cộng đồng làm theo. 
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính ở một số tỉnh 
đồng bằng sông Cửu Long 
944 
iii) Cuối cùng nhưng rất quan trọng, là sự 
tham gia trực tiếp điều hành và triển khai của 
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và 
Trung tâm Khuyến Nông trực thuộc mỗi tỉnh 
với vai trò chuyển giao, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp 
với cộng đồng nông dân trong các khâu canh tác 
từ hỗ trợ chọn đơn vị cung cấp giống xác nhận, 
phân bón đạt chuẩn chất lượng v.v cho tới tạo cơ 
chế chính sách, tổ chức các hoạt động khuyến 
nông, phối kết hợp với các đơn vị chức năng 
(thủy lợi, bảo vệ thực vật, chính quyền địa 
phương). 
Ở góc độ vĩ mô, thiếu đi một hoặc tất cả các 
yếu tố trên dẫn tới việc nông dân khó áp dụng 
và triển khai phương pháp canh tác lúa giảm 
khí nhà kính một cách đồng bộ, triệt để và hiệu 
quả. Thực tế là khi dự án dừng thí điểm ở địa 
bàn thì nông dân ở các địa bàn này ở tình trạng 
mạnh ai nấy làm và áp dụng kỹ thuật không 
triệt để (MDI, 2011). Do vậy, song song với quá 
trình triển khai việc áp dụng kỹ thuật Canh tác 
lúa giảm khí nhà kính của dự án VLCRP ở hai 
điểm ở xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An 
Giang và xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, 
tỉnh Kiên Giang, rất cần thiết phải tiến hành 
song song việc nghiên cứu các biện pháp chuyển 
giao kỹ thuật canh tác giảm phát thải hiệu quả 
để đảm bảo mô hình canh tác tiên tiến này có 
thể được triển khai một cách chủ động, khoa 
học, hiệu quả trên quy mô lớn hơn và ở các tỉnh 
khác ở ĐBSCL. Ở tầm nhìn vi mô, xuyên suốt 
phần thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến 
hiệu quả và kết quả chuyển giao, các đề xuất 
chính sách đầu vào và đầu ra và mô hình hợp 
tác PPP/PPC cũng như vai trò tham gia của 
chính quyền địa phương các cấp đã được lồng 
ghép vào từng yếu tố để công tác chuyển giao kỹ 
thuật canh tác lúa giảm khí nhà kính được triển 
khai hiệu quả sâu rộng và đem lại hiệu quả cao. 
Từ các thực tế trên, để chuyển giao kỹ thuật 
canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính được 
hiệu quả cần tập trung vào các điểm chính: 
1. Cần xây dựng một bộ quy trình chuẩn 
cho kỹ thuật canh tác lúa giảm khí thải, tăng 
năng suất và hiệu quả kinh tế, phù hợp với thực 
tế liên quan tới các yếu tố về sinh thái nông 
nghiệp, quản lý nước và kỹ thuật canh tác của 
nông dân để nông dân canh tác lúa ở các vùng 
miền dễ áp dụng. Hiện tại, ở vùng ĐBSCL quy 
trình canh tác 1 Phải 6 Giảm đã chứng minh 
mang lại các kết quả hiệu quả kinh tế và giảm 
khí thải. Ở miền Trung và miền Bắc, qua các dự 
án thí điểm do tổ chức Phát triển Hà Lan và 
Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện ở 
Bình Định, Quảng Bình và Thái Bình, quy trình 
canh tác lúa thâm canh cải tiến Systematic Rice 
Intensification (SRI) cũng cho các kết quả khả 
quan về hiệu quả kinh tế và giảm lượng khí 
phát thải. 
2. Xây dựng lộ trình và kế hoạch hành 
động có sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ từ Sở 
Nông Nghiệp tới các Trung tâm Khuyến 
Nông/Phòng Nông nghiệp huyện/xã và chính 
quyền địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn nông 
dân thực hiện quy trình canh tác lúa giảm khí 
thải nhà kính gắn kết với các yếu tố tổ chức và 
phát triển cộng đồng trong bối cảnh kinh tế-xã 
hội cụ thể. 
3. Phương pháp và cách thức tổ chức 
khuyến nông cần được tiến hành bài bản, dựa 
vào chính cộng đồng và người nông dân, lấy mục 
tiêu phát triển sinh kế cho hộ nông dân canh tác 
lúa làm gốc. Cụ thể, các lớp tập huấn nguồn cho 
các lãnh đạo tổ nhóm sản xuất, nông dân giỏi và 
có uy tín trong cộng đồng được tiến hành để tạo 
nguồn. Tiếp đến, tổ chức các mô hình trình diễn 
có nông dân tham gia canh tác và đo đếm chỉ 
tiêu phát triển của cây lúa để nông dân mắt 
thấy tai nghe. Phương pháp khuyến nông theo 
tổ/nhóm, khuyến nông qua truyền thông, 
khuyến nông cá nhân, khuyến nông thông qua 
các hoạt động sinh hoạt cộng đồng (đi lễ nhà 
thờ, lễ chùa, sinh hoạt tổ Phụ nữ) v.v cần được 
áp dụng bài bản và linh hoạt. 
