Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy

Cơ sở: Rối loạn trầm cảm (RLTC) là một trong những bệnh đồng mắc thường gặp trên bệnh nhân (BN) suy

tim mạn. Do sự chồng lấp giữa các triệu chứng, việc chẩn đoán RLTC trở nên khó khăn hơn, qua đó làm tăng tỉ

lệ tử vong nội viện trên Bệnh nhân (BN) suy tim mạn, đặc biệt trên BN cao tuổi.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, mối liên quan giữa RLTC và tử vong nội viện trên BN cao tuổi mắc suy tim mạn

tại khoa Nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy.

Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu là cắt ngang mô tả theo dõi dọc. Bệnh nhân ≥

60 tuổi được chẩn đoán suy tim mạn dựa trên tiêu chí của Hội Tim Châu Âu 2016, điều trị Nội trú tại khoa Nội

Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017.

Kết quả: Qua nghiên cứu có tổng cộng là 308 BN cao tuổi được chẩn đoán RLTC theo DSM-5. Trong đó

trầm cảm nhẹ 68 BN (29,82%), trầm cảm vừa 77 BN (33,78%), trầm cảm nặng là 83 BN (36,40%). Có 30 BN

tử vong nội viện, trong đó có 28 BN là RLTC (chiếm 9,09%). RLTC không liên quan đến tỉ lệ tử vong nội viện do

mọi nguyên nhân (OR =2,722, KTC 95%: 0,536-13,813) với p=0,227.

Kết luận: Tỉ lệ RLTC trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn trên BN cao tuổi khá cao (chiếm khoảng gần

3/4 trường hợp). RLTC không liên quan đến tử vong nội viện do mọi nguyên nhân.

Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy trang 1

Trang 1

Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy trang 2

Trang 2

Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy trang 3

Trang 3

Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy trang 4

Trang 4

Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 10560
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy

Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn tại khoa nội tim mạch bệnh viện chợ Rẫy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 152
MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN TRẦM CẢM 
VÀ TỬ VONG NỘI VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI 
MẮC SUY TIM MẠN TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 
Trần Minh Đức*, Bàng Ái Viên*, Thân Hà Ngọc Thể* 
TÓM TẮT 
Cơ sở: Rối loạn trầm cảm (RLTC) là một trong những bệnh đồng mắc thường gặp trên bệnh nhân (BN) suy 
tim mạn. Do sự chồng lấp giữa các triệu chứng, việc chẩn đoán RLTC trở nên khó khăn hơn, qua đó làm tăng tỉ 
lệ tử vong nội viện trên Bệnh nhân (BN) suy tim mạn, đặc biệt trên BN cao tuổi. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, mối liên quan giữa RLTC và tử vong nội viện trên BN cao tuổi mắc suy tim mạn 
tại khoa Nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. 
 Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu là cắt ngang mô tả theo dõi dọc. Bệnh nhân ≥ 
60 tuổi được chẩn đoán suy tim mạn dựa trên tiêu chí của Hội Tim Châu Âu 2016, điều trị Nội trú tại khoa Nội 
Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017. 
Kết quả: Qua nghiên cứu có tổng cộng là 308 BN cao tuổi được chẩn đoán RLTC theo DSM-5. Trong đó 
trầm cảm nhẹ 68 BN (29,82%), trầm cảm vừa 77 BN (33,78%), trầm cảm nặng là 83 BN (36,40%). Có 30 BN 
tử vong nội viện, trong đó có 28 BN là RLTC (chiếm 9,09%). RLTC không liên quan đến tỉ lệ tử vong nội viện do 
mọi nguyên nhân (OR =2,722, KTC 95%: 0,536-13,813) với p=0,227. 
Kết luận: Tỉ lệ RLTC trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn trên BN cao tuổi khá cao (chiếm khoảng gần 
3/4 trường hợp). RLTC không liên quan đến tử vong nội viện do mọi nguyên nhân. 
Từ khóa : rối loạn trầm cảm, suy tim mạn, người cao tuổi 
ABSTRACT 
RELATIONSHIP BETWEEN DEPRESSIVE DISORDER AND MORTALITY IN HOSPITAL AMONG 
CHRONIC HEART FAILURE ELDERLY PATIENTS AT CARDIOLOGY DEPARTEMENT IN CHORAY 
HOSPITAL 
Tran Minh Duc, Bang Ai Vien, Than Ha Ngoc The 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 152-156 
Background: Depression is a common comorbidity among chronic heart failure patients. Because of overlap 
between the symptoms, the diagnosis depression disorder is very difficult, and then, increases the mortality in 
hospital among chronic heart failure patients, especially elderly patients. 
Objectives: to definite incidence and relationship between depression disorder and mortality in hospital 
among chronic heart failure elderly patients at Cardiology department in Cho Ray hospital. 
Methods: Across-sectional descriptive study was conducted on a cohort of patients aged ≥ 60 years who 
diagnosed chronic heart failure based on the European Society Cardiology diagnostic criteria 2016, admitted to the 
Cardiology department in Cho Ray hospital from May 01, 2017 to Dec 31, 2017. 
Results: A total of 308 patients with depression disorder based on the diagnostic criteria DSM-5. With mild 
depression is 68 patients (29.82%), moderate depression is 77 patients (33.78%), and severe depression is 83 
patients (36.40%). 30 patients were dead, with depression is 28 patients (9.09%). Depression disorder doesn’t 
*Bộ môn Lão khoa – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS. Trần Minh Đức ĐT: 01678620606 Email: tranminhduc23dtld@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Nội Khoa 153
relate the mortality in hospital among chronic heart failure dued to all causes. (OR =2.722, 95% CI: 0.536-
13.813) with p=0.227. 
Conclusions: The incidence depression among chronic heart failure elderly patients is high (¾ cases). 
Depression doesn’t relate the mortality in hospital among chronic heart failure dued to all causes. 
Keywords: depression disorder, chronic heart failure, elderly 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới 
