Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi

Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bướu giáp không nhiễm độc (BGKNĐ) ở

người cao tuổi.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 183 bệnh nhân cao tuổi trong số 627

bệnh nhân có bướu giáp được điểu trị phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện 103, từ

10/2004 -10/2009.

Kết quả và kết luận: Đặc điểm lâm sàng BGKNĐ ở người cao tuổi: tỉ lệ nữ/nam 5,5, tuổi TB 66,8

(60 - 83), tuổi bệnh: 145,4 tháng (1 - 600), bướu đa nhân 66,1%, bướu đơn nhân 32,8%, bướu lan tỏa

1,1%. 14,2% cổ - trung thất, chèn ép vùng cổ 63,9% (khó thở 44,3%, khó nuốt 38,3%, nói khàn 2,1%).

Bướu độ III, IV, V: 83,5%. Bệnh kết hợp: 45,4% (cao huyết áp 26,8%, tiểu đường 3,8%, hô hấp 2,2%, bệnh

khác 16,4%. Cận lâm sàng: Siêu âm: Đa nhân hỗn hợp 66,1%, đơn nhân lỏng 20,8%, đơn nhân đặc

12,0%, lan tỏa 1,1%. Xquang: 23,0% có chèn khí quản. Mô bệnh học: Bướu đơn thuần 62,3%, u tuyến

tuyến giáp 30,1%, ung thư tuyến giáp 5,5%, viêm tuyến giáp tự miễn 2,2%.

