Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009

Mở đầu: Tích tuổi là quá trình biến đổi cơ thể song song với sự tích lũy của tuổi tác. Già hoá dân số ở Việt

Nam và các nước trên thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Tuổi thọ ngày càng

được cải thiện rõ rệt. Những người sống đến 100 tuổi không còn hiếm. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ

đến đời sống, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số

vẫn thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi (NCT) đang có xu hướng tăng nhanh.

Mục tiêu: Tìm hiểu mô hình bệnh tật của NCT điều trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 1087 bệnh án của bệnh nhân điều

trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009.

Kết quả: Tuổi trung bình là 73,01 tuổi với tỉ lệ nam/nữ là 1,12 và các phân nhóm bệnh hàng đầu có tỉ lệ

nam > nữ (ngoại trừ bệnh đái tháo đường cả 2 giới bằng nhau). Mười chương bệnh hàng đầu của NCT năm

2009 chiếm tỉ lệ cao lần lượt là: hệ tuần hoàn; nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa; tiêu hóa; hô hấp; niệu sinh dục;

cơ-xương-khớp và mô liên kết; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng; bệnh tai và xương chũm; các triệu chứng,

dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại ở phần khác; bướu tân sinh.

Năm phân nhóm bệnh hàng đầu lần lượt là: bệnh tăng huyết áp, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, đái tháo đường,

thực quản-dạ dày và tá tràng, mạch máu não. NCT mắc bệnh mạn tính (BMT) chiếm tỉ lệ 91,3%, tỉ lệ một NCT

mắc 2 BMT chiếm 25,2%, mắc 3 BMT chiếm 19,5%, mắc 4 BMT chiếm 17,9%, mắc từ 5 BMT trở lên chiếm

7,9%.

Kết luận: Mô hình bệnh tật NCT chủ yếu là bệnh không lây chiếm ưu thế, tuổi càng cao mắc BMT càng

nhiều. NCT mắc bệnh mạn tính tăng theo tuổi.

Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 1

Trang 1

Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 2

Trang 2

Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 3

Trang 3

Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 4

Trang 4

Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 5

Trang 5

Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 6

Trang 6

Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 12700
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009

Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 241
MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2009 
Đỗ Chí Cường*, Phạm Hòa Bình**, Nguyễn Đức Công*** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Tích tuổi là quá trình biến đổi cơ thể song song với sự tích lũy của tuổi tác. Già hoá dân số ở Việt 
Nam và các nước trên thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Tuổi thọ ngày càng 
được cải thiện rõ rệt. Những người sống đến 100 tuổi không còn hiếm. Điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ 
đến đời sống, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số 
vẫn thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi (NCT) đang có xu hướng tăng nhanh. 
Mục tiêu: Tìm hiểu mô hình bệnh tật của NCT điều trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 1087 bệnh án của bệnh nhân điều 
trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất năm 2009. 
Kết quả: Tuổi trung bình là 73,01 tuổi với tỉ lệ nam/nữ là 1,12 và các phân nhóm bệnh hàng đầu có tỉ lệ 
nam > nữ (ngoại trừ bệnh đái tháo đường cả 2 giới bằng nhau). Mười chương bệnh hàng đầu của NCT năm 
2009 chiếm tỉ lệ cao lần lượt là: hệ tuần hoàn; nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa; tiêu hóa; hô hấp; niệu sinh dục; 
cơ-xương-khớp và mô liên kết; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng; bệnh tai và xương chũm; các triệu chứng, 
dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại ở phần khác; bướu tân sinh. 
Năm phân nhóm bệnh hàng đầu lần lượt là: bệnh tăng huyết áp, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, 
thực quản-dạ dày và tá tràng, mạch máu não. NCT mắc bệnh mạn tính (BMT) chiếm tỉ lệ 91,3%, tỉ lệ một NCT 
mắc 2 BMT chiếm 25,2%, mắc 3 BMT chiếm 19,5%, mắc 4 BMT chiếm 17,9%, mắc từ 5 BMT trở lên chiếm 
7,9%. 
Kết luận: Mô hình bệnh tật NCT chủ yếu là bệnh không lây chiếm ưu thế, tuổi càng cao mắc BMT càng 
nhiều. NCT mắc bệnh mạn tính tăng theo tuổi. 
Từ khóa: Mô hình bệnh tật, người cao tuổi, bệnh mạn tính, bệnh viện Thống Nhất. 
ABSTRACT 
THE DISEASE PATTERNS IN ELDERLY PATIENT AT THONG NHAT HOSPITAL IN 2009 
Do Chi Cuong, Nguyen Van Tan, Nguyen Duc Cong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 241 - 247 
Background: Aging is the process that converts young adults into olders adults whose progressively 
increasing risks of illness and death. Population aging is taking place throughout Viet Nam and the world which 
rising dramatically. Life expectancy at all ages has had a major improvement. Persons who lived to 100 years are 
no longer rare and will certainly have a large eco-societal impact on every country. Viet Nam is a developping 
country with young population structure, but the number of older people is increasing rapidly. 
Objective: Survey the disease patterns in elderly patient who had the inpatient treatment at Thong Nhat 
hospital in 2009. 
Methods: cross-sectional descriptive study, conducted using 1087 patients who had the inpatient treatment 
* Phòng khám đa khoa khu công nghiệp Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. 
** Bộ môn Lão khoa, ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh. *** Bệnh viện Thống Nhất, Tp. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS Đỗ Chí Cường ĐT: 0914. 084055 Email: chicuongdo2@gmail.com - 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 242
at Thong Nhat hospital, Ho Chi Minh City in 2009. 
