Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành

niên. Các nghiên cứu so sánh tỷ lệ chẩn đoán trầm cảm và các triệu chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên

thừa cân/béo phì được tìm kiếm một cách có hệ thống trên 4 cơ sở dữ liệu bao gồm PubMed, PsycInfo,

EMBASE và Cochrane. Đánh giá nguy cơ sai số của nghiên cứu được thực hiện bằng thang đo Newcastle

Ottawa Quality Assessment. Phần mềm Revman 5.3 được sử dụng để phân tích tỷ suất chênh gộp (Pool

odd ratio) và giá trị trung bình tiêu chuẩn (Standard Mean Difference-SMD). 66177 đối tượng nghiên cứu

đã được tổng hợp thông qua 20 nghiên cứu được đưa vào phân tích gộp. Kết quả cho thấy mối liên quan

thuận chiều giữa chẩn đoán trầm cảm và cả béo phì và thừa cân ở trẻ vị thành niên (OR = 1,23 (95%CI:

1,12 - 1,34) và OR = 1,14 (95%CI: 1,05 - 1,23) tương ứng). Sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm cũng

có mối liên quan thuận chiều ở trẻ béo phì và thừa cân (SMD = 0,12 (95%CI: 0,06 - 0,19) và SMD = 0,08

(95%CI: 0,02 - 0,13) tương ứng). Sàng lọc các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở trẻ thừa cân/béo phì là cần thiết.

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 1

Trang 1

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 2

Trang 2

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 3

Trang 3

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 4

Trang 4

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 5

Trang 5

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 6

Trang 6

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 7

Trang 7

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 8

Trang 8

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 6321
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp

Mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên: Phân tích gộp và đề xuất các can thiệp
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020294
MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRẦM CẢM VÀ THỪA CÂN/BÉO PHÌ 
Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: PHÂN TÍCH GỘP 
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CAN THIỆP 
Đặng Kim Anh , Phan Thị Bích Hạnh, Nguyễn Quang Dũng 
Nguyễn Thị Thu Liễu, Nguyễn Thị Hương Lan
Viện Đào tạo YHDP &YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá mối liên quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành 
niên. Các nghiên cứu so sánh tỷ lệ chẩn đoán trầm cảm và các triệu chứng trầm cảm ở trẻ vị thành niên 
thừa cân/béo phì được tìm kiếm một cách có hệ thống trên 4 cơ sở dữ liệu bao gồm PubMed, PsycInfo, 
EMBASE và Cochrane. Đánh giá nguy cơ sai số của nghiên cứu được thực hiện bằng thang đo Newcastle 
Ottawa Quality Assessment. Phần mềm Revman 5.3 được sử dụng để phân tích tỷ suất chênh gộp (Pool 
odd ratio) và giá trị trung bình tiêu chuẩn (Standard Mean Difference-SMD). 66177 đối tượng nghiên cứu 
đã được tổng hợp thông qua 20 nghiên cứu được đưa vào phân tích gộp. Kết quả cho thấy mối liên quan 
thuận chiều giữa chẩn đoán trầm cảm và cả béo phì và thừa cân ở trẻ vị thành niên (OR = 1,23 (95%CI: 
1,12 - 1,34) và OR = 1,14 (95%CI: 1,05 - 1,23) tương ứng). Sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm cũng 
có mối liên quan thuận chiều ở trẻ béo phì và thừa cân (SMD = 0,12 (95%CI: 0,06 - 0,19) và SMD = 0,08 
(95%CI: 0,02 - 0,13) tương ứng). Sàng lọc các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở trẻ thừa cân/béo phì là cần thiết. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Thừa cân, béo phì, trầm cảm, trẻ em
Thừa cân và béo phì ở trẻ em là một trong 
những vấn đề sức khoẻ được quan tâm hàng 
đầu, ở cả các quốc gia đã và đang phát triển, 
tạo ra gánh nặng bệnh tật lớn về kinh tế xã hội 
và sức khoẻ dân số.1,2 Trong năm 2015, ước 
tính có khoảng 4,0 triệu ca tử vong và 120 
triệu DALYs (Disability Adjusted Life Years) là 
do thừa cân/béo phì trên toàn cầu³ Béo phì ở 
trẻ em là một mối quan tâm đặc biệt do các 
hậu quả liên quan đến tình trạng sức khỏe và 
nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Trẻ thừa cân có 
nhiều khả năng bị béo phì ở độ tuổi lớn hơn,4,5 
chất lượng cuộc sống giảm sút, gia tăng chi phí 
trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là việc phát 
triển các bệnh mãn tính và giảm tuổi thọ.6,7 
Bên cạnh những hậu quả về sức khoẻ thể 
chất, các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận mối 
liên quan của bệnh béo phì ở trẻ em và các rối 
loạn về sức khoẻ tâm thần như không hài lòng 
về hình ảnh cơ thể, đặt giá trị bản thân thấp, 
hoặc sự phát triển các bệnh lý như trầm cảm, 
lo âu.5,8 Tuy nhiên, bản chất và định hướng của 
mối liên hệ này vẫn chưa được giải thích rõ 
ràng. Có một số giả thuyết giải thích rằng béo 
phì có thể khiến trẻ em bị trầm cảm vì kỳ thị cân 
nặng,⁹ lòng tự trọng kém10 và / hoặc suy giảm 
chức năng (giảm khả năng vận động và khả 
năng tham gia vào các hoạt động). Bên cạnh 
đó, trầm cảm có thể làm tăng khả năng béo phì 
trực tiếp thông qua sự xuất hiện của các triệu 
Tác giả liên hệ: Đặng Kim Anh, Viện Đào tạo YHDP 
& YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội
Email: kimdanghmu@gmail.com
Ngày nhận: 07/02/2020
Ngày được chấp nhận: 28/03/2020
