Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu

Hiện tượng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu

đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Thống kê cho thấy mực nước biển trung bình toàn

cầu năm 2017 đã tăng 77mm so với năm 1993. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với nước ta mà

trực tiếp là các địa phương vùng ven biển. Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế văn hóa của

khu vực miền trung với tiềm năng về du lịch và khai thác vận tải đường thủy. Cửa sông Hàn là

một trong các cửa sông chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đổ ra biển Đông thông qua

vịnh Đà Nẵng. Chế độ thủy động lực học vùng cửa sông Hàn ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tiêu

thoát lũ và vận tải đường thủy. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng dụng mô hình toán hai chiều

ngang mô phỏng chế độ thủy động lực học khu vực cửa sông Hàn - thành phố Đà Nẵng với các

kịch bản nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu.

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 1

Trang 1

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 2

Trang 2

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 3

Trang 3

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 4

Trang 4

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 5

Trang 5

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 6

Trang 6

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 7

Trang 7

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 8

Trang 8

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 8420
Bạn đang xem tài liệu "Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu

Mô phỏng trường thủy động lực học vùng cửa sông hàn với kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 1
MÔ PHỎNG TRƯỜNG THỦY ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG CỬA SÔNG HÀN 
VỚI KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
Lê Văn Nghị 
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
Hoàng Nam Bình 
Trường Đại học Giao thông Vận tải 
Lương Nguyễn Hoàng Phương 
Trường Đại học Đông Á 
Tóm tắt: Hiện tượng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu 
đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Thống kê cho thấy mực nước biển trung bình toàn 
cầu năm 2017 đã tăng 77mm so với năm 1993. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với nước ta mà 
trực tiếp là các địa phương vùng ven biển. Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế văn hóa của 
khu vực miền trung với tiềm năng về du lịch và khai thác vận tải đường thủy. Cửa sông Hàn là 
một trong các cửa sông chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đổ ra biển Đông thông qua 
vịnh Đà Nẵng. Chế độ thủy động lực học vùng cửa sông Hàn ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tiêu 
thoát lũ và vận tải đường thủy. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng dụng mô hình toán hai chiều 
ngang mô phỏng chế độ thủy động lực học khu vực cửa sông Hàn - thành phố Đà Nẵng với các 
kịch bản nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu. 
Từ khóa: Mô hình toán 2 chiều, Cửa sông Hàn, Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng. 
