Một số kết quả nhiệt đới hóa tổ hợp tên lửa phòng không petrora C-125-2TM của quân chủng phòng không - không quân
Việc giữ tốt, dùng bền các trang thiết bị quân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng
quyết định sức chiến đấu, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của quân đội ta, đặc biệt
đối với bộ đội ra đa - tên lửa. Thực tế cho thấy các trang bị điện tử hoạt động ổn
định ít xảy ra hỏng hóc ở các vùng khí hậu ôn đới nhưng khi về Việt Nam, độ tin cậy
suy giảm nhanh chóng, hỏng hóc nhiều. Nhiệt đới hóa vũ khí trang bị có tầm quan
trọng, làm giảm thiểu các tác động bất lợi của khí hậu nhiệt đới đối với tổ hợp, kéo
dài tuổi thọ sử dụng; đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu và nâng cao độ tin cậy; giảm
tần suất hỏng hóc do tác động môi trường, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi
phí sửa chữa, bảo dưỡng.
Quân chủng Phòng không-Không quân hiện đang được trang bị một số tổ hợp
tên lửa phòng không Petrora C-125-2TM, đây là tổ hợp tên lửa mới được cải tiến để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Khi khai thác sử
dụng trong môi trường khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam, các tổ hợp tên lửa phòng
không Petrora C-125-2TM thường được bố trí trên trận địa trên đồi cao, gần biển,
phải chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố khí hậu nhiệt đới nên hoạt động không
ổn định, thường xuyên xảy ra hỏng hóc do tác động của môi trường, gây khó khăn
cho công tác đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Do đó, việc nghiên cứu tiến hành nhiệt
đới hóa cho tổ hợp tên lửa Petrora C-125-2TM có tính cấp thiết. Đối tượng được lựa
chọn là Tổ hợp tên lửa C-125-2TM tại Quảng Ninh gần bờ biển. Về cơ bản, tổ hợp
này phải chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, thời tiết khắc nghiệt đặc biệt
là khí hậu nhiệt đới biển, đồng thời chịu tác động của các khí gây ăn mòn từ các khu
công nghiệp lân cận.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kết quả nhiệt đới hóa tổ hợp tên lửa phòng không petrora C-125-2TM của quân chủng phòng không - không quân
Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 85 MỘT SỐ KẾT QUẢ NHIỆT ĐỚI HÓA TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG PETRORA C-125-2TM CỦA QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN ĐỒNG PHẠM KHÔI (1), LÊ NGỌC MINH (1), NGUYỄN VĂN BỘ (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc giữ tốt, dùng bền các trang thiết bị quân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định sức chiến đấu, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của quân đội ta, đặc biệt đối với bộ đội ra đa - tên lửa. Thực tế cho thấy các trang bị điện tử hoạt động ổn định ít xảy ra hỏng hóc ở các vùng khí hậu ôn đới nhưng khi về Việt Nam, độ tin cậy suy giảm nhanh chóng, hỏng hóc nhiều. Nhiệt đới hóa vũ khí trang bị có tầm quan trọng, làm giảm thiểu các tác động bất lợi của khí hậu nhiệt đới đối với tổ hợp, kéo dài tuổi thọ sử dụng; đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu và nâng cao độ tin cậy; giảm tần suất hỏng hóc do tác động môi trường, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng. Quân chủng Phòng không-Không quân hiện đang được trang bị một số tổ hợp tên lửa phòng không Petrora C-125-2TM, đây là tổ hợp tên lửa mới được cải tiến để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Khi khai thác sử dụng trong môi trường khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam, các tổ hợp tên lửa phòng không Petrora C-125-2TM thường được bố trí trên trận địa trên đồi cao, gần biển, phải chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố khí hậu nhiệt đới nên hoạt động không ổn định, thường xuyên xảy ra hỏng hóc do tác động của môi trường, gây khó khăn cho công tác đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Do đó, việc nghiên cứu tiến hành nhiệt đới hóa cho tổ hợp tên lửa Petrora C-125-2TM có tính cấp thiết. Đối tượng được lựa chọn là Tổ hợp tên lửa C-125-2TM tại Quảng Ninh gần bờ biển. Về cơ bản, tổ hợp này phải chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, thời tiết khắc nghiệt đặc biệt là khí hậu nhiệt đới biển, đồng thời chịu tác động của các khí gây ăn mòn từ các khu công nghiệp lân cận. 2. PHƯƠNG PHÁP NHIỆT ĐỚI HÓA Qua khảo sát ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến tổ hợp TL C-125-2TM chúng tôi đưa ra các giải pháp công nghệ nhiệt đới hóa (NĐH) cho 5 nhóm đối tượng chính như sau: - Nhóm các bo mạch điện tử. - Nhóm các khối nguồn, biến áp, giắc kết nối. - Nhóm anten. - Nhóm cáp. - Nhóm chi tiết cơ khí, động cơ điện và các tiếp điểm. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 86 Hình 1. Sơ đồ quá trình công nghệ nhiệt đới hóa tổ hợp tên lửa C-125-2TM [1] Hình 1 là sơ đồ quá trình công nghệ thực hiện NĐH cho tổ hợp C-125-2TM. Với từng đối tượng chúng tôi đưa ra các phương án nhiệt đới hóa khác nhau nhưng đều tuân thủ sơ đồ quá trình công nghệ trên hình 1. 2.1. Nhiệt đới hóa cho nhóm bo mạch điện tử Sử dụng lớp phủ Nano 01: Là lớp phủ bảo vệ bo mạch điện tử trên công nghệ vật liệu nano: Lớp phủ đã được thử nghiệm, đánh giá theo các tiêu chuẩn về môi trường dùng cho thiết bị điện tử quân sự. Lớp phủ dạng màng mỏng, có khả năng cách ly bo mạch, linh kiện điện tử với môi trường bên ngoài và vẫn đảm bảo khả năng tản nhiệt của các linh kiện điện tử. Lớp phủ này cũng đã được chúng tôi sử dụng để nhiệt đới hóa các bo mạch điện tử trong các đề tài Nhiệt đới hóa đài ra đa Kacta-2E2, các bo mạch của thiết bị mật mã làm việc trong môi trường biển đảo của Ban cơ yếu chính phủ [2]. Tổng số các modul, và bo mạch điện tử được NĐH là 324. Một số hình ảnh NĐH cho Nhóm bo mạch điện tử (hình 2). Kiểm tra tình trạng KT trước khi NĐH Tháo rời các chi tiết và làm sạch Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 87 Tẩm phủ bằng lớp phủ bảo vệ Kiểm tra tình trạng KT sau khi NĐH Hình 2. NĐH cho Nhóm bo mạch điện tử của bệ phóng 5П73-2ТМ Kiểm tra tình trạng KT trước khi NĐH Tháo rời các chi tiết và làm sạch Tẩm phủ bằng lớp phủ bảo vệ Kiểm tra tình trạng KT sau khi NĐH Hình 3. NĐH cho Nhóm các bo mạch điện tử của ca bin УНК-2ТМ 2.2. Nhiệt đới hóa nhóm các khối nguồn, biến áp, giắc kết nối Đối với các hệ thống giắc kết nối, cần thiết phải sử dụng các vật liệu bảo vệ có tính linh động cao, cho phép tự khôi phục lại màng bảo vệ sau khi tháo giắc ra và cắm lại một số lần. Định hướng sử dụng lớp phủ thông minh trên cơ sở vật liệu nano. Lớp phủ này có tính kị nước, sẽ chiếm chỗ của nước, hơi ẩm trên bề mặt vật liệu, hình thành khả năng cách điện, chống thấm nước, chống ăn mòn với môi trường bên ngoài. Lớp phủ có khả năng hoạt động tốt trong môi trường hơi nước, nước, hơi muối giúp tránh hiện tượng ôxy hóa tiếp điểm, đoản mạch, dò điện, chập điện và rất phù hợp khi sử dụng cho các khối nguồn (nhiệt độ làm việc từ -80oC ÷ +160oC) và các giắc cắm, giắc kết nối của thiết bị điện tử. Đặc biệt, các tính chất của sản phẩm được bảo toàn trong điều kiện điện áp cao (đến 110 kV). Sản phẩm trước khi sử dụng được kiểm tra, đánh giá hiệu quả bảo vệ theo tiêu chuẩn quân sự Mỹ MIL STD - 810G [3]. Thông t ... loét da, niêm mạc, sâu răng, viêm hoại tử xương hàm làm ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh [1]. Trên thế giới, liệu pháp