Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi

Độ tuổi Khả năng thị giác

Sơ sinh Trẻ chưa có khả năng phân biệt được màu sắc, nhìn vật mờ và không có

khả năng điều tiết.

2-3 tháng

Trẻ nhìn trực tiếp vào vật, phân biệt được một số màu: xanh, đỏ, đen,

trắng, nhận biết được người thân. Ở độ tuổi này trẻ đạt được ngưỡng thị

lực 20/200.

3-4 tháng Trẻ biết phân biệt được nét mặt vui, buồn. Thị trường mở rộng.

4-6 tháng Trẻ đạt được ngưỡng thị lực 20/100, nhìn được vật ở xa hơn, ở khoảng

cách gần có thể nhìn được vật nhỏ: mảnh vụn, sợi dây

9 tháng Trẻ đạt được thị lực ngưỡng 20/80, có thể nhìn được tranh, ảnh trên báo.

1 tuổi Thị lực của trẻ đạt được 20/60, có khả năng nhận biết và phân biệt được

màu sắc khác nhau.

2 tuổi Thị lực trẻ nhìn được ở ngưỡng 20/40, có thể nhận biết được hình khối, lắp

ghép một số hình đơn giản.

3-4 tuổi Trẻ nhận thức tốt hơn, sắp xếp hình tròn, kích thước theo yêu cầu. Thị lực,

sắc giác hoàn thiện.

4-5 tuổi

Trẻ có khả năng phân biệt được mức độ dài, ngắn của vật, lắp ráp, vẽ hình

khối cơ bản, phân biệt được chữ và số. Thị lực, thị trường, thị giác màu

hoàn thiện.

Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi trang 1

Trang 1

Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi trang 2

Trang 2

Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi trang 3

Trang 3

Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi trang 4

Trang 4

Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 8160
Bạn đang xem tài liệu "Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi

Một số bảng thị lực dành cho trẻ duois 5 tuổi
THÔNG TIN ĐIỀU DƯỠNG NHÃN KHOAĐặc san
16
MỘT SỐ BẢNG THỊ LỰC
Đỗ Thị Hồng Thu(*) 
Thị lực của trẻ chưa hoàn thiện ngay 
sau khi sinh mà còn tiếp tục phát triển 
trong những năm đầu sau sinh.
Thị lực là khả năng nhìn rõ các vật 
của mắt, mắt nhìn rõ các vật càng nhỏ 
thì thị lực càng cao. Đánh giá thị lực là 
bước rất quan trọng và cần thiết khi 
khám mắt.
1.2. Mục đích: để đánh giá khả năng 
nhìn của người bệnh.
DÀNH CHO TRẺ
DƯỚI 5 TUỔI
I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Định nghĩa thị lực
Thị giác là giác quan nhận thức ánh 
sáng, cảm nhận hình dạng, màu sắc, 
kết cấu, khoảng cách, độ sâu của sự vật. 
Thị giác giúp con người quan sát, liên 
hệ và trao đổi thông tin với môi trường 
xung quanh. Thị giác bao gồm nhiều 
yếu tố cấu thành như thị lực, thị trường, 
sắc giác... trong đó thị lực là một yếu tố 
quan trọng và hay được sử dụng nhất. 
(*) Khoa Mắt trẻ em
VN
H
ỘI
 ĐIỀ
U DƯỠNG
17
II. SỰ PHÁT TRIỂN THỊ LỰC TRẺ EM
Độ tuổi Khả năng thị giác
Sơ sinh Trẻ chưa có khả năng phân biệt được màu sắc, nhìn vật mờ và không có khả năng điều tiết.
2-3 tháng
Trẻ nhìn trực tiếp vào vật, phân biệt được một số màu: xanh, đỏ, đen, 
trắng, nhận biết được người thân. Ở độ tuổi này trẻ đạt được ngưỡng thị 
lực 20/200.
3-4 tháng Trẻ biết phân biệt được nét mặt vui, buồn. Thị trường mở rộng.
4-6 tháng Trẻ đạt được ngưỡng thị lực 20/100, nhìn được vật ở xa hơn, ở khoảng cách gần có thể nhìn được vật nhỏ: mảnh vụn, sợi dây
9 tháng Trẻ đạt được thị lực ngưỡng 20/80, có thể nhìn được tranh, ảnh trên báo.
1 tuổi Thị lực của trẻ đạt được 20/60, có khả năng nhận biết và phân biệt được màu sắc khác nhau.
2 tuổi Thị lực trẻ nhìn được ở ngưỡng 20/40, có thể nhận biết được hình khối, lắp ghép một số hình đơn giản.
3-4 tuổi Trẻ nhận thức tốt hơn, sắp xếp hình tròn, kích thước theo yêu cầu. Thị lực, sắc giác hoàn thiện.
4-5 tuổi
Trẻ có khả năng phân biệt được mức độ dài, ngắn của vật, lắp ráp, vẽ hình 
khối cơ bản, phân biệt được chữ và số. Thị lực, thị trường, thị giác màu 
hoàn thiện.
Bảng 3.1: Lea Gratings
III. CÁC LOẠI BẢNG THỊ LỰC VÀ 
CÁCH THỬ
 3.1. Bảng Lea Gratings
Thiết kế: Các loại bảng này được thiết 
kế có hình giống hình vợt bóng bàn. 
Trong đó có một bảng không có kẻ sọc, 
còn lại các bảng khác, trên mặt bảng 
có in các cặp đường kẻ sọc đen trắng 
được sắp xếp song song đều nhau. Kích 
thước, độ đậm nhạt và khoảng cách 
của các đường kẻ sọc tương đương với 
một mức độ thị lực khác nhau của trẻ.
THÔNG TIN ĐIỀU DƯỠNG NHÃN KHOAĐặc san
18
Cơ chế bảng: Khi bảng thị lực được 
đặt trước mặt trẻ ở khoảng cách 57 cm 
thì 1cm trên bảng thị lực tương đương 
với một góc nhìn một độ và số cặp kẻ 
sọc đen trắng trên 1 cm trên bảng thị 
lực chính là số cặp đường kẻ đen trắng 
ở góc nhìn một độ (cycles per degree-
cpd), tương đương với thị lực của trẻ. 
Nếu khoảng cách thử thị lực của trẻ 
giảm đi một nửa thì kết quả sẽ được 
chia đôi và ngược lại, nếu khoảng cách 
thử tăng lên gấp đôi thì kết quả thử 
cũng sẽ được nhân đôi lên.
Đối tượng: Dùng để kiểm tra thị lực 
cho trẻ <12 tháng.
Cách thử:
- Tư thế trẻ: Đặt trẻ ngồi lòng mẹ, đối 
diện với người thử ở khoảng cách 57cm.
- Người thử đặt đồng thời trước mặt 
trẻ một bảng thị lực có kẻ sọc đen trắng 
và một bảng màu xám không có kẻ sọc 
với kích thước, độ chiếu sáng như nhau. 
Trẻ có xu hướng nhìn vào bảng kẻ sọc, 
vì các kẻ sọc trên bảng hấp dẫn trẻ hơn 
là bảng màu xám. Kẻ sọc càng lớn, trẻ 
đáp ứng càng nhanh, ngược lại kẻ sọc 
càng bé, trẻ đáp ứng càng kém.
- Người thử cầm 2 bảng chồng lên 
nhau sau đó di chuyển 2 bảng tách dần 
ra (xem hình dưới). Bắt đầu thử với bảng 
thị lực có kẻ sọc to, sau đó chuyển dần 
sang bảng có kẻ sọc nhỏ hơn cho đến 
khi trẻ mất khả năng nhìn tập trung vào 
bảng kẻ sọc mỗi khi thử. Thị lực của trẻ 
chính là giá trị ghi trên bảng có kẻ sọc 
nhỏ nhất mà trẻ còn chú ý nhìn khi thử 
ở khoảng cách 57 cm. Ghi nhận kết quả. 