Summary: Sea level rise is related to climate change and global warming. In 2017, global sea 
level was 3 inches (77mm) above the 1993 average - the highest annual average in the satellite 
record (1993-present). It is really a serious problem for our country and especially for coastal 
areas. Danang is a economic center of central Vietnam with potential for tourism and inland 
waterways. Hydrodynamic environment at Han estuary affects flooding and inland waterway. 
This article presents some result of Using hydrodynamic models to simulate estuarine systems at 
Han river downstream with sea level rise scenarios caused by climate change. 
Keywords: 2D hydraulics model, Han estuary, Climate change, Sea level rise. 
1. MỞ ĐẦU * 
Cửa Hàn là một trong hai cửa sông thoát lũ 
chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Lũ 
trên sông Vu Gia đổ ra biển Đông thông qua 
Vịnh Đà Nẵng. Hạ lưu sông Vu Gia trên địa 
phận thành phố Đà Nẵng là sông Hàn có chiều 
dài 7,2km tính từ ngã ba sông Cẩm Lệ - sông 
Đô Tỏa đến cửa Hàn. Sông Hàn có chiều rộng 
trung bình khoảng 900 - 1200m và chiều sâu 
Ngày nhận bài: 11/01/2019 
Ngày thông qua phản biện: 28/02/2019 
Ngày duyệt đăng: 26/3/2019 
trung bình khoảng 4 - 5m [1] [5] [6]. Hiện nay, 
trên sông Hàn đã được xây dựng các công 
trình chỉnh trị, ổn định bờ và nhiều công trình 
khai thác khác. Thành phố Đà Nẵng với chủ 
trương phát triển du lịch đã cho thực hiện 
nhiều dự án xây dựng các công trình khai thác 
du lịch, dịch vụ trên sông Hàn [1]. Trước bối 
cảnh biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, 
chế độ thủy động lực học khu vực cửa sông 
Hàn vốn dĩ đã phức tạp lại càng phức tạp hơn, 
có khả năng ảnh hưởng tới quá trình vận hành, 
khai thác các công trình trên sông cũng như 
vấn đề thoát lũ và giao thông thủy. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 2
Thống kê cho thấy, mực nước biển trung 
bình toàn cầu năm 2017 đã tăng 77mm so 
với năm 1993 [4]. Ở Việt Nam, xu thế biến 
đổi mực nước ở hầu hết các trạm đều có xu 
thế tăng, với tốc độ mạnh nhất 5,58mm/năm 
tại Phú Quý và 5,28mm tại Thổ Chu. Tính 
trung bình, mực nước tại các trạm hải văn 
của Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt với 
mức tăng 2,45mm/năm. Nếu tính trong thời 
kỳ 1993 - 2014, mực nước biển trung bình 
tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng trung 
bình 3,34mm/năm [2]. 
Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi 
trường [2], đến năm 2100, mực nước biển dâng 
trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo 
kịch bản phát thải thấp (RCP2.6) là 44 cm (27 
cm ÷ 66 cm), kịch bản phát thải trung bình thấp 
(RCP4.5) là 53 cm (32 cm ÷ 76 cm), kịch bản 
phát thải trung bình cao (RCP6.0) là 56 cm (37 
cm ÷ 81 cm) và kịch bản phát thải cao 
(RCP8.5) là 73 cm (49 cm ÷ 103 cm). Đối với 
khu vực miền trung từ Đèo Hải Vân đến Mũi 
Đại Lãnh, mực nước biển dâng theo các kịch 
bản phát thải như sau (Bảng 1): 
Bảng 1. Kịch bản mực nước biển dâng khu vực Đèo Hải Vân - Mũi Đại Lãnh [2] 
Kịch bản 
phát thải 
Các mốc thời gian của thế kỷ XXI 
2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 
RCP2.6 
13 
(8 ÷ 19) 
17 
(10 ÷ 25) 
22 
(13 ÷ 32) 
26 
(15 ÷ 39) 
31 
(18 ÷ 45) 
35 
(21 ÷ 52) 
40 
(24 ÷ 59) 
45 