cho rằng, tại các nước phát triển, tần suất suy 
tim ở người trưởng thành là 2%. Tần suất này 
gia tăng theo tuổi, với 6-10% người ≥ 65 tuổi bị 
suy tim(3,4). Dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn 
đoán và điều trị, suy tim vẫn là gánh nặng y tế 
thế giới. Suy tim có những đặc điểm khác biệt 
ở người cao tuổi. Đặc biệt, chẩn đoán và điều 
trị suy tim thường khó khăn và phức tạp do có 
hội chứng lão hóa và bệnh đồng mắc đi kèm 
(thứ tự thường gặp tăng dần: Rối loạn trầm 
cảm (RLTC), thiếu máu, đái tháo đường, bệnh 
phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn nước điện 
giải, tăng huyết áp). Thống kê liên quan đến 
sức khỏe tâm thần cho rằng có khoảng 8-20% 
người cao tuổi bị RLTC(9,11). Bên cạnh đó, thực 
tế lâm sàng cho thấy rằng chẩn đoán RLTC nói 
chung và trên bệnh nhân (BN) người cao tuổi 
suy tim nói riêng thường khó, dễ bị bỏ qua. 
Mặc khác nhiều thầy thuốc, BN và gia đình 
vẫn xem những triệu chứng trầm cảm là biểu 
hiện bình thường của quá trình lão hóa, cho đó 
là những biểu hiện bệnh lý nội khoa nên 
không được quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã 
chỉ ra RLTC là yếu tố nguy cơ độc lập cho kết 
cục bất lợi: tăng tần suất tái nhập viện, tử vong 
trên bệnh nhân suy tim(12,13,14). Xét những vấn 
đề đã nêu ở trên và theo chúng tôi được biết 
tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đầy 
đủ về tỉ lệ RLTC trên người cao tuổi mắc suy 
tim, vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện 
nghiên cứu “Xác định tỉ lệ, mối liên quan giữa 
RLTC và tử vong nội viện trên bệnh nhân cao tuổi 
mắc suy tim mạn tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện 
Chợ Rẫy”. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi, được chẩn đoán 
xác định suy tim mạn theo tiêu chuẩn chẩn đoán 
của Hội Tim châu Âu 2016, điều trị nội trú tại 
khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 
5 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân ≥60 tuổi, được chẩn đoán xác 
định suy tim mạn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của 
Hội Tim châu Âu 2016(13). 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân không có khả năng giao tiếp một 
cách chính xác, lú lẫn, không nghe, không trả lời 
phỏng vấn được. 
Bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, tâm thần phân 
liệt hoặc loạn thần. 
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc. 
Cỡ mẫu 
Xác định tỉ lệ được tính theo công thức: 
N = Z21-α/2 P(1-P)/d
2 
Với α: sai lầm loại 1, chọn α = 5% → giá trị là 1,96; p là tỉ 
lệ RLTC trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn; d: sai 
số cho phép, chọn d = 0,05. Chúng tôi chọn p = 0,775 là tỉ lệ 
RLTC trong nghiên cứu của tác giả Vaccarino V(14) (2001). 
Các tiêu chuẩn chẩn đoán 
Suy tim mạn: theo tiêu chuẩn chẩn đoán của 
Hội Tim châu Âu năm 2016(13). 
RLTC: bệnh nhân sẽ được tiến hành tầm soát 
trầm cảm theo thang điểm GDS-15, nếu GDS-15 
≥5 điểm, bệnh nhân sẽ được phỏng vấn theo 
DSM-5, gọi là có RLTC nếu thỏa mãn tiêu chuẩn 
chẩn đoán của DSM-5(1,5,7,8,10). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 154
Phân nhóm mức độ RLTC: 3 nhóm(1,7): 
Trầm cảm nhẹ: 5-6 triệu chứng. 
Trầm cảm vừa: 7-8 triệu chứng. 
Trầm cảm nặng: 9 triệu chứng. 
Phân tích thống kê 
Nhập liệu và phân tích bằng phần mềm 
SPSS 22.0. Kết quả được trình bày dưới dạng tần 
suất, tỉ lệ %, trung bình ± độ lệch chuẩn (có phân 
phối chuẩn), trung vị và khoảng tứ vị 25%-75% 
(có phân phối không chuẩn). Các biến định tính 
được mô tả bằng bảng phân phối tần suất, tỉ lệ. 
So sánh các tỉ lệ bằng phép kiểm Chi bình 
phương hoặc phép kiểm chính xác Fisher. Các 
biến số định lượng sẽ được kiểm tra có phân 
phối chuẩn hay không bằng phép kiểm 
Kolmogorov-Smirnov. Được coi là phân phối 
chuẩn nếu mức ý nghĩa lớn hơn 0,05. Nếu có 
phân phối chuẩn: mô tả dạng trung bình ± độ 
lệch chuẩn, so sánh trung bình hai nhóm bằng 
