Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm

Lầu Tàng Thơ (Tàng Thư Lâu 藏書樓) là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật quan trọng trong quần thể di tích cố đô Huế, được Bộ Văn hóa & Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo quyết định số 99/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004.

Cùng với sự phục hưng và phát triển mạnh mẽ di tích Huế, lầu Tàng Thơ đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chú trọng đầu tư tôn tạo trong nhiều năm qua, với mục đích phục hồi Thư viện Hoàng cung, nơi được xem là một thư viện lớn, một trung tâm lưu trữ và phục chế tư liệu nổi bật, một địa chỉ tin cậy của không chỉ ở Huế mà còn đối với nhân dân cả nước.

Nhân lầu Tàng Thơ sắp được khánh thành và đưa vào hoạt động, chúng tôi xin có một số khảo sát và giới thiệu sơ lược lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm, nhằm góp phần cung cấp cái nhìn tương đối xuyên suốt về lầu Tàng Thơ trong hơn 100 năm tồn tại của mình.

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 1

Trang 1

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 2

Trang 2

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 3

Trang 3

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 4

Trang 4

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 5

Trang 5

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 6

Trang 6

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 7

Trang 7

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 8

Trang 8

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 08/01/2024 3241
Bạn đang xem tài liệu "Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm

Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm
139Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
LẦU TÀNG THƠ TRONG CÁC 
NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM
 Võ Vinh Quang*
1. Lời mở
Lầu Tàng Thơ (Tàng Thư Lâu 藏書樓) là một trong những di tích kiến trúc 
nghệ thuật quan trọng trong quần thể di tích cố đô Huế, được Bộ Văn hóa & Thông 
tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật 
quốc gia theo quyết định số 99/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004. 
Cùng với sự phục hưng và phát triển mạnh mẽ di tích Huế, lầu Tàng Thơ đã được 
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chú trọng đầu tư tôn tạo trong nhiều năm 
qua, với mục đích phục hồi Thư viện Hoàng cung, nơi được xem là một thư viện 
lớn, một trung tâm lưu trữ và phục chế tư liệu nổi bật, một địa chỉ tin cậy của không 
chỉ ở Huế mà còn đối với nhân dân cả nước. 
Nhân lầu Tàng Thơ sắp được khánh thành và đưa vào hoạt động, chúng tôi 
xin có một số khảo sát và giới thiệu sơ lược lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu 
Hán Nôm, nhằm góp phần cung cấp cái nhìn tương đối xuyên suốt về lầu Tàng Thơ 
trong hơn 100 năm tồn tại của mình.
2. Lầu Tàng Thơ (Tàng Thư Lâu) trong sử liệu triều Nguyễn
Từ niên hiệu Minh Mạng (1820-1840), sau ngày đất nước ổn định, triều chính 
quy củ, Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (vua Minh Mạng) đã không ngừng quan tâm đến 
việc thu thập, lưu trữ tư liệu các đời. Cùng với việc cho xây dựng, tiến tới thành lập 
Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1820-1821), không ít thư viện từ trung ương đến địa 
phương được hình thành và ngày càng lớn mạnh như Tàng Thư Lâu (1825), Đông 
Các (Thư viện Nội Các, 1826), Tụ Khuê Thư Lâu (1852), Tàng Bản Đường (1857), 
Tân Thư Viện (1909), Thư viện Bảo Đại (1923), Thư viện Viện Cổ học, Thư viện 
của Hội Đô thành Hiếu cổ, Thư viện Long Cương (Thư viện của gia đình Cao Xuân 
Dục). Trong số các thư viện, kho lưu trữ kể trên, Tàng Thư Lâu giữ một vai trò 
đặc biệt. Theo một quyển thư mục nhan đề “Tàng Thư Lâu bạ tịch” viết năm 1907, 
đây là nơi cất giữ, bảo quản văn kiện của các bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công 
đã được thực hiện từ thời Gia Long trở đi; những hiệp ước ký kết với Pháp về đất 
đai, quyền cai trị tại Bắc, Trung, Nam; các tài liệu ngoại giao với triều đại Trung 
Quốc, hồ sơ các lễ tấn phong của các vua Tàu cho các vua Việt thời đó. Ngoài 
ra, trong kho còn có nhiều bản thảo sách Nho, Y, Lý, Số; các bộ Quốc sử, cùng rất 
* Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
TƯ LIỆU
140 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
nhiều bản gỗ (mộc bản) in các tài liệu nói trên. Trước năm 1945, chỉ tính số sổ 
địa bạ của Bộ Hộ thời Gia Long và Minh Mạng, ở đây đã lưu trữ đến 12.000 tập.(1)
 Viết về sự hình thành Tàng Thư Lâu, sách Đại Nam thực lục chính biên, đệ 
nhị kỷ, quyển XXXIII, tờ 15b (Thực lục về Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế) có đoạn: 
[Tháng 5 năm Ất Dậu, niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825)] Dựng lầu Tàng Thơ [ở 
phường Doanh Phong trong Kinh thành, lầu có hai tầng, tầng trên 7 gian 2 chái, 
tầng dưới 11 gian. Chu vi xung quanh lầu đều xây lan can. Bốn phía bên lầu xây 
hồ vuông gọi là hồ Học Hải, phía tây hồ có cầu. Các sổ sách năm trước của sáu bộ 
đều chứa ở trên lầu] sai thự Thống chế Đoàn Đức Luận trông nom biền binh các 
bảo và các sai Ban Trực và Hùng Cự 1.000 người để xây dựng.(2)
Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 210, mục “Phủ khố” (kho 
chứa) thuộc phần ghi chép về Bộ Công có đoạn: “Lầu Tàng Thơ ở giữa ao Học 
Hải, được xây dựng vào niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 [1825] để làm chỗ lưu trữ 
văn thư công. Tầng lầu dưới có 11 gian, tầng lầu trên có 7 gian 2 chái, [tất cả] 
đều được bao bọc bốn phía bằng lan can, trên được lợp bằng gạch đất, phía ngoài 
được trát bằng đá vôi nung chín. Hồ [Học Hải] có 4 mặt, được bao bọc bằng 
tường gạch thấp, bên phải thiết đặt 3 gian cửa canh, dùng gạch đá hoa văn làm 
cầu. Năm Minh Mệnh thứ 19 [1838], [vua] chuẩn lời tâu cho tầng dưới của lầu 
Tàng Thơ được chia thành 3 kho, dưới lát mảnh than chì để trữ diêm tiêu”.(3)
Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển I: Kinh sư, tờ 36b ghi chép về lầu Tàng 
Thơ như sau: Lầu Tàng Thơ ở trong Kinh thành, thuộc phường Phong Doanh phía 
đông hồ Tịnh Tâm. Niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 xây dựng lầu, thể chế làm bằng 
Lầu Tàng Thơ trong Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ.
141Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
gạch đá. Tầng lầu trên có 7 gian 2 chái, tầng lầu dưới có 12 gian, bao bọc 4 phía 
