Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long

Đặt vấn đề: Việc cập nhật mô hình tử vong cộng đồng giúp định hướng chăm sóc sức khỏe

người dân tốt hơn đặc biệt là trẻ em. Mặt khác, mô hình tử vong tại bệnh viện đôi khi không

phản ánh hết thực trạng tại cộng đồng. Nghiên cứu này nhằm xác định mô hình tử vong trẻ em

tại cộng đồng và tìm hiểu xu hướng biến đổi các căn nguyên gây tử vong ở trẻ em tỉnh Vĩnh Long

Phương pháp: Điều tra hồi cứu 161 trẻ tử vong trong thời gian từ 01/01/2010 - 31/12/2014 tại

3 địa điểm: Thị xã Bình Minh, huyện Trà Ôn, huyện Tam Bình. Các trường hợp tử vong và nguyên

nhân tử vong được thu thập qua giấy chứng tử, giấy xuất viện và điều tra lại bằng phiếu phẫu

tích lời nói. Kết quả: Tử vong trẻ nam (59,6%) nhiều hơn trẻ nữ (40,4%). Nhóm tuổi dưới 1 tuổi tử

vong luôn chiếm cao nhất (43,8% - 63,3%). Nguyên nhân tử vong ở trẻ em tập trung ở các nhóm

bệnh: bệnh lý chu sinh (Chương XVI) 31,0%, tai nạn thương tích (Chương XIX, XX) 19%, bệnh lý

hô hấp (Chương X) 16,7%, bệnh lý nhiễm trùng (chương I) 15,5%. Nhóm trẻ dưới 1 tuổi tử vong

chủ yếu do bệnh nhiễm trùng, nhóm trẻ 1 - 5 tuổi và 5 - 15 tuổi tử vong do tại nạn thương tích

chiếm tỷ lệ cao. Suy hô hấp sơ sinh là nguyên nhân tử vong hàng đầu (18%), tiếp theo là đuối

nước (15,5%).

Kết luận: Tử vong chu sinh chiếm tỷ lệ cao nhất, cần được chú ý và có biện pháp can thiệp để

giảm tỷ lệ tử vong. Bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi. Tai

nạn thương tích là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ 1 - 15 tuổi. Xu hướng thay đổi mô hình

tử vong trẻ em tại Vĩnh long trong 5 năm (từ 2010 đến 2014) chưa có thay đổi rõ rệt.

Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long trang 1

Trang 1

Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long trang 2

Trang 2

Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long trang 3

Trang 3

Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long trang 4

Trang 4

Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long trang 5

Trang 5

Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long trang 6

Trang 6

Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 10140
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long

