Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái

Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự quan tâm đến lạ kì! Uống là một nhu cầu cần thiết của con người nhằm duy trì sự cân bằng trọng lượng cơ thể, đảm bảo nước cho sự phát triển của con người, người ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể không uống nước được. Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống chè (trà) là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.

Cái thú uống nước chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy. Mỗi khi cái tên Thái Nguyên được nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, Hang Phượng Hoàng, Núi Voi song cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.

Để đi tìm hiểu rõ hơn về văn hóa của người Thái Nguyên và những văn hóa ấy liên quan như nào tới cây chè và những sản phẩm từ chè, cùng với đó là nghệ thuật pha và thưởng thức trà, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu bản sắc Văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực “Trà Thái””, để làm đề tài nghiên cứu của tôi trong học phần này. Qua đó, đề tài muốn góp phần nhỏ bé để tìm hiểu một vài nét văn hóa Thái Nguyên với những cái hay - cái đẹp trong nghệ thuật thưởng trà và pha trà của người Thái Nguyên nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

 

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 1

Trang 1

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 2

Trang 2

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 3

Trang 3

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 4

Trang 4

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 5

Trang 5

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 6

Trang 6

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 7

Trang 7

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 8

Trang 8

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 9

Trang 9

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 44 trang Trúc Khang 12/01/2024 5500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái

Luận văn Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái
Luận văn
Đề tài: Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái
Mục lục
A.	MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Nói đến văn hóa ẩm thực Việt Nam, người ta không chỉ nói về sự đa dạng trong các cách thưởng thức món ăn hàng ngày của người Việt, và các cách chế biến đến nguyên liệu của món ăn ra sao mà cách uống cũng có nhiều sự quan tâm đến lạ kì! Uống là một nhu cầu cần thiết của con người nhằm duy trì sự cân bằng trọng lượng cơ thể, đảm bảo nước cho sự phát triển của con người, người ta có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể không uống nước được. Trong cách uống của người Việt Nam, phải kể đến cái thú uống chè (trà) là một cái thú có từ lâu trên đất nước ta, cho đến nay nó vẫn là một trong những điểm nổi bật trong văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Cái thú uống nước chè để bắt đầu câu chuyện, bắt đầu của một ngày mới, trong những buổi làm đồng áng vất vả có chén trà xanh, rồi lãng mạn cao hứng thì vừa uống trà vừa ngâm thơ, âu đó là một cái nét đẹp trong cách uống trà vậy.  Mỗi khi cái tên Thái Nguyên được nhắc đến, gợi cho nhiều người về một vùng đất có một bề dày truyền thống cách mạng, vốn là một ATK của Đảng và Bác Hồ trước và sau cách mạng Tháng Tám. Với Hồ Núi Cốc, Đền Đuổm, Hang Phượng Hoàng, Núi Voisong cái đặc sắc nhất đóng góp vào văn hóa của vùng là cây chè và các sản phẩm từ chè.
Để đi tìm hiểu rõ hơn về văn hóa của người Thái Nguyên và những văn hóa ấy liên quan như nào tới cây chè và những sản phẩm từ chè, cùng với đó là nghệ thuật pha và thưởng thức trà, nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu bản sắc Văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực “Trà Thái””, để làm đề tài nghiên cứu của tôi trong học phần này. Qua đó, đề tài muốn góp phần nhỏ bé để tìm hiểu một vài nét văn hóa Thái Nguyên với những cái hay - cái đẹp trong nghệ thuật thưởng trà và pha trà của người Thái Nguyên nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Lịch sử nghiên cứu văn hóa người Thái Nguyên nói chung và chè Thái nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu trong một số tác phẩm. Nhưng trong các tài liệu lưu trữ không cho phép ta tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về cách uống trà, uống chè và thưởng thức những cái tuyệt vời từ một thú vui tao nhã, chỉ thông qua một vài ghi chép của một số người mà thôi.
Riêng chuyện uống trà thời nhà Lê đã có những trang sách khá hay viết về thói quen này. Đó là những trang viết của Phạm Đình Hổ (1758 – 1839) trong tác phẩm “Vũ trung tùy bút” (Tùy bút viết trong mưa):” Ta sinh trưởng đương lúc thịnh thời Cảnh hưng, trong nước vô sự, các nhà quý tộc, các bậc công thần, các con em nhà quý thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một bộ ấm chén phí tổn đến vài mươi lạng bạcthường có nhiều người đến chơi các hiệu chè, thăm dò các phố buôn, vác tiền hết quan này đến chục khác để mua lấy chè ngon. Lúc ngồi rỗi, pha chè uống với nhau, lại đánh cuộc với nhau xem chè đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá chè năm nay cao hay hạ. Kẻ thì ưa thanh hương, người thì thích hậu vị, kén hiệu trỏ tên, mua cho được chè ngon, bày khay chén ra uống thửSong cái thú uống chè Tàu có phải ở chỗ đó đâu? Chè tàu thú vị ở chỗ tính nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm chè Tàu ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục. Ấy, người xưa chuộng uống chè tàu là vì vậy. Từ các đời gần đây trở xuống, thưởng thức chè Tàu ngày càng tinh, vị chè nào khác, cách chế nào thì ngon, đều phân biệt kĩ lắm. Lò, siêu, ấm, chén, lại chế ra nhiều kiểu thích dụng. Song chế ra nhiều thứ chè, kẻ thức giả cũng cho làm phiền lắm, còn như nếm chè trong đám ruồi nhặng, bầy ấm chè ở cửa chợ bụi lầm, lúc ồn ào đinh óc, vơ vẩn rộn lòng, thì dẫu ấm cổ đẹp đẽ, chè ngon ngát lừng, ta chẳng biết uống chè như thế có tác dụng gì không”.
 Tuy vậy những tư liệu nghiên cứu đã có về văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Chè Thái là những tư liệu hiếm hoi và quý báu để tôi có thể tham khảo và đi đến hoàn thành đề tài này.
 Ẩm thực văn hóa Chè Thái là một đề tài mang tính quy mô không lớn và không phổ biến nhưng không phải vì thế mà tầm quan trọng của nó bị giảm đi mà trái lại đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về văn hóa người Thái và những văn hóa đặc trưng xung quanh những cây chè. 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là văn hóa của người Thái Nguyên, trong đó đi sâu tìm hiểu về ẩm thực Chè Thái với những thú vui thanh tao của nghệ thuật pha và thưởng trà. Đồng thời bên cạnh đó tôi cũng sẽ tìm hiểu những yếu tố văn hóa phụ xung quanh những nét văn hóa đặc trưng của người Thái nguyên mà nó đã hình thành và tồn tại hàng ngàn năm cùng với sự tồn tại và phát triển của lịch sử văn hóa người Thái. Trên cơ sở đó có những so sánh về đặc điểm của Chè Thái xưa và nay, những biến đổi nội tại, vai trò và vị trí của nó trong sinh hoạt, ăn uống, lễ nghi
