Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triển, đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nồ dân số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế [1].

Ở Việt Nam, trong 25 năm qua không những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng (4,6 triệu năm 1989, 6,2 triệu năm 1999 và 9,1 triệu năm 2004) mà tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên tương ứng là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo dự báo, trong 25 năm tới, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi lên tới 16% [2], Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt, trong đó sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đến nay mới có một số ít công trình nghiên cứu về sa

sút trí tuệ, chủ yếu nghiên cứu trên lâm sàng, chưa có các số liệu về dịch tễ học.

Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chỉ rõ: Để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, một trong các xu hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ với hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh [3]. Để phát hiện sớm sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một khu vực là thành phố Hà Nội, cần phải tiến hành khảo sát xác định tỷ lệ sa sút trí tuệ và xác định các yếu tố nguy cơ một cách quy mô trên người cao tuổi ở Hà Nội. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số quận, huyện Hà Nội” nhằm mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số xã, phường thuộc hai quận, huyện Hà Nội.

 

Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội trang 1

Trang 1

Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội trang 2

Trang 2

Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội trang 3

Trang 3

Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội trang 4

Trang 4

Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội trang 5

Trang 5

Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội trang 6

Trang 6

Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội trang 7

Trang 7

docx 7 trang baonam 14720
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội
TẠP CHÍ NGHIÊN cứu Y Học|	
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC SA SÚT TRÍ TUỆ
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HAI QUẬN, HUYỆN HÀ NỘI
Lê Văn Tuấn1, Hoàng Văn Tân2, Lê Đức Hĩnh3
1BỘ Giáo dục và Đào tạo;
2Vìện Vệ sình Dịch tẽ Trung ương; 3Trường Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu nghiên cứu cắt ngang mô tả một số đặc điểm dịch tẽ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai xã ngoại thành của huyện Sóc Sơn và hai phường nội thành của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội được tiến hành trên quàn thể 1.767 người cao tuổi vào tháng 9 năm 2010. Két quả:Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ là 4,24%, trong đó tại hai xã ngoại thành là 5,06%, tại hai phường nội thành là 3,56%. Độ tuổi càng cao có tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Tỷ lệ mắc bệnh giảm dàn khi học vấn càng cao. Một số yếu tố liên quan là: bản thân có tiền sử tai biến mạch não (20,8%), tiền sử bản thân giảm trí nhớ (8,5%) và gia đình có người giảm trí nhớ (8,1%).
Từ khóa: sa sút trí tuệ, người cao tuổi, đặc điểm dịch tễ
ĐẶT VẤN ĐÈ
Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triển, đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nồ dân số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế [1].
Ở Việt Nam, trong 25 năm qua không những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng (4,6 triệu năm 1989, 6,2 triệu năm 1999 và 9,1 triệu năm 2004) mà tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên tương ứng là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo dự báo, trong 25 năm tới, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi lên tới 16% [2], Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt, trong đó sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đến nay mới có một số ít công trình nghiên cứu về sa
