Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động

Có nhiều hình thức để giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe

(DD-SK) cho trẻ mầm non như: hoạt động học có chủ

đích, hoạt động ngoài trời, các trò chơi khác nhau.; trong

đó, trò chơi là phương tiện mang lại hiệu quả hơn cả bởi lẽ

hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi.

Thông qua chơi các trò chơi khác nhau, giáo viên mầm

non (GVMN) có thể dạy trẻ học hiệu quả. Ở trường mầm

non có nhiều loại trò chơi như: trò chơi học tập, trò chơi

xây dựng, trò chơi vận động (TCVĐ). Mỗi loại trò chơi

có nội dung, tính chất khác nhau song đều có thể trở thành

phương tiện để giáo dục trẻ rất hiệu quả. Trong các loại trò

chơi đó, trẻ yêu thích nhất là TCVĐ bởi đây là loại trò chơi

trẻ luôn được hoạt động, chạy nhảy, hát ca, nô đùa thoải

mái, vui vẻ. Chính vì vậy, ở các trường mầm non, giáo

viên (GV) luôn sử dụng TCVĐ một cách triệt để nhằm

giáo dục phát triển vận động mà còn để rèn luyện, củng cố

kiến thức kĩ năng cho trẻ, trong đó có giáo dục DD-SK

Bài viết trình bày một số biện pháp giáo dục DD-SK

cho trẻ mẫu giáo thông qua TCVĐ như: sưu tầm, lựa

chọn các TCVĐ theo các chủ đề; lựa chọn các phương

tiện, đồ dùng trực quan.

Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động trang 1

Trang 1

Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động trang 2

Trang 2

Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động trang 3

Trang 3

Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động trang 4

Trang 4

Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 04/01/2022 11740
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động

Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - Sức khoẻ cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 133-137 
133 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC DINH DƯỠNG - SỨC KHOẺ 
CHO TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG 
Phạm Thị Thu Thuỷ - Trường Đại học Tân Trào 
Lê Thị Hồng Nhung - Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên 
Ngày nhận bài: 04/04/2018; ngày sửa chữa: 08/05/2018; ngày duyệt đăng: 21/05/2018. 
Abstract: Nutrition and health education is an important goal of early childhood education because 
this is the stage which mobility abilities of children such as walking, standing, running and dancing 
are improved. There are many measures to educate nutrition and health for preschool children, 
including action games. Action games help children to improve their physical and mental health, 
intelligence and creativity. This article presents some measures to educate nutrition and health for 
pre-school children through action games. 
Keywords: Preschool children, nutrition and health education, action games, preschool. 
1. Mở đầu 
Có nhiều hình thức để giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe 
(DD-SK) cho trẻ mầm non như: hoạt động học có chủ 
đích, hoạt động ngoài trời, các trò chơi khác nhau...; trong 
đó, trò chơi là phương tiện mang lại hiệu quả hơn cả bởi lẽ 
hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi. 
Thông qua chơi các trò chơi khác nhau, giáo viên mầm 
non (GVMN) có thể dạy trẻ học hiệu quả. Ở trường mầm 
non có nhiều loại trò chơi như: trò chơi học tập, trò chơi 
xây dựng, trò chơi vận động (TCVĐ)... Mỗi loại trò chơi 
có nội dung, tính chất khác nhau song đều có thể trở thành 
phương tiện để giáo dục trẻ rất hiệu quả. Trong các loại trò 
chơi đó, trẻ yêu thích nhất là TCVĐ bởi đây là loại trò chơi 
trẻ luôn được hoạt động, chạy nhảy, hát ca, nô đùa thoải 
mái, vui vẻ. Chính vì vậy, ở các trường mầm non, giáo 
viên (GV) luôn sử dụng TCVĐ một cách triệt để nhằm 
giáo dục phát triển vận động mà còn để rèn luyện, củng cố 
kiến thức kĩ năng cho trẻ, trong đó có giáo dục DD-SK 
Bài viết trình bày một số biện pháp giáo dục DD-SK 
cho trẻ mẫu giáo thông qua TCVĐ như: sưu tầm, lựa 
chọn các TCVĐ theo các chủ đề; lựa chọn các phương 
tiện, đồ dùng trực quan... 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số vấn đề lí luận về giáo dục dinh dưỡng - sức 
khỏe cho trẻ mẫu giáo 
Giáo dục DD-SK có ảnh hưởng trực tiếp đến quá 
trình phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ và góp phần quan 
trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, 
giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ. Việc giáo 
dục DD-SK cho trẻ ngay từ độ tuổi mẫu giáo còn tạo ra 
sự liên thông về giáo dục DD-SK ở các lứa tuổi tiếp theo. 
Đó là cơ sở, tiền đề để xây dựng nên những con người có 
đầy đủ sức khỏe, trí tuệ và năng lực để đáp ứng yêu cầu 
ngày càng cao của xã hội. 
Những cơ sở lí luận của giáo dục DD-SK cho trẻ 
mầm non gồm: 
- Trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng 
có đặc điểm tâm, sinh lí riêng như: các thao tác tư duy 
chưa được hình thành một cách rõ nét, trẻ chưa thể lĩnh 
hội được tri thức khoa học theo môn riêng biệt mà chỉ có 
thể tiếp nhận tri thức và kĩ năng theo hướng tích hợp chủ 
đề. Hệ thống chủ đề được thực hiện theo mục tiêu phát 
triển toàn diện của trẻ về thể lực, ngôn ngữ, tình cảm, 
thẩm mĩ, xã hội. 