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020 295
chứng trầm cảm (tăng cảm giác ngon miệng, 
ngủ kém,11 thờ ơ dẫn đến giảm chi tiêu calo), 
tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm12 hoặc 
cố gắng tự điều trị trầm cảm với thực phẩm 
không lành mạnh. 
Hiểu được nguy cơ trầm cảm ở trẻ em thừa 
cân/béo phì là cần thiết bởi vì nó có thể giúp 
các bác sĩ xác định được trẻ em có nguy cơ 
cao mắc trầm cảm và cung cấp bằng chứng 
cho các nhà hoạch định chính sách phát triển 
các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần 
tập trung vào trẻ em thừa cân/béo phì. Nghiên 
cứu này sẽ tập trung vào đối tượng trẻ vị thành 
niên vì đây là giai đoạn phát triển quan trọng, 
khi trẻ bắt đầu trở thành cá nhân, hình thành 
các mối quan hệ mới, phát triển các kỹ năng 
xã hội và các hành vi kéo dài suốt cuộc đời.13 
Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng 
tổng quan hệ thống và phân tích gộp để ước 
tính nguy cơ trầm cảm (Chẩn đoán trầm cảm 
và các triệu chứng trầm cảm) và mức độ liên 
quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ 
vị thành niên.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Các tiêu chuẩn lựa chọn và chiến lược tìm 
kiếm của nghiên cứu được xác định theo cấu 
trúc câu hỏi PIO-S.
- Đối tượng (P): Đối tượng tham gia là trẻ 
vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi theo định nghĩa 
của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Chỉ số (I): Sự có mặt của béo phì hoặc 
thừa cân trong độ tuổi này (xác định thông qua 
chỉ số khối cơ thể).
- Đầu ra (O): Bất kỳ triệu chứng trầm cảm 
hoặc trầm cảm (lâm sàng/thang đo).
- Thiết kế nghiên cứu (S): Các nghiên cứu 
quan sát.
- Các nghiên cứu được công bố trong vòng 
15 năm từ 2004 đến 2019.
Nghiên cứu sẽ bị loại trừ nếu không xác định 
thừa cân/béo phì dựa trên BMI; nghiên cứu 
thực hiện một đối tượng bệnh nhân xác định 
hoặc trên giới nam/nữ.
2. Phương pháp
Phương pháp tìm kiếm: Các cơ sở dữ liệu 
được sử dụng để tìm kiếm tài  ... là chất lượng tốt, trung 
bình và yếu.
3. Xử lý số liệu
Phân tích gộp được thực hiện bằng phần 
mềm RevMan Ver. 5.3. Đối với mỗi nghiên cứu, 
tỷ suất chênh (OR) và khoảng tin cậy (95%CI) 
được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020296
trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành 
niên. Để tính toán OR gộp, chúng tôi sử dụng 
phương pháp Mantel-Haenszel fixed-effect. 
Thống kê I2 được sử dụng để đánh giá mức độ 
đồng nhất giữa các nghiên cứu (độ không đồng 
nhất thấp nếu I2 <25%, vừa nếu I2 từ 25% đến 
75% và cao nếu I2> 75%).16
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng 
đánh giá luận văn Thạc sĩ số 3819/QĐ-ĐHYHN.
III. KẾT QUẢ
Sơ đồ 1. Sơ đồ PRISMA về chiến lược tìm kiếm và sàng lọc nghiên cứu
Sơ đồ PRISMA mô tả kết quả quy trình tìm 
kiếm và sàng lọc các nghiên cứu. Đầu tiên có 
7938 nghiên cứu được tìm kiếm thông qua các 
cơ sở dữ liệu. 6120 nghiên cứu bị loại do trùng 
lặp (1766), tiêu đề và tóm tắt không phù hợp 
(6180). 78 nghiên cứu toàn văn được đánh giá 
tiếp trong bước 2. Kết quả là có 27 nghiên cứu 
được lựa chọn để tổng quan hệ thống và có 20 
nghiên cứu đủ điều kiện để tiến hành phân tích 
gộp (66177 đối tượng nghiên cứu).
Đối tượng nghiên cứu chính là trẻ vị thành 
niên là 10-17 tuổi (n = 58391). Hầu hết các 
nghiên cứu được thực hiện ở Hoa Kỳ (8 nghiên 
cứu), Trung Quốc và Đài Loan (6 nghiên cứu). 
Về thiết kế nghiên cứu, một nghiên cứu theo dõi 