phép kiểm T-test, nếu không có phân phối 
chuẩn: mô tả dạng trung vị (bách phân vị thứ 25; 
bách phân vị thứ 75), so sánh trung vị của hai 
nhóm bằng phép kiểm ManWhitney U. Phân 
tích hồi quy logistic đa biến để xác định trầm 
cảm có liên quan độc lập tử vong trong bệnh 
viện. Kết quả của một phép kiểm có ý nghĩa 
thống kê khi p <0,05 (2 đuôi). 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tỉ lệ và mức độ RLTC 
Bảng 1. Tỉ lệ và mức độ rối loạn trầm cảm 
Đặc điểm nghiên cứu Số bệnh nhân (n =308) Tỉ lệ % 
Có RLTC 
GDS-15 243 78,90 
DSM-5 228 74,03 
Mức độ RLTC 
Nhẹ 68 29,82 
Vừa 77 33,78 
Nặng 83 36,40 
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi 
nhận có 308 BN ≥60 tuổi thỏa tiêu chuẩn chọn 
bệnh và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. Tuổi 
trung bình của dân số nghiên cứu là 73,98 ± 9,05. 
Trong đó, nam giới chiếm 51,95%. 
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành chẩn 
đoán RLTC qua 2 bước. Đầu tiên, BN sẽ được 
tầm soát RLTC theo GDS-15, có 243 BN (chiếm 
78,90%). Sau đó, tiến hành chẩn đoán theo DSM-
5, có 228 BN (chiếm 74,03%). Mức độ trầm cảm 
lần lượt tương ứng là: trầm cảm nhẹ 68 BN 
(chiếm 29,82%), trầm cảm vừa 77 BN (chiếm 
33,78%), trầm cảm nặng 83 BN (chiếm 36,40%). 
Mối liên quan giữa RLTC đến tỉ lệ tử vong nội 
viện do mọi nguyên nhân 
Bảng 2. Phân tích hồi quy logistic đa biến xác định 
mối liên quan độc lập giữa RLTC đến tỉ lệ tử vong 
nội viện do mọi nguyên nhân 
Yếu tố P OR KTC 95% 
Tiền căn gia đình có trầm cảm 
trước đây 
0,611 0,784 0,307-2,005 
Stress trước đây 0,644 0,767 0,250-2,356 
Đa bệnh 0,159 0,204 0,022-1,868 
Đa thuốc 0,264 3,286 0,407-26,524 
Chẩn đoán RLTC 0,227 2,722 0,536-13,813 
Phân độ suy tim theo NYHA 0,310 1,295 0,786-2,133 
Phân suất tống máu 0,056 0,056 0,086-0,971 
RLTC không liên quan độc lập đến tỉ lệ tử 
vong nội viện do mọi nguyên nhân (p = 0,227). 
BÀN LUẬN 
Tỉ lệ và mức độ RLTC 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân 
được chẩn đoán RLTC qua 2 bước, đầu tiên sẽ 
được tầm soát qua thang điểm GDS-15, sau đó 
chẩn đoán bằng DSM-5. Tỉ lệ bệnh nhân được 
chẩn đoán RLTC trong nghiên cứu của chúng tôi 
là 74,03% (chiếm gần ¾ BN), tương tự 
nhưnghiên cứu của Vaccarino V(14) (77,5%, tiến 
hành ở Mỹ), nhưng cao hơn so với tác giả 
Bekelman DB(2) (31,7%) và Freeland K.E(6) 
(35,8%), điều này có thể do nghiên cứu của tác 
giả được tiến hành ở phòng khám lâm sàng, với 
tỉ lệ bệnh nhân có trình độ văn hóa cao (cấp 3 và 
đại học là 33,9%), thu nhập khá giả (64,6%), và có 
thể do nhận định chủ quan trong chẩn đoán 
RLTC trong thực hành, nên có thể tỉ lệ thấp hơn. 
Nhưng qua đó ta thấy được RLTC là bệnh đồng 
mắc đi kèm thường gặp trên bệnh nhân suy tim mạn. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Nội Khoa 155
Về mức độ trầm cảm, nghiên cứu của chúng 
tôi có tỉ lệ trầm cảm nhẹ và vừa lần lượt là 
29,82% và 33,78%, tương tự như của tác giả 
Vaccarino V(14) (35% và 33,5%). Nhưng tỉ lệ trầm 
cảm nặng là 36,4% cao hơn so với tác giả 
Vaccarino V(14) (9%), điều này có thể do đặc điểm 
dân số nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi tỉ lệ BN suy tim có chức năng EF < 40% 
(68,5%) cao hơn so với Vaccarino V(14) (62,5%). 
Bên cạnh đó còn do nhiều yếu tố thúc đẩy suy 
tim chưa kiểm soát, đa số nghiên cứu của chúng 
tôi, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy 
tim mất bù trong khi các nghiên cứu khác, tình 
trạng suy tim ổn định, có thể đánh giá chưa 
chính xác và có thể do tình trạng y tế khác nhau 
gây khác biệt giữa các nghiên cứu. 
Bảng 3. Tỉ lệ và mức độ RLTC so sánh với các tác giả khác 
Nghiên cứu Công cụ chẩn đoán Cỡ mẫu Tỉ lệ và mức độ RLTC 
Vaccarino V
(14)
, 2001 
GDS-15 ≥5 391 bệnh nhân ≥50 tuổi, nội trú 77,5% 
Trầm cảm nhẹ: 35% Trầm cảm vừa: 33,5% Trầm cảm nặng: 9% 
Bekelman DB
(
2
)
, 2007 GDS-15 ≥5 60 bệnh nhân ≥60 tuổi, nội trú 31,7% 
Freedland KE
(
6
)
