Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay

Chăm sóc sức khỏe (CSSK) là một trong những quyền cơ bản của con người.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống được cải thiện kéo theo tuổi

thọ bình quân ngày càng gia tăng khiến số người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam đang có

xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng NCT Việt Nam, đặc

biệt là ở khu vực nông thôn, đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe (bệnh tật),

nhất là trong bối cảnh nơi đây còn thiếu cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh

còn chưa cao. Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp và số liệu tính toán của tác giả từ bộ số

liệu Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam (Vietnam Household Living Standard Survey -

VHLSS) năm 20162 của Tổng cục Thống kê, bài viết mô tả tình hình sức khỏe thể chất, tinh

thần và phân tích một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của NCT ở nông thôn, qua đó

gợi mở hàm ý chính sách nhằm nâng cao cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của NCT nông thôn

trong bối cảnh hiện nay.

Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay trang 1

Trang 1

Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay trang 2

Trang 2

Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay trang 3

Trang 3

Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay trang 4

Trang 4

Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay trang 5

Trang 5

Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay trang 6

Trang 6

Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 14040
Bạn đang xem tài liệu "Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay

Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay
Một số khó khăn 47
Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế 
của người cao tuổi ở nông thôn hiện nay
Nguyễn Thị Thùy Linh(*)1
Tóm tắt: Chăm sóc sức khỏe (CSSK) là một trong những quyền cơ bản của con người. 
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống được cải thiện kéo theo tuổi 
thọ bình quân ngày càng gia tăng khiến số người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam đang có 
xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng NCT Việt Nam, đặc 
biệt là ở khu vực nông thôn, đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe (bệnh tật), 
nhất là trong bối cảnh nơi đây còn thiếu cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh 
còn chưa cao. Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp và số liệu tính toán của tác giả từ bộ số 
liệu Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam (Vietnam Household Living Standard Survey - 
VHLSS) năm 20162 của Tổng cục Thống kê, bài viết mô tả tình hình sức khỏe thể chất, tinh 
thần và phân tích một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế của NCT ở nông thôn, qua đó 
gợi mở hàm ý chính sách nhằm nâng cao cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của NCT nông thôn 
trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Người cao tuổi, Nông thôn, Sức khỏe thể chất, Sức khỏe tinh thần, Tiếp cận 
dịch vụ y tế
Abstract: Health care is one of the most common rights of human. As a consequence of 