(26 ÷ 66) 
RCP4.5 
13 
(8 ÷ 18) 
17 
(11 ÷ 25) 
23 
(14 ÷ 32) 
28 
(17 ÷ 40) 
34 
(21 ÷ 48) 
40 
(25 ÷ 57) 
47 
(29 ÷ 66) 
54 
(33 ÷ 76) 
RCP6.0 
12 
(8 ÷ 17) 
17 
(11 ÷ 24) 
22 
(15 ÷ 31) 
28 
(19 ÷ 40) 
34 
(23 ÷ 49) 
41 
(28 ÷ 59) 
49 
(33 ÷ 70) 
57 
(38 ÷ 82) 
RCP8.5 
13 
(9 ÷ 18) 
18 
(13 ÷ 26) 
25 
(17 ÷ 35) 
33 
(22 ÷ 46) 
41 
(28 ÷ 58) 
51 
(35 ÷ 71) 
62 
(42 ÷ 86) 
73 
(50 ÷ 103) 
Dựa trên kịch bản nước biển dâng, nghiên cứu 
đã ứng dụng mô hình thủy động lực học hai 
chiều ngang lưới phi cấu trúc MIKE 21FM của 
Viện Thủy lực Đan Mạch mô phỏng chế độ 
thủy lực khu vực cửa sông Hàn với kịch bản lũ 
thiết kế tần suất 1% của mô hình lũ tháng 
IX/2009 trong các trường hợp biên hạ lưu tại 
Vịnh Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của nước biển 
dâng do biến đổi khí hậu nhằm đánh giá sự 
biến động của trường thủy động lực hạ lưu 
sông Hàn. Nghiên cứu không xét đến sự biến 
động về lượng mưa do tác động của biến đổi 
khí hậu. 
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH 
2.1. Vùng nghiên cứu 
Khu vực nghiên cứu là đoạn sông Hàn từ cầu 
Trần Thị Lý (tọa độ 16o03' vĩ độ Bắc, 
108o13,8' kinh độ Đông) đến cửa sông Hàn 
(tọa độ 16o16,5' vĩ độ Bắc, 108o12,7' kinh độ 
Đông). Chiều dài đoạn sông mô phỏng khoảng 
6km, diện tích mô phỏng khoảng 8,8km2 [1] 
(Hình 1). 
2.2. Xây dựng mô hình 
Miền tính toán được số hóa dưới dạng shape 
file với hệ tọa độ WGS_1984_UTM 
Zone_49N và xây dựng với miền tính năm 
2018 có thêm đoạn kè dài 700m ở bờ hữu sông 
Hàn phía thượng lưu cầu Thuận Phước so với 
năm 2016 (Hình 1). 
Địa hình khu vực nghiên cứu được số hóa 
trong mô hình. Các phần tử trong miền tính 
toán là các phần tử tam giác được chia chi tiết 
tại các vị trí thay đổi đột ngột và các vị trí 
công trình (Hình 2). Những vị trí khác thì các 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 3
phần tử được chia thưa hơn nhưng vẫn đảm 
bảo độ chính xác cho phép trong mô phỏng. 
(Nguồn ảnh: Google Earth) 
Hình 1. Miền tính toán 
Biên được thiết lập gồm: Biên trên: lưu lượng 
tại cầu Trần Thị Lý; Biên dưới: mực nước 
triều tại cửa sông Hàn. Biên rắn: địa hình lòng 
sông và vùng cửa sông; Biên bao vùng tính 
toán; Biên nhám theo Manning [1]. 
Mô hình 1 chiều MIKE11HD cho hệ thống 
sông Vu Gia - Thu Bồn được kế thừa từ dự án 
[5] và mô hình 2 chiều MIKE21FM cho khu 
vực hạ lưu sông Hàn được kế thừa từ nghiên 
cứu [1]. 
Mô hình được xây dựng và mô phỏng thử 
nghiệm cho các phương án hiệu chỉnh với trận 
lũ tháng IX/2009 và kiểm định với trận lũ 
tháng XI/2010. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm 
định mô hình cho thấy mô hình đã được xây 
dựng có đủ độ tin cậy [1], có thể ứng dụng để 
mô phỏng theo các kịch bản nước biển dâng. 
Hình 2. Địa hình và các phần tử 
trong miền tính 
(Nguồn ảnh: Google Earth) 
Hình 3. Khu vực đánh giá 
trường thủy động lực học 
Để đánh giá sự biến động chế độ thủy động 
lực học khu vực hạ lưu sông Hàn, ngoài những 
đánh giá tổng thể, nghiên cứu còn xem xét 
diễn biến chi tiết 9 vị trí như sau: Trước mố 
trái cầu Thuận Phước (Điểm 1); Giữa nhịp 
chính cầu Thuận Phước (Điểm 2); Đầu kè 
luồng tàu (Điểm 3); Trước, giữa luồng tàu 
(Điểm 4); Cuối đoạn kèm mới làm, trước mố 
phải cầu Thuận Phước (Điểm 5); Giữa đoạn kè 
