Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019

Phụ nữ mang thai khi phải quyết định phá thai thường có những rối loạn tâm thần, trong đó lo âu là một trong

những rối loạn tâm thần hay gặp nhất. Mục tiêu nghiên cứu là mô tả đặc điểm lo âu ở phụ nữ đến phá thai tại bệnh

viện Phụ Sản Hà Nội vào năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Số liệu nghiên cứu cắt ngang thu thập được từ

429 đối tượng cho thấy tỷ lệ phụ nữ đến phá thai có rối loạn lo âu là 50,8%. Trong đó có khoảng 15% đối tượng

có mức độ lo âu từ nặng đến rất nặng. Sự chủ động mang thai lần này, việc phá thai khi thai kỳ đã ngoài ba tháng

đầu và số ngày quyết định phá thai có liên quan với lo âu ở phụ nữ đến phá thai. Nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ

phụ nữ đến phá thai có dấu hiệu lo âu là tương đối cao và có mối liên quan đến các yếu tố gia đình và xã hội,

do đó cần có những can thiệp và tư vấn thích hợp, nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần cho những đối tượng này

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 1

Trang 1

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 2

Trang 2

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 3

Trang 3

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 4

Trang 4

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 5

Trang 5

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 6

Trang 6

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 7

Trang 7

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 8

Trang 8

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 9500
Bạn đang xem tài liệu "Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019