social and economic development, living standards have been improved, contributing to 
the gradual increase of life expectancy and yet the number of elderly in Vietnam. Recent 
studies, however, have shown that the elderly in Vietnam, especially those in rural areas, 
are facing health problems due to inadequate health facilities and health care quality. A 
preliminary literature review and data analysis based on the 2016 Vietnam Household Living 
Standard Survey (HLSS) by Vietnam General Statistics Offi ce, the article aims at providing 
a description of physical and mental health status of the elderly in Vietnam, an analysis of 
the disadvantages of health care systems for the elderly in rural areas, as well as policy 
suggestions for improvement of the current situation.
Keywords: The old, Rural Areas, Physical Health, Mental Health, Access to Health Services
(*) ThS., Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: thuylinh.ajc.298@gmail.com
2 VHLSS là cuộc Khảo sát Mức sống dân cư định kỳ 2 năm một lần do Tổng cục Thống kê thực hiện. 
VHLSS năm 2016 được tiến hành trên 9.399 hộ gia đình, khảo sát các nội dung như: việc làm, thu nhập, y 
tế, giáo dục, tiêu dùng Trong đó, số NCT được khảo sát là 4.462 người, NCT ở khu vực nông thôn chiếm 
gần 66,4% tổng số NCT. NCT được chia thành 3 nhóm: nhóm NCT từ 60-69 tuổi (chiếm 54,5%), nhóm 
NCT từ 70-79 tuổi (chiếm 25,1%) và nhóm NCT từ 80 tuổi trở lên (chiếm 20,3%).
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201948
1. Đặt vấn đề 
Sau hơn 30 năm đổi mới, nông thôn 
Việt Nam đang có nhiều thay đổi về kinh 
tế, xã hội. Cùng với quá trình phát triển 
kinh tế - xã hội, tuổi thọ bình quân của 
người dân gia tăng, trong khi mức sinh 
giảm xuống đã thúc đẩy già hóa dân số ở 
Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Dân 
số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), Việt 
Nam chính thức bước vào giai đoạn già 
hóa dân số từ năm 2011 và hiện có khoảng 
10,1 triệu NCT1, chiếm 11% dân số; trong 
đó 65,7% NCT sống ở nông thôn, là nông 
dân và làm nông nghiệp, thu nhập thấp 
(Dẫn theo: Bộ Lao động - Thương binh và 
Xã hội, 2019). 
Số lượng NCT Việt Nam nói chung và 
NCT ở nông thôn Việt Nam nói riêng hiện 
đang có xu hướng tăng nhanh, họ phải đối 
mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, 
đặc biệt là vấn đề CSSK. Phần lớn NCT 
nông thôn không có lương hưu, sống phụ 
thuộc hoặc vẫn phải tự mưu sinh kiếm sống. 
Trong khi đó, các hình thức tương trợ giúp 
đỡ theo mô hình truyền thống cho người 
già đang suy yếu, mô hình an sinh nhà nước 
chưa đảm bảo tốt trong việc hỗ trợ cho cuộc 
sống của NCT, điều này đặt ra nhiều câu 
hỏi nghiên cứu liên quan đến thực trạng sức 
khỏe thể chất, tinh thần và những khó khăn 
chi phối việc tiếp cận dịch vụ y tế của NCT 
ở nông thôn. Bài viết tìm hiểu tình trạng 
sức khỏe thể chất, tinh thần và phân tích 
một số khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ 
y tế của NCT ở nông thôn thông qua các chỉ 
báo như: nhận thức của bản thân NCT về 
CSSK, sự quan tâm hỗ trợ của gia đình và 
điều kiện kinh tế; từ đó gợi mở hàm ý chính 
sách nhằm tăng cường CSSK cho NCT ở 