Results: The mean age of the patients was 73.01 years with male:female ratio of 1.12. The 10 most common 
disease chapter were: diseases of the circulatory system; endocrine, nutritional and metabolic diseases; diseases of 
the digestive system; diseases of the respiratory system; diseases of the genitourinary system; diseases of the 
musculoskeletal system and connective tissue; certain infectious and parasitic diseases; diseases of the ear and 
mastoid process; symptoms, signs and abnormal clinical and laboratory findings, not elsewhere classified; 
neoplasms. The 5 most common diseases were: essential hypertention; chronic ischaemic heart diseases; non-
insuline dependentdiabetes melitus; diseases of oesophagus, stomach and duodenum; cerebrovascular diseases. 
Some 91.3% of elderly patient have at least one chronic disease. There was a high level of co-morbidity, with two 
chronic diseases experienced by 25.2%, three conditions by 19.5%, four conditions by 17.9% and five or more 
conditions by 7.9% of the population. 
Conclusions: The disease patterns in elderly patient is almost non-contagious diseases, chronic diseases tend 
to become more common with age. 
Keywords: disease patterns, the elderly, chronic disease, Thong Nhat hospital. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Già hoá dân số ở Việt Nam và các nước trên 
thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy 
mô ngày càng lớn(1). Tình hình bệnh tật của 
người dân nói chung và của NCT nói riêng phụ 
thuộc rất nhiều vào điều kiện m ... 0–E14 
K20–K31 
I60–I69 
E70 – E90 
I30–I52 
M00–M25 
M40–M54 
H80–H83 
J20–J22 
R50–R69 
Bệnh tăng huyết áp 
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ 
Bệnh đái tháo đường 
Bệnh thực quản, dạ dày và tá tràng 
Bệnh mạch máu não 
Rối loạn chuyển hóa 
Thể bệnh tim khác 
Bệnh khớp 
Bệnh lý cột sống lưng 
Bệnh tai trong 
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp khác 
Triệu chứng và dấu chứng toàn thân 
302 
126 
107 
78 
65 
58 
52 
36 
36 
33 
33 
33 
61,4 
25,6 
21,7 
15,9 
13,2 
11,8 
10,6 
7,3 
7,3 
6,7 
6,7 
6,7 
Bệnh tăng huyết áp (THA) có sự gia tăng 
đáng kể so với những bệnh còn lại, tỉ lệ 5 bệnh 
cao nhất lần lượt là bệnh THA, bệnh tim do 
thiếu máu cục bộ, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 244
bệnh thực quản, dạ dày-tá tràng và bệnh mạch 
máu não. 
Mười nguyên nhân nhập viện hàng đầu 
Bảng 3. Tỉ lệ 10 nguyên nhân nhập viện hàng đầu 
của NCT 
Tên bệnh Tần suất Tỉ lệ % 
Tăng huyết áp 
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ 
Đục thủy tinh thể người cao tuổi 
Rối loạn chức năng tiền đình 
Viêm phế quản cấp 
Viêm dạ dày và tá tràng 
Nhồi máu não 
ĐTĐ không phụ thuộc insulin 
Suy tim 
Suy thận mạn 
68 
29 
22 
21 
19 
17 
16 
10 
8 
8 
13,8 
5,9 
4,5 
4,3 
3,9 
3,5 
3,3 
2,0 
1,6 
1,6 
Tỉ lệ cao nhất vượt trội là bệnh THA (13,8%); 
tiếp đến là bệnh tim do thiếu máu cục bộ (5,9%), 
đục thủy tinh thể NCT (4,5%)... cuối cùng là suy 
tim và suy thận mạn (cùng chiếm 1,6%). 
Phân bố số BMT mắc phải trên một NCT 
 NCT mắc bệnh mạn tính chung chiếm tỉ lệ 
91,3%, không có BMT chiếm tỉ lệ 8,7%. Tỉ lệ một 
NCT mắc 2 BMT chiếm 25,2%, mắc 3 BMT 
chiếm 19,5%, mắc 4 BMT chiếm 17,9%, mắc ≥ 5 
BMT chiếm 7,9%. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Tuổi cao nhất là 97, tuổi trung bình ở 
nhóm NCT là 73,01 tuổi, gần tương đương với 