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi trang 1

Trang 1

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi trang 2

Trang 2

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi trang 3

Trang 3

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi trang 4

Trang 4

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi trang 5

Trang 5

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi trang 6

Trang 6

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi trang 7

Trang 7

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 13140
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 
Chuyên ñề Ung Bướu 129 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH BƯỚU GIÁP 
KHÔNG NHIỄM ĐỘC Ở NGƯỜI CAO TUỔI 
 Sa VẻngXay Dalasath*, Mai Văn Viện** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bướu giáp không nhiễm độc (BGKNĐ) ở 
người cao tuổi. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 183 bệnh nhân cao tuổi trong số 627 
bệnh nhân có bướu giáp được điểu trị phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện 103, từ 
10/2004 -10/2009. 
Kết quả và kết luận: Đặc điểm lâm sàng BGKNĐ ở người cao tuổi: tỉ lệ nữ/nam 5,5, tuổi TB 66,8 
(60 - 83), tuổi bệnh: 145,4 tháng (1 - 600), bướu đa nhân 66,1%, bướu đơn nhân 32,8%, bướu lan tỏa 
1,1%. 14,2% cổ - trung thất, chèn ép vùng cổ 63,9% (khó thở 44,3%, khó nuốt 38,3%, nói khàn 2,1%). 
Bướu độ III, IV, V: 83,5%. Bệnh kết hợp: 45,4% (cao huyết áp 26,8%, tiểu đường 3,8%, hô hấp 2,2%, bệnh 
khác 16,4%. Cận lâm sàng: Siêu âm: Đa nhân hỗn hợp 66,1%, đơn nhân lỏng 20,8%, đơn nhân đặc 
12,0%, lan tỏa 1,1%. Xquang: 23,0% có chèn khí quản. Mô bệnh học: Bướu đơn thuần 62,3%, u tuyến 
tuyến giáp 30,1%, ung thư tuyến giáp 5,5%, viêm tuyến giáp tự miễn 2,2%. 
Từ khóa: Bướu giáp không nhiễm độc, người cao tuổi. 
ABSTRACT 
 CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTIC 
OF NONTOXIC GOITRE IN ELDERLY PATIENTS 
SaVengXay Dalasath, Mai Van Vien 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 129 - 135 
Objectives: To survey Clinical, paraclinical characteristic of nontoxic goitre in elderly patients. 
Methods: Cross-sectional descriptive study on 183 elderly patients among 627 cases with nontoxic 
goitre, who were undergone subtotal thyroidectomy in Hospital 103, from 10/2004 to 10/2009. 
Results and conclusions: Clinical characteristic: Female/male: 5.5, average age: 66.8 (range 60 - 83), 
disease’time: 145.4 months (range 1 - 600), multinodular goitre 66.1%, nodular goitre 32.8%, diffuse 
1.1%. Substantial goitre 14.2%: cervical compress. 63.9% (dyspnea 44.3%, dysphagia 38.3%, hoarseness 
2.1%). Grades of goitre III, IV, V: 84.5%, asociated diseases: 45.4% (hypertension: 26.8%, diabetes: 3.8%, 
respiration: 2.2%, other: 16.4%). Paraclinic characteristic: Ultrasound: Multinodular 66.1%, cyst 20.8%, 
adenoma 12.0%. Cervical-chest X ray: 23.0% trachea compressed. Histopathology: simple goitre 62.3%, 
adenoma 30.1%, cancer 5.5%, Hashimoto 2.2%. 
Key words: Nontoxic Goitre, elderly patient. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh lý tuyến giáp có xu hướng gia tăng ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp ở người 
cao tuổi khoảng 4 - 5%. Kết quả của nhiều công trình cho thấy: Đặc điểm bệnh bướu giáp ở người 
cao tuổi thường bướu to, chắc, chèn ép nhiều, nguy cơ ung thư hóa cao. Điều đó ảnh hưởng 
nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của tuổi già. Hầu hết các trường hợp, việc điều trị bảo 
