Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bài báo này tập trung mô phỏng nguy cơ xâm nhập mặn các sông chính trên địa

bàn tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2050 theo các kịch bản biến đổi khí hậu

RCP4.5 và RCP8.5. Trong nghiên cứu, sử dụng mô hình MIKE với module MIKE NAM

để tính toán dòng chảy từ mưa, làm điều kiện đầu vào mô hình MIKE 11, tiếp tục mô phỏng

thủy lực và xâm nhập mặn. Kết quả tính toán từ mô hình cho thấy mặn xâm nhập chủ yếu ở

các huyện phía Nam, phân bố dọc theo sông Ray, sông Cỏ Mây và sông Dinh gần về phía

hạ lưu. Trong khi đó, trên sông Thị Vải, ranh mặn này vượt qua ranh giới tỉnh khoảng 2,7

km và 5,7 km tương ứng với RCP4.5 và RCP8.5. Độ mặn cao nhất trên sông Dinh, đoạn

chảy qua huyện Long Điền và thành phố Vũng Tàu không lớn (< 1‰), theo đó, biên độ dao

động mặn không đáng kể. Huyện Tân Thành là khu vực đáng quan tâm nhất trong mối quan

hệ với xâm nhập mặn, chiếm 68% diện tích phơi nhiễm với xâm nhập mặn cả tỉnh (> 1‰).