tuổi thọ người Việt Nam năm 2009. NCT 
thường có chức năng sinh lý giảm dần, mắc 
nhiều bệnh mạn tính: THA, ĐTĐ, bệnh cơ 
xương khớp, bệnh viêm phế quản, xơ vữa 
động mạch Đây là những bệnh mà bệnh 
viện có thể chăm sóc và điều trị tốt, do đó 
nhóm 65-74 tuổi chiếm đa số. Ngoài ra, bệnh 
viện Thống Nhất là một trong những bệnh 
viện tuyến trung ương ở phía Nam ưu tiên 
khám và điều trị cho các cán bộ, đặc biệt là 
các cán bộ hưu trí cũng là một lí do góp phần 
chiếm tỉ lệ đa số của nhóm tuổi 65-74. Nhóm 
tuổi ≥ 85 có số lượng bệnh nhân ít nhất so với 
các nhóm tuổi khác. Theo số liệu thống kê của 
Bộ Y tế năm 2009, tuổi thọ trung bình của 
người Viêt Nam đạt 72,8 tuổi. Phải chăng do 
tuổi trung bình của dân số nước ta như vậy 
nên ở nhóm tuổi ≥ 85 có ít bệnh nhân nhất so 
với các nhóm tuổi khác. Ngoài ra, có nghiên 
cứu cho thấy những người trên 85 tuổi có tỉ lệ 
sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so 
với nhóm tuổi từ 60-64 do khả năng đi lại hạn 
chế cũng có thể lí giải vấn đề này(2). 
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân nam/ 
nữ = 1,12. Kết quả này cũng tương tự với 
nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Phú ở 
bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2000- 2005(10). 
Theo Đàm Viết Cương và cộng sự phụ nữ cao 
tuổi có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế tư 
nhân với tỉ lệ cao hơn nam giới, trong khi 
nam giới cao tuổi lại sử dụng dịch vụ bệnh 
viện với tỉ lệ cao hơn. Nghiên cứu của SK Das 
và cộng sự tại Ấn Độ năm 2008 trên 53,377 
bệnh nhân NCT cho thấy tỉ lệ nam/ nữ = 
1,12(3). Nghiên cứu của Changsu Han và cộng 
sự tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên 
năm 2009 trên 1391 bệnh nhân NCT có tỉ lệ 
nam chiếm 42,8%(6). Điều này cho thấy tùy 
theo mẫu nghiên cứu, tùy theo dân tộc, mỗi 
chủng tộc, mỗi nước khác nhau mà tỉ lệ giới 
tính có sự khác biệt. 
Tỉ lệ bệnh nhân tập trung cao nhất tại TP. 
HCM (77,3%). Giữa các nhóm tuổi không có 
khác biệt về nơi cư ngụ (p > 0,05). Tỉ lệ bệnh 
nhân ở các tỉnh khác cũng chiếm một tỉ lệ tương 
đối do là bệnh viện tuyến Trung Ương, được 
đầu tư trang thiết bị hiện đại và mang nhiệm vụ 
điều trị cho các cán bộ và cả người dân. 
Mô hình bệnh tật (theo ICD-10) 
Tỉ lệ 10 chương bệnh hàng đầu 
Chương bệnh tuần hoàn chiếm tỉ lệ cao nhất 
(70,5%), tiếp theo là chương bệnh nội tiết, dinh 
dưỡng và chuyển hóa (32,3%), chương bệnh hệ 
tiêu hóa (26,0%), chương bệnh hô hấp (19,1%), 
chương bệnh hệ niệu sinh dục (16,5%), chương 
bệnh hệ cơ-xương-khớp và mô liên kết (16,3%), 
chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng 
(8,9%), chương bệnh tai và xương chũm (8,1%), 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 245
chương các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu 
hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không 
phân loại ở phần khác (7,5%), chương bệnh 
bướu tân sinh cũng nằm trong số 10 chương 
bệnh mắc cao nhất ở NCT và đứng ở vị trí cuối 
cùng trong 10 chương bệnh hàng đầu (6,5%). 
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong thời 
gian gần đây, áp lực công việc thời hội nhập, 
cùng với thói quen ăn uống với những thức ăn 
thấp về dinh dưỡng nhưng chứa năng lượng 
cao càng làm dễ béo phì và rối loạn chuyển hóa 
(12), hút thuốc và sự phối hợp các yếu tố nguy cơ 
như tăng cân, béo phì đã làm gia tăng các bệnh 