Lo âu ở nhóm phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020 277
LO ÂU Ở NHÓM PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI 
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2019
Nguyễn Thị Ngọc Ánh và Nguyễn Thị Thúy Hạnh 
Viện Đào tạo YHDP &YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội
Phụ nữ mang thai khi phải quyết định phá thai thường có những rối loạn tâm thần, trong đó lo âu là một trong 
những rối loạn tâm thần hay gặp nhất. Mục tiêu nghiên cứu là mô tả đặc điểm lo âu ở phụ nữ đến phá thai tại bệnh 
viện Phụ Sản Hà Nội vào năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Số liệu nghiên cứu cắt ngang thu thập được từ 
429 đối tượng cho thấy tỷ lệ phụ nữ đến phá thai có rối loạn lo âu là 50,8%. Trong đó có khoảng 15% đối tượng 
có mức độ lo âu từ nặng đến rất nặng. Sự chủ động mang thai lần này, việc phá thai khi thai kỳ đã ngoài ba tháng 
đầu và số ngày quyết định phá thai có liên quan với lo âu ở phụ nữ đến phá thai. Nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ 
phụ nữ đến phá thai có dấu hiệu lo âu là tương đối cao và có mối liên quan đến các yếu tố gia đình và xã hội, 
do đó cần có những can thiệp và tư vấn thích hợp, nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần cho những đối tượng này. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Lo âu, phụ nữ, phá thai
Lo âu là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của 
con người, nhưng sẽ trở thành vấn đề sức khoẻ 
đáng quan tâm khi gây trở ngại rõ rệt các hoạt 
động thường ngày – được gọi là lo âu bệnh 
lý.1 Đây là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở Mỹ 
với khoảng 18% người lớn ở quốc gia này có 
rối loạn lo âu.² Các báo cáo nghiên cứu gần 
đây cho thấy các vấn đề sức khỏe tâm thần 
có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, vào năm 
2016, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn 
tâm thần, trong phụ nữ có nguy cơ mắc các rối 
loạn tâm thần như các bệnh rối loạn phân ly 
(hysteria), trầm cảm, lo âu...nhiều hơn nam giới 
gấp 2 lần.3,4 Theo thống kê của Tổ chức Y tế 
thế giới (WHO), ước tính hàng năm có khoảng 
211 triệu phụ nữ có thai, tỷ lệ phá thai nói chung 
chiếm tới 25%.⁵ Phá thai ngoài việc dẫn đến 
những hậu quả dễ nhận thấy về cơ quan sinh 
sản của người phụ nữ, thì những rối loạn tâm 
thần kéo theo cũng là một hiện tượng đáng lưu 
tâm. Những phụ nữ khi đến các cơ sở y tế để 
thực hiện thủ thuật phá thai, họ phải trải qua 
những gánh nặng tâm lý tiêu cực về việc phải 
bỏ đi đứa con trong bụng, những dằn vặt, lo âu 
vấn đề về văn hóa, chuẩn mực truyền thống 
liên quan đến việc phá thai cũng như những 
tác động của việc phá thai đến sức khỏe sinh 
sản trong tương lai.⁶ Nghiên cứu các rối loạn 
tâm thần thường gặp sẽ cung cấp thông tin cho 
các nhà hoạch định chính sách, các nhân viên 
y tế nhằm đưa ra các chương trình tư vấn, điều 
trị thích hợp giúp giảm thiểu những gánh nặng 
về tinh thần mà bệnh nhân phải chịu đựng về 
sau. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về 
sức khỏe tâm thần trên đối với phụ nữ phá thai, 
nhưng đa phần các nghiên cứu tập trung vào 
giai đoạn sau khi làm thủ thuật.7,8,9 Bên cạnh đó, 
các nghiên cứu tiến hành theo dõi dọc đều chỉ 
ra rằng ở ngay trước thời điểm phá thai, người 
phụ nữ có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Viện Đào 
tạo YHDP & YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội
Email: nguyenthuyhanh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 05/02/2019
Ngày được chấp nhận: 11/05/2020
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020278
cao hơn bất kỳ thời điểm nào sau đó.10,11 Ở Việt 
Nam, những nghiên cứu về vấn đề này còn khá 
hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành 
với mục tiêu : mô tả đặc điểm lo âu ở phụ nữ 
đến phá thai và một số yếu tố liên quan.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Những phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện 
phụ sản Hà Nội, có tuổi thai dưới 23 tuần, có 
khả năng trả lời bộ câu hỏi và đồng ý tham gia 
nghiên cứu.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến 
hành tại Khoa Kế hoạch hóa Gia đình (KHHGĐ), 
bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2019 đến 
tháng 8/2019
Cỡ mẫu và chọn mẫu: Sử dụng công thức 
tính cỡ mẫu áp dụng cho việc ước tính một tỷ 
lệ trong quần thể:
n
p
p(1 p)
( )z1
2
22
=
-
#f
- a
Trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu
Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 (tương ứng 
với độ tin cậy 95%). 
Với độ tin cậy 95%: Z1-α/2 = 1,96 (tra từ bảng 
với giá trị α được chọn)
Khoảng sai lệch mong muốn ε = 0,1.
p = 0,49 là tỷ lệ phụ nữ đến phá thai bị lo 
âu trong nghiên cứu thử (với cỡ mẫu 100 đối 
tượng) đã được tiến hành trước khi nghiên cứu 
này được diễn ra. Tính được cỡ mẫu là 403 
người. Theo thống kê của bệnh viện, trung bình 
một ngày khoa KHHGĐ có khoảng 20 phụ nữ 
đến làm thủ thuật phá thai. Chọn mẫu thuận 
tiện theo hệ số k = 4 – 5 tính trên số phụ nữ đến 
phá thai mỗi ngày tại Khoa. Cân nhắc để việc 
phỏng vấn không làm ảnh hưởng quy trình làm 
thủ thuật của khoa và đối tượng, mỗi ngày chỉ 
phỏng vấn khoảng 4 – 5 đối tượng. Nghiên cứu 
này kết hợp với nghiên cứu về bạo lực trong 
nhóm phụ nữ mang thai, nên việc tính cỡ mẫu 
cho mẫu cho các tỉ lệ khác nh ... u tố liên quan đến lo âu của đối tượng nghiên cứu
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020 281
Bảng 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến lo âu ở đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố liên quan
Phân tích đơn biến Phân tích đa biến
Lo âu
n (%)
Không lo âu
n (%)
OR (95% CI) aOR (95%CI)
Nhóm tuổi (n = 429)
Trên 29 tuổi 97(44,3) 122(55,7) 1 1
25 – 29 tuổi 53(47,3) 59(52,7) 1,1 (0,7–1,8) 0,8 (0,4 − 1,5)
Dưới 25 tuổi 61(62,2) 37(37,8) 2,1 (1,3 – 3,4) 0,9 (0,4 – 2,1)
Người sống cùng
Với bạn tình 96(44,2) 121(55,8) 1 1
Với bạn tình và gia đình 
bạn tình 69(47,6) 76 (52,4) 1,2 (0,7 – 1,7) 1,3 (0,8 – 2,1)
Không cùng bạn tình 46(68,7) 21 (31,3) 2,8 (1,5 – 5) 1,5 (0,6 – 3,3)
Nơi ở (n = 429)
Nội thành Hà Nội 111(48,1) 120(51,9) 1 1
Ngoại thành Hà Nội 65(45,1) 79(54,9) 0,9 (0,6 – 1,4) 0,8 (0,5 – 1,4)
Tỉnh ngoài Hà Nội 35(64,8) 19(35,2) 2,0 (1,1 – 3,7) 1,1 (0,5 – 2,3)
Giới tính con
Có ít nhất 1 con trai 77 (37,2) 130(62,8) 1 1
Chưa có con 76 (61,8) 47 (38,2) 2,7 (1,7 – 4,4) 1,9 (0,9 – 4,1)
Chưa có con trai 58 (58,6) 41 (41,4) 2,4 (1,4 – 3,9) 1,3 (0,7 – 2,6)
Mong muốn có thai
Ngoài ý muốn 140(44,2) 177 (55,8) 1 1
Chủ động 140(44,2) 177 (55,8) 2,2 (1,4 – 3,4) 1,9 (1,1 – 4)
Tuổi thai (n = 429)
≤ 12 tuần 204(57,3) 152(42,7) 1 1
> 12 tuần 14(19,2) 59(80,8) 5,6 (3 – 10,8) 2,3 (1,1 – 5,1)
Giới tính thai nhi (n = 429)
Không biết 149(42,1) 205(47,9) 1 1
Con trai 15(78,9) 4(21,1) 5,2 (1,7 – 16,1) 2 (0,5 – 7,8)
Con gái 47(83,9) 9(16,1) 7,2 (3,3 – 15,6) 2,6 (0,6 – 11,7)
Nguyên nhân phá thai (n = 429)