trong 20 năm tiến hành trên 820 trẻ tại Hoa Kỳ 
để xác định liệu béo phì/thừa cân trong thanh 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020 297
Biểu đồ 1. Sơ đồ về nguy cơ sai số dựa trên đánh giá của nghiên cứu viên sử dụng 
thang đo Newcastle - Ottawa Quality Assessment
thiếu niên có dẫn đến bất kỳ kết quả bất lợi nào 
về sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo lắng). 3 
nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện ở Iran, 
Ý, và Thổ Nhĩ Kỳ. 23 nghiên cứu sử dụng thiết 
kế cắt ngang đã được thực hiện để xác định 
mối liên quan giữa béo phì/thừa cân và các loại 
kết quả sức khỏe tâm thần khác nhau.
Đối với nhóm có đầu ra là chẩn đoán trầm 
cảm, tất cả gồm 16 nghiên cứu với tổng mẫu 
là 113932. Kết quả từ ba nghiên cứu xác định 
trầm cảm bằng phỏng vấn lâm sàng cho thấy tỷ 
lệ trẻ béo phì bị trầm cảm dao động từ 7% đến 
12,5% và trẻ béo phì nữ có tỷ lệ cao hơn so với 
trẻ em nam. Trong 12 nghiên cứu xác định trầm 
cảm dựa trên thang đo được chuẩn hoá, tỷ lệ 
này dao động từ 16,9% đến 63,0%. Một nghiên 
cứu xác định trầm cảm dựa trên tiền sử lâm 
sàng có tỷ lệ trầm cảm thấp nhất, 4,0% ở nhóm 
béo phì và 4,0% nhóm thừa cân.
Nhóm có đầu ra là triệu chứng trầm cảm 
gồm 11 nghiên cứu với tổng kích thước mẫu 
là 17891. Tất cả các nghiên cứu đều sử dụng 
các bộ công cụ chuẩn hoá để đánh giá các triệu 
chứng trầm cảm. Có 7 nghiên cứu sử dụng 
thang đo Child Depression Inventory (CDI) và 
điểm trung bình của các triệu chứng trầm cảm 
ở nhóm béo phì dao động từ 3,2 -13,9 và trong 
nhóm thừa cân dao động từ 2,8 - 13,6.
Đánh giá nguy cơ mắc sai số của các nghiên 
cứu được 2 NCV đánh giá độc lập (Biểu đồ 1). 
Nhìn chung, 48,1% (n = 13) các nghiên cứu 
được đánh giá là có chất lượng tốt (nguy cơ 
sai lệch thấp), 44,4% (n = 12) được đánh giá là 
có chất lượng trung bình và hai nghiên cứu có 
chất lượng thấp (7,5%).
Biểu đồ 2 cho thấy kết quả của 10 nghiên 
cứu đo lường mối liên quan giữa trầm cảm 
và béo phì ở trẻ vị thành niên. OR gộp là 1,23 
(95%CI: 1,12 - 1,34). Điều này chỉ ra rằng 
những trẻ béo phì có nguy cơ mắc trầm cảm 
cao gấp 1,23 lần so với những trẻ không béo 
phì. Sự phân tán ở mức trung bình 34% nhưng 
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,14). Kết quả 
OR gộp về nguy cơ mắc trầm cảm ở trẻ béo phì 
nam và nữ là 1,14 và 1,23 tuy nhiên không có ý 
nghĩa thống kê.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020298
Biểu đồ 2. Sơ đồ cây so sánh tỷ suất chênh về chẩn đoán trầm cảm ở nhóm béo phì 
và nhóm không béo phì
Biểu đồ 3. Sơ đồ cây so sánh tỷ suất chênh về chẩn đoán trầm cảm ở nhóm thừa cân 
và nhóm không thừa cân
Biểu đồ 3 cho thấy kết quả của 8 nghiên 
cứu đo lường mối liên quan giữa trầm cảm và 
thừa cân ở trẻ vị thành niên. OR gộp là 1,14 
(95%CI: 1,05 - 1,23). Những trẻ thừa cân có 
nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 1,14 lần so với 
những trẻ không thừa cân. Sự phân tán ở mức 
trung bình 61%. Kết quả OR gộp về nguy cơ 
mắc trầm cảm ở trẻ thừa nữ là 1,27 (95%CI: 
1,08 - 1,51) và có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên 
không có ý nghĩa thống kê ở trẻ thừa cân nam 
giới 1,13 (95%CI: 0,89 - 1,45) 
Biểu đồ 4 so sánh khác biệt trung bình về 
triệu chứng trầm cảm ở nhóm béo phì và không 
béo phì. Có 8 nghiên cứu đánh giá mức độ triệu 
chứng trầm cảm ở trẻ béo phì và không béo 
phì. Sự khác biệt trung bình tiêu chuẩn (SMD) 
là 0,12 (95%CI: 0,06 - 0,19). Sự phân tán của 