nông thôn trong bối cảnh hiện nay.
1 Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định, 
NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
2. Vài nét về thực trạng sức khỏe của người 
cao tuổi ở nông thôn
Sức khỏe thể chất
Hiện nay, mặc dù tuổi thọ trung bình 
của NCT Việt Nam khá cao (73 tuổi) song 
tuổi thọ khỏe mạnh của NCT lại khá thấp 
(Lê Xuân Cử, Phạm Hải Hưng, 2018). 
Nhìn chung, NCT Việt Nam nói chung và 
ở khu vực nông thôn nói riêng vẫn chưa 
thực sự khỏe mạnh như mong muốn. Theo 
báo cáo của Bộ Y tế, có khoảng 95% NCT 
mắc bệnh, trung bình mỗi NCT ... úp đỡ của 
người khác. Có thể thấy, chia sẻ niềm vui 
trong cuộc sống đặc biệt quan trọng đối với 
NCT. Tuy nhiên, sự khác biệt về tâm lý giữa 
NCT và người trẻ tuổi lại là rào cản đối với 
sự chia sẻ giữa hai thế hệ khác nhau. Trong 
khi NCT sống thiên về quá khứ, thì những 
người trẻ tuổi lại hướng nhiều đến tương lai. 
Đó là lý do mà ngay cả các thành viên trong 
gia đình đôi khi cũng có những hiểu lầm gây 
tranh cãi, xung đột. Điều tra về Bạo lực gia 
đình ở Việt Nam (năm 2012) cho thấy, điển 
hình nhất là hành vi bạo lực về sức khỏe tinh 
thần như sỉ nhục, cãi lộn (38%) và sử dụng 
ngôn ngữ thô tục (23%) NCT đều đã trải qua 
(Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2012).
Như vậy, do quy mô gia đình và quan 
hệ ứng xử trong gia đình thay đổi, NCT ở 
nông thôn đang gặp phải các vấn đề về tâm 
lý, tình cảm. Nếu không được đáp ứng về 
mặt tình cảm trong một thời gian dài, NCT 
sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt sức khỏe, 
tâm lý của bản thân và gián tiếp ảnh hưởng 
tới cả các thành viên trong gia đình. Ngoài 
CSSK thể chất, sức khỏe tinh thần của NCT 
cũng cần được đặc biệt quan tâm để NCT 
sống vui, sống khỏe, sống có ích khi về già. 
3. Một số khó khăn trong tiếp cận dịch vụ 
y tế của người cao tuổi ở nông thôn
Theo A.L. Ann và A. Ronald (1973), 
dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ liên 
quan tới các chẩn đoán và điều trị bệnh 
hoặc chương trình nâng cao, cải thiện và 
phục hồi sức khỏe. Tiếp cận dịch vụ y tế 
được hiểu là sự tiếp cận các dịch vụ y tế sẵn 
có tốt nhất trong khả năng của người bệnh, 
cho phép mọi người có được các dịch vụ 
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201950
khi họ có nhu cầu khám/ chữa bệnh. Theo 
đó, chúng tôi làm rõ một số khó khăn trong 
tiếp cận dịch vụ y tế của NCT nông thôn 
đang gặp phải hiện nay.
Thứ nhất, hiểu biết và nhận thức về sức 
khỏe, bệnh tật của bản thân người cao tuổi
Theo kết quả đánh giá 5 năm thực hiện 
Luật NCT của Bộ Lao động - Thương binh 
và Xã hội và UNFPA (2016), về chế độ bảo 
hiểm y tế, có đến 90% NCT có thẻ bảo hiểm 
y tế (trong đó hơn 30% là tự mua, 59% là 
được cấp) (Dẫn theo: Nguyễn Quốc Anh, 
2018). Như vậy, phần lớn NCT đã có nhận 
thức tốt hơn trong việc bảo vệ và CSSK của 
mình khi về già. Đáng lưu ý là, có 10,3% 
NCT chưa có bảo hiểm y tế, trong đó tỷ 
lệ này ở khu vực nông thôn chiếm cao gấp 
hơn 2 lần so với khu vực thành thị (tương 
ứng là 12,5% so với 5,5%) (Bộ Lao động 
- Thương binh và Xã hội, UNFPA, 2016), 
điều này có thể do NCT Việt Nam chủ yếu 
sống ở nông thôn (gấp hơn 2 lần khu vực 
thành thị) (Bộ Y tế, 2018). 