Địa chì liên hệ: Lê Văn Tuấn, Vụ Công tác HSSV, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Email: IvtuanQimoet. eơu. vn
Ngày nhận: 29/12/2013
Ngày được chấp thuận: 28/4/2014sút trí tuệ, chủ yếu nghiên cứu trên lâm sàng, chưa có các số liệu về dịch tễ học.
Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chỉ rõ: Để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, một trong các xu hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ với hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh [3]. Để phát hiện sớm sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một khu vực là thành phố Hà Nội, cần phải tiến hành khảo sát xác định tỷ lệ sa sút trí tuệ và xác định các yếu tố nguy cơ một cách quy mô trên người cao tuổi ở Hà Nội. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số quận, huyện Hà Nội” nhằm mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số xã, phường thuộc hai quận, huyện Hà Nội.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn của thành phố Hà Nội, được lựa chọn vào nghiên cứu theo các tiêu chuẩn
TẠP CHÍ NGHIÊN cứu Y HỌC
sau: từ 60 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại khu vực nghiên cứu, không phân biệt giới tính, tự nguyện tham gia và hợp tác nghiên cứu, có trình độ học vấn từ biết đọc - biết viết trở lên. Không đưa vào nghiên cứu: người già yếu, bị điếc, lòa, đục thủy tinh thể, liệt nửa người.
Địa điểm nghiên cứu: Bốn xã, phường thuộc một quận và một huyện của Thành phố Hà Nội: xã Thanh Xuân và Minh Trí thuộc huyện Sóc Sơn, phường Phương Mai và Kim Liên thuộc quận Đống Đa.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2012.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả với thiết kế cắt ngang.
- Cỡ mẫu nghiên cứu:
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu [4] sau:
Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu; Z(1_a/2); Hệ số tin cậy. Với a = 0,05 và độ tin cậy là 95% -- > Z(i^i/2) = 1,96; p: tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người trên 60 tuổi tại cộng đồng = 4,63% (lấy theo kết quả nghiên cứu trước đó [5]; d: độ chính xác tuyệt đối, chọn d = 0,015. Từ công thức tính được cỡ mẫu cần nghiên cứu tại một khu vực (n = 800). Dự kiến có khoảng 5% (40 đối tượng) không hợp tác nghiên cứu tại mỗi khu vực (nội và ngoại thành). Do đó, mỗi khu vực cần nghiên cứu cỡ mẫu n = 840. Tồng số người cao tuổi cần điều tra tại hai khu vực nội và ngoại thành của thành phố Hà Nội = 840 X 2 = 1.680 (người cao tuổi).
- Kỹ thuật chọn mẫu: Thành phố Hà Nội được chia thành hai khu vực nội thành và ngoại thành, một quận và một huyện của hai khu vực được chọn làm địa điểm nghiên cứu. Chọn chủ đích quận Đống Đa và huyện Sóc Sơn. Chọn ngẫu nhiên phường Phương Mai và Kim Liên của quận Đống Đa và hai xã Thanh Xuân và Minh Trí của huyện Sóc Sơn. Lập danh sách toàn bộ số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên của bốn xã, phường được chọn làm địa điểm nghiên cứu nêu trên. Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp “cổng liền cổng”.
Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin: theo 2 bước
Bước 1. Điều tra sàng lọc: điều tra viên đến tận nhà từng hộ gia đình có người cao tuổi và tiến hành phỏng vấn theo mẫu phiếu in sẵn và đánh giá sàng lọc bằng trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm trí thu nhỏ MMSE (Mini Mental State Examination) [6]. Những đối tượng có biểu hiện nghi ngờ sa sút trí tuệ (tổng điểm trắc nghiệm MMSE £ 23 điểm) sẽ được đánh giá chuyên sâu ở bước 2 bằng các biểu mẫu tiếp theo để có chẩn đoán chính xác.
Bước 2. Điều tra, đánh giá chuyên sâu: Người cao tuổi nghi ngờ sa sút trí tuệ được mời đến Phòng khám thần kinh - tâm lý được bố trí ngay tại cộng đồng, được đánh giá các chức năng nhận thức khác nhau. Chẩn đoán sa sút trí tuệ theo các tiêu chuẩn sách Thống kê Chẩn đoán bệnh Tâm thần lần thứ tư DSM- IV[1].
Biến số và chỉ số nghiên cứu