KHHGĐ 45(31,0) 100(69,0) 1 1
Lý do về sức khỏe 44(47,31) 49(52,7) 2,0 (1,2 – 3,4) 1,2 (0,5 – 2,7)
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020282
Các yếu tố liên quan
Phân tích đơn biến Phân tích đa biến
Lo âu
n (%)
Không lo âu
n (%)
OR (95% CI) aOR (95%CI)
Nguyên nhân phá thai (n = 429)
Giới tính thai nhi 38 (84,4) 7 (15,6) 12,1 (4,5–32,5) 1,4 (0,2 – 7,8)
Kinh tế/công việc 56 (51,8) 52 (48,2) 2,4 (1,4 – 4,1) 1,3 (0,6 – 2,6)
Phản đối người thân/bạn 
tình 28 (73,7) 10 (26,3) 6,2 (2,6 – 14,7) 2,4 (0,8 – 7,1)
Dự định mang thai
Không biết/Không 63 (36,8) 108 (63,2) 1 1
Có 148 (57,4) 110 (42,6) 2,3 (1,5 – 3,5) 0,8 (0,4 – 1,5)
Số ngày quyết định
1 tuần 52 (27,8) 135 (72,2) 1 1
Trên 1 tuần 159 (65,7) 83 (34,3) 5,0 (3,2 – 7,8) 4,5 (2,8 – 7,4)
Khi phân tích trong mô hình đơn biến ở 
bảng 2 cho thấy, những phụ nữ dưới 25 tuổi có 
nguy cơ bị lo âu cao gấp 2,1 lần so với nhóm 
trên 29 tuổi. Những phụ nữ không sống cùng 
với chồng/ người yêu thì có nguy cơ mắc lo 
âu cao gấp 2,8 lần so với những phụ nữ đang 
sống cùng chồng/ người yêu. Những phụ nữ 
hiện đang sống tỉnh ngoài hoặc ngoại ô Hà Nội 
có nguy cơ bị lo âu cao gấp 2 lần so với nhóm 
phụ nữ sống ở Nội thành Hà Nội. Những người 
chưa có con và chưa có con trai thì có nguy 
cơ mắc lo âu gấp 2,7 và 2,4 lần so với những 
người đã có ít nhất 1 con trai. Phụ nữ đến phá 
thai lần này do chủ động mang thai thì có nguy 
cơ mắc lo âu cao hơn 2,2 lần so với những 
người mang thai ngoài ý muốn. Những phụ nữ 
đã biết giới tính thai nhi là con trai hoặc con gái 
thì có nguy cơ bị lo âu cao gấp 5,2 và 7,2 lần 
so với nhóm phụ nữ chưa biết giới tính thai nhi. 
Những người còn có dự định mang thai trong 
tương lai thì có khả năng mắc lo âu cao hơn 
những người chưa biết hoặc chưa có dự định 
2,3 lần.
Mô hình đa biến giải thích cho 20,27% sự 
biến thiên của lo âu. Kết quả chỉ ra sự chủ động 
mang thai lần này, việc phá thai muộn ngoài ba 
tháng đầu và số ngày quyết định phá thai có 
mối liên quan với tình trạng lo âu của người phụ 
nữ đến phá thai. 
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu đã tiến hành trên 429 người 
tham gia là những phụ nữ đến phá thai tại bệnh 
viện Phụ Sản Hà Nội cho thấy tỷ lệ phụ nữ đến 
phá thai có dấu hiệu lo âu ở mức từ nhẹ đến rất 
nặng là 50,8%. Tỷ lệ này cao hơn so với một 
bài báo tổng kết các tài liệu từ sau năm 1990 
về kinh nghiệm tâm lý và các mối quan hệ tình 
dục trước và sau phá thai, khoảng thời gian sau 
khi phát hiện ra thai nghén và trước khi phá 
thai, các tác giả đã nhận thấy một tỷ lệ tương 
đồng với 40 ‒ 45% phụ nữ trải qua mức độ lo 
lắng đáng kể.13 Kết quả này cũng cao hơn tỷ lệ 
lo âu của một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2014 
cũng dùng thang đo DASS là công cụ đo lường 
là 39,3%.⁶ Trong khi đó, một nghiên cứu về mối 
liên quan giữa phá thai, rối loạn tâm thần và 
hành vi tự tử tại Mỹ vào năm 2010 lại chỉ ra một 
tỷ lệ lo âu sau phá thai cao hơn với 51,8%.10 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020 283
Sở dĩ có sự khác biệt về tỷ lệ lo âu giữa các 
nghiên cứu là do: thứ nhất, các nghiên cứu sử 
dụng nhiều thang đo lo âu khác nhau; thứ hai, 
các nghiên cứu thực hiện trên các đối tượng 
đến phá thai ở các tuần thai khác nhau; thứ ba, 
tùy vào những giai đoạn khác nhau của thai kỳ 
và kết cục của thai kỳ thì tỷ lệ lo âu của những 
người phụ nữ cũng khác nhau. Bởi vậy sẽ có 
những khác biệt về các đặc điểm của đối tượng 