mới làm (Điểm 6); Đầu đoạn kè mới làm 
(Điểm 7); 300m về thượng lưu của điểm 2 
(Điểm 8); và 300m về thượng lưu của điểm 1 
(Điểm 9) (Hình 3) [1]. 
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG 
3.1. Các kịch bản mô phỏng 
Các phương án mô phỏng chế độ thủy động 
lực học hạ lưu sông Hàn với lũ thiết kế 1% 
mô hình lũ tháng IX/2009 kết hợp kịch bản 
nước biển dâng do tác động của biến đổi 
khí hậu theo dự báo [2] đến năm 2100 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 4
(Bảng 1). 
Ngoài ra nghiên cứu còn mô phỏng thêm kịch 
bản nước biển dâng do bão là tính huống nguy 
hiểm với mực nước tổng cộng dâng cao. Khi 
có bão, kết hợp lũ về từ thượng nguồn làm 
tăng nguy cơ ngập lụt hạ du. Nước dâng do 
bão lớn nhất ghi nhận được tại Việt Nam xảy 
ra trong cơn bão Dan năm 1989 là 3,6m. Bão 
Kelly năm 1981, đổ bộ vào Nghệ An gây nước 
dâng rất lớn, nhiều nơi nước dâng cao 2,8 ÷ 
3,2m trong đó cao nhất là tại Lạch Ghép 
(3,2m). Năm 1985, bão Andy gây ra nước 
dâng 1,7m tại cửa Dĩnh (Quảng Bình) và bão 
Cecil gây ra nước dâng 2,5m tại Thừa Thiên 
Huế. Bão Wayne năm 1986 gây ra nước dâng 
2,3 m tại Trà Lý (Thái Bình). Năm 1987, bão 
Betty gây ra nước dâng 2,5m tại Quỳnh 
Phương (Nghệ An). Năm 1989, nước dâng do 
bão Dot gây ra tại Đồ Sơn (Hải Phòng) là 
2,2m, nước dâng do bão Irving gây ra tại Sầm 
Sơn (Thanh Hóa) là 2,9m. Năm 1996, bão 
Frankie gây ra nước dâng 3,14m ở Tiền Hải - 
Thái Bình, bão Niki gây ra nước dâng cao nhất 
là 3,11m tại Hải Hậu - Nam Định. Theo báo 
cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 
2014 và cập nhật năm 2016, khu vưc từ Đà 
Nẵng đến Bình Định, nước dâng do bão cao 
nhất đã xảy ra là 1,80m, trong tương lai dự báo 
có thể lên đến trên 2,30m. Các kịch bản mô 
phỏng bao gồm: 
- Kịch bản 1 (KB_RCP2.6): Mực nước biển 
dâng 0,45m; 
- Kịch bản 2 (KB_RCP4.5): Mực nước biển 
dâng 0,53m; 
- Kịch bản 3 (KB_RCP6.0): Mực nước biển 
dâng 0,57m; 
- Kịch bản 4 (KB_RCP8.5): Mực nước biển 
dâng 0,73m. 
- Kịch bản 5 (KB_RCP8.5_Bão): Mực nước 
biển dâng 2,53m. 
3.2. Mô phỏng trường dòng chảy lũ với các 
kịch bản nước biển dâng 
Trận lũ IX/2009 là trận lũ có mưa lớn đồng đều, 
lượng mưa 3 ngày lớn nhất tại trạm Ái Nghĩa đạt 
430mm, lưu lượng tại trạm Thành Mỹ là 
4540m3/s, trạm Nông Sơn là 7530m3/s, mực 
nước tại Giao Thủy là 9,14m, Ái Nghĩa là 10m 
và mực nước tại Cẩm Lệ đạt xấp xỉ mực nước 
tần suất 5% được đánh giá là trận lũ rất lớn (Hmax 
 H10%) theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dự 
báo lũ QCVN 18:2008/BTNMT. 
Kết quả mô phỏng lưu lượng bằng mô hình 1 
chiều MIKE11HD, lưu lượng đỉnh lũ tại cầu 
Trần Thị Lý (biên trên của mô hình 2 chiều) 
trận lũ tháng IX/2009 là 7750m3/s (Hình 4) và 
mô hình lũ thiết kế 1% là 13600m3/s (Hình 5). 
Hình 4. Đường quá trình lưu lượng lũ 
IX/2009 tại cầu Trần Thị Lý 
Hình 5. Đường quá trình lưu lượng lũ 
tần suất 1% tại cầu Trần Thị Lý 
Các thời điểm trích xuất từ kết quả của mô 
hình gồm: 06h00 ngày 29/IX/2009: lũ lên, 
đỉnh triều; 18h00 ngày 30/IX/2009: lũ lên, 
triều xuống; 12h00 ngày 30/IX/2009: đỉnh 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 5
lũ, triều xuống. Kết quả mô phỏng cụ thể như sau: 
06h00 ngày 29/IX/2009 
18h00 ngày 30/IX/2009 
12h00 ngày 30/IX/2009 