- Căn cứ vào quan điểm sư phạm tích hợp theo chủ đề. 
Việc tích hợp nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ đề xuất 
phát từ nhu cầu của trẻ gắn liền với cuộc sống, với thiên 
nhiên và môi trường gần gũi với chúng. Điều đó thể hiện 
ở hai hướng: Tích hợp nội dung dạy trẻ theo các lĩnh vực 
gần nhau; lồng ghép các con đường chuyển tải các nội 
dung giáo dục đa dạng trong từng chủ đề. Giáo dục DD-
SK cần được hòa quyện, lồng ghép, đan cài với các lĩnh 
vực khác trong cuộc sống. Nội dung giáo dục DD-SK cho 
trẻ mầm non không phải đưa đến cho trẻ qua các giờ học 
chuyên biệt mà cần lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động 
khác: hoạt động chơi ở các góc, hoạt động học có chủ đích, 
hoạt động ngoài trời... Từ đó, GV hình thành cho trẻ nhận 
thức, thái độ và hành động đúng đắn về vấn đề DD-SK, 
từng bước giúp trẻ có được những hiểu biết đúng đắn về 
DD-SK; rèn cho trẻ những kĩ năng, thói quen tốt trong ăn 
uống, đồng thời hình thành ở trẻ thái độ tự giác, tích cực 
đối với vấn đề ăn uống và sức khỏe cho bản thân. 
2.2. Cơ sở thực tiễn 
Chúng tôi tiến hành khảo sát 58 GV dạy mẫu giáo tại 
các trường MN thuộc tỉnh Tuyên Quang (Mầm non Tân 
Trào, Xuân Vân) và TP. Hưng Yên (Hồng Châu, Ban Mai 
Xanh) từ tháng 1-3/2018, bằng nhiều phương pháp nghiên 
cứu như: Điều tra bằng bảng hỏi, xử lí số liệu. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 133-137 
134 
2.2.1. Nhận thức của các giáo viên dạy mẫu giáo về việc 
giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo thông 
qua trò chơi vận động 
- Tầm quan trọng của giáo dục DD-SK đối với trẻ 
mẫu giáo: 100% số GV được hỏi đều cho rằng: cần thiết 
phải giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo và sử dụng 
TCVĐ để tích hợp, lồng ghép nội dung này là điều ...  dinh dưỡng - sức khỏe 
cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động 
2.3.1. Cơ sở định hướng của việc đề xuất các biện pháp 
giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo thông 
qua trò chơi vận động 
* Mục tiêu giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 133-137 
135 
Giáo dục DD-SK là một trong những mục tiêu căn 
bản của giáo dục mầm non nói chung, giáo dục mẫu giáo 
nói riêng. Mục tiêu giáo dục DD-SK cho trẻ là: 
- Giúp trẻ có khả năng nhận biết, phân biệt được các 
nhóm thực phẩm và một số cách chế biến món ăn đơn giản. 
- Giúp trẻ có ý thức ăn uống đầy đủ và hợp lí, biết 
một số lợi ích của ăn uống và tác dụng của luyện tập đối 
với sức khỏe. 
- Biết cách bảo vệ, chăm sóc các bộ phận cơ thể, các 
giác quan và sức khỏe cho bản thân. 
- Có nền nếp, thói quen, hành vi tốt, chăm sóc bảo vệ 
sức khỏe khi ăn, ngủ, vui chơi, tự phục vụ, giữ gìn vệ sinh. 
- Có khả năng nhận biết và tránh nguy hiểm, bảo vệ 
an toàn cho bản thân. 
* Quan điểm tiếp cận hoạt động 
Dưới góc độ triết học, “hoạt động là quan hệ biện 
chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ 
thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan. Ở 
góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong 
đó có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực “Chủ thể - 
khách thể” [1; tr 42]. 
Dưới góc độ sinh học, “hoạt động là sự tiêu hao năng 
lượng thần kinh và bắp thịt của con người khi tác động 
vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu vật 
chất và tinh thần của con người” [1; tr 43]. 
Dưới góc độ tâm lí học, xuất phát từ quan điểm cho 
rằng cuộc sống của con người là chuỗi những hoạt động, 