Đa số NCT ở khu vực nông thôn chưa 
có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ nên 
khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn 
khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. 
Một số nghiên cứu cho thấy, nhìn chung 
NCT ở nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó 
khăn trong vấn đề tự CSSK cho bản thân 
bởi họ chưa nhận thức được rõ tầm quan 
trọng của việc điều trị sớm các loại bệnh 
thông thường và bệnh mãn tính ở tuổi già. 
Bước sang tuổi 60, NCT cần được khám 
sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để kịp 
thời xác định các yếu tố nguy cơ, phòng 
tránh và phát hiện sớm bệnh tật để chữa trị 
kịp thời. Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh 
kịp thời đối với NCT ở nông thôn vẫn còn 
hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, 
từ ý thức về bảo vệ sức khỏe đến những 
lo lắng phát sinh khi biết về bệnh tật, khó 
khăn khi tiếp cận cơ sở y tế, chi phí khám 
chữa bệnh,... (Lê Văn Khảm, 2014). Ngay 
cả với những người thường xuyên đau ốm, 
bệnh tật thì việc khám chữa bệnh của họ 
cũng có những trở ngại nhất định.
Trình độ học vấn của NCT nói chung 
còn thấp, đặc biệt là NCT ở nông thôn. Hơn 
59% số NCT không có điều kiện học hành 
đầy đủ, chỉ có 0,21% có trình độ trung học 
trở lên, do đó những hiểu biết về y học cơ 
bản, các phương pháp tập luyện, phòng 
bệnh, tiếp cận dịch vụ y tế của NCT còn 
hạn chế (Lê Văn Khảm, 2014). Nhận thức 
kém khiến cho việc tiếp cận và sử dụng các 
dịch vụ y tế của NCT ở khu vực nông thôn 
trở nên khó khăn. 
Thứ hai, thiếu sự hỗ trợ từ phía người 
thân trong gia đình
Cách sắp xếp mô hình chung sống được 
xem là một trong những yếu tố tác động tới 
tâm lý và nhận thức của NCT trong việc 
lựa chọn loại hình dịch vụ y tế để sử dụng. 
Theo mô hình truyền thống, hầu hết NCT ở 
nông thôn sống chung với con cháu trong 
gia đình đa thế hệ. Trong quan niệm của đa 
số NCT, việc sống với con là đương nhiên 
và họ không có lựa chọn nào khác (Bùi Thế 
Cường, 2005). Điều này thể hiện rõ hơn đối 
với NCT ở nông thôn và với những NCT 
có mức sống thấp. Người ở nhóm tuổi càng 
cao có tỷ lệ mong muốn được sống với con 
cháu càng nhiều. Tuy nhiên, dưới tác động 
của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, cùng 
với quá trình di cư đã khiến cho gia đình 
Việt Nam đang có xu hướng hạt nhân hóa 
và thu hẹp quy mô, tỷ lệ NCT sống chung 
với con cái có xu hướng giảm đi (Nguyễn 
Thị Ngọc Hà, 2016). 
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa 
diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn đã thu 
hút không ít lao động nhập cư từ các khu 
vực nông thôn. Ngày càng có nhiều người 
trẻ tuổi rời nông thôn để tìm kiếm công việc 
có thu nhập cao hơn ở các đô thị, NCT ở lại 
Một số khó khăn 51
nông thôn trong những hộ gia đình khuyết 
thế hệ và họ rất dễ tổn thương do thiếu sự 
chăm sóc, hỗ trợ thường xuyên của con cái. 
NCT cô đơn là một trong những nhóm đối 
tượng gặp nhiều khó khăn do nhiều người 
trong số họ sống thiếu thốn cả về vật chất 
lẫn tinh thần. 
Với nguồn thu hạn chế và mức thu 
nhập ít ỏi như vậy, NCT cô đơn chi tiêu 
rất eo hẹp, chủ yếu cho những nhu cầu 
thiết yếu, cuộc sống của họ đa phần rất khó 