Hình 6. Trường mực nước và lưu tốc toàn miền tính toán KB_1% 
06h00 ngày 29/IX/2009 
18h00 ngày 30/IX/2009 
12h00 ngày 30/IX/2009 
Hình 7. Trường mực nước và lưu tốc toàn miền tính toán KB_RCP2.6 
06h00 ngày 29/IX/2009 
18h00 ngày 30/IX/2009 
12h00 ngày 30/IX/2009 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 6
Hình 8. Trường mực nước và lưu tốc toàn miền tính toán KB_RCP4.5 
06h00 ngày 29/IX/2009 
18h00 ngày 30/IX/2009 
12h00 ngày 30/IX/2009 
Hình 9. Trường mực nước và lưu tốc toàn miền tính toán KB_RCP6.0 
06h00 ngày 29/IX/2009 
18h00 ngày 30/IX/2009 
12h00 ngày 30/IX/2009 
Hình 10. Trường mực nước và lưu tốc toàn miền tính toán KB_RCP8.5 
06h00 ngày 29/IX/2009 
18h00 ngày 30/IX/2009 
12h00 ngày 30/IX/2009 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 7
Hình 11. Trường mực nước và lưu tốc toàn miền tính toán KB_RCP8.5_Bão 
Giá trị mực nước và lưu tốc tại các điểm trích 
xuất (Hình 3) ở thời điểm lũ lên - đỉnh triều; lũ 
lên - triều xuống; đỉnh lũ - triều xuống ứng với 
các kịch bản nước biển dâng như sau: 
Bảng 2. Mực nước tại một số vị trí ở hạ lưu sông Hàn 
Đơn vị: m 
Vị trí 
Kịch bản 
KB_1% KB_RCP2.6 KB_RCP4.5 KB_RCP6.0 KB_RCP8.5 KB_RCP8.5_Bão 
06h00 ngày 29/IX/2009: lũ lên, đỉnh triều 
Điểm 1 1,668 2,103 2,181 2,220 2,376 4,160 
Điểm 2 1,698 2,127 2,204 2,243 2,398 4,171 
Điểm 3 1,733 2,158 2,233 2,267 2,425 4,186 
Điểm 4 1,727 2,152 2,228 2,271 2,420 4,184 
Điểm 5 1,708 2,137 2,214 2,253 2,407 4,178 
Điểm 6 1,740 2,158 2,224 2,272 2,424 4,479 
Điểm 7 1,846 2,250 2,323 2,359 2,507 4,227 
Điểm 8 1,760 2,176 2,251 2,289 2,441 4,190 
Điểm 9 1,754 2,171 2,246 2,284 2,435 4,187 
18h00 ngày 30/IX/2009: lũ lên, triều xuống 
Điểm 1 1,230 1,568 1,633 1,666 1,800 3,472 
Điểm 2 1,359 1,680 1,704 1,772 1,899 3,521 
Điểm 3 1,489 1,795 1,854 1,869 2,007 3,584 
Điểm 4 1,464 1,778 1,838 1,884 1,993 3,578 
Điểm 5 1,375 1,706 1,769 1,800 1,930 3,550 
Điểm 6 1,539 1,824 1,879 1,908 2,024 3,560 
Điểm 7 1,957 2,198 2,246 2,270 2,371 3,771 
Điểm 8 1,624 1,902 1,974 1,984 2,098 3,612 
Điểm 9 1,610 1,886 1,940 1,968 2,082 3,600 
12h00 ngày 30/IX/2009: đỉnh lũ, triều xuống 
Điểm 1 1,755 1,865 1,891 1,905 1,967 3,187 
Điểm 2 2,074 2,175 2,199 2,212 2,267 3,371 
Điểm 3 2,315 2,423 2,448 2,387 2,514 3,561 
Điểm 4 2,211 2,344 2,372 2,459 2,450 3,456 
Điểm 5 1,960 2,119 2,152 2,170 2,243 3,440 
Điểm 6 2,361 2,456 2,477 2,488 2,537 3,500 
Điểm 7 3,388 3,450 3,463 3,471 3,504 4,215 
Điểm 8 2,630 2,714 2,733 2,743 2,787 3,686 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 8
Điểm 9 2,687 2,706 2,715 2,758 3,650 
Bảng 3. Lưu tốc tại một số vị trí ở hạ lưu sông Hàn 
Đơn vị: m/s 
Vị trí 
Kịch bản 
KB_1% KB_RCP2.6 KB_RCP4.5 KB_RCP6.0 KB_RCP8.5 KB_RCP8.5_Bão 
06h00 ngày 29/IX/2009: lũ lên, đỉnh triều 
Điểm 1 0,792 0,751 0,743 0,740 0,724 0,580 
Điểm 2 1,059 1,004 0,994 0,990 0,970 0,780 
Điểm 3 1,017 0,946 0,935 0,760 0,907 0,712 
Điểm 4 0,845 0,775 0,764 0,929 0,738 0,557 
Điểm 5 1,023 0,923 0,908 0,900 0,870 0,617 
Điểm 6 1,260 1,178 1,165 1,58 1,132 0,895 
Điểm 7 0,818 0,776 0,769 0,765 0,750 0,603 
Điểm 8 1,319 1,236 1,222 1,216 1,189 0,948 
Điểm 9 1,059 1,015 1,007 1,003 0,988 0,824 
18h00 ngày 30/IX/2009: lũ lên, triều xuống 
Điểm 1 1,602 1,539 1,526 1,520 1,495 1,209 