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 1

Trang 1

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 2

Trang 2

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 3

Trang 3

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 4

Trang 4

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 5

Trang 5

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 6

Trang 6

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 7

Trang 7

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 8

Trang 8

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 9

Trang 9

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 15100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu
 Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67-79; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79  
Bài báo khoa học 
Mô phỏng xâm nhập mặn các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa 
– Vũng Tàu trong bối cảnh biến đổi khí hậu 
Nguyễn Văn Hồng1*, Nguyễn Phương Đông1 
1 Phân Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; 
nguyenvanhong79@gmail.com; donghai930tl10@gmail.com 
*Tác giả liên hệ: nguyenvanhong79@gmail.com; Tel.: +84–913613206 
Ban Biên tập nhận bài: 8/4/2021; Ngày phản biện xong: 16/6/2021; Ngày đăng bài: 
25/8/2021 
Tóm tắt: Bài báo này tập trung mô phỏng nguy cơ xâm nhập mặn các sông chính trên địa 
bàn tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2050 theo các kịch bản biến đổi khí hậu 
RCP4.5 và RCP8.5. Trong nghiên cứu, sử dụng mô hình MIKE với module MIKE NAM 
để tính toán dòng chảy từ mưa, làm điều kiện đầu vào mô hình MIKE 11, tiếp tục mô phỏng 
thủy lực và xâm nhập mặn. Kết quả tính toán từ mô hình cho thấy mặn xâm nhập chủ yếu ở 
các huyện phía Nam, phân bố dọc theo sông Ray, sông Cỏ Mây và sông Dinh gần về phía 
hạ lưu. Trong khi đó, trên sông Thị Vải, ranh mặn này vượt qua ranh giới tỉnh khoảng 2,7 
km và 5,7 km tương ứng với RCP4.5 và RCP8.5. Độ mặn cao nhất trên sông Dinh, đoạn 
chảy qua huyện Long Điền và thành phố Vũng Tàu không lớn (< 1‰), theo đó, biên độ dao 
động mặn không đáng kể. Huyện Tân Thành là khu vực đáng quan tâm nhất trong mối quan 
hệ với xâm nhập mặn, chiếm 68% diện tích phơi nhiễm với xâm nhập mặn cả tỉnh (> 1‰). 
Từ khóa: Xâm nhập mặn, sông, Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng, Kịch bản. 
1. Mở đầu 
Xâm nhập mặn (XNM) là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở các vùng đất, cửa sông, tầng chứa 
nước tiếp giáp với biển; với độ mặn thay đổi tùy thuộc vào quá trình tự nhiên như chế độ 
thủy triều, dòng chảy của sông và địa hình hay hoạt động của con người gây ra như thay đổi 
hiện trạng sử dụng đất. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức 
tạp và gia tăng về quy mô, diễn biến và tần suất đã ảnh hưởng nhiều đến chu trình thủy văn 
thông qua thay đổi lượng mưa, lượng nước bốc hơi, mực nước biển dâng (NBD); từ đó làm 
thay đổi tốc độ bổ sung nguồn nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng 
đến quá trình XNM. Vì vậy, các tác động của BĐKH đến quá trình thủy văn và tài nguyên 
nước ở địa phương hoặc khu vực cần được đẩy mạnh, quan tâm hơn [1–5]. 
Bà Rịa–Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong những năm qua 
tỉnh đã và đang phải hứng chịu hậu quả của tác động của BĐKH, trong đó vấn đề XNM xảy 
ra ở nhiều khu vực ven biển và đang lấn sâu vào trong nội đồng gây ảnh hưởng không nhỏ 
đến môi trường, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhiều nơi diện tích phải bỏ 
hoang do ruộng đồng bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Mặc dù đã xảy ra nhiều thiệt hại đáng kể 
đối với sản xuất nông nghiệp và nguồn cung cấp nước ngọt, nhưng các đánh giá định lượng 
về dòng chảy và quá trình nhiễm mặn trong tương lai vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu dữ liệu 
quan trắc và công cụ mô hình để đại diện cho một mạng lưới thủy lực phức tạp. Do đó, làm 
rõ thực trạng XNM cũng như đánh giá, dự báo trong tương lai để hỗ trợ trong việc đưa ra 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67-79; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79 68 
quyết định và các giải pháp thích ứng phù hợp cần được tiến hành thực hiện trên địa bàn tỉnh 
Bà Rịa–Vũng Tàu [5–10]. 
Với mục đích nghiên cứu XNM các sông chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, 
