Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city

Lò đốt nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiệt

năng cho các quá trình sản xuất công nghiệp. Bên cạnh việc tiêu thụ

nhiên liệu, đa phần hiện nay là nhiên liệu hóa thạch, các hệ thống lò

đốt còn phát sinh tro đáy (xỉ) và tro bay có khả năng tận dụng. Mục

tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý

tro, xỉ tại nguồn để đề xuất phương án quản lý phù hợp. Dựa trên dữ

liệu của HEPZA, nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra khảo sát bằng

phiếu câu hỏi tại 179 cơ sở sản xuất. Dữ liệu kết quả khảo sát được

phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả. Kết quả cho thấy tổng

khối lượng tro xỉ phát sinh khoảng 1.606,22 tấn/tháng. Phần lớn tro và

xỉ được thu gom chung. 33 đơn vị tham gia công tác thu gom, vận

chuyển, xử lý và tái chế tro xỉ tại 61 cơ sở sản xuất, cho thấy nguồn lực

này rất phân tán, khó kiểm soát việc thu hồi triệt để tro, xỉ để tái chế và

tái sử dụng. Bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc tận

dụng tro xỉ thông qua quản lý tại nguồn và kiểm soát các đơn vị thu

gom, xử lý

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city trang 1

Trang 1

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city trang 2

Trang 2

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city trang 3

Trang 3

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city trang 4

Trang 4

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city trang 5

Trang 5

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city trang 6

Trang 6

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city trang 7

Trang 7

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 15600
Bạn đang xem tài liệu "Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city