Về phạm vi và không gian nghiên cứu: Do giới hạn về phạm vi một đề tài, giới hạn về thời gian, giới hạn về khả năng nên trong đề tài này tôi chỉ đi tìm hiểu về những nét v ... thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà. Khi dùng trà, phải rót sao cho các chén trà đều có nồng độ như nhau bằng cách kê khít các miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng đều các chén. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén Tướng rồi chia đều ra các chén quân. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hơi mất thời gian. Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là Tam long giá ngọc, người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống đưa chén sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải. Cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng hớp một hớp nhỏ - Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy - Che miệng khi ăn, uống, cười, nói trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Đó là những nét độc đáo trong nghệ thuật uống Trà của người Thái Nguyên, nét văn hóa đặc trưng ấy đã làm nên một bản sắc bản sắc văn hóa rất riêng và khác biệt cho những con người nơi đây. Đồng thời nó cũng là thước đo cho sự phát triển của một nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia hay một khu vực.
 3.4.3. Những kiêng kị khi uống Trà
3.4.3.1. Tránh đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng
 Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao, chất axit tannic trong lá chè hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá chè cũng bị phân hủy. 
Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước chè có vị đắng chát, mà còn làm giảm chất dinh dưỡng có trong lá chè, gây hại cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước sôi pha trà cũng nên giữ ở 800C là tốt nhất.
3.4.3.2. Không nên nhai nuốt lá chè
 Nhai sống lá chè rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Bởi vì trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá chè bị giải nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.
 Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, chất này không vào cơ thể được, nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp nó sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.
3.4.3.3. Không nên uống trà đặc quá
 Trong nước chè đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt là uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.
Ngoài ra axit tannic trong nước chè đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.
3.4.3.4. Không nên uống trà lúc đói
 Khi đói bụng uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói hiệu suất hấp thu cao, nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá chè được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say chè".
3.4.3.5. Không uống trà ngay sau bữa ăn
 Trong lá chè có nhiều axit tanna, sau khi ăn uống trà ngay, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
Các tính toán cho thấy: Nếu sau bữa ăn pha 15g chè uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm thấp 50%, lâu ngày như vậy dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Không nên uống nước trà pha để lâu
 Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine trong nước chè tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng, nhất là hãm trong phích nước nóng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.
Lượng axit tannic trong nước chè để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, pha trà sau 4-6 phút uống là tốt nhất.
 3.4.3.7. Sau khi ăn thịt dê, thịt chó không nên uống trà ngay
 Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá chè có nhiều axit tannic.
Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin, đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.
3.4.3.8. Không dùng nước trà để uống thuốc
 Nhiều người có thói quen dùng nước chè để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà các chất có trong lá chè như axit tannic, theine, caffeine... và một số vitamine được hòa tan trong nước, nên khi dùng nước chè uống thuốc, các thành phần trong nước chè và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu
3.4. Trà trong đời sống văn hóa của người Thái Nguyên
3.4.1. Văn hóa uống Trà trong đời sống và giao tiếp ứng xử