+ Các biến số về thông tin chung và tiền sử của người cao tuổi: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, một số biến số về tiền sử mắc bệnh: tăng huyết áp (theo tiêu chuẩn của Uỷ ban liên Quốc gia VII [7]), tai biến mạch não cũ (có thiếu sót thần kinh khu trú xảy ra đột ngột tồn tại trên 24 giờ [8]), bệnh tim-mạch, giảm trí nhớ, đái tháo đường, tăng lipid máu và một số bệnh khác liên quan.
+ Các biến số sàng lọc, xác định tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ và yếu tố nguy cơ của sa
TẠP CHÍ NGHIÊN cứu Y HỌC
sút trí tuệ theo các nhóm nguy cơ bệnh tim mạch, chuyển hoá, tâm lý-xã hội và nếp sống.
- Phương pháp khống chế sai số: Sai số kỹ thuật: thầy thuốc chuyên khoa thực hiện. Sai số nhớ lại: Thiết kế phiếu rõ. Sai số do vắng mặt: thông báo rõ, hai lần không gặp thì loại. Sai số dư: chọn người dẫn đường. Sai số vào số liệu: giám sát kỹ, nhập và xử lý số liệu do chủ nhiệm đề tài thực hiện.
Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0.
Đạo đức trong nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm hoàn thiện thông tin về sa sút trí tuệ, thông tin cá nhân được giữ bí mật, đối tượng tự nguyện. Bệnh nhân được khám và phát một số thuốc miễn phí tùy theo sức khỏe người bệnh.
KẾT QUÀ
Bảng 1. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Khu vực
Sa sút trí tuệ
Không sa sút trí tuệ
p
Số lượng
%
Số lượng
%
2 phường nội thành
34
3,56
922
96,44
n HR
2 xã ngoại thành
41
5,06
770
94,94
Chung
75
4,24
1692
95,76
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là 4,24%; Trong đó, tỷ lệ ở hai xã ngoại thành là 5,06% và hai phường nội thành là 3,56%. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 2. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Sa sút trí tuệ
Không sa sút trí tuệ
p
Số lượng
%
Số lượng
%
60 - 64 (số lượng = 478)
3
0,6
475
99,4
65 - 69 (số lượng = 399)
7
1,8
392
98,2
70 - 74 (số lượng = 348)
12
3,5
336
96,5
75-79 (số lượng = 281)
16
5,7
265
94,3
< 0,001
80 - 84 (số lượng = 78)
20
11,2
158
88,8
85 - 89 (số lượng = 59)
11
8,6
48
81,4
90 (số lượng = 24)
6
25,0
18
75,0
Độ tuổi càng cao, tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ càng cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
TẠP CHÍ NGHIÊN cứu Y HỌC
Bảng 3. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính
Giới tính
Sa sút trí tuệ
Không sa sút trí tuệ
n
%
n
%
p
Nam (số lượng = 780)
28
3,6
752
96,4
—	HR
Nữ (số lượng = 987)
47
4,8
940
95,2
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở nam giới là 3,6%, nữ giới là 4,8%. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 4. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Sa sút trí tuệ
Không sa sút trí tuệ
n
%
n
p
%
Biết đọc-biết viết (số lượng = 322)
35
10,9
287
89,1
Tiểu học (số lượng = 273)
15
5,5
258
94,5
Trung học cơ sở (số lượng = 345)
9
2,6
336
97,4
< 0,001
Phổ thông trung học (số lượng = 223)
5
2,2
218
97,8
Đại học - cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp (số lượng = 587)
11
1,9
576
98,1
Sau đại học (số lượng = 17)
0
0,0
17
100,0
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ có xu hướng giảm ở người có trình độ học vấn cao. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 5. Tỷ lệ r
nắc sa sút trí tuệ theo
tiền sử tăng huyết áp
Sa sút trí tuệ
Không sa sút trí tuệ
Tiên sử tăng huyêt áp
n
%
n
%
p
Bản thân
Có (số lượng = 680)
33
4,9
647
95,1
■ > 0,05
Không (số lượng = 1.087)
42
3,9
1.045
96,1
Gia đình
Có (số lượng = 431)
8
1,9
423
98,1
■ < 0,05
Không (số lượng = 1.336)
67
5,0
1.269
95,0
TẠP CHÍ NGHIÊN cứu Y HỌC
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân bệnh tăng huyết áp (4,9%) cao hơn so với người không có tiền sử này (3,9%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người tiền sử gia đình có người tăng huyết áp (1,9%) cao hơn so với người không có tiền sử này (5,0%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 6. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tai biến mạch não
Tiền sử tai biến mạch não
Sa sút trí tuệ
Không sa sút trí tuệ