Management at source of the bottom and fly ash from thermal generation facilities in the industrial and export processing zones in Ho Chi Minh city
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 195 - 202 
 195 Email: jst@tnu.edu.vn 
MANAGEMENT AT SOURCE OF THE BOTTOM AND FLY ASH 
FROM THERMAL GENERATION FACILITIES IN THE INDUSTRIAL 
AND EXPORT PROCESSING ZONES IN HO CHI MINH CITY 
Lam Truc Thanh, Ho Thi Thanh Hien
*
, Le Nguyen Quang Thinh, 
Luu Thoai Man, Le Thi Kim Oanh 
Van Lang University 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 24/4/2021 Thermal generation facilities (TGFs) play a vital role in supplying heat to 
industrial manufacturing processes. In addition to fuel consumption, the 
majority of which are fossil fuels, TGFs produce bottom and fly ash 
(BFA) that could be utilized. The objective of this study is to assess the 
production and management at source of the BFA to propose appropriate 
management solutions. Based on HEPZA’s database, a questionnaire 
survey was conducted among 179 enterprises. Data was analyzed using 
descriptive statistics. The result revealed a total BFA production of 
1,606.22 tons per month. At most enterprises, the bottom ash and fly ash 
were not separated. 33 companies involved in the collection, 
transportation, treatment, and recycling of BFA at 61 enterprises, 
showing a dispersed BFA handling system that may disadvantage the 
control of BFA pathways for reuse. This study proposed solutions to 
enhance BFA utilization via managing the BFA at source as well as the 
collection, transportation, treatment, and recycling facilities. 
Revised: 25/5/2021 
Published: 01/6/2021 
KEYWORDS 
Fly ash 
Bottom ash 
Thermal generation facilities 
Management at source 
Recycling 
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TẠI NGUỒN TRO, XỈ TỪ CÁC HỆ THỐNG 
LÒ ĐỐT NHIÊN LIỆU TRONG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Lâm Trúc Thanh, Hồ Thị Thanh Hiền*, Lê Nguyễn Quang Thịnh, 
Lưu Thoại Mẫn, Lê Thị Kim Oanh
Trường Đại học Văn Lang 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 24/4/2021 Lò đốt nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiệt 
năng cho các quá trình sản xuất công nghiệp. Bên cạnh việc tiêu thụ 
nhiên liệu, đa phần hiện nay là nhiên liệu hóa thạch, các hệ thống lò 
đốt còn phát sinh tro đáy (xỉ) và tro bay có khả năng tận dụng. Mục 
tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý 
tro, xỉ tại nguồn để đề xuất phương án quản lý phù hợp. Dựa trên dữ 
liệu của HEPZA, nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra khảo sát bằng 
phiếu câu hỏi tại 179 cơ sở sản xuất. Dữ liệu kết quả khảo sát được 
phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả. Kết quả cho thấy tổng 
khối lượng tro xỉ phát sinh khoảng 1.606,22 tấn/tháng. Phần lớn tro và 
xỉ được thu gom chung. 33 đơn vị tham gia công tác thu gom, vận 
chuyển, xử lý và tái chế tro xỉ tại 61 cơ sở sản xuất, cho thấy nguồn lực 
này rất phân tán, khó kiểm soát việc thu hồi triệt để tro, xỉ để tái chế và 
tái sử dụng. Bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc tận 
dụng tro xỉ thông qua quản lý tại nguồn và kiểm soát các đơn vị thu 
gom, xử lý và tái chế. 
Ngày hoàn thiện: 25/5/2021 
Ngày đăng: 01/6/2021 
TỪ KHÓA 
Tro bay 
Tro đáy (xỉ) 
Lò đốt nhiên liệu 
Quản lý tại nguồn 
Tái chế 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4428 
