Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay

Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010

là 9,8%. Hiện nước ta có khoảng 10 triệu người cao tuổi, tương đương khoảng 11% dân số cả

nước, chúng ta cũng chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và nước ta

cũng là nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Do đời sống ngày một nâng lên, tuổi thọ

ngày càng cao, công tác xã hội với NCT với nhiều mô hình tại gia đình, cộng đồng ngày

càng được đầu tư, quan tâm và nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT. Theo như khuyến

cáo của tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe của NCT không chỉ về trí tuệ, thể chất và còn cả về

mặt xã hội, tinh thần. Đối với NCT việc chăm sóc sức khỏe là một điều rất quan trọng, hiện

nay đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Vì đặc điểm của NCT

thường gặp nhiều bệnh tật, thu nhập không nhiều, NCT dễ rơi nhóm yếu thế trong xã hội. Vì

vậy việc chăm sóc sức khỏe NCT đòi hỏi ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, vai

trò của việc xây dựng các mô hình chăm sóc sức khỏe cho NCT, đặc biệt là mô hình chăm

sóc dựa vào cộng đồng được xem là xu hướng cần được đẩy mạnh nhân rộng và phát huy

tích cực trong thời gian tới.

Qua các nghiên cứu thực tế cũng như phong tục, tập quán của người Việt Nam, các

chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần

dựa vào cộng đồng. Để làm được điều đó cần phát triển mô hình y học gia đình; củng cố các

hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc người cao tuổi. Việt Nam

cũng cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa; đẩy

mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu mà còn giúp

chăm sóc người cao tuổi tập trung vào các bệnh mãn tính; cần có chính sách phát huy vai trò

của người cao tuổi trong xã hội, đây là một trong những phương pháp chăm sóc tốt nhất

(Minh Hoàng, 2017). Phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng là một

trong những giải pháp hữu hiệu, quan trọng và chủ yếu trong bối cảnh già hóa dân số đang

tăng nhanh.

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 19580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay

Mô hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng ở Việt Nam hiện nay
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
104 
MÔ HÌNH DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC 
SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 
 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
TS. Đoàn Văn Trường1 
ThS. Hoàng Thị Thu Hoa2 
Tóm tắt: Già hóa dân số đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, bên cạnh những tác 
động tích cực, già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức đối với mọi mặt của đời sống kinh tế - xã 
hội, nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe. Trong xu hướng phát triển chung về các dịch vụ 
công tác xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế, nhiều mô hình công tác xã hội trợ giúp cho 
người cao tuổi (NCT) đã hình thành và phát triển trên cả nước. Bài viết phân tích khái quát về 
mô hình chăm sóc sức khỏe cho NCT dựa vào cộng đồng, xem đó như là cơ sở để các cơ chế, 
chính sách cần hướng đến nhằm triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT đạt hiệu 
quả tích cực. 
Từ khóa: Chăm sóc sức khỏe; mô hình; người cao tuổi; công tác xã hội; dịch vụ. 
1. Đặt vấn đề 
Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010 
là 9,8%. Hiện nước ta có khoảng 10 triệu người cao tuổi, tương đương khoảng 11% dân số cả 
nước, chúng ta cũng chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và nước ta 
cũng là nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Do đời sống ngày một nâng lên, tuổi thọ 
ngày càng cao, công tác xã hội với NCT với nhiều mô hình tại gia đình, cộng đồng ngày 
càng được đầu tư, quan tâm và nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT. Theo như khuyến 
cáo của tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe của NCT không chỉ về trí tuệ, thể chất và còn cả về 
mặt xã hội, tinh thần. Đối với NCT việc chăm sóc sức khỏe là một điều rất quan trọng, hiện 
nay đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Vì đặc điểm của NCT 
thường gặp nhiều bệnh tật, thu nhập không nhiều, NCT dễ rơi nhóm yếu thế trong xã hội. Vì 
vậy việc chăm sóc sức khỏe NCT đòi hỏi ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, vai 
trò của việc xây dựng các mô hình chăm sóc sức khỏe cho NCT, đặc biệt là mô hình chăm 
sóc dựa vào cộng đồng được xem là xu hướng cần được đẩy mạnh nhân rộng và phát huy 
tích cực trong thời gian tới. 
Qua các nghiên cứu thực tế cũng như phong tục, tập quán của người Việt Nam, các 
chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần 
dựa vào cộng đồng. Để làm được điều đó cần phát triển mô hình y học gia đình; củng cố các 
hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc người cao tuổi. Việt Nam 
cũng cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa; đẩy 
mạnh phát triển y tế cơ sở để không chỉ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu mà còn giúp 
1,2 Khoa Văn hóa - Thông tin, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
2 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
105 
chăm sóc người cao tuổi tập trung vào các bệnh mãn tính; cần có chính sách phát huy vai trò 
của người cao tuổi trong xã hội, đây là một trong những phương pháp chăm sóc tốt nhất 
(Minh Hoàng, 2017). Phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng là một 
trong những giải pháp hữu hiệu, quan trọng và chủ yếu trong bối cảnh già hóa dân số đang 
tăng nhanh. 
2. Nội dung 
2.1. Một số khái niệm 
2.1.1. Công tác xã hội 
 “Công tác xã hội là nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia 
đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng 
thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia 
đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội thông qua đó đảm bảo nền an 
sinh xã hội” [5] 
2.1.2. Cộng đồng 
Cộng đồng là một nhóm dân cư, cụm dân cư có chung quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, 
cùng hoạt động để cải thiện sức khỏe trong mối quan hệ mật thiết với các nhân viên y tế cộng 
đồng nhằm mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống. [4] 
2.1.3. Chăm sóc sức khỏe 
Chăm sóc sức khỏe là sự quan tâm để cải thiện sức khỏe cộng đồng và được tạo bởi các 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. [4] 