Mô hình tử vong trẻ em tại một số phường xã, tỉnh Vĩnh Long
39
phần nghiên cứu
MÔ HÌNH TỬ VONG TRẺ EM
TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG XÃ, TỈNH VĨNH LONG
Bùi Quang Nghĩa1, Trương Thành Nam1, Phạm Nhật An2
1. Đại học Y Dược Cần Thơ, 2. Đại học Y Hà Nội
TóM TắT 
Đặt vấn đề: Việc cập nhật mô hình tử vong cộng đồng giúp định hướng chăm sóc sức khỏe 
người dân tốt hơn đặc biệt là trẻ em. Mặt khác, mô hình tử vong tại bệnh viện đôi khi không 
phản ánh hết thực trạng tại cộng đồng. Nghiên cứu này nhằm xác định mô hình tử vong trẻ em 
tại cộng đồng và tìm hiểu xu hướng biến đổi các căn nguyên gây tử vong ở trẻ em tỉnh Vĩnh Long 
Phương pháp: Điều tra hồi cứu 161 trẻ tử vong trong thời gian từ 01/01/2010 - 31/12/2014 tại 
3 địa điểm: Thị xã Bình Minh, huyện Trà Ôn, huyện Tam Bình. Các trường hợp tử vong và nguyên 
nhân tử vong được thu thập qua giấy chứng tử, giấy xuất viện và điều tra lại bằng phiếu phẫu 
tích lời nói. Kết quả: Tử vong trẻ nam (59,6%) nhiều hơn trẻ nữ (40,4%). Nhóm tuổi dưới 1 tuổi tử 
vong luôn chiếm cao nhất (43,8% - 63,3%). Nguyên nhân tử vong ở trẻ em tập trung ở các nhóm 
bệnh: bệnh lý chu sinh (Chương XVI) 31,0%, tai nạn thương tích (Chương XIX, XX) 19%, bệnh lý 
hô hấp (Chương X) 16,7%, bệnh lý nhiễm trùng (chương I) 15,5%. Nhóm trẻ dưới 1 tuổi tử vong 
chủ yếu do bệnh nhiễm trùng, nhóm trẻ 1 - 5 tuổi và 5 - 15 tuổi tử vong do tại nạn thương tích 
chiếm tỷ lệ cao. Suy hô hấp sơ sinh là nguyên nhân tử vong hàng đầu (18%), tiếp theo là đuối 
nước (15,5%). 
Kết luận: Tử vong chu sinh chiếm tỷ lệ cao nhất, cần được chú ý và có biện pháp can thiệp để 
giảm tỷ lệ tử vong. Bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi. Tai 
nạn thương tích là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ 1 - 15 tuổi. Xu hướng thay đổi mô hình 
tử vong trẻ em tại Vĩnh long trong 5 năm (từ 2010 đến 2014) chưa có thay đổi rõ rệt.
Từ khóa: Tử vong, mô hình, trẻ em. 
ABSTRAcT
cHILD MORTALITY PATTERN IN VINH LONG PROVINcE
Bui Quang Nghia, Pham Nhat An, Truong Thanh Nam
Background: The mortality pattern in community will guide to conduct better care for people, 
especially for children, while hospital mortality pattern only does not reflect the real mortality in 
community. Subject: Identify the children mortality pattern in community and research the trend of 
disease in Vinh g Province. 
Method: Investigate 161 child deaths from 01/01/2010 to 31/12/2014in 3 district (Binh Minh, 
Nhận bài: 10-1-2020; Chấp nhận: 10-4-2020
Người chịu trách nhiệm chính: Phạm Nhật An
Địa chỉ: Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội.
tạp chí nhi khoa 2020, 13, 2 
40
1. ĐặT VấN Đề 
Mô hình bệnh tật và tử vong phản ánh khách 
quan điều kiện, môi trường kinh tế, xã hội, văn 
hóa và sức khỏe người dân. Trẻ em là tương lai 
của xã hội, cần được quan tâm. Việc cập nhật mô 
hình tử vong trẻ em sẽ giúp việc xây dựng chiến 
lược, chính sách bảo vệ sức khỏe trẻ em. Với 
mong muốn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
này với mục tiêu xác định mô hình tử vong và xu 
hướng biến đổi các căn nguyên gây tử vong ở trẻ 
em tại các xã phường tỉnh Vĩnh Long.
2. ĐỐI TƯợNG Và PHƯơNG PHáP NGHIêN cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu: các trường hợp 
tử vong trẻ em trong thời gian từ 01/01/2010 
- 31/12/2014 được ghi nhận tử vong bởi hồ sơ 
chứng tử.
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có 