*
 Corresponding author. Email: hien.htt@vlu.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 195 - 202 
 196 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Để sản xuất điện năng và nhiệt năng, các hệ thống khí hóa và đốt nhiên liệu được sử dụng phổ 
biến nhất [1]-[3]. Trong hoạt động sản xuất công nghiệp, lò đốt nhiên liệu được sử dụng để cung 
cấp nhiệt năng cho các quá trình sản xuất. Một số ngành nghề điển hình luôn sử dụng lò đốt bao 
gồm: dệt nhuộm, giấy, lương thực – thực phẩm, thức ăn gia súc, thủy sản, gỗ. Hình thức cung cấp 
nhiệt lượng có thể là gián tiếp hoặc trực tiếp. Phần lớn các lò đốt cấp nhiệt gián tiếp thông qua 
hơi nước (lò hơi) và dầu truyền nhiệt (lò dầu tải nhiệt). Nhiệt lượng từ hơi nước và dầu truyền 
nhiệt sẽ được cung cấp cho các quá trình sản xuất. Ngoài ra cũng có một số lò đốt sử dụng nguồn 
nhiệt trực tiếp của khí thải từ quá trình đốt. 
Quá trình đốt nhiên liệu rắn sinh ra các sản phẩm cháy bao gồm: tro đáy (còn gọi là xỉ) là các 
hạt thô, to thu được ở đáy lò đốt; tro bay là các hạt tro mịn bay theo dòng khí thải và được thu lại 
tại các thiết bị xử lý khí thải [4]. Tro gồm hỗn hợp các thành phần trơ không cháy của nhiên liệu 
và thành phần carbon chưa cháy hết. Xỉ được hình thành khi tro bị nóng chảy kết thành tảng có 
kích thước lớn rơi xuống đáy lò. Tro và xỉ chứa đến 30 nguyên tố hóa học khác nhau, tồn tại chủ 
yếu ở dạng oxit. SiO2, Al2O3, CaO, MgO là thành phần chủ yếu và quyết định các tính chất cơ 
bản của tro, xỉ. FeO, TiO2, Cr2O3, V2O5, MnO, và B2O3 thường có hàm lượng rất thấp. Thành 
phần CaO tự do, MgO tự do, Na2O, K2O, SO3 và carbon chưa cháy của tro cần lưu ý khi tái sử 
dụng vì chúng làm thay đổi thể tích sản phẩm thuỷ hoá chất kết dính trong quá trình rắn chắc 
hoặc gây ăn mòn cốt thép trong ...  (15/131 cơ sở, 
chiếm 11,5%) và ngành sản xuất nước giải khát (11/131 cơ sở, chiếm 8,4%). Tại nhóm ngành nghề 
khác, số lượng cơ sở sử dụng lò đốt lớn nhất thuộc ngành dệt nhuộm với 65/131 cơ sở, chiếm 49,6%. 
 ảng 2. Phân bố cơ sở sản xuất theo các ngành nghề chủ đạo 
Ngành nghề Số cơ sở % Số cơ sở sử dụng lò đốt nhiên liệu % 
Chế biến thủy sản 15 8,4 3 2,3 
Chế biến nông sản 4 2,2 2 1,5 
Chế biến thực phẩm 32 17,9 15 11,5 
Sản xuất nước giải khát 13 7,3 11 8,4 
Chế biến thức ăn gia súc 2 1,1 2 1,5 
Giấy, giấy tái chế, bao bì giấy 12 6,7 6 4,6 
In bao bì 7 3,9 3 2,3 
Ngành nghề khác* 94 52,5 89 67,9 
Tổng cộng 179 100 131** 100 
(* Chi tiết tại Bảng 3, ** Số cơ sở sử dụng lò đốt cung cấp thông tin về nhiên liệu sử dụng) 
 ảng 3. Phân bố cơ sở sản xuất trong nhóm ngành nghề khác 
Ngành nghề khác Số cơ sở % Số cơ sở sử dụng lò đốt nhiên liệu % 
Dệt nhuộm, may mặc xuất khẩu 57 60,6 65 73,0 
Sản xuất nhãn hiệu, logo 2 2,1 1 1,1 
Dược phẩm, băng gạt y tế, khẩu trang 3 3,2 3 3,4 
Thuộc da, giày dép 5 5,3 3 3,4 
Trục chà lúa 1 1,1 1 1,1 
Sản xuất mỹ phẩm 1 1,1 0 0,0 
Sản xuất, chế biến cao su hỗn hợp 3 3,2 2 2,2 
Sản xuất thuốc lá 2 2,1 1 1,1 
Sản xuất bao bì, nhựa 2 2,1 1 1,1 
Giặt là công nghiệp 6 6,4 6 6,7 
Sản xuất cọc bê tông, xi măng 2 2,1 1 1,1 
Cơ khí, điện tử 3 3,2 1 1,1 
Sản xuất văn phòng phẩm, đồ nội thất 3 3,2 2 2,2 
Chế biến gỗ 1 1,1 1 1,1 
Xử lý nước cấp sinh hoạt, hơi nước bão hòa 3 3,2 1 1,1 
Tổng cộng 94 100 89 100 
3.2. Hiện trạng sử dụng nhiên liệu và phát sinh tro xỉ 
3.2.1. Khối lượng nhiên liệu sử dụng 