p
n
%
n
%
Bản thân
Có (số lượng = 72)
15
20,8
57
79,2
n HR
Không (số lượng = 1.695 )
60
3,5
1.635
96,5
Gia đình
Có (số lượng = 83)
0
0,0
83
100,0
n HR
Không (số lượng = 1.684)
75
4,5
1.609
95,5
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân mắc tai biến mạch não (20,8%) cao hơn so với người không có tiền sử này (3,5%) và chưa thấy có trường hợp sa sút trí tuệ ở người có tiền sử gia đình tai biến mạch não. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 7. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh tim mạch
Tiền sử bệnh tim mạch
Sa sút trí tuệ
Không sa sút trí tuệ
p
n
%
n
%
Bản thân
Có (số lượng = 254)
9
3,5
245
96,5
- > 0,05
Không (số lượng = 1.513)
66
4,4
1,447
95,6
Gia đình
Có (số lượng = 175)
6
3,4
169
96,6
- > 0,05
Không (số lượng = 1.592)
69
4,3
1,523
95,7
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người có tiền sử bản thân mắc bệnh tim mạch (3,5%) thấp hơn người không có tiền sử này (4,4%). Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người tiền sử gia đình có bệnh tim mạch (3,4%) thấp hơn không đáng kể so với người không có tiền sử này (4,3%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Qua điều tra nghiên cứu mô tả trên một quần thể 1.767 người cao tuổi và nghiên cứu bệnh - chứng trên 225 người cao tuổi vào tháng 9 năm 2010, chúng tôi đưa ra một số bàn luận về một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại 2 quận, huyện Hà Nội, cụ thể như sau: Tỷ lệ người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ ở cả hai khu vực nghiên cứu là 4,24%. Kết quả này về khu vực ngoại thành của chúng tôi thấp hơn kết quả của Nguyễn Ngọc Hòa (4,6%), nhưng vẫn trong khoảng tin cậy 95% theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hòa (4,03-5,12) [5].
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi: Người cao tuổi ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ càng cao; cứ sau độ 5 - 10 năm tuổi, tỷ lệ tăng lên 1,5 đến 2 lần. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với số liệu của Nguyễn Ngọc Hoà và của Ikeda [5; 9] là cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ lại tăng lên gần gấp đôi.
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi theo giới tính: nữ giới cao hơn nam giới, tuy nhiên, sự chênh lệch giữa hai giới không đáng kể (p > 0,05). Nhận định tỷ lệ này của chúng tôi tương đương so với kết quả của Nguyễn Ngọc Hoà, Nguyễn Kim Việt và cộng sự [5; 10].
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn: Tỷ lệ mắc cao nhất ở trình độ học vấn thấp nhất là biết đọc - biết viết (10,9%) sau đó giảm dần theo các trình độ học vấn cao hơn. Nhận định này của chúng tôi cũng phù hợp với Nguyễn Ngọc Hoà, Nguyễn Kim Việt [5; 10],
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh tật: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm có tiền sử bản thân mắc tai biến mạch não có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ cao nhất (20,8%); Sau đó là nhóm cao tuổi có tiền sử bản thân có giảm trí nhớ (8,5%). Hiện nay vấn
	TẠP CHÍ NGHIÊN cứu Y HỌC
đề nghiên cứu về tiền sử giảm trí nhớ chưa được đề cập nhiều qua các nghiên cứu trong nước. Tuy nhiên, thay vì tìm hiểu về tiền sử bản thân giảm trí nhớ, một số tác giả đánh giá về tiền sử gia đình có người sa sút trí tuệ. Kết quả của Nguyễn Ngọc Hoà cho thấy tỷ lệ hiện mắc theo nhóm tiền sử này là 28,0% cao hơn so với nhóm tiền sử bình thường (3,8%) tới 9,8 lần [5]. Ngoài ra trong nghiên cứu này, chúng tôi không gặp trường hợp sa sút trí tuệ nào ở những người tiền sử gia đình mắc tai biến mạch não.
KÉT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cắt ngang trên quần thể 1.767 người cao tuổi tại hai xã của huyện Sóc Sơn và hai phường của quận Đống Đa vào tháng 10 năm 2010 cho thấy:
Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là 4,24%, tỷ lệ mắc tại hai xã ngoại thành là 5,06%, tại hai phường nội thành là 3,56%. Độ tuổi càng cao có tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Tỷ lệ mắc bệnh giảm dần khi trình độ học vấn càng cao.
