Mô hình kết nối các hệ thống camera trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tóm tắt
Bài báo này nghiên cứu về hiện trạng của các hệ thống CCTV (Closet Circuit Television- camera giám sát cỡ lớn) lớn
hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực hiện việc đánh giá những tồn tại hạn chế để từ đó đề xuất mô hình kết nối
các hệ thống này với nhau. Các hệ thống camera nghiên cứu bao gồm: hệ thống camera công an thành phố, hệ thống
camera xã hội hóa, camera của uỷ ban nhân dân (UBND) quận, huyện, hệ thống camera giao thông. Nghiên cứu này chỉ
ra rằng các hệ thống này chưa được tổ chức tốt, tồn tại nhiều nhược điểm: không có kiến trúc tổng thể, chưa có nền tảng
tích hợp, phân mảnh về dữ liệu quá lớn. Để kết nối các hệ thống camera này, chúng tôi đề xuất mô hình kết nối tổng
quát theo mô hình kết hợp giữa kết nối có thứ bậc và phân tán đối với lưu trữ. Bài báo này cũng đề xuất phương án quy
hoạch địa chỉ IP để áp dụng cho việc sử dụng và kết nối các hệ thống.
Từ khóa: CCTV; camera; VMS; IPv4; IPv6.
Abstract
This paper provides a survey on the current CCTV surveillance systems in Danang city. It then evaluates the advantages
as well as drawbacks of the current systems. The CCTV systems that are in scope includes CCTV of police forces, local
authorities, traffic and transportation systems, citizen-support CCTV systems. Through this review, the study identifies
that the current CCTV systems are not well – organizied since they are lack of a unified architecture, platform as well as
having great deal of data fragment. With an aim to unify these systems, this study proposes the hybrid model that is
fabricated based on hierarchical and distributed paradigms. IP address planning to allow for system integartions is also
the main result in this research.
Keywords: CCTV; camera; VMS; IPv4; IPv6.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình kết nối các hệ thống camera trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
N. T. Quang, T.Q. Huy, T.T. Trúc / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 3-19 3 Mô hình kết nối các hệ thống camera trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng A Model to connect public CCTV systems in Danang City Nguyễn Quang Thanh*, Trần Quốc Huy, Trần Thanh Trúc Quang Thanh Nguyen*, Quoc Huy Tran, Thanh Truc Tran Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng Department of Information and Communications of Da Nang City (Ngày nhận bài: 11/8/2020, ngày phản biện xong: 13/8/2020, ngày chấp nhận đăng: 15/9/2020) Tóm tắt Bài báo này nghiên cứu về hiện trạng của các hệ thống CCTV (Closet Circuit Television- camera giám sát cỡ lớn) lớn hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực hiện việc đánh giá những tồn tại hạn chế để từ đó đề xuất mô hình kết nối các hệ thống này với nhau. Các hệ thống camera nghiên cứu bao gồm: hệ thống camera công an thành phố, hệ thống camera xã hội hóa, camera của uỷ ban nhân dân (UBND) quận, huyện, hệ thống camera giao thông. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các hệ thống này chưa được tổ chức tốt, tồn tại nhiều nhược điểm: không có kiến trúc tổng thể, chưa có nền tảng tích hợp, phân mảnh về dữ liệu quá lớn. Để kết nối các hệ thống camera này, chúng tôi đề xuất mô hình kết nối tổng quát theo mô hình kết hợp giữa kết nối có thứ bậc và phân tán đối với lưu trữ. Bài báo này cũng đề xuất phương án quy hoạch địa chỉ IP để áp dụng cho việc sử dụng và kết nối các hệ thống. Từ khóa: CCTV; camera; VMS; IPv4; IPv6. Abstract This paper provides a survey on the current CCTV surveillance systems in Danang city. It then evaluates the advantages as well as drawbacks of the current systems. The CCTV systems that are in scope includes CCTV of police forces, local authorities, traffic and transportation systems, citizen-support CCTV systems. Through this review, the study identifies that the current CCTV systems are not well – organizied since they are lack of a unified architecture, platform as well as having great deal of data fragment. With an aim to unify these systems, this study proposes the hybrid model that is fabricated based on hierarchical and distributed paradigms. IP address planning to allow for system integartions is also the main result in this research. Keywords: CCTV; camera; VMS; IPv4; IPv6. 1. Giới thiệu Ở nước ta, nghiên cứu về các công nghệ nền tảng hệ thống camera giám sát cỡ lớn áp dụng cho một quận hoặc thành phố hầu như chưa có. Phần lớn các nghiên cứu dừng lại ở mức độ nghiên cứu một số hệ thống camera giám sát riêng lẻ, có quy mô nhỏ. Về thiết bị camera, ở nước ta đã có một số doanh nghiệp chủ động đầu tư nghiên cứu chế tạo thiết bị tại Việt Nam như Công ty Cổ phần VP9, NC-Tech, BK-Holdings, v.v... Công ty Cổ phần VP9 đã chế tạo thành công thiết bị camera với tên thương mại là CAM9. Về mặt công nghệ, thiết bị camera CAM9 có các tính năng, 05(42) (2020) 3-19 *Corresponding Author: Quang Thanh Nguyen; Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng. Email: thanhnq@danang.gov.vn N. T. Quang, T.Q. Huy, T.T. Trúc / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 3-19 4 chuẩn kỹ thuật tương đương với các tiêu chuẩn của thế giới như hỗ trợ chế độ hình ảnh HD, Full HD, có một số tính năng xử lý ảnh thông minh như nhận dạng biển số xe, các tính năng bảo mật, xem trực tuyến (live-stream) [1] [2] [3] [4] [5]. Về phương diện giải pháp, Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ phát thanh mã hóa và truyền dẫn đã nghiên cứu và đăng ký sáng chế về hệ thống giám sát giao thông ứng dụng công nghệ 3G. Giải pháp tập trung sử dụng các giải pháp mã hóa hình ảnh, bảo mật phù hợp với băng thông truyền dẫn của công nghệ di động 3G [3]. Tương tự, nhóm nghiên cứu này cũng đã công bố sáng chế về hệ thống giám sát sử dụng công nghệ băng rộng không dây [6]. Theo đó sử dụng giao thức truyền ở lớp chuyển vận là FTP để truyền dẫn tín hiệu camera. Rõ ràng thời gian gần đây, nhiều công ty công nghệ đã tích cực đầu tư nghiên cứu chế tạo thiết bị, giải pháp về truyền dẫn cũng như quản lý hệ thống camera giám sát. Song, các nghiên cứu vẫn còn những hạn chế như sau: - Chưa có nghiên cứu đột phá so với thế giới về mặt công nghệ, đặc biệt các giải pháp cho phần mềm quản lý hệ thống camera quy mô lớn (phần mềm video management system - gọi tắt là VMS). Hầu hết sử dụng lại các giải pháp mã nguồn mở, giải pháp của thế giới như Cisco, CloudView, Axis, Bosch, Genetic, v.v... [7] [8] - Về các giải pháp nhận dạng, xử lý thông minh, một số công ty giải pháp tại Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng như: phần mềm Automa, phần mềm VCAM (Viettel), [9] v.v... Các giải pháp này đã được thương mại hoá, tuy nhiên chưa ứng dụng cho quy mô lớn cho vài trăm hoặc vài nghìn camera [10]. - Hệ thống camera giám sát là một trong những hệ thống quan trọng trong thành phố, đô thị thông minh. Tuy nhiên, cho đến nay các bộ chuyên ngành, như Bộ Khoa học và Công nghệ ... 05 nhóm CCTV Về quy mô, thiết bị camera và các thiết bị lưu trữ có tính phân tán cao, số lượng lớn, đa dạng về hãng sản xuất và chủng loại. Hầu hết các thiết bị đã hỗ trợ chuẩn kết nối IP, có thể kết nối để tạo thành một mạng lưới để chia sẻ thông tin nếu có phương án kết nối phù hợp. Về mặt kiến trúc, chưa thống nhất về mô hình thống nhất để làm nền tảng, định hướng để kết nối các camera giữa các hệ thống. Kiến trúc về mặt truyền dẫn đa dạng gồm: kết nối cục bộ, kết nối Intranet, kết nối theo mạng truyền dẫn dùng riêng, kết nối qua hệ mạng dùng riêng ảo, kết nối ra môi trường Internet công cộng. Về mặt tổ chức cơ sở dữ liệu, hầu như các nhóm camera chưa phân hoạch, tổ chức theo các khuyến nghị hoặc tiêu chuẩn của thế giới. Cấu trúc lưu trữ đa dạng chưa đồng nhất. Về mặt an toàn anh ninh thông tin, hiện nay việc quản trị an toàn chưa thống nhất về tiêu chuẩn an toàn áp dụng. Nhìn chung, do những khác nhau và chưa thống nhất về kiến trúc và tiêu chuẩn áp dụng, nên các hệ thống camera trên địa bàn thành phố còn tồn tại những nhược điểm như sau: - Bất đồng bộ về đặc tả kỹ thuật của thiết bị camera. - Bất đồng bộ về truyền dẫn kết nối. - Bất đồng bộ về hạ tầng lưu trữ; - Bất đồng bộ về dữ liệu đa phương tiện lẫn siêu dữ liệu. Từ đó dẫn đến phân mảnh về dữ liệu. 3. Mô hình đề xuất kết nối các hệ thống camera Để kết nối năm hệ thống CCTV trên, về mặt nguyên tắc có một số phương pháp kết nối và tích hợp như sau (Hình): Tích hợp ở từ lớp thiết bị camera. Theo đó, các thiết bị camera sẽ chia sẻ thêm luồng video, các tuyến truyền dẫn được kết nối thành mạng IP nội bộ để tích hợp vào lớp lõi chung. Phương án tích hợp này thuận lợi do các camera hầu hết hỗ trợ cơ chế đa luồng RSTP, lại ít thay đổi hiện trạng quản lý của từng hệ CCTV. Tuy nhiên, yêu cầu phương án truyền dẫn kết nối có độ phức tạp cao. Tích hợp từ lớp thiết bị biên (NVR, máy tính). Phương án này rất khó tích hợp do các thiết bị NVR phụ thuộc rất nhiều vào hãng sản xuất cho phép hoặc không cho phép tích hợp vào phần mềm lõi VMS của bên thứ ba. Phương án này ít khả thi. Tích hợp từ lớp thiết bị tập trung (máy chủ, thiết bị lưu trữ chuyên dùng). Phương án này gặp nhiều khó khăn do thay đổi hiện trạng quản lý từng hệ thống. Một số hệ như CA - CCTV, GT - CCTV, 