Theo thông tin thống kê từ 131 cơ sở sản xuất, các loại nhiên liệu được sử dụng cho lò đốt 
nhiên liệu gồm: than đá, dầu DO, dầu FO, khí thiên nhiên, dầu sinh học, củi, trấu, vỏ điều, mùn 
cưa, gỗ vụn, than bùn in đỏ, và điện. Trong số các loại nhiên liệu được sử dụng, than đá, dầu DO, 
vỏ điều, củi, mùn cưa là các loại nhiên liệu được các cơ sở sử dụng phổ biến nhất với tỷ lệ lần 
lượt là 22,1%, 18,3%, 16,8%, 14,5%, và 9,9% cơ sở (Bảng 4). So sánh với tỷ lệ nhiên liệu sử 
dụng tại các cơ sở trong KCN được công bố bởi Thắng (2018) [13] (củi 61,3%; than 1,5%, 
biomass 19,0%, và dầu DO/FO 19,5%) cho thấy số cơ sở sử dụng củi giảm và biomass tăng trong 
ba năm vừa qua; trong khi đó tỷ lệ cơ sở sử dụng DO khá ổn định. Theo chia sẻ từ một số nhân 
viên vận hành, giá nhiên liệu là yếu tố quyết định khiến cơ sở phải tìm kiếm giải pháp nhiên liệu 
thay thế nhằm giảm chi phí vận hành lò đốt công nghiệp. 
Tổng mức sử dụng nhiên liệu của 131 cơ sở đã cung cấp thông tin là 129.028 tấn/tháng. Khối 
lượng một số loại nhiên liệu phổ biến là: dầu DO: 110.507 tấn/tháng, chiếm 85,65% tổng lượng 
nhiên liệu sử dụng cho lò đốt nhiên liệu trong các KCN/KCX trên địa bàn TP.HCM; than đá: 
11.757 tấn/tháng, chiếm 9,11%; mùn cưa: 2.025 tấn/tháng, chiếm 1,57%; củi: 2.016 tấn/tháng, 
chiếm 1,56%; và vỏ điều: 1.200 tấn/tháng, chiếm 0,93%. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 195 - 202 
 199 Email: jst@tnu.edu.vn 
 ảng 4. Khối lượng nhiên liệu sử dụng cho lò đốt nhiên liệu 
Nhiên liệu Số lượng cơ sở % Khối lượng (tấn/tháng) % 
Than đá 29 22,1 11.757 9,11 
Dầu DO 24 18,3 110.507 85,65 
Dầu FO 6 4,6 72 0,06 
Khí thiên nhiên 2 1,5 8 0,01 
Dầu sinh học 1 0,8 0 0,00 
Củi 19 14,5 2.016 1,56 
Trấu 7 5,3 842 0,65 
Vỏ điều 22 16,8 1.200 0,93 
Mùn cưa 13 9,9 2.025 1,57 
Gỗ vụn 1 0,8 2 0,001 
Than bùn in đỏ 2 1,5 400 0,31 
Biomass 2 1,5 200 0,16 
Điện 3 2,3 - - 
Tổng cộng 131 100 129.028 100 
3.2.2. Khối lượng tro xỉ phát sinh 
Trong số 131 cơ sở đã khảo sát có thông tin về nhiên liệu sử dụng cho lò đốt, chỉ có 61 cơ sở 
(chiếm 46,56%) cung cấp cả hai loại thông tin về khối lượng nhiên liệu sử dụng và khối lượng tro 
xỉ phát sinh tương ứng. Theo đó, 61 cơ sở (tương ứng với 63 lò đốt) tiêu thụ khối lượng nhiên 
liệu là 18.481 tấn/tháng, đồng thời phát sinh 1.606 tấn tro xỉ/tháng (Bảng 5). Khối lượng một số 
loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến là: than đá: 11.717 tấn/tháng, phát sinh 1.244,60 tấn tro 
xỉ/tháng; mùn cưa: 2.070 tấn/tháng, phát sinh 115,37 tấn tro xỉ/tháng; củi: 1.960 tấn/tháng, phát 
sinh 95,71 tấn tro xỉ/tháng; vỏ điều: 1.306 tấn/tháng, phát sinh 12,13 tấn tro xỉ/tháng; và trấu: 
771,5 tấn/tháng, phát sinh 130,76 tấn tro xỉ/tháng tương ứng. 
Theo quan sát thực tế từ quá trình khảo sát, các lò đốt sử dụng nhiên liệu dầu DO không phát 
sinh tro xỉ. Khối lượng nhiên liệu sử dụng tại 61 cơ sở này chiếm đến 99,8% tổng khối lượng 
nhiên liệu trình bày tại Bảng 4 sau khi loại trừ dầu DO. Do đó, khối lượng tro xỉ tính toán được 
xấp xỉ lượng tro xỉ phát sinh từ các cơ sở trong KCN/KCX đã khảo sát trên địa bàn TP.HCM. 
 ảng 5. Khối lượng nhiên liệu sử dụng và tro xỉ phát sinh tương ứng 
Loại nhiên liệu 
Khối lượng nhiên liệu sử dụng tương ứng 
(tấn/tháng) 
Tổng khối lượng tro xỉ 
(tấn tro xỉ/tháng) 
Than đá 11.717 1.244,60 
Dầu FO 55 1,00 
Củi 1.960 95,71 
Trấu 771,5 130,76 
Vỏ điều 1.306 12,13 