oxy cao áp đã được sử dụng để điều trị và dự phòng những biến chứng sau xạ trị của nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư vùng đầu cổ [6, 7]. Oxy áp suất cao đã được đề xuất như là một phương thức điều trị cho chấn thương bức xạ muộn như:viêm loét mô mềm, viêm hoại tử xương ở bệnh nhân sau khi chiếu xạ, nhằm tăng cường sửa chữa các vết thương do thiếu oxy, chống viêm, giảm phù nề do tăng cường oxy tinh khiết áp lực cao, ngăn ngừa hoại tử lan rộng bằng cách tăng sinh mạch máu mới giúp nuôi dưỡng, phát triển tổ chức hạt [8]. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ cải thiện vết loét ở nhóm bệnh nhân này. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm 61 bệnh nhân không phân biệt giới tính được chẩn đoán có vết loét da, niêm mạc do biến chứng sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ đến điều trị tại Trung tâm Oxy cao áp (thuộc Chi nhánh Phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga) từ tháng 11/2018 đến 11/2019. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 100 - Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Các bệnh nhân > 16 tuổi được chẩn đoán có vết loét da, niêm mạc biến chứng sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ không có chống chỉ định điều trị Oxy cao áp (OXCA). - Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh nhân thuộc diện chống chỉ định điều trị OXCA: viêm phổi, tràn khí màng phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, chứng sợ buồng kín. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên (bệnh nhân tự đến, loại trừ những bệnh nhân không đúng tiêu chuẩn nghiên cứu), không có nhóm chứng. - Phương pháp điều trị OXCA: + Khám lâm sàng, làm hồ sơ bệnh án, điền phiếu đánh giá, đo kích thước vết thương, làm các xét nghiệm thường quy trước điều trị OXCA. + Buồng OXCA được sử dụng là loại buồng Rusovi TX 88 buồng đơn, áp suất cao do Công ty Cổ phần Y khoa Thanh Xuân sản xuất + Oxy tinh khiết dùng cho y tế. + Phác đồ điều trị áp suất 2,4-2,5 ATA x 60 phút/ngày x 10 ngày, đánh giá kết quả sau mỗi 10 ngày điều trị. - Phương pháp đánh giá: + Triệu chứng cơ năng: Có cải thiện Không cải thiện Các triệu chứng cơ năng như: xơ cứng, khó quay đầu, khô miệng, khó nuốt, đau có thay đổi làm cho bệnh nhân dễ chịu, thoải mái hơn Các triệu chứng không thay đổi + Triệu chứng thực thể: Tốt Trung bình Không hiệu quả - Giảm trên 50% diện tích vết thương. - Hơn 50% diện tích vết thương có mô hạt phát triển. - Không còn sưng nề, sung huyết, tiết dịch, tiết mủ không xuất hiện sang thương mới sau đợt điều trị, có thể lành thương. - Giảm từ 10 đến 50% diện tích vết thương. - Đạt từ 10 đến 50% diện tích vết thương có mô hạt phát triển. - Giảm sưng nề, sung huyết, giảm tiết dịch chảy mủ, có thể ghép da với những vết thương lớn. Không thay đổi sau đợt điều trị, xuất hiện sang thương mới. - Tiêu chuẩn đánh giá: Dựa vào tiêu chí đánh giá loét lâu liền (hệ thống phân loại PEDIS). - Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm SPSS 16.0. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 101 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, vị trí số lượng và diện tích ổ tổn thương trước điều trị được đưa ra ở bảng 1 Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, vị trí số lượng và diện tích ổ tổn thương trước điều trị Đặc điểm bệnh nhân Số trường hợp (n = 61) Tỷ lệ % Lứa tuổi ≤ 50 20 32,8 >50 41 67,2 Nhỏ - lớn nhất 27-88 Trung bình 56.64± 11.61 Giới Nam 34 55,7 Nữ 27 44,3 Nghề nghiệp CNV 21 34,4 Hưu trí 18 29,5 Làm ruộng 7 11,5 Khác 15 24,6 Thời gian bị vết loét < 1 tháng 42 68,9 ≥ 1 tháng 19 31,1 Nhỏ - lớn nhất 7 ngày- 120 ngày Trung