so với nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu thai lần 
này của phụ nữ là chủ động, thì những phụ 
nữ này có nguy cơ mắc lo âu cao hơn gấp đôi 
(2,2 lần) so với những người không có mong 
muốn mang thai. Đa số người phụ nữ đến phá 
thai đều cần một khoảng thời gian nhất định để 
quyết định có từ bỏ thai nhi hay không. Việc 
khó khăn khi đưa ra quyết định tỷ lệ thuận với 
việc kỳ vọng sinh con. Kết quả trong nghiên 
cứu cũng chỉ ra, nếu người phụ nữ lần này 
chủ động mang thai thì khả năng còn dự định 
mang thai trong tương lai cao gấp 30 lần so với 
những người phụ nữ có thai lần này là ngoài ý 
muốn. Như vậy có thể thấy, ngoài việc chịu áp 
lực từ những định kiến của việc phá thai mang 
lại, người phụ nữ còn lo lắng cả đến những hậu 
quả của phá thai đối với sức khoẻ nói chung 
và khả năng sinh sản sau này nói riêng. Điều 
này đỏi hỏi cần có những biện pháp tư vấn, 
can thiệp thích hợp nhằm cải thiện sức khoẻ 
tinh thần, đồng thời giúp nâng cao kiến thức về 
chăm sóc sức khoẻ sinh sản sau phá thai.
Nhóm phụ nữ có tuổi thai trên 12 tuần có 
nguy cơ bị lo âu cao hơn 2,3 lần so với những 
người có tuổi thai từ 12 tuần trở xuống. Điều này 
có thể lý giải bởi việc phá thai khi ngoài 3 tháng 
đầu sẽ kéo theo nhiều tai biến và biến chứng 
sản khoa hơn, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu 
cực đến cảm xúc của người phụ nữ. Bên cạnh 
đó, việc phá thai muộn cũng tỷ lệ thuận với số 
ngày mà người phụ nữ có để quyết đinh phá 
bỏ thai nhi. Khi mà nhóm có số ngày quyết đinh 
trên 7 ngày thì có nguy cơ lo âu cao gấp 4,5 lần 
so với những người chỉ mất 1 tuần cho quyết 
định phá thai. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, 
quá trình quyết định từ bỏ thai nhi diễn ra trong 
một thời gian dài và thay đổi không ngừng, chịu 
tác động của nhiều yếu tố như: tâm lý, chuẩn 
mực và giá trị truyền thống của một nền văn 
hóa.14 Thời gian quyết định phá thai càng dài, 
đối tượng càng cần suy nghĩ đến nhiều lý do, 
mức độ ảnh hưởng về việc phá thai mang đến, 
điều này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy suy sụp 
tinh thần. Đây cũng là một yếu tố cần quan tâm 
để có sự giúp đỡ kịp thời về mặt tâm lý cho 
những đối tượng này.
Nhóm thai phụ biết giới tính thai nhi là con 
gái hoặc con trai có nguy cơ có rối loạn lo âu 
cao gấp 7,2 và 5,2 lần so với nhóm chưa biết 
giới tính thai nhi. Theo cuộc điều tra về dân số 
và nhà ở giữa kỳ vào năm 2014, đồng bằng 
sông Hồng là vùng có tỷ số giới tính khi sinh 
cao nhất trên toàn quốc với 118 trẻ trai/100 trẻ 
gái (toàn quốc: 112,2 trẻ trai/ 100 trẻ gái). Đây 
cũng chính là địa phương mà các đối tượng 
trong nghiên cứu sinh sống.15 Như vậy, có thể 
thấy, kết quả của nghiên cứu cũng phản ánh 
được một phần tình trạng bất bình đẳng giới 
tính và quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn 
sâu vào tiềm thức của người dân. Bên cạnh đó, 
những đối tượng phá thai vì giới tính thai nhi 
không mong muốn còn có khả năng phá thai 
lặp lại do tiếp tục phải lựa chọn giới tính thai 
nhi.16,17 Tuy nhiên, khi đưa vào mô hình phân 
tích đa biến, yếu tố giới tính thai nhi lại không 
thể hiện được nguy cơ với tình trạng lo âu của 
đối tượng.
Tương tự, một số các yếu tố khác khi phân 
tích đơn biến có xuất hiện mối tương quan với 
rối loạn lo âu nhưng khi đưa vào mô hình hồi 
quy đa biến lại không có mối liên quan như: 