4. Về mặt chính sách, hiện Thủ tướng Chính 
Phủ đã có Quyết Định số 899/Tt-CP phê duyệt Đề 
án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng hiện 
đại hóa và gia tăng các giá trị. Bộ Nông Nghiệp và 
Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số 
1006/QD-BNN-KH phê duyệt kế hoạch hành 
động của ngành trồng trọt hướng tới gia tăng các 
giá trị canh tranh và phát triển bền vững. Xuyên 
Trần Thu Hà, Đỗ Kim Chung 
945 
suốt 8 nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch của 
Ngành Trồng Trọt là yêu cầu tăng năng suất, tăng 
hiệu quả kinh tế và giảm khí phát thải trong canh 
tác lúa để nâng cao đời sống nông dân, tăng chất 
lượng lúa gạo do Việt Nam sản xuất và bảo vệ môi 
trường. Đây là những khung thể chế thuận lợi để 
khuyến khích và đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật 
canh tác lúa giảm khí nhà kính. Tuy nhiên, trong 
thực tế triển khai từ cấp cộng đồng, các cơ chế, 
chính sách về cung ứng vật tư như giốn cấp xác 
nhận, phân bón chất lượng, phát triển hạ tầng 
thủy lợi, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và các 
chính sách ưu tiên về thuế suất cho các doanh 
nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành 
hàng lúa gạo, đặc biệt thế hệ gạo được sản xuất 
theo quy trình giảm phân bón và thuốc bảo vệ 
thực vật cần được ưu tiên phát triển, thể chế hóa 
để mô hình canh tác lúa giảm khí nhà kính được 
tiến hành hiệu quả, có cơ chế ổn định trong cung 
ứng đầu vào (vật tư canh tác) và đầu ra (đơn vị 
thu mua có ký kết hợp đồng bao tiêu lúa gạo sạch). 
4. KẾT LUẬN 
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam 
theo hướng hiện đại hóa, tăng cường lợi thế so 
sánh và hiệu quả canh tác trên đất nông nghiệp, 
bền vững và thân thiện môi trường đang là một 
trong các ưu tiên hàng đầu. Kỹ thuật canh tác 
lúa giảm phát thải khí nhà kính là một trong 
những kỹ thuật tiến bộ đương đại, được triển 
khai ở Đồng bằng sông Cửu Long trên qui mô 
hơn 540 héc-ta có sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính 
của các cơ quan nghiên cứu, tổ chức Quốc tế 
hiện đã và đang đem lại các hiệu quả thiết thực 
về mặt kinh tế, môi trường và xã hội; đáp ứng 
các ưu tiên phát triển của ngành nông nghiệp 
Việt Nam nói riêng và của nhà nước nói chung. 
Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và 
thực tiễn của kỹ thuật canh tác lúa giảm khí 
nhà kính, các vấn đề về bản chất, vai trò, các 
đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả, 
kết quả tới việc chuyển giao kỹ thuật này tới 
người nông dân được thảo luận với các đề xuất 
để ngành nông nghiệp có các định hướng, 
chương trình và chính sách khuyến nông phù 
hợp nhằm đẩy mạnh việc áp dụng và triển khai 
kỹ thuật tiến bộ này. Từ các kinh nghiệm triển 
khai thực tiễn, một số các ưu tiên chính sách và 
các mô hình hợp tác công-tư như đã đề cập 
trong bài viết này cần được xem xét nghiêm túc 
để hỗ trợ công tác chuyển giao tới người nông 
dân đạt hiệu quả cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Huỳnh Thanh Chí (2004). Vai trò của tiến bộ kỹ thuật 
trong nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ tại 
xã Viên An, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Luận văn tốt 
nghiệp, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, 
Trường Đại học Cần Thơ. 
Đỗ Kim Chung (2005). Chính sách và Phương thức 
chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong Nông nghiệp ở 
Miền Núi và Trung du phía Bắc Việt Nam, Nhà 
xuất bản Nông Nghiệp. 
Đỗ Kim Chung (2011). Giáo trình Phương pháp 
Khuyến nông, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 
Đỗ Kim Chung, Nguyễn Văn Mác và Nguyễn Thị 
Minh Thu (2012). Giáo trình Tổ chức công tác 
Khuyến nông, Nhà xuất bản Đại học Nông Nghiệp. 
EDF (2012). Climate Protocol Approved for CA Rice 
Farming. Truy cập ngày 22/6/2014 tại 
mate-protocol-approved-for-ca-rice-farming. 
FAO (2008). Global Statistics Services - Food Security 
Indicators. Truy cập ngày 10/4/2011 tại 
GSO (2014). Số liệu thống kê về diện tích sản lượng 
cây có hạt. Truy cập ngày 1/8/2014 tại 
MARD (2020). Giảm 20% lượng khí phát thải từ nông 
nghiệp. Truy cập ngày 15/4/2011 tại 
www.greenbiz.vn/tin-tuc/844/2020-giam-20-
luong-khi-phat-thai-tu-nong-nghiep.html. 
MDI (2011). Báo cáo đánh giá cuối kỳ dự án thí điểm 
Canh tác lúa giảm khí nhà kính ở Bình Hòa, An 
Giang và Giồng Riềng, Giục Tượng, Kiên Giang. 
Tài liệu lưu hành nội bộ. Viện Nghiên cứu Phát 
triển ĐBSCL- Đại học Cần Thơ. 
MDI (2012). Báo cáo điều tra ban đầu dự án Canh tác 
lúa giảm khí nhà kính, Tài liệu lưu hành nội bộ, 
Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu 
Long, Đại học Cần Thơ. 
MONRE (2003). Viet Nam Initial National 
Communication under the United Nations 
Framework Convention on Climate Change, Hanoi 
2003, pp. 44-45. 
VLCRP (2013-2014). Báo cáo kết quả dự án VLCRP 
qua các mùa vụ, Tài liệu lưu hành nội bộ. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_de_chuyen_giao_ky_thuat_c.pdf