khăn (Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2016). Điều 
này ảnh hưởng trực tiếp tới ý thức tự CSSK 
của NCT ở nông thôn nói riêng và cả nước 
nói chung. Chăm sóc truyền thống của gia 
đình đối với NCT đang giảm đi trong khi 
thu nhập của phần lớn hộ gia đình có NCT 
thấp khiến cho NCT không đủ điều kiện 
chi trả cho các dịch vụ CSSK và tới các cơ 
sở y tế công để điều trị bệnh. Đồng thời, 
khó khăn trong sắp xếp cuộc sống đã khiến 
cho nhận thức của NCT về việc tìm hiểu 
các kiến thức về CSSK gặp nhiều hạn chế. 
Thay vì tới các cơ sở y tế, tự chăm sóc được 
coi là hình thức phổ biến đối với NCT ở 
nông thôn hiện nay. Phần lớn NCT ở nông 
thôn còn thiếu kiến thức về CSSK và phòng 
bệnh, đặc biệt là nhóm NCT sống cô đơn 
không có con cháu bên cạnh.
Thứ ba, khó khăn về nguồn lực kinh tế
Theo số liệu của Bộ Lao động - 
Thương binh và Xã hội, vẫn còn 1/3 số 
NCT thuộc diện nghèo và cận nghèo, đời 
sống còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các 
vùng nông thôn và miền núi. Khoảng 2/3 số 
NCT không có nguồn trợ cấp xã hội thường 
xuyên và không có bảo hiểm y tế. Chỉ có 
35,6% (ở thành thị) và 21,9% (ở nông thôn) 
có lương hưu hoặc trợ cấp từ Nhà nước. Đa 
số NCT có sức khỏe kém nhưng phần lớn 
là do không được chăm sóc y tế đầy đủ do 
thiếu tiền và thiếu cơ hội tiếp cận dịch vụ y 
tế có chất lượng (Trần Thị Minh Thi, 2014). 
Khó khăn về kinh tế là một trong 
những yếu tố tác động đến mô hình lựa 
chọn sử dụng dịch vụ y tế của NCT ở nông 
thôn. Năm 2016, tỷ lệ NCT sống ở mức 
nghèo đói nghiêm trọng (dưới một nửa 
thu nhập chuẩn nghèo) và mức nghèo đói 
tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo 
ở nhóm tuổi từ 80 trở lên là thấp hơn so 
với nhóm tuổi 70-79, điều này có thể do 
tỷ lệ nhóm NCT 80 tuổi trở lên được nhận 
trợ cấp xã hội cao hơn. NCT là nhóm đối 
tượng đặc thù của xã hội, không phải NCT 
nào cũng có lương và trợ cấp xã hội để 
tự chi trả cho các hoạt động thăm khám, 
chữa bệnh của mình, đặc biệt là NCT ở 
nông thôn. Vì vậy, mô hình sử dụng dịch 
vụ y tế ở các tuyến khác nhau hiện nay vẫn 
bị ảnh hưởng bởi khả năng chi trả và khả 
năng tiếp cận dịch vụ (Nguyễn Quốc Anh, 
2018). Đối với các bệnh thông thường, 
NCT ở nông thôn thường có xu hướng 
không đi khám chữa bệnh ở bệnh viện mà 
sẽ tự mua thuốc điều trị hoặc tới trạm y tế 
xã. Tuy nhiên, đối với các bệnh lây nhiễm 
hoặc bệnh mãn tính, NCT nông thôn vẫn 
phải tới các cơ sở y tế tuyến huyện, thành 
phố hoặc bệnh viện/phòng khám tư nhân 
để thăm khám với mức chi phí khá cao, 
nhất là đối với trường hợp NCT không 
có bảo hiểm y tế. Điều này thực sự gây 
khó khăn lớn với những NCT nghèo, NCT 
nông thôn sống ở khu vực khó khăn, vùng 
sâu, vùng xa.
Số liệu phân tích từ VHLSS năm 2016 
cho thấy, có sự chênh lệch lớn trong việc 
lựa chọn và sử dụng các dịch vụ y tế của 
NCT nông thôn giữa các nhóm có mức 
sống khác nhau. Ở loại hình bệnh viện 
tuyến trung ương, nếu như có 8,9% NCT 
thuộc nhóm mức sống nghèo lựa chọn sử 
dụng thì có tới 10,5% NCT thuộc nhóm 
mức sống giàu sử dụng loại hình y tế này. 
Tương tự, ở loại hình bệnh viện tỉnh, NCT 
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201952
nhóm nghèo là 19,7% và 24,7% ở NCT 