tồn hầu như không có kết quả mà cần thiết phải can thiệp phẫu thuật. 
 Cho tới nay mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về điều trị ngoại khoa bướu giáp 
song với người cao tuổi còn ít đề cập tới. Việc nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến phẫu 
thuật bướu giáp: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng luôn là việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao 
*
 Bệnh viện 103 - Viêng Chăn, Lào ; ** Bệnh viện 103, Hà Nội 
 Địa chỉ liên lạc: TS.BS. Mai Văn Viện. Email: maivanvien103@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 
Chuyên ñề Ung Bướu 130 
chất lượng điều trị ngoại khoa và chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Vì vậy mục tiêu nghiên 
cứu của chúng tôi nhằm: Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bướu giáp không nhiễm độc 
(BGKNĐ) ở người cao tuổi làm cơ sở cho điều trị ngoại khoa. 
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Gồm 183 bệnh nhân cao tuổi trong số 627 bệnh nhân có bướu giáp không nhiễm độc được 
điều trị phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật lồng ngực, tim mạch và nội tiết, Bệnh viện 103, từ 10/2004 
đến 10/2009. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu lâm sàng 
+ Các chỉ tiêu lâm sàng được thu thập theo dõi với một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất: 
- Tuổi, giới, lý do vào viện (bướu chèn ép gây khó thở, nuốt nghẹn). 
- Vị trí của bướu giáp: Bướu giáp ở vùng cổ, bướu giáp cổ - trung thất. 
- Hình thái bướu giáp (bướu giáp thể lan tỏa, đơn nhân và đa nhân). 
- Độ lớn bướu giáp: Áp dụng bảng phân chia bướu giáp thành 5 độ: 
 * Độ I: Không xác định được bướu giáp khi khám lâm sàng. 
 * Độ II: Bướu lộ rõ dưới da. Nhìn và sờ đều thấy rõ nhưng vòng cổ chưa thay đổi. 
* Độ III: Bướu lồi hẳn ra khỏi vòng cổ, chiếm một diện tích rộng trước cổ. Xác định được 
kích thước của bướu. 
* Độ IV: Bướu to lấn qua xương ức, làm thay đổi đáng kể vùng cổ. 
 * Độ V: Bướu rất to, lan sang hai bên hoặc xuống dưới xương ức gây chèn ép khó thở, khó 
nuốt. 
Bướu giáp độ lớn là những bướu độ IV, V và có khối lượng từ 200 g trở lên. 
Bướu giáp khổng lồ là những bướu giápđộ V và có khối  ...  cổ - trung thất (14,2%) cao hơn hẳn so 
với 1,8% của nhóm < 60. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). 
Bảng 3. Độ lớn của bướu giáp 
Nhóm tuổi 
Độ lớn bướu giáp 
≥ 60 < 60 
p 
Độ II 30(16, 5%) 174(39,2%) 
Độ III 106(57, 9%) 245(55,2%) 
Độ IV 46 (25, 1%) 25(5,6%) 
< 0,05 
Độ V 1(0,5%) 0 (0,0%) 
Cộng 183(100%) 444(100%) 
Ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, bướu giáp độ III và IV chiếm chủ yếu là 83,0%. Đặc biệt có 1 
trường hợp (0,5%) bướu giáp độ V. Ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi, bướu giáp độ II và III chiếm 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 
Chuyên ñề Ung Bướu 132 
chủ yếu là 94,4%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân về độ lớn của bướu giáp có ý nghĩa thống 
kê (p < 0,001). 
Bảng 4. Triệu chứng chèn ép vùng cổ 
Nhóm tuổi 
Chèn ép vùng cổ 
≥ 60 < 60 
p 
Không chèn ép 66(36,1%) 305(68,7%) 
Chèn ép khí quản 81(44,3%) 83(18,7%) 
Chèn ép thực quản 70 (38,3%) 77(17,3%) 
Chèn ép TK quặt ngược 4(2,1%) 3 (0,7%) 
Chèn ép tĩnh mạch vùng cổ 2(1,1%) 2(0,5%) 
< 0,05 
Có tới 63,9% bệnh nhân cao tuổi vào viện với triệu chứng bướu giáp chèn ép vùng cổ. Trong 
đó chèn ép khí quản là hay gặp nhất (44,3%), chèn ép thực quản (38,3%), chèn ép thần kinh quặt 