Điểm 2 2,091 2,016 2,001 1,994 1,964 1,632 
Điểm 3 2,065 1,947 1,927 1,594 1,875 1,474 
Điểm 4 1,755 1,627 1,605 1,916 1,551 1,160 
Điểm 5 2,163 1,976 1,944 1,928 1,866 2,311 
Điểm 6 2,504 2,386 2,364 2,353 2,309 1,851 
Điểm 7 1,559 1,506 1,496 1,491 1,470 2,219 
Điểm 8 2,566 2,455 2,434 2,424 2,382 1,936 
Điểm 9 2,051 1,995 1,984 1,980 1,956 1,670 
12h00 ngày 30/IX/2009: đỉnh lũ, triều xuống 
Điểm 1 2,672 2,658 2,653 2,650 2,635 2,264 
Điểm 2 3,369 3,355 3,350 3,348 3,335 2,989 
Điểm 3 3,375 3,302 3,286 2,786 3,245 2,752 
Điểm 4 2,921 2,817 2,796 3,278 2,742 2,195 
Điểm 5 3,592 3,429 3,397 3,381 3,314 2,506 
Điểm 6 4,020 3,961 3,948 3,942 3,913 3,420 
Điểm 7 2,394 2,373 2,368 2,366 2,355 2,136 
Điểm 8 4,013 3,967 3,957 3,951 3,928 3,500 
Điểm 9 3,341 3,335 3,332 3,319 3,030 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả mô phỏng cho thấy với các kịch bản 
nước biển dâng tăng dần, mực nước trung bình 
tăng và lưu tốc giảm. Ở khu vực cửa sông Hàn, 
mực nước tăng trung bình khoảng 0,50m ở 
thời điểm lũ lên gặp đỉnh triều; 0,40m ở thời 
điểm lũ lên triều xuống và 0,25m ở thời điểm 
đỉnh lũ triều rút. Lưu tốc trung bình khu vực 
cửa sông giảm khoảng 0,06 - 0,11m/s. 
Mực nước tại các điểm 4, 5, 6 và 7 quanh khu 
vực kè phía đường Lê Văn Duyệt phường Nại 
Hiên Đông, quận Sơn Trà (Hình 3, Bảng 2) 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 53 - 2019 9
cho thấy với kịch bản lũ thiết kế 1% mô hình 
lũ tháng IX/2009 thì mực nước xấp xỉ cao 
trình đỉnh kè. Với các kịch bản có xét đến tác 
động của nước biển dâng thì mực nước đều 
vượt cao trình đường Lê Văn Duyệt trung bình 
từ 0,3 đến 1,5m. Đặc biệt, thời điểm lũ đạt 
đỉnh, mực nước hạ lưu sông Hàn dâng cao gây 
ngập sâu tới 2,0m. Mực nước tăng nhiều nhất 
ở điểm 5 và điểm 6; giảm ít nhất ở điểm 7. 
Với các kịch bản nước biển dâng tăng dần, độ 
dốc thủy lực giảm dần làm giảm khả năng 
thoát lũ nên lưu tốc giảm dần theo các kịch 
bản. Lưu tốc giảm nhiều nhất ở điểm 5, giảm ít 
nhất ở điểm 1 và điểm 9. Lưu tốc lớn nhất tập 
trung khu vực đầu đoạn kè mới làm (điểm 6 và 
điểm 8) và nhỏ nhất ở phía bờ hữu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Nam Bình và cs. (2017), Ảnh hưởng của công trình chính trị đến trường dòng chảy 
lũ khu vực hạ lưu sông Hàn, Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, số 60. 
[2] Bộ Tài nguyên và môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dân cho Việt 
Nam, nhà xuất bản tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam. 
[3] DHI, (2011), MIKE21/3 Coupled model FM, User guide. 
[4] Rebecca Lindsey (2018), Climate Change: Global Sea Level, https://www.climate.gov/ 
news-features/understanding-climate/climate-change-global-sea-level. 
[5] Lê Văn Nghị (2013), Tính toán thủy lực, xác định giải pháp tăng khả năng tiêu úng, thoát 
lũ giảm thiểu thiên tai của đập An Trạch nằm trong tiểu dự án "Sửa chữa, nâng cấp đập 
dâng An Trạch thành phố Đà Nẵng" thuộc dự án "Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam", Viện Khoa 
học thủy lợi Việt Nam; 
[6] Viện Quy hoạch Thủy lợi (2003), Quy hoạch phát triển và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực 
Vu Gia - Thu Bồn. 

File đính kèm:

  • pdfmo_phong_truong_thuy_dong_luc_hoc_vung_cua_song_han_voi_kich.pdf