0511 - CCTV, việc can thiệp thẳng vào máy chủ, lưu trữ tập trung để lấy dữ liệu rất khó nhận được sự đồng ý của chủ đơn vị sở hữu. Tích hợp từ phần mềm lõi (phần mềm VMS). Phương án này rất khó thực hiện do các phần mềm VMS hiện trạng các hệ CCTV không cho phép tích hợp với các hệ thống khác. Phương án này tuy nhiên tiết kiệm rất lớn về mặt truyền dẫn. N. T. Quang, T.Q. Huy, T.T. Trúc / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 3-19 14 Hình 9. Phân lớp các lớp có thể kết nối tích hợp các hệ thống CCTV 3.1. Phương án tích hợp, kết nối tổng thể Trên cơ sở phân tích như trên, Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương án tích hợp chủ yếu từ lớp thiết bị camera và các thiết bị NVR bảo đảm tương thích. Mô hình tích hợp kết nối các hệ thống được trình bày như Hình 10. Theo đó lấy Mạng đô thị thành phố (Mạng MAN) làm mạng truyền dẫn lõi để kết nối các hệ GT - CCTV, CA - CCTV, UBND - CCTV. Hệ XHH - CCTV và 0511 - CCTV được kết nối bằng hai phương án. Phương án 1, định tuyến thông mạng giữa mạng của các nhà mạng (các ISP - Internet Service Provider) với Mạng đô thị. Phương án này đòi hỏi các nhà mạng cung cấp địa chỉ IP (private hoặc public cố định) để có thể lấy dữ liệu và điều khiển các camera từ mạng đô thị. Phương án 2, các camera được kết nối thông qua con đường Internet. Phương án này tiện lợi, nhưng chất lượng hình ảnh không được bảo đảm do băng thông đường truyền không có chế độ quản lý QoS. Phương án 2 đồng thời chỉ cho phép lấy tín hiệu, không cho phép điều khiển thiết bị camera. 3.2. Kiến trúc hệ thống CCTV sau tích hợp Hầu hết các hệ thống giám sát bằng camera quy mô lớn ở các đô thị trên thế giới thường bảo đảm các chức năng như sau : i) Cho phép quản lý và cấu hình tập trung từ xa, với quy mô lớn, ii) Tính tuỳ biến quản trị cao: phân nhóm, phân quyền người dùng, thiết lập các chính sách quản trị và dịch vụ với các mức ưu tiên, đặc thù khác nhau, iii) Tích hợp được nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối khác nhau, iv) Hoạt động với nhiều giao thức mạng, giao thức ứng dụng chuẩn, vi) Bảo đảm khả năng mở rộng, v) Bảo đảm an toàn an ninh thông tin. Tùy thuộc vào đặc điểm của đô thị, mô hình CCTV có thể được chọn theo các mô hình: Quản lý, lưu trữ tập trung. Theo đó, các thành phần lõi chứa phần mềm VMS và lưu trữ được bố trí ở một vị trí tập trung, quản lý và lưu trữ toàn bộ thiết bị camera đầu cuối. Mô hình này chỉ phù hợp với các trường hợp như ứng dụng trong doanh nghiệp, tòa nhà, ga sân bay, ga tàu hỏa. Quản lý, lưu trữ phân tán. Theo đó, các quận, huyện hoặc ngành có hệ thống CCTV riêng, quản lý và lưu trữ riêng. Trường hợp tận dụng camera giữa các hệ thống thì hệ VMS của từng hệ cho phép chia sẻ và điều khiển. Phương án này đòi hỏi tính tương tích của phần lõi từng hệ thống rất cao. Quản lý, lưu trữ kết hợp giữa tập trung và phân tán. Theo đó, phần mềm lõi quản lý (VMS) được đặt tập trung tại một địa N. T. Quang, T.Q. Huy, T.T. Trúc / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 3-19 15 điểm, còn lưu trữ hình ảnh camera được lưu trữ phân