Mùn cưa 2.070 115,37 
Gỗ vụn 1,5 0,10 
Than bùn in đỏ 400 4,04 
Sinh khối khác 200 2,50 
Tổng cộng 18.481* 1.606,22* 
(* Số liệu thống kê từ 61 cơ sở) 
3.3. Hiện trạng quản lý tro xỉ tại nguồn 
Các lò đốt nhiên liệu đã khảo sát (ngoại trừ khí thiên nhiên, DO, dầu sinh học) đều phát thải tro 
đáy (xỉ). 46 cơ sở cung cấp thông tin về hiện trạng phát thải tro bay. Theo đó, tro bay được thu hồi 
từ các thiết bị xử lý khí thải như: cyclon, lọc túi vải, và lọc ướt. Cyclon và lọc ướt là hai loại thiết bị 
thu hồi tro bay phổ biến nhất, tương ứng tỷ lệ 42,9% và 52,8% (Hình 1). 
Thông tin về phương pháp thu gom tro xỉ tại nguồn được cung cấp bởi 64 cơ sở. Phần lớn các 
cơ sở thu gom chung tro bay và tro đáy (xỉ) (chiếm 71,9%) và chỉ có 28,1% cơ sở thu gom tách 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 195 - 202 
 200 Email: jst@tnu.edu.vn 
riêng tro và xỉ (Hình 2). Theo quan sát được, tro bay thường có thành phần rất đồng nhất, nhẹ và 
khô, trong khi đó tro đáy từ các loại nhiên liệu khác nhau có thành phần rất khác nhau, thô và 
nặng, còn tro lắng từ tháp lọc ướt có độ ẩm rất cao và chứa hóa chất do thiết bị này sử dụng dung 
dịch hóa chất để xử lý các khí acid trong khói thải. Do thành phần, tính chất tro bay và tro đáy rất 
khác nhau, việc thu gom chung những loại này sẽ gây trở ngại cho hoạt động tái chế tro xỉ. 
Về phương tiện lưu chứa tro xỉ, số lượng cơ sở cung cấp thông tin là 54 cơ sở. Đa số các cơ sở 
lưu chứa tro xỉ trong bao bì (chiếm 94,4%), loại bao được sử dụng chủ yếu là bao 25 – 50kg, 
ngoài ra còn có các loại bao 10 kg, 1.000 kg, Một số ít cơ sở lưu chứa trực tiếp vào thùng chứa 
(chiếm 5,6%) (Hình 3). 
 Hình 1. Thiết bị thu hồi tro bay Hình 2. Phương pháp thu gom Hình 3. Phương tiện lưu chứa 
Về kho chứa tro xỉ, chỉ có 43 – 46 cơ sở sản xuất cung cấp thông tin. 60,5% cơ sở có hố thu 
nước rỉ, và 95,7% cơ sở có mái che. Diện tích kho chứa dao động trong khoảng 2 – 180 m2, phụ 
thuộc vào diện tích mỗi cơ sở sản xuất tại các KCN/KCX (Hình 4). 
Trong số 51 cơ sở cung cấp thông tin về tần suất thu gom tro xỉ, khoảng 2/3 số cơ sở có tần suất 
thu gom trung bình, dao động từ 1 lần/tháng đến 10 lần/tháng, chiếm 62,7%. Còn lại là thu gom tro 
xỉ với tần suất thấp dưới 1 lần/tháng (trên 1 tháng mới thu gom 1 lần), chiếm 35,3% (Hình 5). 
Đặc điểm của các cơ sở sản xuất, phương pháp quản lý và phương tiện lưu chứa tại nguồn 
cũng ảnh hưởng đến trọng lượng ướt của tro, xỉ. Tro xỉ được lưu trữ trong các kho chứa không có 
mái che hoặc hố thu nước rỉ có trọng lượng lớn do độ ẩm cao hơn so với tro xỉ được thu hồi/ bảo 
quản tại các cơ sở khô ráo. 
3.4. Phương pháp tái chế, xử lý tro xỉ 
Thông tin về hình thức chuyển giao tro xỉ được cung cấp bởi 61 cơ sở, trong đó có 50% cơ sở 
biết rõ thông tin về phương pháp tái chế, xử lý tại đơn vị thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất 
thải. Tro xỉ được chuyển giao làm phân bón chiếm 18,0%, chuyển giao làm vật liệu xây dựng 
(VLXD) chiếm 11,5%, chuyển giao để san lấp chiếm 4,9%, và chuyển giao để chôn lấp chiếm 
14,8%. Như vậy, có khoảng 34,4% cơ sở chuyển giao tro xỉ nhằm mục đích tái chế và tái sử dụng 
(Hình 6). Còn lại 50,8% số cơ sở sản xuất chuyển giao tro xỉ và không rõ về phương pháp xử lý. 
Hình 4. Kho lưu chứa tro xỉ Hình 5. Tần suất thu gom 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 195 - 202 
 201 Email: jst@tnu.edu.vn 