giao tiếp kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, hoạt động được 
hiểu là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. 
“Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người 
(chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về 
phía thế giới và cả về phía con người” [1; tr 43]. 
Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng. Đối tượng có 
thể là sự vật, hiện tượng, quan hệ, có thể là một cá nhân, 
một nhóm người, cũng có thể là tri thức, kĩ năng,... 
TCVĐ là một hoạt động giáo dục ở trường mầm non, 
là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ, trong đó có 
giáo dục DD-SK. Đối tượng của TCVĐ là: mối quan hệ 
giữa GV và trẻ, giữa trẻ với trẻ; cách thức sử dụng những 
đồ dùng, vật liệu trong khi chơi; sự hiểu biết về các thao 
tác chơi, nội dung trò chơi... Chính các đối tượng đó ảnh 
hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các trò chơi cũng như 
việc giáo dục DD-SK thông qua trò chơi. Trẻ mẫu giáo 
rất yêu thích TCVĐ và thông qua TCVĐ, GV có thể tích 
hợp nhiều nội dung giáo dục khác nhau, trong đó có giáo 
dục DD-SK. Để tổ chức TCVĐ có lồng ghép nội dung 
giáo dục DD-SK cho trẻ, mỗi GV cần có những biện 
pháp khác nhau giúp trẻ tích cực, hứng thú như: thay đổi 
nội dung, chọn lựa các trò chơi cho phù hợp; phương 
tiện, đồ dùng phong phú, hợp lí với mỗi trò chơi; lập kế 
hoạch cụ thể các trò chơi cho phù hợp theo từng chủ đề;... 
* Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non 
Trong giáo dục mầm non hiện nay, quan điểm tích hợp 
thể hiện rất rõ nét bởi đối tượng của GDMN là trẻ từ 3 
tháng tuổi đến 6 tuổi, sự phát triển tâm, sinh lí của trẻ mới 
ở giai đoạn đầu tiên của đời người, các chức năng tâm, sinh 
lí còn chưa phân hóa rõ rệt, chúng còn đang “hòa quyện” 
vào nhau, trẻ chưa hình thành được các thao tác phân tích 
để có thể lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng chuyên biệt mà trẻ 
có thể nhận thức sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh 
trong tính toàn vẹn của chúng. Do đó, việc chăm sóc - giáo 
dục trẻ cần được tiến hành theo quan điểm tích hợp. Đó là 
con đường hiệu quả nhất cho sự phát triển của trẻ mầm 
non. Bởi theo quan điểm tích hợp, các kiến thức, kĩ năng 
sẽ được “hòa quyện”, “đan cài” vào nhau theo các chủ đề 
gần gũi, quen thuộc, giúp trẻ học mà như đang hoạt động 
vui vẻ trong chính cuộc sống thực vậy. 
2.3.2 Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe 
cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi vận động 
* Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ phù hợp để giáo dục 
DD-SK cho trẻ mẫu giáo theo các chủ đề giáo dục 
- Mục đích: Nhằm tạo ra một “ngân hàng TCVĐ” 
phong phú với nhiều trò chơi khác nhau để giáo dục DD-
SK cho trẻ mẫu giáo phù hợp với các chủ đề giáo dục ở 
trường mầm non. 
- Ý nghĩa: 
+ GV dễ dàng lựa chọn các TCVĐ phù hợp với các 
chủ đề giáo dục để tích hợp nội dung giáo dục DD-SK 
cho trẻ mẫu giáo. 
+ Trẻ hào hứng, vui thích hơn khi được chơi nhiều 
trò chơi khác nhau. 
- Tiến hành: 
+ Thống kê tất cả những TCVĐ trong chương trình 
giáo dục trẻ mẫu giáo. 
+ Tìm kiếm, sưu tầm các TCVĐ khác nhau nhưng 
vẫn phù hợp với trẻ mẫu giáo. 
+ Lựa chọn các TCVĐ để tích hợp nội dung giáo dục 
DD-SK cho trẻ mẫu giáo cho phù hợp với mỗi chủ đề. 
+ Lập kế hoạch các TCVĐ nhằm giáo dục DD-SK 
cho trẻ mẫu giáo theo các chủ đề. 
* Lập kế hoạch tổng thể và cụ thể mỗi TCVĐ để giáo 
dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo 
- Mục đích: Giúp GV có cái nhìn tổng thể về TCVĐ 
có tích hợp nội dung giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo 
trong một thời gian dài (năm học, chủ đề lớn). Từ đó, GV 
chủ động lập kế hoạch cụ thể các hoạt động theo từng 
chủ đề nhánh, ngày và tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ để 
giáo dục DD-SK cho trẻ. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 133-137 
136 
- Ý nghĩa: GV chủ động hơn trong quá trình tổ chức cho 
trẻ mẫu giáo chơi TCVĐ nhằm giáo dục DD-SK cho trẻ. 
- Tiến hành: 
+ Lập kế hoạch tổng thể các TCVĐ nói chung, 
TCVĐ nhằm giáo DD-SK cho trẻ mẫu giáo theo năm 
học, phân bố cho các chủ đề lớn trong chương trình giáo 
dục mẫu giáo. 
+ Lập kế hoạch chi tiết các TCVĐ nhằm giáo dục 
DD-SK cho trẻ mẫu giáo theo từng chủ đề nhánh. 
+ Lập kế hoạch tổ chức các TCVĐ nhằm giáo dục 
DD-SK cho trẻ mẫu giáo theo từng hoạt động trong ngày. 
Dựa vào các TCVĐ trong chương trình giáo dục mẫu 
giáo và “ngân hàng TCVĐ” GV đã sưu tầm, sáng tạo, 
lựa chọn và lập kế hoạch tổ chức các TCVĐ có tích hợp 
nội dung giáo dục DD-SK phù hợp với các chủ đề giáo 
dục trẻ mẫu giáo. Tùy vào mỗi trò chơi, mỗi hoạt động, 
mỗi chủ đề, GV lập kế hoạch các TCVĐ có tích hợp nội 
dung giáo dục DD-SK một cách cụ thể để khi tổ chức 
cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. 
* Lựa chọn các phương tiện, đồ dùng trực quan phù 
hợp với mỗi TCVĐ để giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo 
- Mục đích: Gây hứng thú, tạo niềm tin cho trẻ trong 
quá trình chơi TCVĐ. 
- Ý nghĩa: Kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ; 
giúp trẻ không cảm thấy nhàm chán trong quá trình chơi. 
- Tiến hành: 
Căn cứ vào từng trò chơi, từng chủ đề, GV lựa chọn 
các phương tiện, đồ dùng trực quan phù hợp để tạo cảm 
giác thích thú, tích cực hoạt động cho trẻ. Có thể sử dụng 
những bản nhạc cho từng lần chơi; những dụng cụ: dây, 
gậy, vòng,... để trẻ thực hiện vận động của các trò chơi 
hay những đồ chơi: hộp quà, quả nhựa, lô tô,... làm yêu 
cầu của nội dung giáo dục DD-SK cho trẻ. 
Khi tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ cần có yếu tố âm nhạc, 
GV nên chú ý đến các chủ đề giáo dục để chọn những bài 
hát, bản nhạc phù hợp làm hiệu lệnh cho trẻ tham gia vào 
trò chơi hào hứng hơn. Thường xuyên thay đổi các phương 
tiện bổ trợ cho các trò chơi, chẳng hạn: đều là yêu cầu bật 
liên tục có thể là bật qua vòng hay gậy, dây...; đều là chạy 
đến đích nào đó có thể là nhà hoặc bến xe, khu vườn,... 
* Thường xuyên thay đổi nội dung, yêu cầu của mỗi 
trò chơi 
- Mục đích: Gây hứng thú, tạo điều kiện cho trẻ chơi 
nhiều lần mà không thấy chán nản, mệt mỏi. 
- Ý nghĩa: Kích thích trẻ tự tin hơn, hào hứng hơn khi 
tham gia các TCVĐ có tích hợp nội dung giáo dục DD-SK. 
- Tiến hành: 
+ Lựa chọn những TCVĐ phù hợp theo các chủ đề 
giáo dục trẻ để tích hợp nội dung giáo dục DD-SK; 
+ Lập kế hoạch và tổ chức TCVĐ có tích hợp nội 
dung giáo dục DD-SK cho trẻ. Chú ý thay đổi nội dung, 
yêu cầu chơi cho phù hợp với mỗi lần chơi, mỗi trò 
chơi,... 
* Tạo ra nhiều hình thức động viên, khích lệ trẻ tham 
gia TCVĐ để giáo dục DD-SK cho trẻ mẫu giáo 
- Mục đích: Nhằm khơi dậy ở trẻ sự tự tin, mạnh dạn 
trong quá trình tham gia trò chơi, chơi một cách tích cực, 
tự giác hơn. 
- Ý nghĩa: Kích thích sự hào hứng, tích cực của trẻ 
trong quá trình tham gia trò chơi. 
- Tiến hành: 