tán ở các địa điểm khác nhau, các ứng dụng quản lý được phân quyền về cho các đơn vị. Phương án này phù hợp với cho các đô thị như Đà Nẵng, nơi có giao thông thuận lợi và dân cư vừa phải. Dựa vào các phân tích trên, Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình thứ ba như minh hoạ ở 11. Theo đó, tại điểm tập trung chứa đầy đủ các thành phần cơ bản của một hệ CCTV gồm: i) Phân hệ máy chủ quản lý, ii) Phân hệ máy chủ quản lý lưu trữ video, iii) Phân hệ máy chủ cơ sở dữ liệu, iv) Phân hệ máy chủ quản lý log, v) Phân hệ máy chủ quản lý sự kiện, vi) Phân hệ máy chủ quản lý hiển thị (kết nối các đến các video-wall), vii) Phân hệ máy chủ di động (quản lý các client sử dụng), viii) Phân hệ máy client vận hành. Các địa điểm phân tán chứa thành phần lưu trữ và một số phân hệ quản lý (được phân quyền từ hệ thống tập trung). Hình 10. Mô hình tích hợp, kết nối các hệ thống camera Hình 11. Mô hình tổ chức hệ thống CCTV để tích hợp và kết nối N. T. Quang, T.Q. Huy, T.T. Trúc / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 3-19 16 3.3. Quy hoạch không gian địa chỉ IP Hiện trạng không gian địa chỉ IP của Mạng đô thị và các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được mô tả chi tiết ở các Bảng 12 và Bảng 13. Bảng 12. Thống kê địa chỉ IPV4 công cộng của các đơn vị STT Công ty viễn thông Số hiệu mạng Dải địa chỉ IP Subnet Loại 1 CMC Tl 38732 103.252.0.0 /22 IPv4 115.146.120.0 /21 IPv4 115.165.160.0 /21 IPv4 119.82.128.0 /20 IPv4 202.134.16.0 /21 IPv4 203.171.16.0 /20 IPv4 38733 103.21.148.0 /22 IPv4 124.158.0.0 /20 IPv4 45903 101.99.0.0 /18 IPv4 103.9.196.0 /22 IPv4 113.20.96.0 /19 IPv4 183.91.0.0 /19 IPv4 203.205.0.0 /18 IPv4 45.122.232.0 /22 IPv4 2 FPT 18403 1.52.0.0 /14 IPv4 103.35.64.0 /22 IPv4 103.39.92.0 /22 IPv4 113.22.0.0 /16 IPv4 113.23.0.0 /17 IPv4 118.68.0.0 /14 IPv4 144.48.20.0 /22 IPv4 183.80.0.0 /16 IPv4 183.81.0.0 /17 IPv4 203.191.8.0 /21 IPv4 210.245.0.0 /17 IPv4 42.112.0.0 /13 IPv4 43.239.148.0 /22 IPv4 58.186.0.0 /15 IPv4 3 HTC-ITC 24088 103.238.68.0 /22 IPv4 203.128.240.0 /21 IPv4 38253 103.238.72.0 /22 IPv4 202.60.104.0 /21 IPv4 4 SPT 7602 103.200.60.0 /22 IPv4 116.118.0.0 /17 IPv4 180.93.0.0 /16 IPv4 203.196.24.0 /22 IPv4 221.121.0.0 /18 IPv4 221.133.0.0 /19 IPv4 N. T. Quang, T.Q. Huy, T.T. Trúc / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 3-19 17 5 VIETTEL 7552 103.84.76.0 /22 IPv4 115.72.0.0 /13 IPv4 117.0.0.0 /13 IPv4 125.234.0.0 /15 IPv4 171.224.0.0 /11 IPv4 203.113.128.0 /18 IPv4 220.231.64.0 /18 IPv4 27.64.0.0 /12 IPv4 24086 116.96.0.0 /12 IPv4 125.212.128.0 /17 IPv4 125.214.0.0 /18 IPv4 203.190.160.0 /20 IPv4 6 VNPT Net 7643 203.162.0.0 /16 IPv4 203.210.128.0 /17 IPv4 221.132.0.0 /18 IPv4 45899 113.160.0.0 /11 IPv4 123.16.0.0 /12 IPv4 203.160.0.0 /23 IPv4 222.252.0.0 /14 IPv4 135905 14.160.0.0 /11 IPv4 14.224.0.0 /11 IPv4 221.132.30.0 /23 IPv4 221.132.32.0 /21 IPv4 7 Sở TTTT Đà Nẵng 56141 49.156.52.0 /24 IPv4 103.101.76.0 /22 IPv4 Bảng 13. Thống kê địa chỉ IPV6 công cộng của các đơn vị STT Công ty viễn thông Số hiệu mạng Dải địa chỉ IPv6 Subnet Loại