phân tích 
* Tiêu chuẩn chọn mẫu: Trẻ tử vong có địa chỉ 
thường trú trong tỉnh Vĩnh Long.
* Tiêu chuẩn loại trừ: những trường hợp tử 
vong trên địa bàn nghiên cứu nhưng không 
thuộc diện quản lý nhân khẩu của tỉnh. 
* Cỡ mẫu: Chọn tất cả các trường hợp trẻ 
dưới 15 tuổi tử vong trong thời gian từ ngày 
01/01/2010 - 31/12/2014. 
* Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên đơn. 
Chọn 3 huyện/thị xã theo phương pháp ngẫu 
nhiên. Kết quả chúng tôi thu thập được 161 
trường hợp tử vong tại huyện Tam Bình, huyện 
Trà Ôn và thị xã Bình Minh.
* Thu thập số liệu: Các trường hợp trẻ tử vong 
được ghi nhận tại địa phương do các cộng tác 
viên thu thập. nguyên nhân tử vong sẽ được ghi 
nhận lại bằng giấy chứng tử, giấy xuất viện và sẽ 
được điều tra theo phương pháp phẫu tích lời nói. 
* Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập 
bằng phần mềm excel, mã hóa nguyên nhân tử 
vong theo Bảng phân loại bệnh tật quốc tế 10 
(ICD 10) [2]. Sau đó phân tích số liệu bằng phần 
mềm SPSS 18.0. 
3. KếT Quả 
3.1. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại cộng đồng 
Tra On, Tam Binh), Vinh Long province. We record the cause of death by death certificate, hospital 
discharge paper and on verbal autopsy.
Result: Male death rate is higher than female (59.6% vs 40.4%). The death rate of the age group 
under 1 year old is highest (43.8% - 63.3%)- especialy in perinatal period (chapter XVI) with 31.0%, 
Injury and accidental causes (chapter XIX, XX) with 19%, respiratory disease (chapter X) 16.7%, 
infectious and parasitic disease (chapter I) 15.5%. Infectious disease remain a leading cause of death 
for children under the age of 5 yo. Injuries are a leading cause of death for children from 1 to 5 and 
from 5 to 15 yo. Respiratory distress syndrome in newborn is the leadingcause of death in children 
(18%), and next is drowning 15.5%. 
conclusion: To reduce death rate in children at Vinhlong, perinatal mortality should beattented 
firstfollows by infectious disease (leading cause of death for children under 1) and injury (leading 
cause for age from 1 - 15). The child mortality pattern in Vinhlong community from 2010 to 2014 was 
still not significalty changed.
Key word: Mortality, pattern, children.
41
phần nghiên cứu
Bảng 1. Phân bố các trường hợp tử vong ở trẻ em tại cộng đồng tỉnh Vĩnh Long
Giới tính Tần số (n= 161) Tỷ lệ (%)
 nam 96 59,6
 nữ 65 40,4
Địa phương 
 Bình Minh 44 27,3
 Tam Bình 68 42,2
 Trà Ôn 49 30,4
Trẻ nam có tỷ lệ tử vong cao hơn rõ rệt so với trẻ nữ (59,6% so với 40,4%). Số trẻ tử vong ghi nhận 
ở huyện Tam Bình cao (42,2%); trẻ tử vong tại huyện Trà Ôn 30,4%; Thị xã Bình Minh chiếm 27,3%.
3.2. Mô hình tử vong 
Tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi. 
Biểu đồ 1. Tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi
Tử vong gặp nhiều ở nhóm trẻ sơ sinh 32,3%; tiếp theo là nhóm từ 1 tháng - < 1 tuổi chiếm 23%; trẻ 1 tuổi 
- < 5 tuổi và 5 - 15 tuổi có tỷ lệ tử vong như nhau (22,3%).
Bảng 2. Phân bố nguyên nhân tử vong theo chương bệnh
chương Tần số Tỷ lệ (%)
Chương I: Bệnh nhiễm trùng 25 15,5
Chương II: U tân sinh 7 4,3
Chương VI: Bệnh hệ thần kinh 7 4,3
Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn 5 3,1
Chương X: Bệnh hệ hô hấp 27 16,7
Chương XIV: Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu 2 1,2
Chương XVI: Bệnh thời kỳ chu sinh 50 31,0
Chương XVII: Dị tật bẩm sinh 7 4,3