GV có nhiều hình thức động viên, khích lệ trẻ trong 
quá trình trẻ chơi TCVĐ như: lời nhận xét, khuyến khích; 
phần thưởng khi đội nào chiến thắng... Tùy vào mỗi trò 
chơi, thời điểm của trò chơi của trẻ, GV tạo ra những hình 
thức khích lệ khác nhau. Chẳng hạn, khi trẻ chơi chưa 
tốt, GV có thể đưa ra những lời động viên, khích lệ để trẻ 
cố gắng hơn hoàn thành nhiệm vụ chơi của mình như: 
“Chúng mình hãy cố lên nhé!”, “Đội của các con rất 
giỏi!”, “Cô tin, con sẽ làm rất tốt!”, “Chúc mừng đội 
của con!”... Nhưng khi trẻ đã hoàn thành tốt trò chơi thì 
ngoài những tràng pháo tay khích lệ, GV nên tạo ra 
những phần thưởng để khích lệ trẻ. Những phần thưởng 
cũng nên thay đổi để trẻ thấy thích thú mà tích cực hơn 
trong các trò chơi. Ví dụ: khi thì tặng cho trẻ những hộp 
quà với nhiều màu sắc khác nhau; khi lại là những bông 
hoa hay những cái nơ, những dải lụa màu,... 
* Đánh giá TCVĐ có tích hợp nội dung giáo dục 
DD-SK cho trẻ mẫu giáo 
- Mục đích: Giúp GV nhìn nhận một cách toàn diện 
khả năng của trẻ trong lớp khi chơi TCVĐ có tích hợp 
nội dung giáo dục DD-SK. Từ đó, lập kế hoạch và tổ 
chức những trò chơi sau ngày càng hiệu quả hơn. 
- Ý nghĩa: Tạo điều kiện để GV phát huy những mặt 
ưu điểm của trẻ đồng thời khắc phục cho trẻ những điểm 
còn hạn chế trong quá trình tham gia trò chơi. Hơn nữa, 
GV sẽ “điều hòa” được hoạt động chơi của trẻ, làm tích 
cực hóa hoạt động của trẻ nhiều hơn. 
- Tiến hành: 
Có nhiều cách đánh giá trẻ: 
+ Đánh giá thông qua hiệu quả hoạt động của trẻ 
trong các TCVĐ có tích hợp nội dung giáo dục DD-SK: 
GV cần đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể như: thực hiện 
nhiệm vụ chơi, kĩ năng chơi, thái độ với các trò chơi, bạn 
chơi... làm căn cứ để đánh giá trẻ. 
+ Đánh giá sau mỗi hoạt động chơi của trẻ: GV đưa 
ra những lời khích lệ, nhận xét, đánh giá những ưu, 
nhược điểm của trẻ trong trò chơi; nhắc nhở, dặn dò trẻ 
để tạo hứng thú cho trẻ với những lần chơi sau. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 133-137 
137 
* Phối hợp các biện pháp giáo dục DD-SK cho trẻ 
mẫu giáo thông qua TCVĐ 
Các biện pháp nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, 
bổ sung cho nhau. Trong quá trình tổ chức TCVĐ có tích 
hợp nội dung DD-SK, đòi hỏi các GVMN cần vận dụng 
các biện pháp một cách khéo léo, linh hoạt. Chỉ trên cơ 
sở thống nhất, phối kết hợp sử dụng các biện pháp với 
nhau thì mới có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, mang 
lại hiệu quả cao nhất của từng biện pháp cũng như của cả 
quá trình giáo dục DD-SK cho trẻ. 
Để tổ chức tốt các TCVĐ tích hợp nội dung giáo dục 
DD-SK cho trẻ mẫu giáo thì GVMN phải lựa chọn, sưu 
tầm những TCVĐ phù hợp theo các chủ đề giáo dục của 
chương trình giáo dục mầm non và lập kế hoạch tổng thể 
các trò chơi cho cả năm học cũng như cụ thể cho từng 
hoạt động. Muốn mang lại hứng thú, hào hứng cho trẻ 
với mỗi trò chơi thì GV phải biết cách lựa chọn các 
phương tiện, đồ dùng trực quan phù hợp với mỗi trò chơi; 
thường xuyên thay đổi nội dung, yêu cầu của mỗi trò 
chơi; đồng thời phải tạo ra nhiều hình thức động viên, 
khích lệ trẻ tham gia TCVĐ để giáo dục DD-SK. Động 
viên, khích lệ cùng những lời nhận xét, đánh giá của GV 
giúp cho trẻ biết mình đã làm thế nào, mình cần cố gắng 
thế nào? Lời nhận xét, đánh giá của GV dù rất đơn giản, 
nhẹ nhàng nhưng cũng đủ làm trẻ thấy mình đã được ghi 
nhận hay sẽ phải cố gắng hơn nữa. 
2.4. Các điều kiện sư phạm của việc sử dụng biện pháp 
giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ mẫu giáo thông 
qua trò chơi vận động 
Để sử dụng tốt các biện pháp giáo dục DD-SK cho 
trẻ mẫu giáo thông qua TCVĐ cần phải có các điều kiện 
sư phạm như sau: 
2.4.1. Về phía giáo viên 
GVMN là những người trực tiếp triển khai các biện 
pháp giáo dục DD-SK cho trẻ thông qua các trò chơi 
khác nhau, trong đó có TCVĐ. Vì vậy, để giúp hoạt động 
này đạt kết quả tốt, GV cần đáp ứng một số điều kiện sau: 
- Nắm chắc kế hoạch hoạt động chung của lớp và đặc 
điểm của trẻ để chủ động lựa chọn các TCVĐ có tích hợp 
nội dung giáo dục DD-SK phù hợp. 
- Có trình độ và khả năng chuyên môn tốt, đáp ứng 
được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, linh hoạt, sáng tạo 
trong việc tổ chức cho trẻ chơi các TCVĐ khác nhau có 
tích hợp nội dung giáo dục DD-SK. Luôn biết cách tạo 
điều kiện, cơ hội cho trẻ tham gia trò chơi, khích lệ trẻ 
hào hứng với các trò chơi. 
2.4.2. Về phía trẻ mẫu giáo 
Trẻ mẫu giáo là “chủ thể” của hoạt động lĩnh hội kiến 
thức, kĩ năng mà GV truyền đạt. Vì vậy, khi tham gia 
TCVĐ, trẻ phải tích cực, chủ động để thực hiện tốt nhiệm 
vụ chơi, kĩ năng chơi, hào hứng khám phá những điều 
mới lạ trong các trò chơi. 
2.4.3. Về môi trường giáo dục 
Môi trường giáo dục được ví như “người GV thứ 
hai”. Trong quá trình tổ chức TCVĐ để giáo dục DD-SK 
cho trẻ mẫu giáo cũng rất cần có môi trường “chơi” thật 
hấp dẫn với trẻ như: không gian chơi rộng, sạch sẽ, 
thoáng mát; đồ dùng, dụng cụ phục vụ các trò chơi phong 
phú, màu sắc hấp dẫn...; trên các mảng tường cần có “góc 
vận động”, “góc dân gian”, “góc dinh dưỡng”... với 
những hình ảnh sinh động, thu hút trẻ. 
3. Kết luận 
Giáo dục DD-SK là một trong những nội dung giáo 
dục quan trọng cho trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 
nói riêng. Thông qua các hoạt động giáo dục, GVMN có 
thể tích hợp được nhiều nội dung khác nhau, trong đó có 
giáo dục DD-SK. Một trong những phương tiện giáo dục 
hữu hiệu nhất chính là các trò chơi và TCVĐ bởi TCVĐ 
được coi là “món ăn tinh thần” hấp dẫn trẻ, mang lại niềm 
vui thích cho trẻ khi trẻ vừa được chạy, nhảy, hát ca, nô 
đùa... vừa được học hỏi rất nhiều điều thú vị. Những bài 
học về giáo dục DD-SK nếu được tích hợp vào các 
TCVĐ sẽ mang lại niềm vui thích cho trẻ. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên, 2011) - Nguyễn Văn 
Lũy - Đinh Văn Vang. Giáo trình Tâm lí học đại 
cương. NXB Đại học Sư phạm. 
[2] Lê Mai Hoa (2008). Giáo trình Vệ sinh - Dinh 
dưỡng. NXB Giáo dục. 
[3] Phạm Mai Chi - Vũ Yến Khanh - Nguyễn Thị Hồng 
Thu (2012). Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng - 
sức khỏe cho trẻ mầm non. NXB Giáo dục. 
[4] Đặng Hồng Phương (2008). Giáo trình Phương 
pháp giáo dục thể chất. NXB Giáo dục. 
[5] Lê Mai Hoa (2009). Dinh dưỡng trẻ em. NXB Đại 
học Sư phạm. 
[6] Nguyễn Thị Hòa (2005). Tổ chức chơi cho trẻ mẫu 
giáo. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Nguyễn Thị Hòa (2013). Giáo dục tích hợp ở bậc 
học mầm non. NXB Đại học Sư phạm. 
[8] Trần Lan Phương - Phùng Thị Tường (2009). Trò 
chơi vận động và các bài tập thể dục sáng cho trẻ từ 
2-6 tuổi. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[9] Đinh Văn Vang (2008). Tổ chức hoạt động vui chơi. 
NXB Giáo dục. 
[10] Bộ GD-ĐT (2013). Chương trình giáo dục mầm non 
(3 độ tuổi mẫu giáo).

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_giao_duc_dinh_duong_suc_khoe_cho_tre_mau_gi.pdf