Hình 6. Phương pháp chuyển giao xử lý, tái chế tro xỉ 
Những cơ sở này cũng cung cấp thông tin về đơn vị thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý tro 
xỉ. Có tổng cộng 33 đơn vị tham gia công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý tro xỉ tại các 
cơ sở sản xuất trong KCN/KCX. Trong đó, 19/33 đơn vị (chiếm 57,6%) đang hoạt động trên địa 
bàn TP.HCM, 10/33 đơn vị (chiếm 30,3%) hoạt động ở các tỉnh thành lân cận (Tây Ninh, Long 
An, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu), và 4/33 đơn vị (chiếm 12,1%) 
không có thông tin về khu vực hoạt động. Nguồn lực này rất phân tán, gây khó khăn cho công tác 
quản lý và kiểm soát việc thu hồi triệt để tro, xỉ nhằm tái chế và tái sử dụng hợp lý. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
Kết quả khảo sát lò đốt nhiên liệu từ 179 cơ sở với đa dạng ngành nghề cung cấp tổng quan về 
nhu cầu sử dụng nhiên liệu, lượng tro xỉ phát sinh, và hiện trạng quản lý tro xỉ tại nguồn tại 16 
KCN/KCX trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, và sản xuất nước 
giải khát là các ngành sử dụng lò đốt nhiên liệu nhiều nhất. Tổng nhu cầu sử dụng nhiên liệu là 
129.028 tấn/tháng và tổng khối lượng tro xỉ phát sinh tương ứng khoảng 1.606,22 tấn/tháng. 
Trong các loại nhiên liệu, dầu DO chiếm đa số với 110.507 tấn/tháng, tuy nhiên lò đốt sử dụng 
dầu DO không phát thải tro xỉ. Than đá là loại nhiên liệu được sử dụng nhiều thứ hai với khối 
lượng 11.757 tấn/tháng. Lượng tro xỉ phát sinh khoảng 1.244,60 tấn tro xỉ/tháng. 
Đa số lò đốt nhiên liệu ngoại trừ khí thiên nhiên, dầu DO, và dầu sinh học đều phát thải tro 
đáy (xỉ). Tro bay được thu hồi bằng các thiết bị như cyclon, lọc túi vải, và tháp lọc ướt. Phần lớn, 
tro bay và tro đáy được thu gom chung (chiếm 71,9%), và được lưu chứa trong bao bì, chủ yếu là 
bao 25 – 50 kg. Khoảng 60% cơ sở có hố thu nước rỉ và 95,7% cơ sở có mái che tại các kho lưu 
chứa tro xỉ. Việc thu gom với tần suất trung bình (từ 1 lần/tháng đến 10 lần/tháng) chiếm đa số 
(62,7%). Các cơ sở sản xuất chuyển giao tro xỉ nhằm các mục đích tái chế như làm phân bón, làm 
vật liệu xây dựng, và san lấp. Phần còn lại được chôn lấp hoặc không rõ phương pháp xử lý. 
4.2. Đề xuất giải pháp quản lý 
 Kết quả khảo sát cho thấy nguồn nhiên liệu cung cấp cho các hệ thống lò đốt nhiên liệu đa 
dạng hơn nhiều so với các hệ thống lò đốt của nhà máy nhiệt điện, do đó thành phần tro xỉ sinh ra 
cũng sẽ phức tạp hơn. Tro bay và tro đáy có thành phần, tính chất rất khác nhau nhưng được thu 
gom chung, gây trở ngại cho hoạt động tái chế tro xỉ. Do đó, nhằm tăng khả năng tận dụng tro 
bay và tro đáy phát sinh từ các hệ thống lò đốt nhiên liệu cho những mục đích khác nhau và phù 
hợp cho từng loại, các cơ sở cần thu gom tách riêng các loại tro bay và tro đáy tại nguồn. 
Việc phân loại chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất chỉ được thực hiện đối với những loại có 
giá trị kinh tế làm phế liệu. Do đó, để các cơ sở có động lực phân tách riêng tro xỉ tại nguồn, 
tạo điều kiện cho hệ sinh thái tái chế tro xỉ hoạt động, cần thúc đẩy nghiên cứu đánh giá khả 
năng tái chế, tái sử dụng tro xỉ và nghiên cứu công nghệ nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm tái 
chế. Giải pháp này cần được kết hợp với tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ sở sản xuất về 
vấn đề tro xỉ. 
11.5% 
18.0% 