Chương XIX: Vết thương và ngộ độc 1 0,6
Chương XX: Tạn nạn 30 19,0
Tổng 161 100
tạp chí nhi khoa 2020, 13, 2 
42
nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ chủ yếu ở chương bệnh XVI chiếm 31,0%; kế tiếp là chương 
bệnh XX chiếm 19,0%; chương bệnh I và chương X có tỷ lệ tử vong như nhau 15,5% và 16,7; chương 
VI và chương 17 có tỷ lệ tử vong như nhau 4,3%; tử vong do 2 chương liên quan tại nạn thương tích 
(chương XIX và XX) chiếm 19,6%.
Bảng 3. Mười nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em tại cộng đồng tỉnh Vĩnh Long
Nguyên nhân tử vong (n=161) Tần số Tỷ lệ (%)
Suy hô hấp sơ sinh 29 18,0
Đuối nước 25 15,5
Viêm phổi 18 11,2
Suy hô hấp 8 5,0
nhiễm trùng huyết 7 4,3
nhiễm trùng huyết sơ sinh 6 3,7
Viêm não 5 3,1
Sốt xuất huyết 4 2,5
Tim bẩm sinh 4 2,5
Bạch cầu tủy 3 1.9
Trong mười nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ < 15 tuổi, tỷ lệ tử vong cao ở bệnh suy hô hấp 
sơ sinh 18,0%; tiếp theo là nguyên nhân do đuối nước (15,5%); viêm phổi (11,2%); suy hô hấp (5,0%), 
nhiễm trùng huyết chiếm 4,3%. Các bệnh khác (bệnh sốt xuất huyết, tim bẩm sinh và bạch cầu tủy) có 
có tỷ lệ tử vong dưới 3%.
Bảng 4. Phân bố nhóm nguyên nhân tử vong theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Bệnh lây n(%)
Không lây
n(%)
TNTT
n(%)
Tổng
n(%) p
Sơ sinh 29 (55,8) 23 (44,2) 0 (0,0) 52 (100)
0,001
1 tháng- <1 tuổi 25 (67,6) 8 (21,6) 4 (10,8) 37 (100)
1 - <5 tuổi 12 (33,3) 9 (25,0) 15 (41,7) 36 (100)
5 - 15 tuổi 14 (38,9) 10 (27,8) 12 (33,3) 36 (100)
Tổng 80 (49,6) 50 (31,1) 31 (19,3) 161(100)
Tử vong ở trẻ sơ sinh chủ yếu ở nhóm bệnh nhiễm trùng 55,8%; không có trường hợp nào do TnTT; 
nhóm 1-<5 tuổi tử vong chủ yếu do TnTT chiếm 41,7%; bệnh lây 33,3%; trẻ 5- 15 tuổi có tỷ lệ tử vong 
gần như nhau giữa nhóm bệnh lây và TnTT (38,9% và 33,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p<0,001.
43
phần nghiên cứu
3.3. Xu hướng các nguyên nhân tử vong 
Biểu đồ 2. Phân bố nhóm nguyên nhân tử vong theo năm
Tử vong do nhóm bệnh lây chiếm 49,7%; không lây 31,0%; TnTT 19,3%. Trong đó tử vong xảy ra 
nhiều ở các năm 2010 và 2014. Xu hướng bệnh lây có giảm từ năm 2010 đến 2014. Bệnh không lây có 
xu hướng tăng từ 25,6% năm 2010 lên 43,3% năm 2014. Số trẻ tử vong do tại nạn thương tích hằng 
năm không đổi.
4. BàN LuậN 
Trong 161 ca tử vong ghi nhận được tại huyện 
Tam Bình, huyện Trà Ôn và thị xã Bình Minh trong 
5 năm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ nam tử vong 
nhiều hơn trẻ nữ (59,6% so với 40,4%). Tương 
tự, nghiên cứu của Lê nam Trà cũng ghi nhận trẻ 
nam tử vong nhiều hơn trẻ nữ ở tất cả các nhóm 
tuổi [6]. Lý giải sự khác biệt giữa tử vong trẻ nam 
và trẻ nữ cần phải có nhiều nghiên cứu sâu hơn. 
Tuy nhiên, theo Roland Pongu, bé trai yếu hơn về 
mặt sinh học dẫn đến dễ mắc bệnh cũng như tử 
vong hơn trẻ nữ [11]. 
Tỷ lệ tử vong tại thị xã Bình Minh thấp nhất 
là 27,3%, tiếp đến là huyện Trà Ôn 30,4%, huyện 
Tam Bình là 42,2%. Số trẻ tử vong khác biệt giữa 
các điểm có thể do dân số trung bình của địa 
phương. Dân số trung bình thị xã Bình Minh là 
89.069 dân, huyện Trà Ôn 136.164 dân, huyện 
Tam Bình 155421 dân (năm 2014) [3]. 
Trong 161 trẻ tử vong tại cộng đồng chúng tôi 
ghi nhận nhóm sơ sinh tử vong nhiều nhất, trẻ 
càng lớn tỷ lệ tử vong càng giảm. Điều này có thể 
giải thích do chức năng miễn dịch trẻ càng hoàn 
chỉnh. Một nghiên cứu về nguyên nhân tử vong 
ở tỉnh Thái nguyên và Quảng ninh cho thấy trẻ 