CMC Tl 45903 2402:5300:: /32 IPv6 FPT 18403 2401:F740:: /32 IPv6 2405:4800:: /32 IPv6 24088 2001:0DF0:000D:: /48 IPv6 SPT 7602 2402:F800:: /32 IPv6 VIETTEL 7552 2402:0800:: /32 IPv6 2401:D800:: /32 IPv6 VNPT Net 7643 2001:0EE0:: /32 IPv6 45899 2001:0EE0:1:: /48 IPv6 Sở TTTT Đà Nẵng 56141 2001:DF2:9B00:: /48 IPv6 Không gian sử dụng địa chỉ IP có vai trò rất quan trọng trong sử dụng hiệu quả và tích hợp các hệ thống camera trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở kiến trúc và mô hình tích hợp, kết nối dựa vào mạng đô thị (do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý) là chủ đạo. Nhóm nghiên cứu thực hiện việc quy hoạch dải địa chỉ IP tĩnh do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý cho hệ thống camera như sau. Bảng 14 và Bảng 15 mô tả chi tiết không gian địa chỉ IP của mạng đô thị cho hệ thống CCTV sau khi kết nối. N. T. Quang, T.Q. Huy, T.T. Trúc / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 3-19 18 Bảng 14. Quy hoạch không gian địa chỉ IPV4 cho hệ thống CCTV STT Hệ thống Địa chỉ Ipv4 Subnet Số lượng thiết bị 1 GT - CCTV 10.88.1.0 /22 1024 2 CA - CCTV 10.88.8.0 /21 2048 3 UBND - CCTV 10.88.16.0 /22 1024 4 0511 - CCTV Sử dụng internet/ IP private của nhà mạng 5 XHH - CCTV Sử dụng internet/ IP private của nhà mạng Bảng 15. Quy hoạch không gian địa chỉ IPV6 cho hệ thống CCTV STT Hệ thống Địa chỉ IPv6 (Hệ thập lục phân) Subnet (Hệ thập phân) Số lượng thiết bị 1 GT - CCTV 2001:DF2:9B00::1000:0001 /110 262.144 2 CA - CCTV 2001:DF2:9B00::1004:0001 /110 262.144 3 UBND - CCTV 2001:DF2:9B00::1008:0001 /110 262.144 4 0511 - CCTV Sử dụng internet 5 XHH - CCTV Sử dụng internet 4. Kết luận Ở nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thực hiện việc khảo sát và tổng hợp các hiện trạng các hệ thống camera giám sát công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, thành phố Đà Nẵng tồn tại năm hệ thống camera lớn của các ngành công an, giao thông, của uỷ ban nhân dân quận/ huyện/ xã/ phường, xã hội hoá do Hội phát triển Đà Nẵng và người dẫn đóng góp. Các hệ thống được xây dựng và phát triển rời rạc, chưa theo kiến trúc chuẩn. Do vậy dẫn đến sự bất đồng bộ về thiết bị camera, thiết bị xử lý biên NVR, máy tính, thành phần lõi (máy chủ và phần mềm VMS), bất đồng bộ về mặt truyền dẫn và dữ liệu quá phân mảnh. Với hiện trạng đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phương án tích hợp, kết nối. Theo đó, tích hợp và kết nối thành phần thiết bị camera là chủ đạo, kết nối các thiết bị xử lý biên nếu bảo đảm tính tương thích. Hầu hết các camera đã hỗ trợ các giao thức chuẩn và đặc biệt hỗ trợ phát đa luồng RSTP. Phương án này do vậy bảo đảm tính khả thi cao. Tuy vậy, phương án này đòi hỏi độ phức tạp cao về thiết kế truyền dẫn. Để đáp ứng yêu cầu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn Mạng đô thị thành phố làm trục truyền dẫn lõi để thực hiện việc kết nối. Theo đó, các hệ CA - CCTV, GT - CCTV, UBND - CCTV kết nối đến mạng MAN với dải địa chỉ IPv4, IPv6 của mạng được quy hoạch cụ thể. Các mạng xã hội hoá gồm 0511 - CCTV và XHH - CCTV được kết nối thông qua Internet là chủ đạo. Về mặt kiến trúc hệ thống CCTV để thực hiện việc tích hợp và kết nối, nhóm nghiên cứu lựa chọn kiến trúc lai ghép vừa tập trung, vừa phân tán. Trong đó thành phần quản lý gồm hệ thống máy chủ và phần mềm VMS được đặt tập trung ở một địa điểm, thành phần lưu trữ được lưu trữ chủ đạo bằng cách phân tán ở các điểm khác nhau. Tài liệu tham khảo [1] C. t. c. p. VP9, "Giới thiệu sản phẩm của công ty NAMVISION," Website [2] N. Đ. Nam, "Hệ thống camera giám sát thông minh.". Việt Nam Patent 2-0001596, 25 12 2017. N. T. Quang, T.Q. Huy, T.T. Trúc / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 05(42) (2020) 3-19 19 [3] Đ. V. T. Vũ Minh Tuấn, "Hệ thống thống giám sát giao thông ứng dụng công nghệ 3G". Việt Nam Patent 1-0009422, 25 8 2011. [4] "PM nhận dạng biển số ứng dụng trong quản lý phương tiện và phát hiện vi phạm giao thông”. Nhóm sản phẩm 3: các sản phẩm và giải pháp phần mềm mới của Việt Nam. Giải thưởng Sao Khuê năm 2011.," Công ty cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm Biển Bạc, 2011. [Online]. Available: wp-content/uploads/2014/02/DS-dat-danh-hieu-SK- 2011.pdf. [5] "Giải pháp giám sát từ xa lên tới 200 user truy cập đồng thời với PC BASE," Công ty cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm Biển Bạc, [Online]. Available: tham-khao-h974/Giai-phap-giam-sat-tu-xa-len-toi- 200-user-truy-cap-dong-thoi-voi-PC-BASE-d402. [6] M. T. Vũ, V. T. Đỗ, M. T. Đỗ and T. D. Ngô, "Hệ thống thống giám sát giao thông bằng công nghệ không dây". Việt Nam Patent 1-0008706, 25 10 2010. [7] "Cisco Visual Networking Index: Global Mobile Data Traffic Forecast Update 2015–2020 White Paper, 2016, [online] Available: ". [8] Cloudview, "A Cloudview White Paper: Is your CCTV system secure from Cyber Attacks?," Cloudview Limited, 2016. [9] Trung tâm Vi Mạch Đà Nẵng, [Online]. Available: [10] Viettel Solution, [Online]. Available: https://solutions.viettel.vn/san-pham-dich-vu/vcam- dich-vu-viettel-camera.html#product_detail. [11] "Xiaogang Wang, “Intelligent multi-camera video surveillance: A review”. Pattern Recogn. Lett. 34, 1 (January 2013), 3-19. DOI=" [12] "M. Valera and S. A. Velastin, "Intelligent distributed surveillance systems: a review," in IEE Proceedings - Vision, Image and Signal Processing, vol. 152, no. 2, pp. 192-204, 8 April 2005.". [13] "Quyết định số 6439/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án Xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030". [14] "Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2018 của UBND thành phố ban hành Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng". [15] "Tạp chí điện tử Zing.vn, “Đà Nẵng lắp hơn 22.000 camera giám sát an ninh”. Số ra ngày 21 tháng 10 năm 2017. Địa chỉ: https://news.zing.vn/da-nang- lap-hon-22000-camera-giam-sat-an-ninh- post789248.html". [16] U. t. p. Đ. N. Quyết định số 622/QĐ-UBND, Đà Nẵng, 2019. [17] U. t. p. Đ. N. Quyết định số 3481/QĐ-UBND, Đà Nẵng, 2019.
File đính kèm:
- mo_hinh_ket_noi_cac_he_thong_camera_tren_dia_ban_thanh_pho_d.pdf