2.1.4. Người cao tuổi 
Theo Điều 2, Luật Người cao tuổi Việt Nam, Luật số 39/2009/QH12, được Quốc hội 
khóa 12 thông qua năm 2009: “Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt 
Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. [6] 
2.1.5. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe là sự thúc đẩy quá trình phòng bệnh, khám, 
chữa bệnh, giúp người bệnh ý thức được bệnh tật, thực hiện quá trình khám, chữa bệnh, thích 
ứng với bệnh tật và hòa nhập cộng đồng. [4] 
2.1.6. Dựa vào cộng đồng 
Là tìm kiếm sự hỗ trợ những nguồn lực sẵn có bao gồm chính quyền địa phương, y tế 
cộng đồng, hàng xóm, gia đình. [7] 
Dựa vào cộng đồng là nhân viên công tác xã hội lấy cộng đồng làm trung tâm, tức là áp 
dụng triệt để các nguyên tắc trao quyền cho cộng đồng, giúp cộng đồng nhìn nhận và sử dụng 
nguồn lực của chính mình một cách có hiệu quả để giải quyết vấn đề chung. [8] 
2.2. Vai trò của nhân viên côn ...  phải 
nằm viện lâu ngày cũng rất cần thuê người trợ giúp chăm sóc. Trong thực tế, số gia đình thuê 
người giúp rất nhiều nhưng hầu hết không được đào tạo về chuyên môn chăm sóc NCT, giữa 
những người giúp việc và chủ nhà chỉ là thỏa thuận miệng về quy định và tiền lương, do vậy 
thường các hợp đồng miệng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không ít chuyện phức tạp 
xảy ra. 
Để đáp ứng nhu cầu trên, một số hình thức dịch vụ giới thiệu người giúp việc đã ra đời 
(kể cả làm việc nhà, chăm sóc trẻ em, người già, bán hàng...), chủ yếu là tư nhân, không 
được đăng ký hoặc không được quản lý. Thời gian qua, có một số trung tâm đã thực hiện 
dịch vụ này, điển hình là Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ NCT, hiện nay là Trung tâm Hỗ trợ 
nghiên cứu NCT và phát triển cộng đồng. Các trung tâm này đã tổ chức các đầu mối từ các 
tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo ngắn ngày cho người giúp việc và có quản lý theo hình thức 
ký hợp đồng, tổ chức gặp mặt, giao lưu, hội họp (Bùi Thị Mai Đông, tr.181-182). Ngoài ra 
cũng có một số trung tâm tổ chức đào tạo nghiệp vụ chăm sóc NCT và xuất khẩu lao động. 
Trung tâm dưỡng lão Nhân ái - Hà Nội đã thực hiện công việc này có hiệu quả cao, chủ yếu 
là đưa người sang Đài Loan, đang thí điểm tại Đức và Nhật Bản, đồng thời phân phối các 
thiết bị y tế, chăm sóc cho NCT. 
2.3.4. Mô hình “Trung tâm tư vấn, giới thiệu người chăm sóc người cao tuổi” 
Các trung tâm tư vấn, giới thiệu chăm sóc NCT là một hình thức dịch vụ rất có hiệu quả 
trong việc góp phần chăm sóc NCT. Đa số các trung tâm này hoạt động theo các hình thức cụ 
thể như thành lập các câu lạc bộ truyền thông, tư vấn, mỗi câu lạc bộ có khoảng 30-50 hội viên. 
Tại các buổi họp thường lồng ghép tư vấn về chăm sóc sức khỏe NCT với chất lượng dân số, 
già hóa dân số. Thứ hai, tổ chức nói chuyện, tâp huấn về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, dinh 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
110 
dưỡng. Thứ ba, tư vấn về chăm sóc sức khỏe, y tế qua điện thoại, lập tổng đài tư vấn. Trung tâm 
tư vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NCT thuộc Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam là 
một điển hình hoạt động có hiệu quả trong loại hình hoạt động tư vấn này (Bùi Thị Mai Đông, 
tr.180). Về dịch vụ giới thiệu người chăm sóc NCT, hiện nay các trung tâm phát triển theo 
hướng quốc tế hóa, với việc cung cấp, giới thiệu đa dạng các hình thức dịch vụ đáp ứng nhu cầu 
chăm sóc NCT của các gia đình: chăm sóc ban ngày, chăm sóc theo giờ, chăm sóc tại nhà, chăm 
sóc tại bệnh viện hoặc trung tâm dưỡng lão. 
Tại Quảng Ninh, mô hình đã được nhân rộng tại 6/17 xã, phường và ngày càng đi vào 
chiều sâu, góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát huy vai trò NCT trong cuộc sống cộng 
đồng. Những hoạt động tích cực này không chỉ có tác dụng to lớn đến đời sống sức khỏe, tinh 
thần của NCT mà quan trọng hơn đã góp phần nâng cao nhận thức của NCT nói riêng, cộng 
đồng nói chung trong giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, phòng 
chống bạo lực gia đình (Hà Anh, 2016). Các cụ không chỉ là đối tượng được trực tiếp hưởng 