bình 21,21 ± 19,85 ngày Vị trí Khoang miệng 48 78,7 Ngoài da 3 4,9 Cả hai 10 16,4 Số lượng vết loét 1 vết loét 21 34,4 > 1 vết loét 40 65,6 Số lượng Nhỏ - lớn nhất 1-8 Trung bình 2,69 ± 1,73 Diện tích (cm2) 0,1- 14 Trung bình 2,68 ± 3,28 Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 102 Triệu chứng cơ năng Vùng cổ Xơ cứng 14 23,0 Khó quay đầu 10 16,4 Khoang miệng Khô miệng 61 100,0 Khó nuốt 41 67,2 Khó nói 5 8,2 Hạn chế mở miệng 10 16,4 Đau 41 67,2 Kết quả bảng 1 cho thấy, bệnh nhân có vết loét da, niêm mạc biến chứng sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ gặp nhiều > 50 tuổi, trong đó tuổi nhỏ nhất là 27 tuổi. Điều này cho thấy tỷ lệ mắc ung thư ngày càng trẻ hóa, phù hợp với số liệu thống kê tình trạng ung thư ở Việt Nam (nguồn BV K Hà Nội tháng 11/2017). Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 56, gần với độ tuổi mắc bệnh trung bình theo công trình nghiên cứu của Puneet Gupta [9]. Bệnh gặp cả nam và nữ, ở nhiều ngành nghề khác nhau; thời gian bị bệnh từ 1-10 năm; vết loét thường gặp ở khoang miệng và ngoài da. Bệnh nhân có > 1 vết loét chiếm đa số; có các triệu chứng cơ năng như xơ cứng, khó quay đầu, khô miệng, khó nuốt... gặp ở phần lớn đối tượng nghiên cứu. 3.2. Tác dụng của OXCA trong điều trị bệnh nhân có vết loét da, niêm mạc biến chứng sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ Bảng 2. Phân bố mức độ cải thiện triệu chứng cơ năng Triệu chứng cơ năng Sau điều trị Có cải thiện Không cải thiện N % N % Vùng cổ Xơ cứng 2/14 14,3 12/14 85,7 Khó quay đầu 4/10 40,0 6/10 60,0 Khoang miệng Khô miệng 43/61 70,5 18/61 29,5 Khó nuốt 33/41 80,4 8/41 19,6 Khó nói 2/5 40,0 3/5 60,0 Hạn chế mở miệng 6/10 60,0 4/10 40,0 Đau 21/41 51,3 20/41 48,7 Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 103 Kết quả bảng 2 cho thấy, phân bố mức cải thiện triệu chứng cơ năng vùng cổ, khoang miệng sau điều trị: xơ cứng vùng cổ 2/14 ca chiếm 14,3%, khó quay đầu 4/10 ca chiếm 40%, khô miệng 43/61 ca chiếm 70,5%, khó nuốt 33/41 ca chiếm 80,4%, khó nói 2/5 ca chiếm 40%, hạn chế mở miệng 6/10 ca chiếm 60%, đau 21/41 ca chiếm 51,3%. Kết quả nghiên cứu của Puneet Gupta [9] cho thấy sự cải thiện triệu chứng đau ở 70% trường hợp, 52% trường hợp cải thiện khả năng ăn uống, khô miệng đã giảm ở 71% bệnh nhân, 41% trường hợp cải thiện khả năng nói và 62% trường hợp cải thiện khả năng mở hàm, kết quả này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Bảng 3. Tỷ lệ cải thiện vết loét chung của bệnh nhân sau điều trị Diễn tiến thời gian Kết quả điều trị Tốt Trung bình Không hiệu quả N % N % N % 10 ngày (n = 61) 9 14,8 36 59,0 16 26,2 20 ngày (n = 46) 9 19,6 29 63,0 8 17,4 30 ngày (n = 24) 10 41,7 13 54,2 1 4,2 40 ngày (n = 14) 4 28,6 10 71,4 0 0 50 ngày (n = 12) 9 75,0 3 25,0 0 0 60 ngày (n = 6) 4 66,7 2 33,3 0 0 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy, tỷ lệ cải thiện vết loét chung của bệnh nhân sau điều trị: cải thiện tốt gặp nhiều ở ngày điều trị OXCA thứ 30 chiếm 41,7%, 50 ngày là 75%, 60 ngày là 66,7%. Giảm kích thước vết thương xuất hiện ở ngay ngày điều trị thứ 10 là 59%, ngày 20 là 63%, ngày 30 là 54% và ngày 40 trở đi là 71,4%. Không thay đổi kích thước vết thương nhiều nhất là 10 ngày 26,2%, 20 ngày là 17,4%, 30 ngày là 4,2%. Mức độ cải thiện tăng dần theo số giờ điều trị OXCA, cao nhất ở ngày điều trị 50-60 ngày và từ ngày 40 trở đi tất cả các bệnh nhân đều cải thiện vết loét. Như vậy, OXCA điều trị vết loét cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ có hiệu quả khi bệnh nhân kiên trì điều trị từ 30 ngày trở đi. Bảng 4. Phân bố sự cải thiện diện tích vết loéttrước và sau điều trị