ngược (2,1%), chèn ép khí tĩnh mạch vùng cổ (1,1%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân về sự 
chèn ép của bướu giáp ở vùng cổ có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). 
Kết quả cận lâm sàng 
Bảng 5. Kết quả siêu âm tuyến giáp 
Nhóm tuổi 
Hình ảnh siêu âm bướu giáp 
≥ 60 < 60 
p 
Đa nhân hỗn hợp 121(66,1%) 241(54,6%) 
Đơn nhân lỏng 38(20,8%) 87(19,7%) 
Đơn nhân ñặc 22 (12,0%) 104(23,6%) 
Lan tỏa 2(1,1%) 8 (1,8%) 
< 0,05 
Cộng 183(100%) 444(100%) 
Đặc điểm hình thái bướu giáp dưới siêu âm của nhóm bệnh nhân cao tuổi hay gặp nhất là 
bướu đa nhân hỗn hợp (66,1%), một nhân lỏng (20,8%), một nhân đặc (12,0%), nhu mô giáp lan 
tỏa (1,1%), không gặp trường hợp nào một nhân hỗn hợp. Sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân 
có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). 
Bảng 6. Hình ảnh X quang cổ - ngực 
Nhóm tuổi 
Hình ảnh X quang 
≥ 60 < 60 
p 
Có chèn ñẩy khí quản 40 (23,0%) 23 (6,0%) 
Không chèn ñẩy khí quản 134(77,0%) 361 (94,0%) 
Chèn ñẩy lệch khí quản 32 (18,4%) 20 (5,2%) 
Chèn gây hẹp khí quản 4 (2,3%) 1 (0,3%) 
Chèn hẹp và ñẩy khí quản 4 (2,3%) 2 (0,5%) 
< 0,05 
Cộng 174 (100%) 384 (100%) 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 
Chuyên ñề Ung Bướu 133 
Tỷ lệ có hình ảnh bướu giáp chèn đẩy khí quản trên phim X quang cổ ở nhóm bệnh nhân 
cao tuổi (23,0%) cao hơn so với nhóm dưới 60 tuổi (6,0%). Trong đó hình ảnh chèn gây lệch khí 
quản (18,4%), chèn gây hẹp khí quản (2,3%) và chèn vừa gây hẹp vừa gây lệch khí quản (2,3%). 
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). 
Bảng 7. Chẩn đoán mô bệnh học 
Nhóm tuổi 
Mô bệnh học 
≥ 60 < 60 
p 
Bướu giáp ñơn thuần 114(62,3%) 276(62,2%) 
U tuyến tuyến giáp 55(30,1%) 102(23,0%) 
Ung thư tuyến giáp 10 (5,5%) 32(7,2%) 
Hashimoto 4(2,2%) 34 (7,7%) 
< 0,05 
Cộng 183(100%) 444(100%) 
Kết quả chẩn đoán mô bệnh học: Tỷ lệ bướu giáp đơn thuần là 62,3%; u tuyến tuyến giáp là 
30,1% cao hơn so với nhóm tuổi < 60; ngược lại tỷ lệ ung thư tuyến giáp là 5,5% và viêm tuyến 
giáp Hashimoto là 2,2% thấp hơn so với 7,2% và 7,7% của nhóm dưới 60 (p<0,05). Như vậy, tổn 
thương mô bệnh tuyến giáp trong bướu không nhiễm độc ở người cao tuổi với các typ tương tự 
như nhóm < 60, Nhưng với bướu ở người cao tuổi hay gặp bướu đơn thuần và u tuyến giáp hơn. 
BÀN LUẬN 
Về ñặc ñiểm lâm sàng bướu giáp không nhiễm ñộc ở người cao tuổi 
+ Phân bố bệnh theo giới tính: Theo nhiều nghiên cứu tỷ lệ nữ mắc bệnh tuyến giáp chiếm 
đa số là do có liên quan đến những tác động qua lại giữa đặc điểm sinh lý nội tiết nữ với bệnh 
sinh của các bệnh tuyến giáp. Kết quả nghiên cứu gặp tỷ lệ bệnh nhân nữ là 84,7%, trong khi đó 
bệnh nhân nam chỉ chiếm với tỷ lệ 15,3% (tỷ lệ nữ/nam: 5,5. Trong nhóm bệnh nhân dưới 60, 
phân bố bệnh có xu hướng trội ở nữ (tỷ lệ nữ/nam là 8). Tỷ lệ bị bệnh ở nữ cao hơn nam giới là 
một hiện tượng thường thấy trong các bệnh lý tuyến giáp nói chung và kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi tương tự như thông báo của Nguyễn Thanh Mai (1996) thấy tỷ lệ nữ/nam: 6, Nguyễn 
Văn Thanh (2008) tỷ lệ nữ/nam = 6. Nghiên cứu của Brian Hung-Hin Lang và CS (2005), tỷ lệ 
nữ/nam: 4,5(8). Tài liệu giảng dạy của Hội ngoại khoa Hoàng gia Vương quốc Anh (2008)(15) cũng 
nêu rõ nữ giới chiếm tới 80% trong số các trường hợp bệnh lý tuyến giáp. 
Như vậy phân bố bệnh bướu giáp không nhiễm độc trong nghiên cứu của chúng tôi là phù 
hợp theo qui luật chung. 
+ Thời gian mắc bệnh: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời gian mắc bệnh ở nhóm 