về huyết áp, tim mạch ở NCT. Các chương bệnh 
chiếm tỉ lệ trung bình gồm: chương bệnh nội 
tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa (32,3%), chương 
bệnh hệ tiêu hóa (26,0%), chương bệnh hô hấp 
(19,1%). Đây là những chương bệnh hay gặp ở 
NCT. Đặc biệt là chương bệnh nội tiết, dinh 
dưỡng và chuyển hóa, chương bệnh hệ thần 
kinh, khối u sẽ ngày càng có xu hướng gia tăng 
khi kinh tế ngày càng phát triển. Chương bệnh 
dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về 
nhiễm sắc thể có tỉ lệ thấp nhất (0,1%). 
Theo thống kê của Bộ Y tế từ năm 2004-2008, 
tỉ lệ bệnh do dịch lây giảm hơn nhiều so với 
bệnh không lây, trong nghiên cứu của chúng tôi 
tỉ lệ chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng 
ở NCT vẫn xếp ở thứ hạng 7 trong 10 chương 
bệnh nhập viện hàng đầu. Trong quá trình 
chuyển đổi từ một nước đang phát triển sang 
một nước phát triển, những bệnh không lây 
chiếm ưu thế trong mô hình bệnh tật, nhưng các 
bệnh nhiễm khuẩn và lây nhiễm vẫn còn vị trí 
trong những bệnh hàng đầu. Ngoài ra, tại TP. 
HCM tập trung nhiều bệnh viện đầu ngành về 
chuyên khoa như bệnh viện Nhiệt đới, bệnh 
viên Lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch 
cũng góp phần giải thích tỉ lệ thấp những bệnh 
lây truyền trong nghiên cứu của chúng tôi. 
Ngoài ra, chương bệnh thai nghén, sinh đẻ 
và hậu sản; một số bệnh lý xuất phát trong thời 
kỳ chu sinh; các nguyên nhân ngoại sinh của 
bệnh và tử vong; các yếu tố ảnh hưởng đến tình 
trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế không có 
trong nghiên cứu của chúng tôi có thể giải thích 
do bệnh viện Thống Nhất không có chuyên 
khoa Sản và đặc thù là bệnh viện điều trị cho các 
cán bộ và NCT. 
Phân bố 10 bệnh mắc hàng đầu 
5 bệnh cao nhất lần lượt là bệnh THA, bệnh 
tim do thiếu máu cục bộ, bệnh ĐTĐ, bệnh thực 
quản-dạ dày và tá tràng, bệnh mạch máu não. 
Nghiên cứu của chúng tôi THA ở NCT chiếm tỉ 
lệ 61,4% cũng phù hợp với các nghiên cứu của 
các tác giả Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Thành 
Phương, Đoàn Anh Luân(4,10,9); trong khi đó 
nghiên cứu của Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng 
và cộng sự tại Viện Lão khoa Quốc gia năm 2008 
bệnh THA chỉ đứng hàng thứ 3, sau bệnh 
TBMMN và bệnh viêm phổi ở NCT(7), có sự khác 
biệt này là do trong khuôn khổ nghiên cứu của 
chúng tôi sự phân bố của bệnh nhân không 
đồng đều theo vùng miền, chủ yếu là NCT ở 
miền Nam, còn những bệnh nhân ở miền Trung 
và miền Bắc là rất ít, thời tiết(8) phải chăng là lí 
do dẫn đến sự khác biệt về kết quả nghiên cứu. 
Năm 2008, WHO cho biết 5 căn bệnh gây tử 
vong cao nhất ở các nước giàu thì 5 căn bệnh 
gây tử vong hàng đầu là bệnh tim, đột quỵ, ung 
thư phổi, viêm phổi, hen và viêm phế quản; 
trong đó THA được xem như là “kẻ giết người 
thầm lặng” vì những tổn thương và những biến 
chứng gây ra, làm cho gánh nặng xã hội và chi 
phí cho y tế ngày càng tăng. Bệnh tim do thiếu 
máu cục bộ trong nghiên cứu của chúng tôi 
đứng hàng thứ 2 trong những bệnh hàng đầu ở 
NCT, chiếm tỉ lệ 25,6%. Xã hội càng phát triển, 
việc sử dụng những thức ăn nhanh chứa nhiều 
chất béo, lười vận động thể lực, hút thuốc lá, 
uống nhiều rượu bialàm cho bệnh mạch vành 
hiện nay được xem như là một trong những 
bệnh của xã hội phát triển. Kết quả của chúng 
tôi cũng phù hợp với các báo cáo của WHO năm 
2008, cho thấy bệnh tim là một trong 5 bệnh gây 