Thời điểm Số trường hợp Trung bình (cm2) Độ lệch chuẩn Giá trị p Cặp 1 Trước điều trị 61 2,68 3,28 <0,05 10 ngày 61 1,87 2,45 Cặp 2 Trước điều trị 46 2,21 2,71 <0,05 20 ngày 46 0,78 1,26 Cặp 3 Trước điều trị 24 2,80 1,75 <0,05 30 ngày 24 0,34 0,61 Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 104 Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy, mức độ cải thiện diện tích trước và sau điều trị, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Bảng 5. Phân bố sự cải thiện số lượng vết loét trước và sau điều trị Thời điểm Số trường hợp Trung bình (cm2) Độ lệch chuẩn Giá trị p Cặp 1 Trước điều trị 61 2,69 1,73 <0,05 10 ngày 61 2,48 1,69 Cặp 2 Trước điều trị 46 2,72 1,62 < 0,05 20 ngày 46 2,02 1,39 Cặp 3 Trước điều trị 24 2,63 1,52 <0,05 30 ngày 24 1,13 0,94 Cặp 4 Trước điều trị 4 2,75 1,71 >0,05 40 ngày 4 1,50 1,0 Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy, số lượng vết loét giảm dần theo thời gian, ở các ngày điều trị 10, 20, 30 số lượng vết loét giảm, p < 0,05 có ý nghĩa thống kê; sau 40 ngày số lượng vết loét cũng giảm nhưng p > 0,05 không có ý nghĩa thống kê là do số lượng bệnh nhân quá nhỏ, số lượng vết loét nhỏ dưới 5 nên kiểm định không còn ý nghĩa. 4. BÀN LUẬN - Tác dụng chống viêm, giảm phù nề khi điều trị bằng OXCA. Vết loét da, niêm mạc biến chứng sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ gây tổn thương mô, kèm theo là đáp ứng viêm, tạo nên một đáp ứng viêm hệ thống, nhất là trên bệnh nhân ung thư khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. OXCA làm tăng đáng kể phân áp oxy tại mô bị tổn thương, do vậy, làm thay đổi đáng kể phản ứng viêm tại chỗ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, theo thời gian điều trị, mức độ sung huyết, phù nề, tiết dịch tại vết loét được cải thiện đáng kể, giảm nhiều nhất từ ngày điều trị 30 trở đi phù hợp với nghiên cứu của Kaur S. (2012), Marx R.E. (2010) [5, 10]. - Tác dụng làm sạch vết thương, kích thích tái tạo mô, mạch máu, tăng sinh tổ chức hạt của OXCA. Khi có vết thương làm rối loạn vi tuần hoàn, dẫn đến chuyển hóa kỵ khí và làm giảm hàm lượng ATP trong tế bào. Liệu pháp OXCA có tác dụng bảo tồn lượng ATP trong tế bào, điều này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo mô bị tổn thương. Chính vì vậy, liệu pháp OXCA có tác dụng tăng cường nguồn năng lượng cho các tế bào nội mô thành mạch trong quá trình tăng sinh tân mạch cũng như cho các tế bào khác trong quá trình tái tạo vết thương [5]. Sự hình thành mạch máu đóng vai trò quan trọng đối với sự tái tạo vết thương. Collagen là protein cấu thành chủ yếu của chất căn bản ngoại bào và mô liên kết, tạo nên độ bền và tính toàn Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 105 vẹn của mô. Khi da bị tổn thương, quá trình biểu mô hóa diễn ra rất mạnh nhằm tái lập lại hàng rào biểu mô bảo vệ bề mặt vết thương [11]. Cùng với việc tăng sinh mạch máu tại chỗ, liệu pháp OXCA còn có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn, làm tăng phân áp oxy tại mô bị tổn thương. Trong nghiên cứu của chúng tôi về kích thước, số lượng, tình trạng viêm mãn cũng như mức độ lên mô hạt ở vết thương sau đợt điều trị cũng thay đổi rõ rệt, thu hẹp và cải thiện rõ. Tỷ lệ cải thiện vết loét chung của bệnh nhân sau điều trị cải thiện tăng dần theo số giờ điều trị OXCA (bảng 3). Như vậy, OXCA điều trị vết loét cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ có hiệu quả khi bệnh nhân kiên trì điều trị từ sau 30 ngày trở đi. Phù hợp với kết quả các nghiên cứu [4, 5, 10]. 