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp mô hình toán, cụ thể là phần mềm MIKE (DHI) với 
module MIKE NAM tính toán dòng chảy đến và lưu lượng nhập biên của các lưu vực, tiểu 
lưu vực vào mô hình MIKE 11 mô phỏng XNM. Bên cạnh đó, các kịch bản BĐKH và NBD 
cho khu vực tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu cũng được tính toán cùng với hiện tượng XNM, gồm 
kịch bản RCP 4.5, kịch bản RCP 8.5 với mực nước năm 2020, 2030, 2050 tăng so với kịch 
bản hiện trạng. Ngoài ra, phần mềm ArcGIS được sử dụng để xử lý số liệu đầu vào, phân tích 
độ mặn cho khu vực nghiên cứu từ kết quả tính toán thủy lực và biểu diễn lên bản đồ [11–
20]. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Khu vực nghiên cứu 
Bà Rịa–Vũng Tàu là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế 
phía Nam. Địa giới hành chính gồm phần đất liền và hải đảo, chia thành 05 huyện (01 huyện 
đảo), 02 thành phố và 01 thị xã. Với chiều dài 16,33 km giáp thành phố Hồ Chí Minh ở phía 
Tây; 116,5 km giáp Đồng Nai ở phía Bắc; 29,26 km giáp Bình Thuận ở phía Đông, Nam và 
Tây Nam giáp biển Đông. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục địa. 
Biên độ nhiệt độ ngày và năm nhỏ, nhiệt độ bình quân giữa các mùa không chênh lệch 
lớn. Nhiệt độ bình quân các tháng dao động từ 25,5oC đến 28,9oC. Lượng mưa trong năm 
nhìn chung thuộc loại nhỏ so với các vùng ở miền Đông Nam Bộ, trung bình năm khoảng 
1.500–1.600 mm. 
Ngoài ra, tỉnh có hệ thống sông suối rất đa dạng, gồm 4 hệ thống sông chính là sông Thị 
Vải, sông Dinh, sông Ray và sông Đu Đủ. Về hệ thống các h ... ị An từ 01/01/2017 đến 
31/12/2017. Đánh giá mức độ tin cậy của mô hình theo hệ số tương quan R2 cho thấy mức 
độ phù hợp giữa giá trị thực đo so với giá trị mô phỏng là 0,801 (đạt loại tốt). Đường quá 
trình lưu lượng tính từ mưa khá phù hợp với đường quá trình dòng chảy thực đo (Hình 5). 
Qua đó có thể dùng các thông số trong mô hình để hoàn nguyên dòng chảy trong quá khứ và 
có thể đánh giá được chế độ dòng chảy, lượng nước đến tại khu vực nghiên cứu phục vụ tính 
toán thủy lực, cũng như tính toán các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai. 
Hình 5. Hiệu chỉnh lưu lượng trạm Trị An năm 2017. 
Hình 6. Hiệu chỉnh mực nước trạm Trị An năm 2017. 
3.2. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE 11 
- Sử dụng số liệu tại trạm Phú An từ ngày 29/3/2017 đến ngày 31/3/2017 cho quá trình 
hiệu chỉnh và từ ngày 1/3/2018 đến ngày 31/3/2018 cho quá trình kiểm định. 
- Bước thời gian tính toán thủy lực: Δt = 5 phút. 
- Điều kiện ban đầu: mực nước H = 1.0 m, lưu lượng Q = 0 m3/s. 
- Hệ số Manning’s M: thay đổi theo độ sâu từ 20–60 (m1/3/s) phụ thuộc từng đoạn sông. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67-79; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79 74 
Hình 7. Hiệu chỉnh mực nước trạm Phú An năm 2017. 
Hình 8. Kiểm định mực nước trạm Phú An năm 2018. 
Kết quả hiệu chỉnh–kiểm định giữa mực nước thực đo và tính toán tại trạm Phú An qua 
hệ số tương quan R2 lần lượt là 0,86 và 0,97 (đạt loại tốt), cho thấy bộ thông số mô hình là 
phù hợp, đảm bảo độ tin cậy để mô phỏng các kịch bản XNM. 
3.3. Kết quả mô phỏng các kịch bản xâm nhập mặn 
Thời gian mô phỏng XNM: từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018, thời điểm mực nước thấp 
trên các sông nội tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu và hệ thống sông Sài Gòn–Đồng Nai; hạn hán và 
XNM đi vào thời gian cao điểm trong năm. 
Mô phỏng XNM theo các kịch bản BĐKH tại khu vực nghiên cứu, tiến hành tính toán 
mức độ tăng giảm của lượng mưa và nhiệt độ chạy lại mô hình, sau đó xuất kết quả lưu lượng 
đến các tiểu lưu vực và lưu lượng nhập biên theo các kịch bản để làm biên đầu vào cho mô 
hình thủy lực. 
Kết quả mô phỏng độ mặn và diện tích nhiễm mặn trên các sông chính tỉnh Bà Rịa–Vũng 
Tàu theo kịch bản hiện trạng (năm 2018) và các kịch bản NBD RCP4.5, RCP8.5 (năm 2025, 
2030, 2050) được trình bày lần lượt từ Hình 7 đến Hình 10 và trong Bảng 2; Ngoài ra các 
kịch bản thủy văn được tính toán từ module CC trong Mike Nam dựa vào năm hiện trạng. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67-79; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79 75 