bệnh nhân cao tuổi có tuổi bệnh trung bình là 145,4 ± 155,6 tháng, có nghĩa là trên 10 năm (ít nhất 
là 1 tháng nhiều nhất 50 năm) dài hơn nhiều so với 71,7 ± 97,6 tháng của nhóm bệnh nhân dưới 
60 (ít nhất là 1 tháng và nhiều nhất là gần 34 năm). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p < 
0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả Nguyễn 
Thanh Mai (1996)(8), Trần Tử Bình (1996)(13), Brian Hung-Hin Lang (2005)(2): Các bệnh nhân cao 
tuổi thường có thời gian bị bệnh kéo dài chủ yếu từ 10 năm trở nên. 
+ Hình thái của bướu giáp: Hình thái bướu giáp ở nhóm bệnh nhân cao tuổi chủ yếu là bướu 
giáp đa nhân (66,1% nhiều hơn 55,2% của nhóm < 60), các thể còn lại: Bướu giáp nhân đơn độc 
(32,8%) và bướu giáp thể lan tỏa (1,1%) là ít hơn so với 43,0% và 1,8% của nhóm < 60. Sự khác biệt 
giữa như vậy có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khi phân tích riêng từng loại bướu giáp trong bệnh 
bướu giáp không nhiễm độc thấy hình thái bướu giáp đa nhân chủ yếu là bướu giáp đơn thuần 
(74,3%), hình thái bướu giáp đơn nhân hay gặp là u tuyến tuyến giáp (53,3%) và hình thái bướu 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 
Chuyên ñề Ung Bướu 134 
giáp lan tỏa hay gặp hơn cả là bệnh Hashimoto. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với 
nhận xét của Nguyễn Thanh Mai (1996)(8), Vũ Ngọc Lương (2010)(14) bệnh Hashimoto có hình thái 
là bướu giáp lan tỏa chiếm 20,6%. Như vậy về hình thái bướu giáp của bệnh bướu giáp không 
nhiễm độc ở người cao tuổi chủ yếu là bướu giáp đơn thuần thể đa nhân. 
+ Vị trí bướu giáp: Ở bệnh nhân cao tuổi cần chú ý tới tới tỷ bướu giáp ở vùng cổ - trung thất 
(14,2%) cao hơn hẳn so với nhóm trẻ tuổi hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nhận định của các tác giả trong nước và 
nước ngoài như: Trần Tử Bình (1996)(13), Trần Hồng Quân (2007), Trần Minh Bảo Luân và cs 
(2008)(12), Subhash Patel (2000)(11), Wen T. Shen và cs (2004)(15), Chow TL và CS (2005)(3), Perrot M 
và cs (2007)(9) đều cho rằng: Bướu giáp cổ - trung thất hay gặp ở các bệnh nhân cao tuổi. Nghiên 
cứu của Brian Hung-Hin Lang (2005)(2) cho thấy bướu giáp cổ - trung thất được phát hiện trong 
khi phẫu thuật bướu giáp đa nhân ở nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi là 76,4% và ở nhóm bệnh nhân 
dưới 70 tuổi là 24,4%. 
+ Độ lớn của bướu giáp: Kết quả bảng 3. cho thấy đại đa số (83,0%) bướu giáp ở nhóm bệnh 
nhân cao tuổi, thuộc độ III và IV. Đặc biệt có 1 trường hợp (0,5%) bướu giáp độ V. Ở nhóm bệnh 
nhân dưới 60 tuổi 94,4% là bướu giáp độ II và III. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 
0,001). Như vậy ở người cao tuổi bướu thường có xu hướng to ra làm cho bệnh nhân khó chịu 
phải đến viện. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân có nhu cầu cần can thiệp ngoại khoa. 
+ Tình trạng chèn ép vùng cổ: Triệu chứng bướu giáp gây chèn ép các cơ quan ở vùng cổ 
được coi là một trong những biến chứng của bướu giáp, do đó khi có biểu hiện các triệu chứng 
này thì cần chỉ định điều trị ngoại khoa sớm để tránh hiện tượng chèn ép phát triển ngày càng 
nặng hơn. Kết quả nghiên cứu có tới 63,9% bệnh nhân cao tuổi vào viện với triệu chứng bướu 
giáp chèn ép vùng cổ. Trong đó chèn ép khí quản là hay gặp nhất là 44,3%, chèn ép thực quản là 
38,3%, chèn ép thần kinh quặt ngược 2,1%, chèn ép khí tĩnh mạch vùng cổ 1,1%. Sự khác biệt giữa 