5. KẾT LUẬN - Bệnh nhân có vết loét da, niêm mạc biến chứng sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ gặp ở cả nam và nữ, ở nhiều ngành nghề khác nhau; tập trung ở lứa tuổi trung niên và già; thời gian bị bệnh từ 1-10 năm; vết loét thường gặp ở khoang miệng và ngoài da và thường tái đi tái lại. - Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đầu cổ bị ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực, những ảnh hưởng nghiêm trọng là chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau, khô miệng, khó nuốt, nước bọt đặc dính và vấn đề tài chính. Tuy nhiên, sau điều trị chất lượng sống của bệnh nhân trong nghiên cứu được cải thiện rõ rệt nhiều nhất là những triệu chứng như khô miệng, khó nuốt, hạn chế mở miệng và đau. - Tổn thương sau xạ trị vùng đầu cổ bao gồm: sâu răng, hoại tử răng, viêm nướu, loét nướu, loét sàn miệng, tổn thương niêm mạc má, niêm mạc vòm hầu xảy ra ở số đông bệnh nhân nhưng sau đợt điều trị mức độ sung huyết, phù nề, tiết dịch tại vết loét được cải thiện đáng kể, giảm nhiều nhất từ ngày điều trị 30 trở đi. - Tỷ lệ cải thiện vết loét chung của bệnh nhân sau điều trị tăng dần theo số giờ điều trị OXCA, vào ngày 10, 20, 30, 40, 50, 60 tỷ lệ tốt và giảm lần lượt là 14,8% và 59%, 19,6% và 63%, 41,7% và 54,2%, 28,6% và 71,4%, 75% và 25%, 66,7% và 33,3%. Ở ngày điều trị 40 trở đi tỷ lệ không đổi của vết loét không còn, tỷ lệ lành và giảm chiếm 100%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Chấn Hùng, Ung bướu học nội khoa, NXBY học, 2004, tr. 194-206. 2. Nguyễn Thị Thu Hương, https://yhoccongdong.com/thongtin/nhung-net- chinh-ve-ung-thu-vung-dau-co/, July 9, 2014. 3. Nguyễn Sào Trung, “Bướu của đường hô hấp tiêu hóa trên”,Bệnh học ung bướu cơ bản, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM, 1992, tr.29-44. 4. Feldmeier J.J., Heimbach R.D., Davolt D.A. et al., Hyperbaric oxygen an adjunctive treatment for delayed radiation injuries of the abdomen and pelvis, Undersea Hyperb Med, 1996, 23:13-205. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 106 5. Marx R.E., Ehler W.J., Tayapongsak P., Pierce L.W., Relationship of oxygen dose to angiogenesis induction in irradiated tissue, Am J Surg, 2010, 160:24- 519. 6. Henk J.M., Kunkler P.B., Smith C.W., Radiotherapy and hyperbaric oxygen in head and neck cancer: final report of first controlled clinical trial, Lancet, 1977, 2(8029):101-103. 7. Narozny W., Sicko Z., Kot J., Stankiewicz C., Przewozny T., Kuczkowski J., Hyperbaric oxygen therapy in the treatment of complications of irradiation in head and neck area, Undersea Hyperb Med, 2005 Mar-Apr, 32(2):10-103. 8. Davis J.C., Dunn J.M., Gates G.A., Heimbach R.D., Hyperbaric oxygen: a new adjunct in the management of radiation necrosis, Arch Otolaryngol 1979, 105:58-61. 9. Gunalp Uzun, Fatih Candas, Mesut Mutluoglu and Hakan AyAuthor information Copyright and License information Disclaimer, Successful treatment of soft tissue radionecrosis injury with hyperbaric oxygen therapy, Published online 2013 Jul 10. 10. Kaur S., Pawar M., Banerjee N., Garg R., Evaluation of the efficacy of hyperbaric oxygen therapy in the management of chronic nonhealing ulcer and role of periwound transcutaneous oximetry as a predictor of wound healing response: a randomized prospective controlled trial, J Anaesthesiol Clin Pharmacol, 2012, 28:5-70. 11. Vũ Anh Lực, Hoàng Thế Hùng, Chăm sóc kỳ đầu vết thương mãn tính bằng gạc Betaplast Silver, Bệnh viện Quân y 103, 2015. Nhận bài ngày 29 tháng 11 năm 2019 Phản biện xong ngày 15 tháng 12 năm 2019 Hoàn thiện ngày 06 tháng 01 năm 2020 (1) Chi nhánh Phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
File đính kèm:
- mot_so_ket_qua_nhiet_doi_hoa_to_hop_ten_lua_phong_khong_petr.pdf