là lan can, xung quanh là hồ vuông tên hồ Học Hải. Phía tây hồ có bắc chiếc cầu 
để ra vào thông tiện. Phàm sổ sách năm trước của các nha môn 6 bộ đều cất ở đấy. 
Niên hiệu Thành Thái thứ 16 [1904], lại xây dựng một ngôi điếm canh, giao cho 
lính Bộ Binh ở để canh giữ.(4)
Với chủ trương giới thiệu và quảng bá Châu bản triều Nguyễn (Di sản tư liệu 
thế giới) đến với mọi người, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã công bố một số 
Châu bản liên quan đến lầu Tàng Thơ. Theo tác giả Hoàng Nguyệt, các Châu bản 
có sự hiện diện lầu Tàng Thơ gồm: Châu bản tập 70, tờ 75 niên hiệu Minh Mệnh 
thứ 19 [1838]; Châu bản  ... 拾五年該樓抄失地簿。臣部經奉片準派科道與兵部臣部屬各
壹員會同承天府炤飭各社抄納並咨南北各省亦併抄。遞茲已一齊遞到,請派科
道兵部屬各壹員就該樓會同臣部屬郎中或員外壹員飭主典守撰將這地簿確檢數
干飭歸置于正中間存兵額執憑大修硃本各數干與原守南北兩圻地簿兵額執憑等
項併飭歸置于左右等間。仍各別修守冊貳本壹本交守壹本臣部留炤,以備臨辰
對究輒敢聲敘候旨錄辨.(6)
Dịch nghĩa:
Ngày 25 tháng Bảy niên hiệu Thành Thái thứ 18 [1906]
Bộ Hộ tâu [châu điểm]:(7) vào tháng Sáu năm nay căn cứ vào lời trình bẩm 
của chủ thủ [người đứng đầu việc coi giữ] lầu Tàng Thơ là Cửu phẩm Phan Doãn 
Hoài rằng: kính xét vào niên hiệu Thành Thái thứ 15 [1903] kính phái thuộc viên 
của Bộ [Hộ] cùng nhau kiểm tra địa bạ của các tỉnh đang lưu giữ [tại lầu Tàng Thơ] 
để ghi vào biên bản. Tiếp đó, nhân vì bão lụt nên địa bạ bị ngâm ướt, viên quan 
ấy xin phái người hội khám, kiểm kê và phơi khô đưa về lưu trữ. Việc xong, theo 
đó với những bản địa bạ bị thất lạc và mối mọt, đã tư(8) cho các tỉnh chép thay thế, 
nhưng chưa hoàn thiện đầy đủ nên chưa chép thành sách lưu trữ. Nay các tỉnh chép 
bản thay thế đã gửi đến đầy đủ, bèn bẩm xin tư phái 1 viên Khoa đạo(9) và 1 thuộc 
viên của Bộ Binh hội cùng Bộ [Hộ] của thần mở khóa kiểm tra, xác nhận. Số địa bạ 
từ Thanh Hóa đến Bình Thuận cùng nhau chỉnh sửa đưa vào hai bản thủ sách [sách 
ghi chép thống kê tư liệu đang được lưu trữ] (một bản lưu ở Bộ [Hộ] của thần để 
đối chiếu rõ, một bản giao cho viên cai quản lầu Tàng Thơ để kính giữ) nhằm lúc 
nào tiện lợi thì kiểm kê tra cứu. Bộ [Hộ] của thần kính xét: năm Thành Thái thứ 15 
Lầu Tàng Thơ trong tờ Châu bản năm Thành Thái thứ 18.
143Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
[1903], lầu Tàng Thơ chép mất địa bạ. Bộ [Hộ] của thần trải đã kính phiến(10) tâu 
[rằng] chuẩn phái các viên ở Khoa đạo, Bộ Binh và Bộ [Hộ] của thần hội cùng phủ 
Thừa Thiên xem xét, sức(11) cho các xã nạp bản sao và tư cho các tỉnh Nam, Bắc 
cũng sao bản. Đã tư hoàn chỉnh đến [mọi nơi], xin phái các viên chức ở Khoa đạo, 
Bộ Binh đến gặp viên quản lý lầu Tàng Thơ hội cùng 1 viên Lang trung hoặc Viên 
Ngoại lang thuộc Bộ [Hộ] của thần sức cho viên Chủ điển(12) biên soạn địa bạ ấy 
cùng kiểm tra, xác thực số địa bạ rõ ràng, đưa về đặt ở chính giữa gian [lầu Tàng 
Thơ], còn số ngạch binh được cấp bằng, số châu bản được đại tu cùng các loại địa 
bạ, binh ngạch được cấp bằng trước đây vốn được giữ ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ đều 
sức đưa về, bố trí ở hai gian trái phải [lầu Tàng Thơ]. Vẫn chia các văn bản được 
ghi chép thành hai bản thủ sách, một bản giao cất giữ [ở lầu Tàng Thơ], một bản 
được lưu chiểu ở Bộ [Hộ] của thần, để có đầy đủ [tư liệu] khi cần thì tra cứu. Tức 