Một số yếu tố tiền sử có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ cao là bản thân có tiền sử tai biến mạch não (20,8%), tiền sử bản thân giảm trí nhớ (8,5%) và gia đình có người giảm trí nhớ (8,1%) và tăng huyết áp (4,9%).
KIẾN NGHỊ
Cần tổ chức quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với người cao tuổi.
Tăng cường các hoạt động thể lực, các hoạt động xã hội và quần chúng, các hoạt động liên quan đến nhận thức áp dụng phù hợp với đặc điểm của từng khu vực người cao tuổi sinh sống.
Lời cám ơn
Chúng tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, các
TẠP CHÍ NGHIÊN cứu Y HỌC
phòng và khoa Tâm Thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Chúng tôi cam kết không xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHÀO
Phạm Khuê (2002). Bệnh Alzheimer, Nhà xuất băn Y học, 29 - 37.
Tổng cục Thống kê (2009). Tồng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Phần III. Các biểu tổng hợp suy rộng mẫu. Nhà xuất băn Thống kê, 174-176.
Petersen RC, Ganguh Stevens JC (2001). Practice parameters: early detection of dementia, MCI (an evidence - based review)", Report of the quality standards sub committee of the American Academy of Neurology. Neurology, 56, 1133 -1142.
Dupont W.D (1999). Statistical Modeling for Biomedical Researchers: A Simple Introduction to the Analysis of Complex Data. Cambridge University Press, 108 - 201.
Nguyễn Ngọc Hoà (2006). Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố liên đến sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Tây (2005 - 2006). Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 10-35.
Folstein M.F, McHugh P.R Folstein S.E (I975). Mini - Mental State, a practical method for grading the cognitive state of patients for the clinician, J.psychiat. Res, 12, 189-198.
National Institutes of Health (1997). The sixth report of Joint National Committee on prevention, detection, evaluation and treatment of high blood pressure. NIH publication, 98, 11 -13.
Bonita R (1992). Epidemiology of Stroke. The Lancet, 339, 342 - 345.
Ikeda M, Shigenobu K (2003). The prevalence of MCI among community dwelling elderly. Seishin Shinkeigaku Zasshi, 105(4), 381 - 386.
Nguyễn Kim Việt, Trần Viết Nghị, Hoàng Đức Kiệt (2001). Bước đầu đánh giá sa sút tâm thần ở người già tại một quần thể dân cư thành phố Thái Nguyên. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Hà Nội, 176 -181.
Summary
SOME EPIDEMIOLOGICALCHARACTERISTICSOF DEMENTIAINTHE
ELDERLYINTWORURAL DISTRICTSOF HANOI
The objective of this cross-sectional study was to describe the characteristics of the epidemiology of dementiain the elderlyin two suburban communes in the Socson districtand two urban wards of the Dongda district in Hanoi. A total of 1.767elderly people from 60 years old to older without obvious physical defects such as loss of hearing, loss of vision, or paralysis were recruited for the study. The average prevalence for dementia was 4.24% among the elderly participants. The prevalence for dementia was different between the elderly living in the Socson and Dongda districts. A higher rate for dementia was observed in the elderly population living in the Socson district (5.06%) compared to only 3.56% for the elderly living in the Dongda district. In addition the higher the age of the participants, the higher the rate of dementia. Prevalence rate for dementia was reduced among the elderly with a higher education. A history of cerebral vascular accident (20.8%), personal history of memory impairment (8.5%),anda family history of memory impairment (8.1%) were observed to be important factors in causing dementia in these two populations.
Keywords: dementia, the elderly, the epidemiology

File đính kèm:

  • docxmot_so_dac_diem_dich_te_hoc_sa_sut_tri_tue_o_nguoi_cao_tuoi.docx
  • pdfmoi-lien-quan-giua-roi-loan-chuyen-hoa-lipoprotein-mau-va-to_SID12_PID1126417.pdf