 Ngày xưa mọi người quan niệm, miếng trầu là đầu câu chuyện, nhưng ngày nay có lẽ phải nói rằng chén trà là đầu câu chuyện. Bởi trong cuộc sống của chúng ta Trà là một thứ không thể thiếu, khi khách tới nhà chơi ta phải có chén trà để mời, đó cũng là sự tôn kính và là phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Và không biết từ khi nào Trà đã trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của chúng ta, trong mỗi gia đình người Việt nói chung, người Thái Nguyên nói riêng, đều không thể thiếu được những ấm nước Trà. Với những cái hay, cái đẹp trong mỗi chén Trà, người Thái Nguyên đã tạo nên những bản sắc văn hóa rất riêng và đặc sắc trong văn hóa Trà mà không nơi nào có được. Trong cuộc sống thường nhật Trà trở nên rất cần thiết và quan trọng, bởi nhiều người thường có thói quen uống trà sau bữa ăn, hoặc thường uống vào mỗi buổi sáng. Nên Trà mang một giá trị to lớn và thấm nhuần với đời sống của những người dân Việt nói chung. 
3.4.2. Văn hóa uống Trà đối với đời sống tâm linh và lễ nghi trong chén trà
 Uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đấy nhiều công phu, những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơm và một vị triết lý. Theo các bậc lão nông đã hàng chục năm sao chế trà: Trà ngon cũng như bạn hiền, chỉ có thể may mắn gặp được chứ không thể cầu mà có được. Bởi các yếu tố như thời khí nặng nhẹ, mưa nắng mạnh yếu, độ ẩm, bàn tay người chăm sóc, thậm chí hướng gió cũng ảnh hưởng đến chất lượng trà thành phẩm. Trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ. Thứ được nước, tức là pha nhiều lần nước vẫn còn màu thì kém hơn. Có những người đã trộn hạt cau khô, búp ổi... vào trà để bán. Còn thứ nước trà uống theo kiểu phương Tây, cho đường, sữa... vào uống thì chỉ đáp ứng được những ý thích nhất thời. 
 Từ ngày xưa Sử sách đã ghi lại, hình thức uống trà khởi nguồn từ các chùa chiền, tức gắn liền đạo Phật của người Việt, nó được gọi là Thiền trà. Các nhà sư thường uống trà và tụng kinh thay cơm sáng hay những lúc chiều tà, đó là những thời khắc đời sống trần tục đang bủa vây tứ phía, trà giúp người ta tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục và để xua đi cảm giác cô độc. Bên cạnh đó trong các tục lệ cúng ông cha tổ tiên ngày xưa cũng thường xuyên cúng nước Trà, bởi mọi người quan niệm Trà là thứ nước thanh tao, thể hiện được sự tôn kính và ngày nay ở một số vùng vẫn có quan niệm cúng nước Trà trong mỗi dịp giỗ tết hay lễ hội.
 3.5. Thực trạng về văn hóa Trà Thái
 Ngày nay, mời uống trà là biểu hiện đầu tiên đã trở thành quy luật của lòng hiếu khách, tôn trọng khách trong mọi gia đình người Việt. kỵ nhất là tiếp khách bằng những chiếc tách hay chén còn ngấn nước trà cũ thành vòng nâu vì người trước uống xong úp xuống luôn. Cũng ngại khi chủ nhân ghé miệng vào vòi ấm thổi phù phù vì vòi tắc hoặc ấm trà đãi khách đã nhạt. Chén trà tiếp khách là thể hiện những tình cảm tổi thiểu nhất nên không thể tuỳ tiện, coi thường dù không nhất nhất phải là loại trà thượng hảo hạng. Những năm gần đây, Thái Nguyên có rất nhiều những quán trà trên các vỉa hè, chưa kể những người bán dạo chỉ với cái ấm và cái làn xách tay. Thái Nguyên đang có nhiều cách uống trà. Mỗi vùng miền lại có những văn hóa uống Trà khác nhau và đặc trưng riêng, tuy nhiên những văn hóa ấy đều có điểm chung là nét đẹp trong văn hóa Trà Việt... Cách đây vài năm, Thái Nguyên và các thành phố khác khởi đầu với hàng loạt biển vàng của trà Lipton, kế tiếp là biển xanh của Dimah, và gần đây là những đèn lồng đỏ của trà Ðài Loan và Trung Quốc... Sự thành công của những nhãn mác trà ngoại đó cho thấy, từ lâu lắm rồi, người ta vẫn mong chờ một điều gì đó có thể làm cân bằng cuộc sống hiện đại cuồn cuộn chảy; hoặc giả người ta vẫn thấy rất thú vị khi được lặp lại một thú ăn chơi mang tính chất quý tộc hoài cổ chốn kinh kỳ xa xưa. Nam thanh nữ tú có yêu trà Việt Nam đến mấy cũng không thể ngồi lê ở các quán cóc mà uống trà, họ cần có những không gian lịch sự để trò chuyện và cảm thấy được tôn trọng... Nhưng trong những nơi đó chỉ có thứ trà vừa chua vừa ngọt, ít hương kém vị, vừa uống vào đã tuột hết mùi vị làm sao so được với trà mạn, trà sen, trà hoa nhài, hoa sói Mà đặc biệt là Trà Thái, thứ trà mà người xưa thường ví đi tám dặm đường còn ngọt trong cổ. 
3.5.1. Những biến đổi cơ bản
 Văn hóa Trà ngày nay đã không còn như xưa, mọi người đã dần quên đi những thói quen khi thưởng Trà, quên đi cả nghệ thuật pha Trà và dần quên đi cả thói quen uống Trà nữa. Ngày xưa khi pha trà mọi người chú ý tới cả những chi tiết nhỏ nhất, như phải tráng ấm trước khi pha, trà nên pha trong ấm như nào là ngon, chén trà cũng phải như thế nào mới đúng kiểu hay khi uống trà cũng phải uống như nào mới thấy ngon.Ngày nay mọi người pha trà dường như chỉ là cho có lệ, không nhất thiết phải ngon hay đúng cách , bao nhiêu cái hay, cái đẹp của văn hóa Trà xưa nay dần mất đi và không còn nữa, nếu còn cũng chỉ là đâu đó ở những nơi đã gắn liền với lịch sử Trà từ ngàn xưa, và nơi nào đó không thể thiếu đó là Thái Nguyên.
Nguyên nhân và giải pháp