thời dám xin trình bày đôi lời, kính đợi sắc chỉ biện xét về phần ghi chép này.
3. Lầu Tàng Thơ trong văn bia “Tàng Thư Lâu ký”
Hiện nay, mặc dù văn bia Tàng Thư Lâu ký 
không rõ thất lạc hay mất mát từ bao giờ và vì 
nguyên nhân cụ thể nào, nhưng khá may mắn là 
trong hệ thống thác bản được Viện Viễn Đông 
Bác Cổ Pháp in rập từ đầu thế kỷ XX (hiện lưu 
trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm) có thác bản 
Tàng Thư Lâu ký, ký hiệu: N0.5672. Đây là tư 
liệu văn bia rất quý giá để góp phần khẳng định 
vị thế của lầu Tàng Thơ trong kho tàng di sản 
văn hóa triều Nguyễn. Văn bia này từng được 
chúng tôi giới thiệu và cung cấp bản dịch ở tạp 
chí Sông Hương số 308 (tháng 10/2014).(13) Tuy 
vậy, bản dịch ấy của chúng tôi có một số nhầm 
lẫn nhỏ. Nay, chúng tôi xin cung cấp bản dịch 
văn bia Tàng Thư Lâu ký có sự điều chỉnh và bổ 
sung các phần chú thích.
Nguyên văn: 
藏書樓記
臣聞:國家冊籍所以垂憲來,茲必有總滙積儲之,處以謹避水火,乃可傳諸
久遠,而著為典常.奉我皇上萬幾之暇厪念,及此特命起樓于皇城之東北,砌築並
用磚石,周圍浚湖.湖之外繚以垣墻支帑項何啻鉅萬.落成之後,敕有司檢撰典籍
蠲吉舁藏於樓之上層二,以闡鴻猷於賁飭留永鑑於豐詒.樓為藏書建也,因奉以
命名云.
明命柒年歲次丙戌孟冬月穀旦
Thác bản Tàng Thư Lâu ký (ký hiệu: 
N0.5672, Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
144 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
Phiên âm: 
TÀNG THƯ LÂU KÝ
Thần văn: quốc gia sách tịch sở dĩ thùy hiến lai, tư tất hữu tổng hối tích trữ 
chi, xử dĩ cẩn tị thủy hỏa, nãi khả truyền chư cửu viễn, nhi trứ vi điển thường.(14) 
Phụng ngã Hoàng thượng vạn cơ(15) chi hạ cận niệm cập thử, đặc mệnh khởi lâu 
vu Hoàng Thành chi đông bắc, thế trúc tịnh dụng chuyên thạch, chu vi tuấn hồ. Hồ 
chi ngoại, liêu dĩ viên tường chi thảng hạng,(16) hà thí cự vạn. Lạc thành chi hậu, 
sắc hữu ty kiểm soạn điển tịch, quyên cát dư tàng ư lâu chi thượng tằng nhị, dĩ 
xiển hồng du(17) ư bí sức, lưu vĩnh giám ư phong di. Lâu vị tàng thư kiến dã, nhân 
phụng dĩ mệnh danh vân.
Minh Mệnh thất niên, tuế thứ Bính Tuất mạnh đông nguyệt cốc đán.
Dịch nghĩa: 
BÀI KÝ VỀ LẦU TÀNG THƯ
Thần nghe rằng: Sách vở thư tịch quốc gia sở dĩ được ban bố đến nay, tất 
có sự tích chứa tổng hợp ở nhiều nguồn, rồi cẩn thận tránh xa nước lửa, để có thể 
truyền đến muôn năm, mà sáng rõ điển thường. Vâng theo [thánh ý] Hoàng thượng 
ta [bất kỳ] lúc nào rỗi nhàn chính sự, đều luôn mong nghĩ việc đó [xây lầu Tàng 
Thơ], đặc biệt lệnh cho xây dựng lầu ở phía đông bắc của Hoàng Thành, dùng gạch 
đá cùng đắp đất tạo nền, có hồ sâu bao quanh [lầu]. Bên ngoài hồ được xây vòng 
quanh bằng các bức tường thấp, phí tổn trong quốc khố tính hàng vạn tiền. Sau khi 
xây xong, [Hoàng thượng] ra lệnh cho bọn chức trách kiểm kê, soạn đặt sách vở 
sạch đẹp, khiêng đến chứa vào hai dãy tầng lầu, để xiển dương rực rỡ cơ nghiệp 
muôn đời, lưu giữ “tấm gương soi” tốt lành, sáng ngời muôn thuở. Lầu được dựng 
xây để cất giữ thư tịch, nhân đó vâng mệnh mà gọi tên ấy (Tàng Thư Lâu).
Ngày tốt tháng 10 năm Bính Tuất, niên hiệu Minh Mạng thứ 7 (1826).
4. Đôi lời luận bàn (thay lời kết)
Từ khi được xây dựng, hoàn thành và đi vào sử dụng (1825 - 1826) cho đến 
lúc chấm dứt vai trò trung tâm lưu trữ của mình cùng sự chấm dứt của vương triều 
Nguyễn (1945), lầu Tàng Thơ luôn là một cơ sở quan trọng trong việc bảo lưu, giữ 