so sánh này rất thấp ở mức 0% (p = 0,44). Do 
đó những trẻ béo phì có các triệu chứng trầm 
cảm nhiều hơn so với trẻ không béo phì.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020 299
Biểu đồ 4. Sơ đồ cây so sánh khác biệt trung bình về triệu chứng trầm cảm ở nhóm béo phì 
và không béo phì
Biểu đồ 5. Sơ đồ cây so sánh khác biệt trung bình về triệu chứng trầm cảm 
ở nhóm thừa cân và không thừa cân
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020300
Biểu đồ 5 thể hiện so sánh khác biệt trung 
bình về triệu chứng trầm cảm ở nhóm thừa cân 
và không thừa cân. Có 7 nghiên cứu đánh giá 
mức độ triệu chứng trầm cảm ở trẻ thừa cân 
và không thừa cân. Sự khác biệt trung bình tiêu 
chuẩn (SMD) là 0,08 (95%CI: 0,02 - 0,13). Sự 
không đồng nhất của so sánh này là 29% (p = 
0,17). Do đó những trẻ thừa cân có các triệu 
chứng trầm cảm nhiều hơn so với trẻ không 
thừa cân. Kết quả về này ở nữ giới là có ý nghĩa 
thống kê với SMD = 0,13 (95%CI: 0,05 - 0,22).
IV. BÀN LUẬN
Trong phân tích gộp 20 nghiên cứu đươc 
lựa chọn, kết quả cho thấy mối liên quan đáng 
kể giữa chẩn đoán trầm cảm đến cả thừa cân 
và béo phì ở trẻ vị thành niên. Ngoài ra, sự gia 
tăng các triệu chứng trầm cảm cũng có liên 
quan chặt chẽ đến thừa cân và béo phì ở trẻ 
vị thành niên. Tuy nhiên, không có sự khác biệt 
về chẩn đoán trầm cảm và sự gia tăng các triệu 
chứng trầm cảm giữa trẻ thừa cân/béo phì nam 
và nữ.
Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với 
kết quả của các tổng quan hệ thống và phân 
tích gộp trước đây đã chỉ ra mối quan hệ chặt 
chẽ giữa trầm cảm và béo phì ở thanh thiếu 
niên.17,18 Tuy nhiên kết quả khác với nghiên cứu 
trước đây được thực hiện trên đối tượng thừa 
cân/béo phì ở người trưởng thành khi béo phì 
chỉ làm tăng nguy cơ trầm cảm ở đối tượng 
người da trắng.19 Điều này có thể giải thích bởi 
những khác biệt về văn hóa và sắc tộc trong lối 
sống và các yếu tố di truyền có thể có tác động 
đến bệnh béo phì và trầm cảm giữa các nước 
phương Tây và không thuộc phương Tây. 
Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy 
sự khác biệt về chẩn đoán trầm cảm và sự gia 
tăng các triệu chứng trầm cảm giữa trẻ thừa 
cân/béo phì nam và nữ, khác với nghiên cứu 
trước đây của Muhlig và cộng sự.19 Nghiên cứu 
này phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa béo 
phì và trầm cảm, đặc biệt ở những thanh thiếu 
niên là nữ giới. Mặc dù những giải thích cho 
cơ chế này chưa rõ ràng, nhưng nhiều ý kiến 
rằng ngoại hình là yếu tố quan trọng nhất đối 
với thanh thiếu niên nữ,20 và mong muốn hàng 
đầu của trẻ thanh thiếu niên nữ là giảm cân và 
giữ dáng.21 Do đó, trẻ nữ có bất kỳ cân nặng 
nào đều có xu hướng không hài lòng cơ thể lớn 
hơn và đánh giá hình ảnh cơ thể của họ thấp 
hơn so với nam thanh thiếu niên.
Những phát hiện của phân tích tổng hợp 
của chúng tôi có ý nghĩa lâm sàng quan trọng 
trong việc đề xuất các can thiệp trong tương 
lai. Các chương trình chăm sóc sức khoẻ nhằm 
giảm tỷ lệ béo phì/thừa cân ở trẻ em và thanh 
thiếu niên nên được ưu tiên, ví dụ như các biện 
pháp can thiệp giảm số giờ xem truyền hình, 
tăng thời lượng và cường độ tập thể dục hoặc 
giáo dục dinh dưỡng. Bên cạnh đó, vấn đề sức 
khoẻ tâm thần như trầm cảm có mối liên quan 
đến béo phì nên được chú trọng. Sàng lọc trầm 
cảm cũng có thể được thực hiện ở các nhóm 
có nguy cơ cao hơn, thực hiện với thang đánh 
giá trầm cảm hoặc với các cuộc phỏng vấn lâm 