 Có lẽ do sự tất bật của công việc và sự hối hả với nhịp sống hiện đại ngày nay, mà mọi người dần quên đi những nét đẹp trong văn hóa Trà. Mọi người cho rằng để có được một ấm Trà phải rất công phu và mất nhiều thời gian, cho nên người ta đã dùng những thứ nước khác thay Trà như, nước lọc, hay nước ngọt mua sẵn, muốn uống chỉ cần lấy trong tủ lạnh là có ngay. Phải chăng tất cả những điều đó đã làm cho họ dần quên đi thú uống nước Trà và thói quen thưởng Trà như ngày xưa.
 Một chuyên gia nước ngoài nhận xét, ở Việt Nam, ngoài lúa gạo và cà phê thì chẳng có sản phẩm nào lợi thế hơn trà khô. Trong khi gạo và cà phê đang trở thành mặt hàng nông sản có tiếng trên thế giới, còn chè thì chưa. Tuy nhiên, vẫn còn một nghịch lý là nước ta có nền văn hoá trà lâu đời vào bậc nhất nhân loại nhưng về mặt văn hoá tư liệu thì chưa có những công trình nghiên cứu, sưu tầm có bề dày lịch sử liên tục và phong phú như ở Trung quốc, Ðài Loan, Nhật Bản... Ðó là lý do trà Việt Nam rất khó khăn để cạnh tranh chỗ đứng trên thị trường trà thế giới, khẳng định nền văn hoá trà phi vật thể vô giá của chúng ta. Ðáng buồn, sản lượng tiêu thụ trà hàng năm của Việt Nam chỉ là 0,3 kg/người/năm, đứng sau rất nhiều nước không sản xuất trà. Với Thái Nguyên, mỗi ngày tiêu thụ bao nhiêu tạ trà, tấn Trà có bao nhiêu ẩm khách đến với trà như một sinh hoạt hàng ngày và là một hành động văn hoá hàng ngày. Những “bảo tàng sống” về trà Việt Nam như cụ Lư, nghệ nhân Trường Xuân liệu có còn mấy ai biết tới, mấy ai có nhiệt huyết kế tục? Trà quý và người quý trà dần hiếm, đều rất dễ phôi phai. Các cụ già bảo tôi: Xem một người uống trà biết ngay người ấy thanh lịch đến mức nào khiến tôi không biết giấu đi đâu chén trà mới... một hớp đã nhìn thấy đáy của mình. Lớp trẻ chúng tôi bây giờ chỉ thích uống rượu bia, thích coca, uống trà ngoại, trà đá hơn trà thái Nguyên, trà Hà Giang... Người ta có thể cãi nhau, đánh nhau vì rượu chứ có ai đánh nhau vì trà bởi uống trà làm người ta tĩnh tâm, hướng thiện, như ăn có nhai, làm có nghĩ. Có bao giờ lớp trẻ Việt Nam quay lại cái thời yêu nhau thế này: Tặng người ngàn dặm cách xa, cười dâng chỉ một âu trà thế thôi... Cả một nền văn hoá ẩm thuỷ độc đáo đang bị người đời lãng quên dần dưới lớp bụi thời gian ngày càng dầy mãi. Có tìm hiểu về trà mới hay những người Việt Nam, nhất là người Thái Nguyên tâm huyết với cây trà còn nhiều lắm, nhưng con số ít ỏi quán trà thực sự Việt Nam ở cái thành phố vừa được phong danh hiệu vì hoà bình này vẫn còn đang bé nhỏ đến mức tủi phận. Ðến bao giờ thì số đông lớp trẻ của chúng ta thảng thốt nhận ra rằng: Nhanh lên để một nền văn hoá trà đậm đà hương sắc tự ngàn năm không kịp vụt cánh bay đi!
 Để thói quen thưởng Trà và văn hóa Trà vẫn còn tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống của chúng ta. Tôi thiết nghĩ chúng ta phải có những đề án thiết thực, như đẩy mạnh kinh tế trồng Chè trên nhiều địa phương, không chỉ ở riêng Thái Nguyên. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước cũng nên đầu tư vốn cho những vùng và khu vực có xu hướng phát triển kinh tế trồng Trà mà còn gặp nhiều khó khăn về vốn. Không ngừng đẩy mạnh và quảng bá hình ảnh, thương hiệu Trà trên mọi phương tiện, thông tin đại chúng với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên để thương hiệu Trà của chúng ta có uy tín hơn trên thị trường quốc tế và nội địa, nhất thiết chúng ta phải có một đội ngũ những nhà nghiên cứu về lịch sử Trà Thái nói riêng và Trà việt nói chung, để Trà của chúng ta có uy tín hơn và được nhiều người biết đếm hơn.
 C. KẾT LUẬN 
  Bước chân lên mỗi vùng miền của đất nước là mỗi cảm nhận khác nhau trong bức tranh tươi đẹp chung của Tổ quốc. Mỗi nơi, mỗi bản địa đều có những bản sắc văn hóa đặc trưng riêng. Khi các bạn du lịch tới mảnh đất Thái Nguyên, chắc hẳn các bạn sẽ bị cuốn hút tầm nhìn vào những đồi chè, đặc biệt là những bản sắc văn hóa của con người nơi đây, với đặc trưng văn hóa ẩm thực , nếp sống sinh hoạt và chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy lâng lâng và như hít sâu vào lồng ngực mình một thứ cảm giác chỉ có được ở nơi đây mà thôi. Để làm nên thương hiệu Chè Thái là cả một quá trình nghệ thuật. Quá trình ấy là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và lưu giữ cho con cháu muôn đời.
 Những nét đẹp của văn hóa ẩm thực bắt nguồn từ chính cuộc sống, bởi cuộc sống là mạch nguồn trong trẻo nhất cho văn hóa tồn tại và phát triển. Trà Thái Nguyên, bản thân nó đã là văn hóa bởi đó là sản phẩm của con người, thông qua nét đẹp của cách uống, nghệ thuật cách pha chế, cách làm ra một cân chè đã làm cho nó trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Hơn thế nữa ẩm thực “Trà Thái” còn góp phần làm phong phú và đa dạng cho nền văn hóa ẩm thực Việt, khẳng định một thương hiệu mà chỉ có ở riêng Thái Nguyên.

File đính kèm:

  • docluan_van_ban_sac_van_hoa_thai_nguyen_the_hien_qua_am_thuc_tr.doc