Hình 7. Bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn trên các sông chính tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu tháng 3/2018. 
(a) 
(b) 
Hình 8. Độ mặn cao nhất trên các sông chính tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu năm 2025 theo kịch bản RCP4.5 
(a) và RCP8.5 (b). 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67-79; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79 76 
(a) 
(b) 
Hình 9. Độ mặn cao nhất trên các sông chính tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu năm 2030 theo kịch bản RCP4.5 
(a) và RCP8.5 (b). 
(a) 
(b) 
Hình 10. Độ mặn cao nhất trên các sông chính tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu năm 2050 theo kịch bản 
RCP4.5 (a) và RCP8.5 (b). 
Bảng 2. Kết quả diện tích phơi nhiễm mặn trên các sông chính tại Bà Rịa–Vũng Tàu theo ranh mặn trên 1‰. 
Thang mặn 
(‰) 1 – 2 2 – 4 4 – 10 10 – 28 >28 
Tổng cộng 
(>1‰) 
Kịch 
bản 
S_HT 6,341,950 6,440,075 8,612,400 22,205,350 41,425 43,641,200 
S_45–2025 6,349,025 6,703,000 8,527,350 23,348,650 80,450 45,008,475 
S_45–2030 6,604,475 7,259,225 9,032,425 23,731,900 150,225 46,778,250 
S_45–2050 6,735,100 7,700,825 9,621,150 24,052,575 382,150 48,491,800 
S_85–2025 6,404,175 6,741,700 8,589,500 23,391,250 105,400 45,232,025 
S_85–2030 6,652,325 7,321,825 9,089,075 23,777,175 176,200 47,016,600 
S_85–2050 6,746,975 7,763,250 9,690,325 24,125,925 360,900 48,687,375 
3.3.1. Độ mặn max 
Kết quả mô phỏng nồng độ mặn đạt giá trị lớn nhất vào tháng 3/2018 trên sông Cỏ Mây 
và sông Thị Vải lần lượt đạt gần 3‰ và 11‰, nhưng với khoảng cách vị trí từ các điểm mặn 
đến Thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành (Thị xã Phú Mỹ) tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu còn 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67-79; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79 77 
khá xa nên mức độ ảnh hưởng đến kinh tế – đời sống sinh hoạt nông nghiệp người dân vẫn 
chưa bị ảnh hưởng. 
Theo kết quả mô phỏng hiện trạng so sánh với kết quả mô phỏng nồng độ mặn tăng theo 
mực nước biển từ 2 kịch bản mực nước dâng RCP4.5 và RCP8.5, nồng độ mặn lớn nhất theo 
kịch bản hiện trạng trên các sông không thay đổi đáng kể so với đầu và giữa thế kỷ XXI và 
có xu hướng gia tăng nhẹ từ cuối thế kỷ tại vị trí sông thị Vải ranh giới tỉnh Bà Rịa–Vũng 
Tàu và huyện Cần Giờ. Xét vị trí giữa TP.Vũng Tàu và Huyện Long Điền nồng độ mặn tăng 
dần từ hiện trạng chưa đến 1‰ đến cuối thế kỷ đã tăng lên gần 2‰. 
3.3.2. Phạm vi XNM trên các sông chính 
Do tính chất lãnh thổ trải dài dọc theo đường bờ biển, nên các sông trong khu vực chịu 
ảnh hưởng của tiến trình XNM. Độ mặn trên 10 ‰ xuất hiện ở hạ lưu các sông. Càng tiến 
dần về thượng nguồn thì độ mặn giảm dần và tiến về 0 (tương ứng với vùng nước ngọt). Với 
điều kiện địa hình càng gần biển càng thấp dần, các sông chảy qua địa bàn tỉnh từ khu vực 
địa hình cao ở thượng nguồn, chảy qua địa hình thấp ở hạ nguồn. Vậy nên trên các sông khu 
vực hạ nguồn và vùng địa hình thấp ở sông Thị Vải, độ mặn cao và tiến sâu vào đất liền. 
Trong tương lai, ranh mặn 1‰ có xu hướng lấn sâu hơn theo các các sông vào nội đồng. 
Giữa thế kỷ XXI, ranh mặn (RM) 1‰ đã di chuyển vào Tp. Bà Rịa và Huyện Xuyên Mộc 
theo hướng sông Dinh và sông Ray. Huyện Long Điền cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi XNM khi 
phạm vi mặn tiến theo sông Cỏ Mây đi sâu vào nội đồng. 
Xét kịch bản RCP4.5, đến giữa thế kỷ XXI, diện tích đất có khả năng phơi nhiễm với độ 
mặn ≥ 1‰ (ranh giới ngọt–lợ) gia tăng so với 2018, chiếm 6,7% diện tích tự nhiên cả tỉnh; 
trong đó, huyện Trảng Bàng là khu vực phơi nhiễm nhiều nhất. 
Đối với kịch bản RCP8.5, kết quả mô phỏng cũng cho thấy mức độ diễn biến của XNM 
dẫn đến khả năng mở rộng phạm vi phơi nhiễm tại huyện Long Điền năm 2030 tăng lên 3,69 
ha và năm 2050 tăng đến 7517 ha. 
Từ kết quả mô phỏng dựa trên số liệu thực tế thu thập được và công cụ mô phỏng thủy 
lực, thấy được diễn biến của XNM có ảnh hưởng đến sông Thị Vải và sông Cỏ Mây, Sông 
Dinh và Sông Ray, nhất là vị trí cửa sông như cửa Lộc An, bởi lòng sông rộng và sâu, chịu 
tác động mạnh của thủy triều, mang tính chất của dạng cửa sông khá điển hình. 
Nhưng nhìn chung khả năng XNM tại khu vực tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu còn bị hạn chế bởi 