nhóm tuổi, người sống cùng, nơi ở hiện tại, giới 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020284
tính con, nguyên nhân phá thai và dự định sinh 
con trong tương lai. Điều này đặt ra một câu 
hỏi về sự yếu tố liên quan thực sự đến rối loạn 
lo âu ở phụ nữ phá thai. Cần có những nghiên 
cứu sâu hơn và với cỡ mẫu lớn hơn để có khả 
năng trả lời chính xác.
Nghiên cứu cũng có một số hạn chế cần lưu 
ý. Thứ nhất, nghiên cứu tiến hành trên những 
đối tượng là phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện 
Phụ Sản Hà Nội. Vì vậy, việc ngoại suy ra các 
quần thể khác cần được thận trọng. Thứ hai, 
nghiên cứu này có tính chất tâm lý hành vi, 
do đó cần có thêm các nghiên cứu áp dụng 
phương pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểu 
sâu hơn các vấn đề về nguyên nhân của tình 
trạng lo âu. Vấn đề các đối tượng có rối loạn 
lo âu này là do tác động của quá trình ra quyết 
định từ bỏ thai nhi, sức khỏe sinh sản của bản 
thân hay e ngại về biến chứng y khoa trong và 
sau quá trình làm thủ thuật có thể là những câu 
hỏi cần được đề cập tại các nghiên cứu định 
tính, giúp cho việc can thiệp được hiệu quả. 
Thứ ba, nghiên cứu sử dụng cấu phần Lo âu 
trong thang đo trầm cảm – lo âu – stress (DASS 
– 21) để đo lường biến đầu ra của nghiên cứu, 
việc đánh giá các rối loạn tâm thần là dựa trên 
ý kiến chủ quan của đối tượng nghiên cứu chứ 
không phải đánh giá lâm sàng. Do vậy, các kết 
luận của nghiên cứu này, chỉ sử dụng khái niệm 
biểu hiện lo âu và tìm các yếu tố liên quan đến 
những biểu hiện này như là nguy cơ cho các 
rối loạn lo âu thực sự và có ý nghĩa khi sàng 
lọc cộng đồng, định hướng việc đề xuất những 
can thiệp tư vấn, hỗ trợ mạng lưới xã hội hoặc 
tới các phòng khám chuyên khoa tâm thần để 
được chẩn đoán xác định và điều trị bằng dùng 
thuốc.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ lo 
âu của những phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện 
là cao so với nhiều nhóm phụ nữ khác (50,8%). 
Các yếu tố có khả năng là nguy cơ làm cho phụ 
nữ bị lo âu hơn bao gồm: có sự chủ động mang 
thai lần này, tuổi thai lớn (ngoài 3 tháng đầu), 
số ngày quyết định phá thai trên 7 ngày. Những 
phát hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh sự 
cần thiết phải sàng lọc lo âu, cung cấp tư vấn 
cho phụ nữ trước khi phá thai hợp lý, tìm hiểu 
các yếu tố nguy cơ khi phụ nữ đến phá thai tại 
các cơ sở chăm sóc thai nghén để cải thiện sức 
khỏe của họ cũng như tránh được các hậu quả 
đáng tiếc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Hữu Thông. Sức Khỏe Tâm Thần 
và Các Rối Loạn Tâm Thần Thường Gặp. Nhà 
xuất bản Lao động; 2005.
2. Depression | Anxiety and Depression 
Association of America, ADAA. https://adaa.org/
understanding-anxiety/depression. Accessed 
October 8, 2018.
3. Hanoi Department of Health. 30% of 
Vietnam’s population has mental disorders. 
Hanoi Department of Health. 
hanoi.gov.vn/vi/news/tin-tuc-chung/30-dan-
so-viet-nam-co-roi-loan-tam-than-1590.html. 
Published April 5, 2017. Accessed January 29, 
2018.
4. Women and Anxiety | Anxiety and 
Depression Association of America, ADAA. 
https://adaa.org/find-help-for/women/anxiety. 
Accessed September 23, 2018.
5. Not Every Pregnancy is Welcome. WHO. 
index3.html. Accessed April 1, 2018.
6. Steinberg JR, McCulloch CE, Adler NE. 
Abortion and Mental Health: Findings From 
the National Comorbidity Survey-Replication. 
Obstet Gynecol. 2014; 123(201): 263-270. 
7. Fergusson DM, John Horwood L, Ridder 