2 nhóm bệnh nhân về sự chèn ép của bướu giáp ở vùng cổ có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). 
+ Bệnh kết hợp: Tuổi cao không phải là tình trạng bệnh tật, nhưng dễ tạo điều kiện thuận lợi 
phát sinh các bệnh khác, tuổi cao thường mắc nhiều bệnh. Người cao tuổi có tính chất đa bệnh lý 
có nghĩa là một người có thể mắc nhiều bệnh. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về các bệnh lý khác kèm theo ở nhóm bệnh nhân cao tuổi 
hoàn toàn phù hợp với nhận xét trên: Gần một nửa (45,4%) trong nhóm bệnh nhân cao tuổi của 
chúng tôi vào viện ngoài bệnh bướu giáp không nhiễm độc còn có các bệnh lý khác kèm theo như 
sau: Cao huyết áp (26,8%), bệnh lý đường tiêu hóa (6,6%), bệnh lý xương khớp (6,0%), đái tháo 
đường týp II (3,8%), bệnh lý hô hấp (2,2%), thiếu máu cơ tim (2,2%) và ít gặp hơn (0,5%) là các 
bệnh phụ khoa như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung. Trong đó tỷ lệ có 1 bệnh lý khác kèm 
theo (42,7%), 2 bệnh (2,7%) và 3 bệnh (0,6%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân này có ý nghĩa 
thống kê (p< 0,001). Đây là một đặc điểm lâm sàng cần chú ý với các bệnh nhân cao tuổi. Đặc biệt 
trước khi can thiệp phẫu thuật cần kết hợp khám và điều trị nội khoa cho đến khi bệnh hoàn toàn 
ổn định. Có như vậy mới hạn chế được tỷ lệ tai biến, biến chứng, tử vong phẫu thuật. 
Về một số ñặc ñiểm cận lâm sàng bướu giáp không nhiễm ñộc ở người cao tuổi 
+ Trên siêu âm tuyến giáp: Đặc điểm hình thái bướu giáp dưới siêu âm của nhóm bệnh nhân 
cao tuổi hay gặp nhất là bướu đa nhân hỗn hợp (66,1%), một nhân lỏng (20,8%), một nhân đặc 
(12,0%), nhu mô giáp lan tỏa (1,1%), không gặp trường hợp nào một nhân hỗn hợp. Sự khác biệt 
giữa 2 nhóm bệnh nhân có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Kết quả này trước hết phản ánh thực 
trạng hình thái bướu giáp trên lâm sàng, và khảng định sự phổ biến của bướu giáp đa nhân trong 
bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 
Chuyên ñề Ung Bướu 135 
 + X quang cổ - ngực: Chụp X quang vùng cổ-ngực thẳng và nghiêng cho phép đánh giá tình 
trạng đè ép và chèn đẩy khí quản của bướu giáp đối với các cơ quan vùng cổ (khí quản, thực 
quản) và sự phát triển của nó vào vùng trung thất, qua đó giúp cho phẫu thuật viên tiên lượng 
được những khó khăn có thể gặp phải trong và sau mổ(3,9,11). Kết quả nghiên cứu bảng 6 thấy có 
sự khác biệt giữa tỷ lệ có hình ảnh bướu giáp chèn đẩy khí quản trên phim X quang cổ ở nhóm 
bệnh nhân cao tuổi (23,0%) cao hơn so với nhóm dưới 60 tuổi (6,0%). Trong đó hình ảnh chèn gây 
lệch khí quản (18,4%), chèn gây hẹp khí quản (2,3%) và chèn vừa gây hẹp vừa gây lệch khí quản 
(2,3%), (p< 0,001). 
+ Mô bệnh học: Kết quả chẩn đoán mô bệnh học: Tỷ lệ bướu giáp đơn thuần là 62,3%; u 
tuyến tuyến giáp là 30,1% cao hơn so với nhóm tuổi < 60; ngược lại tỷ lệ ung thư tuyến giáp là 
5,5% và viêm tuyến giáp Hashimoto là 2,2% thấp hơn so với 7,2% và 7,7% của nhóm dưới 60. 
(p<0,05). Như vậy, tổn thương mô bệnh tuyến giáp trong bướu không nhiễm độc ở người cao 
tuổi với các typ tương tự như nhóm dưới 60 tuổi. Nhưng với bướu ở người cao tuổi hay gặp 
bướu đơn thuần và u tuyến tuyến giáp hơn. Đây là cơ sở cho việc mở rộng chỉ định cũng như lựa 
chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm nâng cao chất lượng điều trị ngoại khoa, cũng như 
chất lượng sống của người cao tuổi. 
KẾT LUẬN 
Với kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên 183 trường hợp bướu giáp 
không nhiễm độc ở người cao tuổi trong số 627 bệnh nhân được phẫu thuật chúng tôi rút ra một 