gìn và phát huy giá trị di sản tư liệu của đất nước. 
Sử sách, bia ký cho biết lầu Tàng Thơ được khởi công xây dựng vào tháng 
5 năm Ất Dậu (1825) và khánh thành đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm Bính Tuất 
(1826). Việc sử dụng hơn 1.000 nhân công thuộc Bộ Binh làm việc suốt hơn 1 năm 
trời để hoàn thành xây cất lầu Tàng Thơ với quy mô khá đồ sộ, được bao bọc bởi 
hồ Học Hải, tách biệt với đất liền xung quanh (được nối kết bằng chiếc cầu) chứng 
145Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
tỏ vua Minh Mệnh của triều Nguyễn đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ, giữ gìn 
văn bản thư tịch các đời. 
Lầu Tàng Thơ ra đời đã mang trong mình chức năng lưu trữ Châu bản triều 
Nguyễn, sổ sách binh ngạch, sổ sách địa bạ cả nước và tư liệu của 6 bộ (Lại, Hộ, 
Lễ, Binh, Hình, Công). Rõ ràng, đối với chính triều nhà Nguyễn nói riêng, đối với 
di sản văn hóa lịch sử Việt Nam nói chung, lầu Tàng Thơ có vị thế khá trọng yếu. 
Vì vậy, không hề ngẫu nhiên khi các đời vua triều Nguyễn luôn quan tâm sâu sát 
đến quá trình trùng kiến, tu bổ lầu Tàng Thơ. Hệ thống Châu bản triều Nguyễn 
hiện tồn cùng các tư liệu trong Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, văn bia 
Tàng Thư Lâu ký đã thể hiện rõ nét sự quan tâm ấy, đồng thời góp phần khẳng 
định vai trò, vị trí to lớn của lầu Tàng Thơ trong lịch sử văn hóa của địa phương 
và đất nước.
Hơn thế nữa, lầu Tàng Thơ không chỉ có giá trị cao, có vị thế quan trọng đối 
với người Việt, mà còn thu hút sự quan tâm tìm hiểu của những chuyên gia lịch 
sử, kinh tế ngoại quốc và những người nước ngoài yêu quý văn hóa ngôn ngữ Việt 
Nam. Chính Paul Boudet (chuyên viên lưu trữ & chữ cổ) khi khảo sát Những nơi 
lưu trữ văn khố của các Hoàng đế An Nam và lịch sử Việt Nam (Những người bạn 
Cố đô Huế - BAVH, 1942) đã khẳng định vai trò lưu trữ tư liệu độc đáo, giá trị của 
lầu Tàng Thơ: “Cuối cùng, để bổ sung vào bảng tóm lược về các tổ chức, về tình 
trạng của những nơi lưu trữ văn khố của hoàng triều, chúng tôi xin nói thêm văn 
khố gọi là Tàng Thơ lâu, nơi có tàng trữ những sổ thuế cũ. Những tài liệu ấy có 
thể cung cấp cho các sử gia và các nhà kinh tế học nhiều thông tin rất quý báu lại 
đang bị bỏ liều sau những bức tường cũ kỹ đầy bụi bám và không xa kho thuốc 
súng nằm cạnh đó là bao nhiêu”.(18)
Với dấu ấn đậm nét đối với triều Nguyễn nói riêng, với lịch sử văn hóa Việt 
Nam nói chung trong hơn trăm năm tồn tại, lầu Tàng Thơ đã được Trung tâm Bảo 
tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành tu bổ, phục dựng. Đến nay, công tác trùng tu gần 
như đã hoàn thành sau hơn 3 năm tiến hành (khởi công từ ngày 17 tháng 6 năm 
2014) và đang dần hoàn thiện tất cả các hạng mục, để sớm đưa vào vận hành. Hy 
vọng rằng, sau khi được đưa vào sử dụng, Tàng Thơ/ Thư Lâu sẽ trở thành một 
trung tâm lưu trữ đặc sắc của Huế, một “Thư viện Hoàng cung” đầy uy tín và giá 
trị, xứng đáng với vị thế vốn có của ngôi lầu này trong lịch sử.
 V V Q
CHÚ THÍCH
(1) Phan Thanh Hải, Lê Thị Toán, 2007, “Tàng Thơ lâu và dự án xây dựng thư viện Cố đô”, Di 
sản văn hóa Huế - nghiên cứu và bảo tồn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, 
Huế, tr.299.