thuộc nhóm giàu. Ngược lại, với loại hình 
trạm y tế xã, nếu có tới 28,3% NCT thuộc 
nhóm nghèo sử dụng thì chỉ có 12,2% NCT 
thuộc nhóm giàu và 14,2% NCT thuộc 
nhóm mức sống khá tiếp cận loại hình cơ 
sở y tế này (Xem: Bảng 1). Bên cạnh đó, 
sự khác biệt về sử dụng loại hình cơ sở y 
tế tư nhân cũng được thể hiện rõ trong từng 
nhóm mức sống của NCT ở khu vực nông 
thôn, NCT thuộc nhóm mức sống càng cao 
thì càng có khả năng lựa chọn sử dụng dịch 
vụ y tế tư nhân và các loại hình dịch vụ y tế 
tuyến trên nhiều hơn. Như vậy, rõ ràng khó 
khăn về kinh tế đã cản trở rất nhiều tới việc 
tiếp cận các dịch vụ y tế của NCT ở nông 
thôn trong thời điểm hiện nay.
4. Bàn luận và kết luận
Các phân tích ở trên đã đề cập tới tình 
hình sức khỏe và những khó khăn trong 
tiếp cận dịch vụ y tế của NCT ở nông thôn 
hiện nay. Về sức khỏe thể chất, hiện nay, 
NCT chủ yếu mắc cả các bệnh mãn tính và 
bệnh thông thường. Chủ yếu là các bệnh 
về xương khớp, huyết áp, tim mạch, thính 
giác, thị giác Trung bình một NCT ở Việt 
Nam đang mắc tới ba loại bệnh. Đồng thời, 
độ tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh của NCT 
càng gia tăng.
Về sức khỏe tinh thần, NCT nông thôn 
đang chịu tác động của sự thay đổi cấu trúc 
gia đình khi tỷ lệ hộ gia đình có cha mẹ 
sống chung với các con đã giảm rõ rệt. Sự 
thay đổi về mô hình sống chung này có thể 
làm cho cuộc sống của NCT càng thêm 
khó khăn, cả về mặt CSSK thể chất lẫn sức 
khỏe tinh thần. NCT đang gặp các vấn đề 
về tinh thần như cô đơn, mặc cảm tự ti khi 
phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Tỷ 
lệ cô đơn của NCT đang có xu hướng tăng 
theo tuổi. Sống cô đơn làm gia tăng những 
vấn đề rủi ro trong cuộc sống của NCT, gây 
bất lợi tới sức khỏe tinh thần và sức khỏe 
nói chung của NCT.
NCT vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong 
vấn đề tự CSSK cho bản thân do thiếu hiểu 
biết về tình hình bệnh tật và chưa nhận thức 
đầy đủ được tầm quan trọng của việc điều 
trị sớm các loại bệnh thông thường và bệnh 
mãn tính ở tuổi già. Phần lớn NCT ở nông 
thôn vẫn phải làm việc để kiếm thêm thu 
nhập, trình độ học vấn của NCT nói chung 
còn thấp nên những hiểu biết về sức khỏe, 
các phương pháp tập luyện, phòng bệnh, 
tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế. Nhận 
thức kém đi kèm với tâm lý ngại tới các 
bệnh viện do chi phí đắt đỏ và thủ tục phức 
tạp đã khiến cho việc tiếp cận và sử dụng 
Bảng 1: Sử dụng dịch vụ y tế của NCT nông thôn chia theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị: %
Nhóm thu nhập Các loại hình cơ sở y tế N
Trạm y tế 
xã/phường
Bệnh viện 
tuyến 
huyện/TP
Bệnh viện 
tỉnh
Bệnh viện 
Trung 
ương
Y tế 
tư nhân
Cơ sở y tế 
khác
Nhóm nghèo 28,3 47 19,7 8,9 23,7 4,8 575
Nhóm cận nghèo 23,9 45,2 24,2 7 23,3 2,6 569
Nhóm trung bình 19,3 49,2 22,5 7,1 32,9 1,9 579
Nhóm khá 14,2 42,5 24 6 39,7 1,9 552
Nhóm giàu 12,2 43,6 24,7 10,5 31,5 2,4 404
Chung 23,6 51 22,2 7,2 26,7 2,5 2.679
Nguồn: Tính toán từ số liệu VHLSS (2016). 
Một số khó khăn 53
các dịch vụ y tế của NCT ở khu vực nông 
thôn trở nên khó khăn hơn. 
Việc thay đổi mô hình chung sống đã 
khiến cho một bộ phận NCT ở nông thôn 
hiện nay thiếu đi sự hỗ trợ từ phía người 