Trong trường hợp ở khoảng cách 57 cm 
mà trẻ không chú ý vào bảng thử, người 
thử phải di chuyển bảng vào khoảng 
cách gần hơn cho đến khi trẻ chú ý khi 
di chuyển 2 bảng.
3.2. Bảng hình 
Thiết kế: Bảng này được thiết kế bởi 
các hình vẽ đơn giản, dễ nhận biết và 
phân biệt. Mỗi hàng tương ứng với 
ngưỡng thị lực theo quy định. Bảng có 
thể dùng để khám sàng lọc tại trường 
học, nhà trẻ.
 Đối tượng: trẻ 2,5 - 4 tuổi
 Cách thử: 
- Tư thế thử: Để trẻ cách bảng ở 
khoảng cách 5 mét (m)
- Điều dưỡng kiểm tra từng mắt, 
Bảng 3.2: Lea Gratings Hình 3.1: Thử thị lực cho trẻ dưới 1 tuổi
VN
H
ỘI
 ĐIỀ
U DƯỠNG
19
khuyến khích trẻ trả lời trong quá trình 
khám. Kết quả ghi nhận được khi trẻ 
trả lời đúng ở hàng của bảng thị lực 
nhỏ nhất.
3.3. Bảng Lea Symbol
Thiết kế: Gồm các hình khối đơn 
giản, với các kích thước khác nhau 
để trẻ dễ nhận biết và thích thú. Hình 
khối có thể tách rời để trẻ cầm riêng 
biệt khi được yêu cầu đưa ra hình khối 
chính xác.
Khoảng cách: 3 m (10 foot)
Đối tượng: nhóm trẻ 2 - 3 tuổi.
Cách thử: Trước khi thử trẻ được 
hướng dẫn và phân biệt được hình khối 
cơ bản. Trẻ ngồi cách xa bảng thử 3 m, 
điều dưỡng sẽ chỉ vào bảng thị lực và 
yêu cầu trẻ trả lời. Nếu trẻ tự nói được 
thì có thể trả lời, hoặc trẻ đưa ra hình 
khối tương ứng để trả lời. Ghi nhận kết 
quả ở hàng thị lực trẻ trả lời chính xác.
3.4. Bảng thị lực góc
Thiết kế: Dựa trên nguyên lý phân 
tách góc tối thiểu, mỗi ngưỡng thị giác 
tương ứng với góc thị giác 5 phút cung. 
Bảng có thể tách rời, trẻ có thể xoay các 
hướng của chữ E hoặc chỉ tay theo yêu 
cầu của người kiểm tra. 
Khoảng cách: 5 m
Đối tượng: Nhóm trẻ 4 - 5 tuổi hoặc 
nhóm tuổi lớn hơn. Độ chính xác cao.
Cách thử: Để trẻ ngồi cách xa bảng 
thị lực theo đúng khoảng cách quy 
định, kiểm tra từng mắt, đảm bảo một 
mắt che kín, yêu cầu trẻ trả lời chính 
xác hướng quay của chữ E. Thị lực ghi 
nhận được khi trẻ trả lời chính xác nhất 
ở hàng cuối của bảng thị lực. 
Lưu ý:
Trẻ nhỏ khó phối hợp và hay mang 
tâm lý sợ hãi khi đến bệnh viện, do 
đó nên tạo môi trường tốt cho trẻ để 
trẻ không khóc hay sợ hãi khi khám. 
Nếu trẻ chưa tự tin có thể cho trẻ nhìn 
bằng cả 2 mắt sau đó kiểm tra lại thị 
lực từng mắt.
Che mắt không được thử, đảm bảo 
che kín và không ấn vào mắt trong 
khi thử.
Nếu thị lực không đạt 1/10 (tức là 
5/50) để người bệnh tiến gần đến bảng 
thị lực tới khi đọc được hàng 1/10 và 
Bảng 3.3: Bảng hình
Bảng 3.4: Bảng Lea Symbol
THÔNG TIN ĐIỀU DƯỠNG NHÃN KHOAĐặc san
20
kết quả thị lực sẽ là phân số mà tử số là 
khoảng cách thử và mẫu số là 50. Nếu 
không đọc được chữ nào thì cho người 
bệnh đếm ngón tay và ghi kết quả theo 
khoảng cách đếm được ngón tay, ví dụ 
ĐNT 2 m, ĐNT 50 cm.
Nếu trẻ không đếm được ngón tay 
thì kiểm tra khả năng phân biệt ánh 
sáng và hướng ánh sáng. Nếu mắt còn 
phân biệt được ánh sáng và hướng ánh 
sáng thì ghi là ST (+) và hướng ánh sáng 
tốt. Nếu không phân biệt được sáng thì 
ghi là ST (-).
Làm các bước tương tự với mắt còn 
lại và thử thị lực cả hai mắt đồng thời. 
IV. KẾT LUẬN
Kiểm tra thị lực là kỹ năng quan trọng 
cần được đánh giá khi khám mắt.
Thị lực trẻ em chưa hoàn thiện ngay 
sau sinh mà còn tiếp tục phát triển 
trong những năm đầu.
Bảng 3.5: Bảng chữ E
Đo thị lực trên đối tượng trẻ em là 
rất khó khăn, cần phải biết sử dụng 
bảng đo hợp lý, biết tâm lý trẻ, biết các 
phương pháp thử.
Cần mở rộng chương trình phổ biến 
thông tin tuyên truyền để mọi người 
có thể sơ bộ đánh giá khả năng nhìn 
của trẻ thông qua một số phương 
pháp sơ bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Tịnh (2008), Nghiên cứu 
đặc điểm tổn thương bệnh võng mạc trẻ 
đẻ non và kết quả điều trị laze. Luận án tiến 
sĩ y học.
2. Dr Stephen Hing and Linda Lawrence 
MD Amaranth foundation. Functional visua 
assessment, Assessing children vision 3. 
hƩ p://visiual testings chart.
leagrati/leagrati.html

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bang_thi_luc_danh_cho_tre_duois_5_tuoi.pdf