lợi mà còn là những tuyên truyền viên tích cực trong mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng. 
Ở Quảng Trị, mô hình “Tư vấn chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng” được Chi cục Dân 
số - Kế hoạch hóa gia đình Quảng Trị phối hợp với Hội NCT, ngành Y tế triển khai tại 12 xã, 
phường điểm của thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, 
Đakrông và Gio Linh (Hà Anh, 2016). Từ mô hình này, mỗi năm ngành Y tế đã tổ chức nhiều 
đợt khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hàng chục nghìn lượt NCT, hỗ trợ kinh phí mua 
thuốc điều trị các bệnh thông thường cho những đối tượng không có bảo hiểm y tế. 
Ở Hà Tĩnh, mô hình được triển khai từ năm 2012, đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 6 Câu 
lạc bộ “NCT giúp NCT” với hơn 360 thành viên tham gia (Hà Anh, 2016). Hàng năm, mô 
hình đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tư vấn và chăm sóc NCT cho mạng lưới tình 
nguyện viên; tổ chức hội thảo biểu dương, khuyến khích điển hình NCT; lồng ghép hỗ trợ các 
hoạt động chăm sóc NCT; tư vấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe NCT. 
2.3.5. Mô hình tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng 
Trong hoàn cảnh nhiều nước trên thế giới đang bước vào thời kỳ “già hóa dân số”, số 
NCT cần được chăm sóc ngày càng tăng cao, vì thế nhiều nước đã lựa chọn những giải pháp 
chăm sóc thay thế tại nhà thay vì mở rộng các trung tâm dưỡng lão tập trung vì loại hình này 
cần được đầu tư lớn, thu phí cao. Hình thức chăm sóc tại nhà và các hình thức dựa vào cộng 
đồng có ưu điểm là chi phí ít, hiệu quả lớn và phù hợp với mong muốn của NCT. 
Năm 2001 - 2002, được sự tài trợ của Hiệp hội Chữ thập đỏ Quốc tế và Trăng lưỡi liềm 
đỏ Quốc tế, Trung tâm nghiên cứu và trợ giúp NCT thực hiện Dự án thử nghiệm “Xây dựng 
mô hình chăm sóc trợ giúp người già” tại 3 xã thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Mô 
hình này đã thu được kết quả tốt và được đánh giá rất cao, mô hình có tính khả thi lớn và có 
thể đảm bảo an sinh cho NCT cô đơn nghèo khó mà không cần quá nhiều kinh phí. Năm 2003 
- 2005 trung tâm và Hội người cao tuổi đã phối hợp thực hiện dự án “Chăm sóc NCT tại nhà 
dựa vào tình nguyện viên” do Tổ chức Hỗ trợ NCT Hàn Quốc tài trợ. Dự án được thực hiện 
tại 9 nước khu vực châu Á và chia thành ba giai đoạn: (i) giai đoạn 1 (2003-2005) thực hiện 
thí điểm (xây dựng đội ngũ tình nguyện viên tại 3 xã của Chí Linh, Hải Dương và 11 phường 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
111 
của Quận Đống Đa, Hà Nội), (ii) giai đoạn 2 (2006-2009) phối hợp với Trung ương Hội 
Người cao tuổi mở rộng tại 6 tỉnh thành, (iii) giai đoạn 3 (2010-2012) hoàn thành tài liệu, giáo 
trình tập huấn, tuyên truyền vận động chính sách để nhân rộng mô hình. 
 Văn phòng Ủy ban Quốc gia về NCT phối hợp với Hội Người cao tuổi và Trung tâm 
nghiên cứu và trợ giúp NCT năm 2008-2009 đã thực hiện tiếp mô hình ở 15 xã thuộc Hòa 
Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bến Tre, đồng thời mở các lớp cho tình nguyện 
viên là cán bộ y tế về hưu. 
Năm 2010, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa dân số gia đình cũng triển khai mô hình 
“Tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng” tại 29 tỉnh, thành phố. Đến nay, mô hình này 
đã thực sự phát huy hiệu quả vai trò của NCT tại các gia đình và trong cộng đồng. Nhiều tỉnh, 
thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống cho 
NCT từ mô hình này. Tại Hải Phòng, hiện nay đã được duy trì triển khai hoạt động của mô 
hình tại 6 quận với 16 xã, phường, 48 CLB, tổ chức 6 buổi tuyên truyền các chủ trương chính 
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về NCT, các chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình, 
giới thiệu các bệnh thường gặp ở NCT, tư vấn về cách phát hiện bệnh và hướng dẫn NCT biết 
cách tự phòng tránh (Hà Anh, 2016). Phát huy vai trò NCT trong tuyên truyền vận động con, 
cháu thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hóa dân số gia đình giai đoạn hiện nay. 
Đề án “Tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc vì 
đã triển khai được nhiều nội dung thiết thực như: tổ chức tập huấn cũng cấp kiến thức, kỹ 