địa hình và vị trí tọa lạc của tỉnh, nơi chủ yếu tiếp nhận nguồn nước từ thượng nguồn và ít 
chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều. Bởi địa hình, địa lý của 2 con sông chính chảy qua tỉnh 
là sông Ray và sông Dinh mà XNM còn ở mức thấp. Sông Cỏ Mây có lòng sông sâu, lại tiếp 
nhận nguồn nước thượng nguồn suy yếu vào mùa khô nên bị ảnh hưởng XNM, nhưng sông 
Cỏ Mây có rất nhiều nhánh và kênh rạch nối với sông Dinh, do đó dòng triều truyền vào dễ 
bị biến dạng và giảm biên độ đáng kể. Đối với sông Thị Vải dù có độ dốc nhỏ hơn (nhỏ hơn 
1%), lòng sông lại rất sâu, ít khu chứa nước nên thủy triều truyền vào rất mạnh và sâu, đa 
phần sông chảy trong vùng đồng bằng bằng phẳng có độ cao từ 5–20 m, mang sắc thái vùng 
sông ảnh hưởng thủy triều. 
Tuy nhiên, trong điều kiện BĐKH còn khó lường, có thể thay đổi theo chiều hướng tiêu 
cực hơn, nước thượng nguồn phụ thuộc đến lượng mưa dẫn đến suy yếu tốc độ dòng chảy 
đến hạ lưu vào thời kỳ mùa khô; kèm theo mực nước biển tăng đem mặn lấn sâu hơn theo 
các con sông vào đến nội đồng tỉnh, có thể ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và nguồn nước 
ngọt trong quá trình sinh hoạt của người dân tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu. 
4. Kết luận 
Nghiên cứu sử dụng mô hình MIKE NAM và MIKE 11 mô phỏng nguy cơ xâm nhập 
mặn khu vực tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu đến năm 2050 theo các kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 
và RCP8.5. Kết quả cho thấy mặn có khả năng xâm nhập các huyện phía Nam, phân bố dọc 
theo sông Ray, sông Cỏ Mây và sông Dinh gần về phía hạ lưu. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67-79; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79 78 
Về độ mặn max: đến năm 2050, độ mặn cao nhất trên sông Dinh đoạn chảy qua tỉnh 
huyện Long Điền và Tp. Vũng Tàu không lớn (< 1‰), theo đó, biên độ dao động mặn không 
đáng kể. Trên sông Thị Vải, độ mặn ở vị trí ranh giới tỉnh khoảng 1,23‰ (RCP8.5). 
Về phạm vi XNM: đến năm 2050, RM 1‰ trên sông Ray chưa xâm nhập vào địa phận 
huyện Châu Đức. Trong khi đó, trên sông Thị Vải, RM này vượt qua ranh giới tỉnh khoảng 
2,7 km và 5,7 km tương ứng với RCP4.5 và RCP8.5. Huyện Tân Thành là khu vực đáng quan 
tâm nhất trong mối quan hệ với XNM, chiếm 68% diện tích phơi nhiễm với XNM cả tỉnh (> 
1‰). 
Tại cùng một thời điểm tính toán, kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 cho kết quả mô phỏng 
XNM khu vực tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu khác nhau không đáng kể. Nguyên nhân do các sông 
chính nằm sâu trong nội đồng nên ít chịu ảnh hưởng của triều cường. 
Nhìn chung, kết quả XNM theo các kịch bản có sai khác tương đối so với hiện trạng mặn 
năm 2018. Các kịch bản có mực nước biển dâng càng cao thì ranh mặn càng tiến sâu hơn vào 
thượng nguồn. Các vùng bị ảnh hưởng bởi độ mặn trên 10‰ vẫn là các vùng ven biển đặc 
biệt là hạ lưu sông Thị Vải, hạ lưu sông Rạng, hạ lưu sông Chà Và, hạ lưu sông Dinh, hạ lưu 
sông Cửa Lấp, hạ lưu sông Ray. Các vùng đất ven sông cũng có khả năng bị phơi nhiễm với 
độ mặn tương ứng trên sông. 
Việc gia tăng XNM là do NBD ở khu vực các cửa sông và một phần lưu lượng đã giảm 
trong mùa khô do phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, như tưới tiêu nông nghiệp và các 
hoạt động khác trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, mạng lưới quan trắc giám sát mặn trên địa bàn 
tỉnh còn hạn chế nên số liệu và các tài liệu liên quan về xâm nhập mặn của tỉnh BRVT chưa 
được đầy đủ; do đó đây cũng là những hạn chế của các kết quả nghiên cứu này. 
Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: N.V.H.; Lựa chọn phương pháp nghiên 
cứu: N.V.H., N.P.Đ.; Xử lý số liệu: N.P.Đ.; Viết bản thảo bài báo: N.V.H., N.P.Đ.; Chỉnh 
sửa bài báo: N.V.H., N.P.Đ. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự tài trợ của dự án “Xây dựng kế hoạch 
hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2020–2030, tầm nhìn 2050 cho tỉnh Bà Rịa Vũng 
Tàu”, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 
Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể 
tác giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây; 
không có sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả. 
Tài liệu tham khảo 
1. Dyer, K.R. Estuaries: a physical introduction. Wiley Press, 1973. 