sàng. Các bác sĩ lâm sàng cũng nên điều trị 
trầm cảm cho trẻ một cách thận trọng, vì một số 
thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng 
trong nhóm tuổi có thể gây tăng cân. Thay vì 
sử dụng thuốc, liệu pháp hành vi nhận thức có 
thể được sử dụng để điều trị trầm cảm, lòng tự 
trọng thấp và sự không hài lòng về cơ thể ở trẻ 
vị thành niên.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn có một số 
hạn chế. Đầu tiên, mối liên quan giữa trầm cảm 
và thừa cân/béo phì trong nghiên cứu này chưa 
xét đến các yếu tố khác như sức khỏe và lối 
sống, sự quan tâm của gia đình. Những yếu 
tố này có thể thúc đẩy cả trầm cảm và béo phì 
ở trẻ em. Bên cạnh đó, đa số các nghiên cứu 
trong phân tích gộp này là mô tả cắt ngang, có 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020 301
thể ảnh hưởng đến việc xác định mối quan hệ 
nhân quả. Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ tập 
trung vào tìm hiểu mối liên quan giữa trầm cảm 
và thừa cân/béo phì ở trẻ vị thành niên, có thể 
bỏ lỡ nghiên cứu về các rối loạn tâm thần khác.
V. KẾT LUẬN
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp này 
đã cung cấp dữ liệu tổng hợp từ các nghiên 
cứu quan sát ở các quốc gia khác nhau và bổ 
sung các bằng chứng quan trọng về mối liên 
quan giữa trầm cảm và thừa cân/béo phì ở trẻ 
vị thành niên. Những trẻ béo phì có nguy cơ 
mắc trầm cảm cao gấp 1,23 lần so với những 
trẻ không béo phì và những trẻ thừa cân có 
nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 1,14 lần so với 
những trẻ không thừa cân. Các sàng lọc vấn đề 
sức khoẻ tâm thần ở nhóm đối tượng có nguy 
cơ cao là cần thiết để giảm những gánh nặng 
bệnh tật do thừa cân/béo phì gây ra ở trẻ em. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhurosy T, Jeewon R. Overweight and 
obesity epidemic in developing countries: 
a problem with diet, physical activity, or 
socioeconomic status? The Scientific World 
Journal. 2014; 2014: 964236.
2. Caballero B. The global epidemic of 
obesity: an overview. Epidemiol Rev. 2007; 29: 
1-5.
3. Collaborators GBDO, Afshin A, 
Forouzanfar MH, et al. Health Effects of 
Overweight and Obesity in 195 Countries over 
25 Years. N Engl J Med. 2017; 377(1): 13-27.
4. Power C, Lake JK, Cole TJ. Measurement 
and long-term health risks of child and 
adolescent fatness. Int J Obes Relat Metab 
Disord. 1997; 21(7): 507-526.
5. World Health Organization. Childhood 
overweight and obesity. 2016.
6. Hoffmans MD, Kromhout D, de Lezenne 
Coulander C. The impact of body mass index 
of 78,612 18-year old Dutch men on 32-year 
mortality from all causes. J Clin Epidemiol. 
1988; 41(8): 749-756.
7. Lifshitz F. Obesity in children. J Clin Res 
Pediatr Endocrinol. 2008; 1(2): 53-60.
8. Showell NN, Fawole O, Segal J, et al. A 
systematic review of home-based childhood 
obesity prevention studies. Pediatrics. 2013; 
132(1): e193-200.
9. Strauss RS. Childhood obesity and self-
esteem. Pediatrics. 2000; 105(1): e15.
10. Fox CK, Gross AC, Rudser KD, Foy AM, 
Kelly AS. Depression, Anxiety, and Severity of 
Obesity in Adolescents: Is Emotional Eating the 
Link? Clin Pediatr (Phila). 2016; 55(12): 1120-
1125.
11. Gangwisch JE, Malaspina D, Boden-
Albala B, Heymsfield SB. Inadequate sleep as a 
risk factor for obesity: analyses of the NHANES 
I. Sleep. 2005; 28(10): 1289-1296.
12. Fava M, Judge R, Hoog SL, Nilsson 
ME, Koke SC. Fluoxetine versus sertraline 