14.8% 
4.9% 
50.8% 
Chuyển giao làm VLXD 
Chuyển giao làm phân bón 
Chuyển giao chôn lấp 
Chuyển giao san lấp 
Chuyển giao & không rõ PPXL 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 195 - 202 
 202 Email: jst@tnu.edu.vn 
Theo kết quả nghiên cứu, một số lượng rất lớn (33) đơn vị tham gia công tác thu gom, vận 
chuyển, và tái chế tro xỉ tại 61 cơ sở sản xuất cho thấy nguồn lực này rất phân tán, khó kiểm soát 
việc thu hồi triệt để tro, xỉ nhằm tái chế và tái sử dụng hợp lý. Do đó, các cơ quan quản lý có 
chức năng liên quan cần cập nhật thường xuyên dữ liệu về tro, xỉ phát sinh từ các cơ sở sản xuất, 
cũng như danh mục các đơn vị thu gom, tái chế và xử lý từ nghiên cứu này nhằm hỗ trợ cơ sở sản 
xuất trong việc lựa chọn đơn vị thu gom, tái chế và xử lý phù hợp. Việc thành lập tổ chức hỗ trợ 
thông tin về nguồn và chất lượng tro xỉ công nghiệp cũng như thông tin về doanh nghiệp và công 
nghệ tái chế, xử lý tro xỉ là giải pháp thúc đẩy tái chế, tái sử dụng tro xỉ công nghiệp một cách 
hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] S. Chen, N. Lior, and W. Xiang, "Coal gasification integration with solid oxide fuel cell and chemical 
looping combustion for high-efficiency power generation with inherent CO2 capture," Applied Energy, 
vol. 146, pp. 298-312, 2015. 
[2] X. Fang, L. Jia, and L. Yin, "A weighted average global process model based on two− stage kinetic 
scheme for biomass combustion," Biomass and Bioenergy, vol. 48, pp. 43-50, 2013. 
[3] C. Yin, L. A. Rosendahl, and S. K. Kær, "Grate-firing of biomass for heat and power production," 
Progress in Energy and combustion Science, vol. 34(6), pp. 725-754, 2008. 
[4] CESTI, Trends in utilizing the bottom and fly ash from thermal power plants in construction material 
production, 2019. 
[5] Y. Niu and H. Tan, "Ash-related issues during biomass combustion: Alkali-induced slagging, silicate 
melt-induced slagging (ash fusion), agglomeration, corrosion, ash utilization, and related 
countermeasures," Progress in Energy and Combustion Science, vol. 52, pp. 1-61, 2016. 
[6] P. Pintana and N. Tippayawong, "Predicting ash deposit tendency in thermal utilization of biomass," 
Engineering Journal, vol. 20(5), pp. 15-24, 2016. 
[7] A. Demirbaş, "Heavy metal contents of fly ashes from selected biomass samples," Energy Sources, 
vol. 27(13), pp. 1269-1276, 2005. 
[8] U. Kleinhans et al., "Ash formation and deposition in coal and biomass fired combustion systems: 
Progress and challenges in the field of ash particle sticking and rebound behavior," Progress in energy 
and combustion science, vol. 68, pp. 65-168, 2018. 
[9] S. Du et al., "Fusion and transformation properties of the inorganic components in biomass ash," Fuel, 
vol. 117, pp. 1281-1287, 2014. 
[10] A. K. James et al., "Ash management review—applications of biomass bottom ash," Energies, vol. 
5(10), pp. 3856-3873, 2012. 
[11] MOC, Treatment of the bottom and fly ash from thermal power plants: Current situation and 
bottlenecks, 2020. 
[12] Environmental Division - HEPZA, Statistics data on enterprises under the authority by HEPZA, 2018. 
[13] X. D. Thang and L. T. My, Studying and proposing measures to reduce CO emissions from biomas 
boilers for reducing air pollution and saving energy, 2018. 

File đính kèm:

  • pdfmanagement_at_source_of_the_bottom_and_fly_ash_from_thermal.pdf