thân trong gia đình về vấn đề CSSK. NCT 
cô đơn là một trong những nhóm đối tượng 
gặp rất nhiều khó khăn do cuộc sống thiếu 
thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nguồn thu 
hạn chế, mức thu nhập ít ỏi và thiếu hụt 
sự quan tâm chăm sóc cả về vật chất lẫn 
tinh thần từ phía người thân trong gia đình 
khiến NCT sống cô đơn (hoặc NCT sống 
với cháu) trở thành nhóm đối tượng yếu 
thế của xã hội, không thể tự lo liệu được 
cuộc sống của mình, nhất là khi rơi vào tình 
trạng ốm đau bệnh tật. 
Về nguồn lực kinh tế, mô hình sử dụng 
dịch vụ y tế ở các tuyến khác nhau hiện nay 
vẫn bị ảnh hưởng bởi khả năng chi trả của 
NCT. NCT ở nông thôn vẫn còn phải lao 
động để kiếm thêm thu nhập và có mức 
sống thấp. Hiện nay, nguồn thu nhập chủ 
yếu của NCT ở nông thôn vẫn là nông 
nghiệp hoặc được hỗ trợ từ con cháu, điều 
này ảnh hưởng trực tiếp tới ý thức tự CSSK 
của NCT ở nông thôn nói riêng và cả nước 
nói chung. NCT thuộc nhóm mức sống 
càng cao thì càng có khả năng lựa chọn sử 
dụng dịch vụ y tế tư nhân và các loại hình 
dịch vụ y tế tuyến trên nhiều hơn nhóm 
NCT có mức sống thấp ở nông thôn.
Như vậy, tình hình sức khỏe và khó 
khăn trong tiếp cận các dịch vụ y tế của 
NCT ở nông thôn cho thấy, công tác 
truyền thông, hướng dẫn CSSK đối với 
NCT cần tiếp tục được quan tâm. Mạng 
lưới y tế cơ sở cần được phát triển hơn 
với mô hình tổ chức phù hợp để NCT tiếp 
cận dịch vụ thuận tiện. Nhà nước cần chú 
trọng mở rộng các loại hình và quy mô bao 
phủ về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. 
Các hoạt động trợ giúp NCT như xóa đói 
giảm nghèo, vay vốn sản xuất, các hoạt 
động quyên góp tài chính và vật chất từ 
cộng đồng,... cần tiếp tục được đẩy mạnh 
hơn nữa để có thể chăm sóc và bảo đảm 
an sinh xã hội tốt hơn cho NCT nông thôn 
trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam 
hiện nay  
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quốc Anh (2018), “Già hóa 
dân số và chất lượng cuộc sống người 
cao tuổi ở Việt Nam”, Tạp chí Xã hội 
học, số 4(144), tháng 12.
2. Ann, A. L., & Ronald, A. (1973), A 
Framework for the Study of Access to 
Medical Care, Health Services Research.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã 
hội, UNFPA (2016), Báo cáo đánh giá 
5 năm thực hiện Luật người cao tuổi, 
Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và 
Xã hội (2019), Cuộc sống cho 
người cao tuổi, 
gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?Tin
TucID=29546&page=20
5. Bộ Y tế (2018), Việt Nam còn nhiều thách 
thức trong chăm sóc sức khỏe người 
cao tuổi, https://www.moh.gov.vn/
chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset
_publisher/7ng11fEWgASC/content/
viet-nam-con-nhieu-thach-thuc-trong
-cong-tac-cham-soc-suc-khoe-nguoi
-cao-tuoi?inheritRedirect=false
6. Nguyễn Đức Chiện, Nguyễn Thị Huyền 
Giang (2018), “Thách thức đặt ra đối 
với thực hiện quyền chăm sóc sức 
khỏe của Người cao tuổi ở nông thôn 
Trung du miền núi phía Bắc”, trong: Vũ 
Công Giao (chủ biên, 2018), Quyền của 
Người cao tuổi, Nxb. Chính trị quốc 
gia- Sự thật, Hà Nội.
(xem tiếp trang 32)

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kho_khan_trong_tiep_can_dich_vu_y_te_cua_nguoi_cao_tu.pdf