2. Thanh, B; My, N.T.T. Tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất định hướng ứng phó 
đối với lĩnh vực tài nguyên nước, quy hoạch sử dụng đát, hạ tầng và chống ngập đô 
thị tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạp chí Khí tượng Thủy Văn 2013, 12, 12–17. 
3. UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Báo cáo kinh tế–xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, năm 
2018, 2019. 
4. Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Xây dựng, cập nhật 
kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn 
2050. Sở TNMT Bà Rịa Vũng Tàu, 2020. 
5. Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Đánh giá khí hậu tỉnh 
Bà Rịa Vũng Tàu. Sở TNMT Bà Rịa Vũng Tàu, 2020. 
6. Việt, L.V. Đặc điểm phân bố mưa Miền Đông Nam Bộ, Đề tài NCKH – Trung tâm 
KTTV Phía Nam, 1998. 
7. Việt, L.V. Nghiên cứu sự biến động mưa, nhiệt, ẩm khu vực đồng bằng sông Cửu 
Long và khả năng dự báo. Đề tài nghiên cứu Cấp Bộ – Bộ Khoa học Công nghệ, 
2006. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 67-79; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).67-79 79 
8. Toàn, P.N.; Đắc, P.T. Khí hậu Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, Hà 
Nội, 1991. 
9. Minh, T.C. Khí hậu và khí tượng đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nôi, 
2007. 
10. Sở TNMT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng 
Tàu năm 2018. BRVT, 2018. 
11. DHI. User Manual, 2014. 
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi Khí hậu, nước biển dâng cho Việt 
Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 2009. 
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi Khí hậu, nước biển dâng cho Việt 
Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, 2012. 
14. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho 
Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2016. 
15. IPCC. Climate Change: The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to 
the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 
Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, 
USA. 2007. 
16. IPCC Fifth Assessment Report: Climate Change 2013 – The Physical Science Basis. 
Cambridge University Press, Cambridge, UK, 2013, pp. 1535. 
17. IPCC. The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth 
Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 2007. 
18. IPCC. The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fifth 
Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 2013. 
19. IPCC. Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate 
Change Adaptation, A Special Report of Working Groups I and II of the 
Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press, 2012. 
20. Kaergaard, K.; Fredsoe, J. Numerical modeling of shoreline undulations part 1: 
Constant wave climate. Coast. Eng. 2013, 75, 64–76. 
Simulation of saline intrusion in main rivers of ba ria – vung tau 
province under the context of climate change 
Nguyen Van Hong1*, Nguyen Phuong Dong1 
1 Sub–Institute HydoMeteogology and Climate Change; nguyenvanhong79@gmail.com; 
donghai930tl10@gmail.com 
Abstract: This paper focuses on simulating the danger of saline intrusion in the main rivers 
in Ba Ria–Vung Tau province for periods to 2050 according to climate change scenarios 
RCP4.5 and RCP8.5. In the study, using MIKE model with MIKE NAM module to calculate 
runoff from rain, as input condition to MIKE 11 module, continue to simulate hydraulic and 
saline intrusion. The results from the model show that the salinity concentration is mainly in 
the southern districts, distributed along Ray River, Co May River and Dinh River near 
downstream. Meanwhile, on Thi Vai River, this saline boundary crosses the provincial 
boundary by about 2.7 km and 5.7 km respectively with RCP4.5 and RCP8.5. The highest 
salinity on Dinh river, which flows through Long Dien district and Vung Tau city, is not high 
(< 1‰), accordingly, the salinity fluctuation amplitude is not significant. Tan Thanh district 
is the area of most concern in relation to saline intrusion, accounting for 68% of the 
province’s area exposed to saline intrusion (> 1‰). 
Keywords: Salinity intrusion; Climate change; Sea level rise; Scenarios. 

File đính kèm:

  • pdfmo_phong_xam_nhap_man_cac_song_chinh_tren_dia_ban_tinh_ba_ri.pdf