càng nhỏ thì tỷ lệ tử vong càng cao [10].
nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ chủ 
yếu ở chương bệnh XVI (bệnh chu sinh) chiếm 
31,0% điển hình là các bệnh suy hô hấp sơ sinh 
18,0%; chương XX (các nguyên nhân bên ngoài) 
chiếm 19,0% chiếm đa số là tử vong do đuối nước 
15,5%; chương bệnh I (bệnh nhiễm trùng và ký 
sinh trùng) và chương X (bệnh hệ hô hấp) có tỷ lệ 
tử vong như nhau 15,5% vá 16,7%, với các bệnh 
lý gây tử vong thường gặp là viêm phổi (11,2%); 
suy hô hấp (5,0%), bệnh sốt xuất huyết (2,5%), 
hai bệnh lý không lây gây tử vong liên quan đến 
tim bẩm sinh và bệnh bạch cầu tủy chiếm 2,5% 
và 1,9%.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với Lê 
nam Trà ghi nhận nguyên nhân tử vong hàng 
đầu ở trẻ em là nhóm tử vong chu sinh 32,4%, 
tại nạn ngộ độc 32,4%, bệnh hô hấp 10,2%, tiếp 
theo là bệnh thần kinh, khối u [6]. Tỷ lệ tử vong 
do bệnh chu sinh vẫn còn là nguyên nhân chính 
dù có giảm. 
nghiên cứu mô hình tử vong tại Việt nam 
năm 2006 dựa trên phân tích lời nói cho thấy tử 
tạp chí nhi khoa 2020, 13, 2 
44
vong do bệnh lý chu sinh 22,9%, hô hấp là 14,7%, 
nhiễm trùng ký sinh trùng là 7,4%, cao nhất là tai 
nạn thương tích 24,2% [1]. 
nguyên nhân tử vong của Anh Quốc và xứ 
Wales có sự khác biệt rất lớn với nghiên cứu 
chúng tôi. Tử vong do ung thư là nguyên nhân 
chính ở trẻ em tại Anh Quốc, tai nạn thương tích 
đứng thứ 2. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng 
giảm [9]. Điều này có thể giải thích do điều kiện 
kinh tế ở 2 đất nước khác nhau. 
Cần chú ý, đuối nước là nguyên nhân thứ 2 
trong các nguyên nhân tử vong trẻ em chiếm 
15,5%. Vĩnh Long là vùng sông nước nên vấn đề 
này cần được quan tâm hơn. 
Từ năm 1995 - 1999, tác giả Đinh Văn Thức ghi 
nhận tử vong trẻ dưới 5 tuổi do đuối nước chiếm 
23,73% các trường hợp tử vong chung và 82,13% 
tử vong do tai nạn. nhóm tuổi thường gặp là trẻ 
từ 1 - 4 tuổi [4]. 
Theo nghiên cứu của nguyễn Thị Thu Huyền, 
trong số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em do 
TnTT, đuối nước chiếm tỷ lệ cao nhất (48,23%); 
tiếp đến là tai nạn giao thông (26,76%). Tỷ suất tử 
vong do đuối nước cao nhất ở nhóm 0-4 tuổi với 
trung bình 24/100.000 trẻ năm, trong đó trẻ nam 
có nguy cơ tử vong nhiều hơn trẻ nữ 1,4 lần [8].
nguyên nhân tử vong do nhóm bệnh lây vẫn 
chiếm tỷ lệ cao 49,6%, tiếp đó là bệnh không 
lây 31,1%, TnTT chiếm 19,3%.
Theo thống kê của WHO, năm 2010, các nguyên 
nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là 
viêm phổi, biến chứng vì đẻ non, tiêu chảy, ngạt 
thở khi sinh và sốt rét. Cho thấy bệnh lý nhiễm 
trùng vẫn còn là nguyên nhân chính gây tử vong 
ở trẻ em. 
Khi phân tích theo nhóm tuổi, chúng tôi ghi 
nhận trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi nguyên nhân tử 
vong chính là bệnh lây 55,8% và 67,6%. Trong khi 
đó trẻ trên 1 tuổi nguyên nhân tử vong góp phần 
lớn là TnTT 41,7% trẻ 1 - 5 tuổi, 33,3% trẻ 5 - 15 
tuổi. Kết quả chúng tôi ghi nhận cũng tương tự 
các nghiên cứu khác. 
nghiên cứu của Lê Vũ Anh và cộng sự cho 
thấy trẻ ở nhóm tuổi 1 - 4 có tỷ suất chấn thương 
cao nhất 5625/100.000 trẻ /năm; thứ 2 là nhóm 
tuổi 5 - 9 (5342/100.000 trẻ /năm); thứ 3 là nhóm 
tuổi 10 - 14 (4033/100.000 trẻ /năm). Tỷ suất 
chấn thương thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 1 tuổi: 
751/100.000 trẻ/năm [5]. Điều này được lý giải 
do sự phát triển tâm lý của trẻ.