năng tư vấn và chăm sóc NCT cho đội ngũ tình nguyện viên và hội viên NCT trên toàn quốc. 
Hướng dẫn NCT phương pháp CSSK, chế độ sinh hoạt, khuyến khích NCT sống khỏe, sống 
có ích, phấn đấu là tấm gương để con cháu học tập noi theo. Dựa trên thực trạng của xã hội, 
quy mô gia đình thu hẹp, trách nhiệm của con cái đối với bố mẹ suy giảm (con cái ít, đi làm 
ăn xa, các tệ nạn xã hội...) nên nhiều NCT bị bỏ rơi, nghèo khổ cần được giúp đỡ. Tình 
nguyện viên là những người giúp đỡ tình nguyện, tự nguyện nhận trách nhiệm góp công sức, 
của cải, thời gian để giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cộng đồng. Tình nguyện viên 
có thể là: hàng xóm, bạn, là hội viên Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, cán 
bộ y tế. Tổ chức mạng lưới tình nguyện viên: Chính quyền địa phương các đoàn thể đứng ra 
thành lập mạng lưới tình nguyện viên, tập huấn cho tình nguyện viên, cùng xác định đối 
tượng cần giúp đỡ, quản lý tình nguyện viên theo kế hoạch, hỗ trợ tình nguyện viên... 
Do sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, với những ưu điểm như chi 
phí thấp, hiệu quả cao, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của NCT và được Quốc hội, 
Chính phủ có chủ trương khuyến khích xã hội hóa chăm sóc sức khỏe NCT nhưng mô hình 
này tại cộng đồng hiện nay chưa có nhiều. 
2.3.6. Mô hình “Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau” 
Được triển khai từ năm 2005, với phương châm dựa vào cộng đồng có sự tham gia của 
70% là người cao tuổi, 30% là các đối tượng trẻ tuổi hơn và có điều kiện kinh tế khá giả, để 
liên kết các thành viên nhằm hỗ trợ người cao tuổi khó khăn, giúp họ cải thiện cuộc sống của 
bản thân, gia đình, tăng cường thu nhập, bảo đảm sức khỏe và phát triển cộng đồng. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
112 
Đến nay, cả nước hiện có khoảng 500 câu lạc bộ đang hoạt động khá hiệu quả góp phần 
quan trọng vào việc trợ giúp và phát huy vai trò của người cao tuổi. Nội dung sinh hoạt của 
các câu lạc bộ như: Hoạt động nâng cao năng lực cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ; hoạt động 
sinh kế và tăng thu nhập cho các thành viên thông qua việc cho vay vốn, chia sẻ, trao đổi kinh 
nghiệm sản xuất để tăng thu nhập; hoạt động chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho các thành viên 
bao gồm: thể dục dưỡng sinh, bóng bàn, thơ ca, hò vè... Mỗi câu lạc bộ có một tình nguyện 
viên, chuyên giúp đỡ, chăm sóc những người già neo đơn, hoặc phụ giúp những công việc của 
các thành viên tại địa phương. Hoạt động nâng cao nhận thức, tuyên truyền về chính sách đối 
với người cao tuổi ở địa phương được thực hiện đúng, đầy đủ. 
2.4. Đánh giá về một số mô hình Công tác xã hội với người cao tuổi 
2.4.1. Ưu điểm 
Các mô hình Công tác xã hội với người cao tuổi không chỉ quan tâm đến việc hỗ trợ, giúp 
đỡ người cao tuổi mang tính trước mắt mà còn mang tính lâu dài với nhiều hoạt động như: 
Chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần, vay vốn phát triển kinh tế tăng thu nhập. 
Đa số các mô hình đã huy động được sự tham gia của người cao tuổi, qua đó tạo cho 
người cao tuổi có cơ hội được đóng góp, được thể hiện khả năng và vốn kinh nghiệm sống 
của mình, giúp họ nâng cao được năng lực tự ứng phó với các vấn đề xã hội nảy sinh, những 
khó khăn có thể xảy ra đến trong cuộc sống. 
Đối tượng tham gia được mở rộng không chỉ có người cao tuổi mà ở một số mô hình 
còn có sự tham gia của nhiều thế hệ, nhất là thế hệ con cháu. Từ đó tạo được sự liên kết, chia 
sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, giảm sự khác biệt về nếp nghĩ, cách làm giữa các thế hệ 
với nhau. 
Hiệu quả của các mô hình không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng tham 
gia mà còn có tác động, ảnh hưởng đến xã hội. Đặc biệt, nhận thức của toàn xã hội đối với 
trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng được nâng lên. 
2.4.2. Hạn chế 
Các mô hình chưa được nhân rộng ra khắp cả nước để ngày càng nhiều người cao tuổi 
hơn nữa được tham gia vào một loại hình để giúp họ giảm bớt những khó khăn trong cuộc 
sống, đặc biệt, người cao tuổi ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. 