tử vong hàng đầu ở các nước giàu. Bệnh ĐTĐ 
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chiếm tỉ lệ 
đáng kể (21,7%) do quá trình phát triển nhanh 
của xã hội và đứng hàng thứ 3 trong 10 bệnh 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 246
mắc hàng đầu. Bệnh thực quản-dạ dày và tá 
tràng đứng hàng thứ 4 trong 10 bệnh hàng đầu, 
chiếm tỉ lệ 15,9%; phải chăng ở đây là nghiên 
cứu tại bệnh viện chứ không phải nghiên cứu tại 
cộng đồng, mặc khác số bệnh nhân trong nhóm 
nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu sống tại các 
tỉnh miền Nam, chưa phân bố đồng đều trong 
cả nước, khí hậu cũng khác nhau nên có sự khác 
biệt với một số tác giả. Bệnh mạch máu não 
chiếm 13,2% và đứng hàng thứ 5 trong 10 bệnh 
hàng đầu. Theo Trung tâm Thống kê Y tế Quốc 
gia Hoa Kỳ, bệnh mạch máu não cũng là một 
trong những bệnh phổ biến ở NCT(5). Điều này 
cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi những 
bệnh mắc hàng đầu của NCT chủ yếu là những 
BMT không lây giống như mô hình bệnh tật ở 
các nước phát triển và các nước trong khu vực. 
Mười nguyên nhân nhập viện hàng đầu 
So với các nghiên cứu nước ngoài và nghiên 
cứu trong nước cho thấy những bệnh gây nhập 
viện hàng đầu trong nghiên cứu của chúng tôi 
giống với các tác giả khác là: bệnh tim mạch, 
ĐTĐ, đột quỵ, đục thủy tinh thể, bệnh dạ dày tá 
tràng, suy thậnTrong nghiên cứu của chúng 
tôi tỉ lệ bệnh COPD, viêm gân khớp, giảm thính 
lực, u ác tính, gãy xương, mà thường thấy trong 
các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, 
không có mặt trong mười nguyên nhân gây 
nhập viện hàng đầu ở NCT. Có thể lí giải điều 
này là do các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành 
ở TP. HCM như: bệnh viện Tai Mũi Họng, bệnh 
viện Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Ung 
bướu và với dịch vụ bảo hiểm Y tế phổ biến và 
thuận tiện, các bệnh nhân khi có bệnh tật liên 
quan đến các bệnh viện chuyên khoa có thể là 
nơi lựa chọn ưu tiên của họ và gia đình nên số 
lượng các bệnh này trong nghiên cứu của chúng 
tôi không đứng trong 10 bệnh nhập viện hàng 
đầu. Để giải thích rõ hơn về vấn đề này cần có 
những nghiên cứu rộng hơn. 
Phân bố số BMT mắc phải trên một NCT 
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm 85 
tuổi, tỉ lệ mắc 1 BMT chiếm tỉ lệ cao nhất, nhóm 
60-64 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất một NCT mắc 2 
BMT, mắc 3 BMT gần bằng nhau ở 4 nhóm tuổi, 
mắc 4 BMT gần bằng nhau ở 4 nhóm tuổi, nhóm 
tuổi 75-84 chiếm tỉ lệ cao nhất (12,7%) khi mắc 
5 BMT. Nhóm 85 tuổi có tỉ lệ giảm dần đều 
mắc từ 1 đến 5 BMT, các nhóm tuổi còn lại có 
tỉ lệ gần như nhau khi cùng mắc từ 1 – 4 BMT và 
đều giảm nhiều khi mắc 5 BMT. Một nghiên 
cứu tại Viện Lão khoa tiến hành trên 3 vùng Bắc-
Trung-Nam cho thấy trung bình một NCT có 
khoảng gần 3 BMT, 70% số NCT được điều tra 
cho biết có mắc BMT(2), nghiên cứu của Wolff JL. 
và cộng sự cho thấy 82% một NCT mắc 1 BMT, 
65% một NCT mắc từ 2 BMT trở lên(12). Điều này 
cho thấy trong kết quả của chúng tôi, tỉ lệ mắc 
BMT ở NCT tương đối cao gần giống với kết 
quả của các tác giả nước ngoài và Viện Lão khoa 
Quốc gia Việt Nam. Đây là gánh nặng cho cá 
nhân, gia đình và xã hội vì chúng làm hạn chế 
các hoạt động hàng ngày, thay đổi tinh thần, thể 
chất, cuộc sống xã hội và nghề nghiệp của họ. 
KẾT LUẬN 
Mô hình bệnh tật NCT năm 2009 chủ yếu 