Trong 5 năm từ 2010 đến 2014, nhóm bệnh 
lây là nguyên nhân tử vong chính ở trẻ em, tỷ lệ 
dao động từ 39,1% - 59,3%. Tử vong do nhóm tai 
nạn thương tích có tỷ lệ trong khoảng 15,4% - 
30,45%. Theo báo cáo năm 2019 của tổ chức y tế 
thế giới trong giai đoạn 1990 - 2018, dù tỷ lệ tử 
vong ở trẻ có giảm nhưng nhóm bệnh lây vẫn là 
nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi 
đặc biệt ở vùng hạ Sahara, châu Phi và nam Á. 
nhóm trẻ 1- 5 tuổi cần chú ý đến nguyên nhân 
tử vong do tai nạn thương tích 41,7% cao hơn tỷ 
lệ tai nạn thương tích ở nhóm 5 - 15 tuổi 33,3%. 
Ghi nhận này có khác so với báo cáo năm 2019 
về tỷ lệ và xu hướng tử vong trẻ em, tỷ lệ tai nạn 
thương tích cao nhất ở nhóm tuổi 5 - 15 tuổi[7].
5. KếT LuậN 
Tỷ lệ tử vong ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (59,6% - 
40,4%). nguyên nhân tử vong cao nhất là các bệnh 
chu sinh, tiếp theo đó là các bệnh hô hấp, tai nạn 
thương tích (chủ yếu ở trẻ 1 - 5 tuổi) và bệnh nhiễm 
trùng (chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi). Xu hướng thay 
đổi mô hình tử vong trẻ em tại Vĩnh Long trong 5 
năm (từ 2010 đến 2014) chưa có thay đổi rõ rệt.
TàI LIệu THAM KHảO 
1. Anh D Ngo, chalapati Rao, Nguyen Phuong 
Hoa (2006) Mortality patterns in Vietnam, 2006: 
Findings from a national verbal autopsy survey, 
BMC research note.
2. Bộ Y tế (2015). “Hướng dẫn sử dụng Bảng 
phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn 
đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 
(ICD 10)”. Hà nội 2015.
45
phần nghiên cứu
3. cục thống kê Tỉnh Vĩnh Long (2015), niên 
giám thống kê 2014 tỉnh Vĩnh Long, http://
www.thongkevinhlong.gov.vn/ChiTietAnPham.
aspx?id=30.
4. Đinh Văn Thức (2002). nghiên cứu tử vong 
trẻ em dưới 5 tuổi và hiệu quả của biện pháp 
tuyên truyền giáo dục làm giảm tỷ lệ tử vong 
dưới nước tại cộng đồng ngoại thành Hải Phòng 
(1995-1999). Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học 
Y Hà nội.
5. Lê Vũ Anh, Nguyễn Thúy Quỳnh (2006). Tình 
hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ 
dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, 
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp. 
Tạp chí y tế công cộng số 5 (27).
6. Lê Nam Trà và cộng sự (2006). Xây dựng và 
đánh giá phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh 
tật và tử vong người Việt nam những năm đầu 
thế kỷ XXI. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu 
khoa học. Trường Đại học Y Hà nội 2006.
7. Lucia Hug, David Sharrow, Danzhen You 
(2019), Levels and Trends in child mortality, 
Report 2019, United nations Children’s Fund.
8. Nguyễn Thị Thu Huyền, Lương Mai Anh 
(2016). Tình hình tử vong trẻ em và vị thành niên 
từ 0 -19 tuổi do tại nạn thương tích tại Việt nam 
giai đoạn 2005 - 2014. Tạp chí y học dự phòng. 
tập XXVI. số 11 (184). tr. 250.
9. National Statistics (2019). Child and infant 
mortality in England and Wales: 2017. Statistical 
bulletin.
10. Phạm Ngân Giang. Nguyễn Phương Hoa 
(2018). Mortality rate and cause of death pattern 
in Thái nguyên and Quảng ninh Provinces. 
Journal of medical research 111 E (2).
11. Roland Pongou (2012), Why Is Infant 
Mortality Higher in Boys Than in Girls? A new 
Hypothesis Based on Preconception Environment 
and Evidence From a Large Sample of Twins, nXB 
Springer.

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_tu_vong_tre_em_tai_mot_so_phuong_xa_tinh_vinh_long.pdf