Chất lượng, nội dung hoạt động của các mô hình sau khi thí điểm và được nhân rộng 
chưa cao, chưa có sự đổi mới để đáp ứng nhu cầu của đối tượng, nhiều mô hình hoạt động 
cầm chừng, thậm chí ngày càng èo ọt và có nguy cơ chết yếu. Chưa có sự xuất hiện của nhân 
viên công tác xã hội hay những người có kiến thức chuyên môn về CTXH điều hành, hỗ trợ 
các mô hình hoạt động có hiệu quả hơn. 
Các mô hình mới chỉ quan tâm đến một số lĩnh vực nổi cộm, đe dọa đến cuộc sống của 
người cao tuổi mà chưa có các mô hình mang tính phòng ngừa các vấn đề khó khăn có thể 
nảy sinh đối với người cao tuổi như: Bạo lực đối với người già; khủng hoảng tâm lý; bất 
đồng, mâu thuẫn về quan điểm giữa người già và thế hệ trẻ. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
113 
3. Kết luận 
Mô hình chăm sóc sức khỏe cho NCT dựa vào cộng đồng trong thời gian tới cần được 
đẩy mạnh quan tâm hơn nữa. Sự già hóa dân số ngày càng có xu hướng tăng lên, đây cần 
được xem là thành tựu của y khoa và kết quả của phát triển kinh tế - xã hội về nhiều mặt. Để 
giải quyết những thách thức và tận dụng các cơ hội của thời kỳ già hóa dân số, chúng ta cần 
phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức về vấn đề già hóa dân số, đảm 
bảo đưa vấn đề già hóa và nhu cầu của NCT vào tất cả các chương trình và chính sách phát 
triển quốc gia, đặc biệt là các chính sách, chương trình về an sinh xã hội; đa dạng hóa và nâng 
cao chất lượng dịch vụ chăm sóc NCT, khuyến khích và tạo điều kiện để NCT tiếp tục tham 
gia các hoạt động xây dựng đất nước phù hợp với điều kiện sức khỏe và kinh nghiệm, góp 
phần thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc và phát huy vai trò của 
NCT, đồng thời chủ động ứng phó với xu hướng già hóa dân số của nước ta. Hơn hết, những 
người làm công tác xã hội cần nắm vững và thực hành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong 
lĩnh vực chăm sóc NCT, nhằm nâng cao, cải thiện tốt nhất chất lượng cuộc sống cho đối 
tượng NCT trong xã hội. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Hà Anh (2016), Chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng: Mô hình được cả xã 
hội ủng hộ, Báo Gia đình và Xã hội. 
[2]. Bùi Thị Mai Đông (cb), Nguyễn Thị Thanh Thủy - Nguyễn Văn Vệ (2017), Giáo 
trình Công tác xã hội với người cao tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
[3]. Minh Hoàng (2017), Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng, Báo 
Mới, Hà Nội. 
[4]. Đào Văn Dũng (2012), Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nxb 
Chính trị Quốc gia. 
[5]. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động Xã hội. 
[6]. Luật Người cao tuổi Việt Nam, Luật số 39/2009/QH12, năm 2009. 
[7]. Chrisstian (2011), Cẩm nang hướng dẫn tập huấn cho cộng đồng người dân tộc 
kiến thức cơ bản về RED dựa vào cộng đồng. 
[8]. Nguyễn Thị Lan Anh (2017), Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm 
sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh nông thôn tại xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. 
MODELS OF COMMUNITY - BASED SOCIAL WORK SERVICES IN 
HEALTH CARE FOR THE ELDERLY IN VIETNAM NOWADAYS 
Doan Van Truong, Ph.D 
Hoang Thi Thu Hoa, M.A 
Abstract: Population aging has become a global problem. In addition to the positive 
effects, aging of the population poses many challenges to all aspects of socio - economic life, 
especially in health care. In the general development trend of social work services for 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
114 
disadvantaged groups, many models of social work to support the elderly have been formed and 
developed across the country. The article provides an overview of the community - based 
models of health care for the elderly, which serves as a basis for developing mechanisms and 
policies to carry out health care activities for the elderly. 
Keywords: health care; model; the elderly; social work; service. 
Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Hồng (ngày nhận bài 28/04/2019; ngày gửi phản biện 
02/5/2019; ngày duyệt đăng 30/9/2019). 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_dich_vu_cong_tac_xa_hoi_trong_cham_soc_suc_khoe_nguo.pdf