EM. Abortion in young women and subsequent 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 129 (5) - 2020 285
mental health. Journal of Child Psychology and 
Psychiatry. 2006; 47(1): 16-24.
8. Taft AJ, Watson LF. Depression and 
termination of pregnancy (induced abortion) in 
a national cohort of young Australian women: 
the confounding effect of women’s experience 
of violence. BMC Public Health. 2008; 8:75.
9. Wallin Lundell I, Georgsson Öhman S, 
Frans Ö, et al. Posttraumatic stress among 
women after induced abortion: a Swedish multi-
centre cohort study. BMC Womens Health. 
2013;13:52. 
10. Mota NP, Burnett M, Sareen J. 
Associations between abortion, mental 
disorders, and suicidal behaviour in a nationally 
representative sample. Can J Psychiatry. 2010; 
55(4): 239-247.
11. Munk-Olsen T, Laursen TM, Pedersen 
CB, Lidegaard Ø, Mortensen PB. Induced First-
Trimester Abortion and Risk of Mental Disorder. 
New England Journal of Medicine. 2011; 364(4): 
332-339. 
12. Lovibond PF, Lovibond SH. The structure 
of negative emotional states: Comparison of the 
Depression Anxiety Stress Scales (DASS) with 
the Beck Depression and Anxiety Inventories. 
Behaviour Research and Therapy. 1995; 33(3): 
335-343. 
13. Bradshaw Z, Slade P. The effects of 
induced abortion on emotional experiences and 
relationships: A critical review of the literature. 
Clinical Psychology Review. 2003; 23(7): 929-
958. 
14. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Quỹ phát 
triển Mục tiêu thiên niên kỷ, Cơ quan phát triển 
và hợp tác quốc tế Tây Ban Nha. “Chịu nhịn là 
chết đấy” - Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về 
bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam. 2010.
15. Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Tổng cục Thống 
kê. Điều Tra Dân Số và Nhà ở Giữa Kỳ Thời 
Điểm 1/4/2014: Các Kết Quả Chủ Yếu. 2015.
16. Vinh NT, Tuan PC. Factors influencing 
unintended pregnancy and abortion among 
unmarried youth in Vietnam: A literature review. 
Tạp chí Y tế Công cộng. 2015; 3(2):3-16.
17. UNFPA. Sự ưa thích con trai ở Việt 
Nam: Ước muốn thâm căn, công nghệ tiên tiến. 
2011;(Báo cáo nghiên cứu định tính nhằm tìm 
hiểu sâu hơn về tình trạng tăng tỷ số giới tính 
khi sinh ở Việt Nam): 60.
Summary
ANXIETY AMONG WOMEN BEFORE INDUCED ABORTION IN 
HANOI OBSTETRICS AND GYNECOLOGY HOSPITAL, 2019
Pregnant women who decided to have an abortion often had mental disorders, of which anxiety is 
one of the most common disorders. This study aimed at exploring the characteristics of anxiety among 
women prior to abortion at the Hanoi Obstetrics and Gynecology Hospital in 2019 and associated 
related factors. A cross-sectional study by interviewing 429 women showed that the rate of women with 
anxiety was significant at 50,8%. About 15% of the study sample had an anxiety condition from severe 
to extremely severe. Intention of this pregnancy, late abortion and lenght time of making decision were 
significantly associated with anxiety of women. The study found that the proportion of women who had 
abortion with anxiety was relatively high and was related with familial and social factors. Therefore, 
it is necessary to have interventions to improve mental health before women undergo an abortion.
Key words: Anxiety, women, induced abortion

File đính kèm:

  • pdflo_au_o_nhom_phu_nu_den_pha_thai_tai_benh_vien_phu_san_ha_no.pdf