, 2015 DSM-IV 622 bệnh nhân ≥60 tuổi, nội trú 35,8% 
Chúng tôi, 2018 
GDS-15 ≥5 và DSM-5 308 bệnh nhân ≥60 tuổi, nội trú 74,03% 
Trầm cảm nhẹ: 29,82% Trầm cảm vừa: 33,78% Trầm cảm nặng: 36,40% 
Mối liên quan giữa RLTC và tỉ lệ tử vong nội 
viện do mọi nguyên nhân 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 30 BN tử 
vong nội viện do mọi nguyên nhân, trong đó có 
28 BN được chẩn đoán có RLTC (chiếm 9,09%), 
so với nhóm không RLTC là 2 BN (0,65%), 
nhưng khi phân tích hồi quy logistic đa biến cho 
thấy RLTC không liên quan độc lập đến tỉ lệ tử 
vong nội viện do mọi nguyên nhân (p =0,227). 
Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu tương đồng 
nào cho thấy mối liên quan này. Sở dĩ là vì, các 
tác giả cho rằng, RLTC và suy tim mạn đều là 2 
bệnh mạn tính, chúng tác động lâu dài lẫn nhau, 
vì vậy phải theo dõi nhiều năm mới cho thấy sự 
liên quan rõ rệt giữa chúng, bên cạnh đó tử vong 
nội viện đa số đều có thể do: suy tim mạn mất 
bù cấp, suy tim cấp, phù phổi cấp, nhồi máu cơ 
tim cấp biến chứng suy bơm, rối loạn nhịp thất, 
nhiễm trùng... 
KẾT LUẬN 
Tỉ lệ RLTC là 74,03%. RLTC không liên quan 
độc lập đến tỉ lệ tử vong nội viện do mọi nguyên 
nhân (p = 0,227). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. American Psychiatric Association (2013). “The Diagnostic and 
Statistical Manual of Metal Disorders: 5th ed”. pp. 160-161. 
2. Bekelman DB, Havranek EP, Becker DM et al (2007). 
“Symptoms, Depression, and Quality of Life in Patients With 
Heart Failure”. J Cardiac Fail, 13: pp. 643-648. 
3. Châu Ngọc Hoa (2001). “Dịch tễ học suy tim - Suy tim trong 
thực hành lâm sàng”. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hồ Chí 
Minh, tr. 1-14. 
4. Đặng Vạn Phước, Nguyễn Văn Trí (2001). “Chẩn đoán suy 
tim - Suy tim trong thực hành lâm sàng”. Nhà xuất bản Đại học 
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 33-63. 
5. Đỗ Minh Quang (2010). “Khảo sát trầm cảm ở bệnh nhân suy 
tim mạn”. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí 
Minh. 
6. Freedland KE, Carney RM, Rich MW et al (2015). “Depression 
and Multiple Rehospitalizations in Patients With Heart 
Failure”. Clin. Cardiol, 39 (5): pp. 257-262. 
7. Lê Duy Biên (2009). “Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên 
quan trên bệnh nhân suy tim nội trú tại bệnh viện đa khoa 
trung tâm Tiền Giang năm 2009”. Luận án chuyên khoa cấp 2, 
Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. 
8. Lưu Thị Hải Anh (2015). “Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên 
quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 
cao tuổi”. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí 
Minh. 
9. Ngô Tích Linh (2005). “Rối loạn trầm cảm nặng - Tâm thần 
học”. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 116-124. 
10. Nguyễn Hoàng Phú (2011). “Khảo sát trầm cảm ở bệnh nhân 
cao tuổi có bệnh mạch vành theo thang GDS-15”. Luận văn 
thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ BảnTập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 156
11. Nguyễn Thế Huệ (2008). "Chất lượng dân số cao tuổi ở nước 
ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu - Trao đổi, 19, tr. 163. 
12. Phạm Khuê (2004). “Rối loạn tâm thần tuổi già - Bách khoa thư 
viện bệnh học”. Nhà xuất bản Y học, tr. 160-180. 
13. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD et al (2016). “2016 ESC 
Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and 
chronic heart failure”. European Heart Journal, 37 (25): pp. 1-85. 
14. Vaccarino V, Kasl SV, Abramson J et al (2001). “Depressive 
Symptoms and Risk of Functional Decline and Death in 
Patients With Heart Failure”. Journal of the American College of 
Cardiology, 38 (10): pp. 199-205. 
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019 

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_roi_loan_tram_cam_va_tu_vong_noi_vien_tre.pdf