số kết luận sau: 
Đặc ñiểm lâm sàng bướu giáp không nhiễm ñộc ở người cao tuổi 
Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, tỉ lệ nữ/nam 5,5, tuổi trung bình 66,8 (60 - 83). 
Thời gian mắc bệnh kéo dài: Trung bình 145,4 tháng (1 - 600). 
Hình thái bướu: đa nhân 66,1%, đơn nhân 32,8%, lan tỏa 1,1%. 
Vị trí cổ - trung thất là 14,2%. 
Chèn ép vùng cổ 63,9% (khó thở 44,3%, khó nuốt 38,3%, nói khàn 2,1%). 
Bướu độ III, IV, V: 83,5%. 
Bệnh kết hợp: 45,4% (cao huyết áp 26,8%, tiểu đường 3,8%, hô hấp 2,2%, bệnh khác 16,4%. 
Cận lâm sàng 
Siêu âm: Bướu đa nhân hỗn hợp 66,1%, đơn nhân lỏng 20,8%, đơn nhân đặc 12,0%, lan tỏa 
1,1%. 
 Xquang: 23,0% có chèn khí quản. 
Mô bệnh học: Bướu đơn thuần 62,3%, u tuyến tuyến giáp 30,1%, ung thư tuyến giáp 5,5%, 
viêm tuyến giáp tự miễn 2,2%.g 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Blondeau Ph (1996), Chirugie du corps thyroid.Technique tactique et indication, Masson. 
Paris, pp 122-125. 
2. Brian Hung- Hin Lang, et al (2005), Total thyroidectomy for multinodular goitre in the 
elderly.The American Journal of Surgery 190, pp 418- 423. 
3. Chow TL, Chan TT, Suen DT et al (2005),Surgical management of substernal goitre: local 
experience.Hongkong Med J. Oct; 11(5): 360-5. 
4. Christian Passler, MD; Raymond Avanessian, et al (2002), Thyroid Surgery in the Geriatric 
Patient. Arch Surg. 2002;137:1243-1248. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 
Chuyên ñề Ung Bướu 136 
5. Coburn MC, Wanebo HJ (1995). Age correlates with increased frequency of high risk factors 
in elderly patients with thyroid cancer. Am J Surg;170:471- 475 
6. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh (2002). Bệnh bướu giáp đơn thuần. Bệnh học ngoại 
khoa - Giáo trình giảng dạy sau đại học tập 1.Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà nội, tr. 
313-326. 
7. Ngô Văn Hoàng Linh (2004), Triệu chứng của bướu giáp ở các bệnh tuyến giáp không cường 
chức năng,Tạp chí Y - Dược học quân sự, số 29(5), Học viện quân y, tr. 102-108. 
8. Nguyễn Thanh Mai (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm triệu chứng và điều trị ngoại khoa 
qua 43 trường hợp bệnh bướu cổ đơn thuần ở người cao tuổi.Luận án thạc sỹ khoa học y 
dược - Học viện quân y. 
9. Perrot M de, Fadel E, Mercier O et al (2007),Surgical management of mediastenal goitre: 
When is a sternotomy required,Torc Cardiov Surgp; 55:39-43. 
10. Richard Bliss, N Patel, A Guinea, TS Reeve, L Delbridg (1999), Age is no contraindication to 
thyroid surgery.Age and Ageing, vol 28, 363-366. 
11. Subhash Patel (2000)Substernal goiter. Endocrine SurgeryVademecum; 3: 18-26. 
12. Trần Minh Bảo Luân, Nguyễn Hoài Nam (2008), Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa bướu 
giáp thòng trung thất.Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, số 12, tr 328-331. 
13. Trần Tử Bình (1996), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị phẫu thuật 
bướu giáp lớn (độ IV, độ V) Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược - Học viện Quân y 
14. Vũ Ngọc Lương (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chỉ định chiến thuật 
điều trị ngoại khoa bệnh Hashimoto.Luận văn tiến sỹ y học - Học viện quân y 
15. Wen T. Shen, Electron Kebebew, Quan-Yang Duh et all (2004).Predictors of airway 
complication after thyroidectomy for substernal goiter Arch Surg;139:656-660. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_benh_buou_giap_khon.pdf