and paroxetine in major depressive disorder: 
changes in weight with long-term treatment. 
The Journal of clinical psychiatry. 2000; 61(11): 
863-867.
13. World Health Organization. Maternal, 
newborn, child and adolescent health. 2018.
14. Harrison JK, Reid J, Quinn TJ, Shenkin 
SD. Using quality assessment tools to critically 
appraise ageing research: a guide for clinicians. 
Age Ageing. 2017; 46(3): 359-365.
15. Zeng X, Zhang Y, Kwong JS, et al. 
The methodological quality assessment tools 
for preclinical and clinical studies, systematic 
review and meta-analysis, and clinical practice 
guideline: a systematic review. J Evid Based 
Med. 2015; 8(1): 2-10.
16. Fletcher J. What is heterogeneity and is 
it important? BMJ. 2007; 334(7584): 94-96.
17. Sanders RH, Han A, Baker JS, Cobley 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020302
S. Childhood obesity and its physical and 
psychological co-morbidities: a systematic 
review of Australian children and adolescents. 
European journal of pediatrics. 2015; 174(6): 
715-746.
18. Muhlig Y, Antel J, Focker M, Hebebrand 
J. Are bidirectional associations of obesity and 
depression already apparent in childhood and 
adolescence as based on high-quality studies? 
A systematic review. Obes Rev. 2016; 17(3): 
235-249.
19. Quek YH, Tam WWS, Zhang MWB, 
Ho RCM. Exploring the association between 
childhood and adolescent obesity and 
depression: a meta-analysis. Obes Rev. 2017; 
18(7): 742-754.
20. Anderson SE, Cohen P, Naumova EN, 
Jacques PF, Must A. Adolescent obesity and 
risk for subsequent major depressive disorder 
and anxiety disorder: Prospective evidence. 
Psychosomatic Medicine. 2007; 69(8): 740-
747.
21. Tang J, Yu Y, Du Y, Ma Y, Zhu H, Liu 
Z. Association between actual weight status, 
perceived weight and depressive, anxious 
symptoms in Chinese adolescents: a cross-
sectional study. BMC public health. 2010; 
10:594.
Summary
THE RELATIONSHIP BETWEEN OVERWEIGHT/OBESITY AND 
DEPRESSION AMONG ADOLESCENTS: META ANALYSIS 
AND PROPOSED INTERVENTIONS
Overweight/obesity has put serious consequences on both physical and psychological health in 
children. This meta-analysis aimed to evaluate the association between depression and overweight/
obesity among adolescents. We systematically searched PubMed, PsycInfo, EMBASE and 
Cochrane to select the eligible studies which compared prevalence of depression and depressive 
symptoms in normal weight and overweight/obese adolescents. The risk of bias was assessed 
using the Newcastle Ottawa Quality Assessment scale. The RevMan 5.3 software was used to 
calculate pooled odd ratios (OR) and Standard Mean Difference (SMD). A total of 66177 subjects 
were aggregated through 20 studies included in the meta-analysis. The results showed a positive 
association between the diagnosis of depression and both obesity and overweight in adolescents 
(OR = 1.23 (95% CI: 1.12 - 1.34) and OR = 1.14 (95% CI: 1.05 - 1.23) respectively). The increase 
in depressive symptoms was also positively related to obese and overweight adolescents (SMD = 
0.12 (95% CI: 0.06 - 0.19) and SMD = 0.08 (95% CI: 0.02 - 0.13) respectively). Screening of high-
risk subjects for mental health problems to reduce overweight / obesity in adolescents is necessary.
Key words: obesity and overweight in adolescents, depression

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_tram_cam_va_thua_canbeo_phi_o_tre_vi_than.pdf