bệnh không lây chiếm ưu thế. Các chương bệnh 
chiếm tỉ lệ cao lần lượt là: hệ tuần hoàn, nội tiết, 
dinh dưỡng và chuyển hóa, hệ tiêu hóa, hệ hô 
hấp, hệ niệu sinh dục, hệ cơ-xương-khớp và mô 
liên kết, nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, tai và 
xương chũm, các triệu chứng, dấu hiệu và 
những biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất 
thường không phân loại ở phần khác, bướu tân 
sinh. Trong đó, 5 phân nhóm bệnh hàng đầu: 
THA, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, bệnh ĐTĐ, 
bệnh thực quản-dạ dày và tá tràng, bệnh mạch 
máu não. Tỉ lệ mắc BMT của NCT chiếm 91,3%, 
tỉ lệ một NCT mắc 2 BMT chiếm 25,2%, mắc 3 
BMT chiếm 19,5%, mắc 4 BMT chiếm 17,9%, mắc 
từ 5 BMT trở lên chiếm 7,9%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2010). "Già hóa dân số và chính sách chăm sóc sức khỏe 
cho người cao tuổi ở Việt Nam". Tạp chí Y học thực hành. Nhà 
xuất bản Y học. Hà Nội, tr. 1. 
2. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Anh và cộng sự(2006). "Đánh 
giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho NCT ở Việt Nam". Viện 
chiến lược và chính sách Y tế. Hà Nội, tr. 1-2. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 247
3. Das SK., Biswas A, et al (2008). "Prevalence of Major 
Neurological Disorders Among Geriatric Population in the 
Metropolitan City of Kolkata". Original Article. India, pp. 1-9. 
4. Đoàn Anh Luân.(2007). Khảo sát mô hình bệnh tật và thực trạng 
chăm sóc sức khỏe người có tuổi tại quận Ô Môn, thành phố Cần 
Thơ. Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. 
HCM, tr. 31-80. 
5. Halter JB, Ouslander JG, et al (2009). "Demography and 
Epidemiology". Hazzard’s Geriatric Medicine and Gerontology, 
The McGraw-Hill Companies. USA, pp. 45-67. 
6. Han C, et al (2009). "Study design and methods of the Ansan 
Geriatrics study in Republic of Korea". BMC Neurology, 9 (10), 
pp. 1471-2377. 
7. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng (2008). Mô hình bệnh tật của 
người cao tuổi điều trị tại Viện lão khoa quốc gia năm 2008. 
Luận án tốt nghiệp Đại học, Đại học Y Dược Hà Nội, tr. 3-74. 
8. Lurie SJ, Gawinski B, et al(2006). "Seasonal Affective Disoder". 
American Family Physician, University of Rochester School of 
Medicine and Dentistry, Rochester, New York. USA, 74 (79), pp. 
1521-1524. 
9. Nguyễn Thành Phương (2009). Mô Hình Bệnh Tật Bênh Nhân 
Bảo Hiểm Y Tế Khám Và Điều Trị Ngoại Trú Tại Biện Viện Đa 
Khoa Khu Vực Củ Chi Từ 01/01/2008 Đến 31/3/2009. Luận văn 
tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 29-
56. 
10. Nguyễn Văn Phú (2006). Mô Hình Bệnh Tật, Tử Vong Và Kết 
Quả Điều Trị Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Nguyễn 
Trãi Từ 2000 - 2005. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 Y 
Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 28-83. 
11. Thailand Ministry of Public Health (2009). National Health 
System Profile, 2005-2007. Thailand, pp. 11-54. 
12. Wolff JL, Starfield B, Anderson G (2002). "Prevalence, 
expenditures, and complications of multiple chronic conditions 
in the elderly". Arch Intern Med. Department of Health Policy 
and Management, The Johns Hopkins University Bloomberg 
School of Public Health. USA, 2002 Nov 2011;2162 (2020), pp. 
2269-2276. 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_benh_tat_cua_nguoi_cao_tuoi_dieu_tri_tai_benh_vien_t.pdf