146 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
(2) Nguyên văn: 建藏書樓(在京城內盈豐坊。樓起兩層,上層七閒二廈,下層十一閒,周圍各砌
欄檻。樓四旁砌方池,名學海池。池之西有橋。六部上年冊籍皆于樓上藏之)命署統制段德論董
班直雄拒各保各差弁兵一千人營. Theo: The Institute of Cultural and Linguistic Studies Keio 
University, 1972, Đại Nam thực lục VI: Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, Mita, Minato-
ku, Tokyo, Japan, 1838.P. 
(3) Nguyên văn: 藏書樓在學海池中。明命六年建以為藏官文書之所。下層樓十一間,上層樓七間
二廈,均四圍欄杆。上覆土磚,外塗石灰。池之四面繚以磚垣,右設門店三間,砌甃為橋。十
九年,奏準藏書樓下層分設三廒,下列鉛片以貯𥓒硝. Theo: Khâm định Đại Nam hội điển sự 
lệ, quyển 210: phần Bộ Công 工部, mục Phủ khố 府庫, tờ 9b (bản chữ Hán). Sở dĩ chúng 
tôi cung cấp bản chữ Hán và bản dịch lại ở trên bởi lẽ bản dịch của Viện Sử học (Nxb 
ThuậnHóa, 1993) ở đoạn này chưa chính xác, khiến cho người đọc dễ nhầm lẫn bỏ qua. 
(4) Nguyên văn: 藏書樓在京城內净心湖之東豐盈坊。明命六年建樓,制砌磚。上層七閒二廈,下層
十二閒,四圍設欄杆,周以方池名學海池。池西架橋以通出入。凡六部諸衙上年冊籍皆藏焉。成
泰十六年再構更店一屋交兵丁居住更守. Theo: Đại Nam nhất thống chí, quyển 1 (Hán văn, Duy 
Tân năm thứ 3 [1909] khắc bản), Thư viện Quốc gia Việt Nam lưu trữ, ký hiệu: R.779, tờ 36.
 Bản chữ Hán Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân này có sự khác biệt về tên phường 
(Phong Doanh 豐盈) và số gian lầu dưới (hạ tằng thập nhị gian 下層十二閒: tầng dưới 12 
gian). Đối chiếu với những ghi chép trong Đại Nam thực lục, chính biên đệ nhị kỷ và Khâm 
định Đại Nam hội điển sự lệ (đều đã trích dẫn ở trên), chúng tôi cho rằng phần ghi chép ở 
Đại Nam nhất thống chí có sự nhầm lẫn nhỏ. Thực tế, số gian lầu ở tầng dưới (theo 2 tư liệu 
Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ) đều là 11 gian. 
Về tên phường, chúng tôi cho rằng tên phường theo ghi chép ở Đại Nam thực lục chính biên 
đệ nhị kỷ (hoàn thành vào năm 1861) là phường Doanh Phong 盈豐坊 hợp lý hơn.
(5) Tham khảo bài viết: “Tàng Thư lâu, một công trình kiến trúc độc đáo, trung tâm lưu trữ 
đặc biệt của triều đình nhà Nguyễn trong gần 120 năm, từ 1826 - 1945” của Th.S Hoàng 
Nguyệt (Phòng Công bố và giới thiệu tài liệu -Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I) đăng tải trên 
trang Web của Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, link: 
Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=530&listId=c2d480fb-e285-4961-b9cd-
b018b58b22d0&ws=content.
(6) Nguồn văn bản trích từ bài viết của Th.S Hoàng Nguyệt trên trang web của Cục Văn thư Lưu 
trữ (đã dẫn ở trên). 
(7) Dấu châu điểm bằng mực son ở chính giữa chữ Tấu của văn bản này.
(8) Tư 咨: còn gọi là tư văn 咨文, một thể thức văn bản hành chính thời quân chủ, với chức năng 
là các loại văn thư qua lại trao đổi giữa các quan lại.
(9) Khoa đạo 科道: chức danh gọi chung những viên quan Tam pháp (Bộ Hình, Viện Đô Sát, Đại 
Lý Tự) thời Nguyễn, chuyên lo việc kiểm soát, hướng dẫn các cơ quan làm đúng quy chế 
pháp luật (theo Đỗ Văn Ninh (2006), Từ điển chức quan Việt Nam (in lần thứ 2 có bổ sung 
và sửa chữa), Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.419.
(10) Phiến 片: mảnh giấy tâu kèm, đây là một thể thức văn bản hành chính dùng để đính kèm sớ 
tâu lên Hoàng đế (còn gọi là phụ phiến 附片: tờ phiến tâu kèm theo).
(11) Sức 飭: mệnh lệnh, lệnh của quan truyền xuống cho dân biết gọi là sức. Sai đầy tớ đưa trình 
thư từ nói là sức trình 飭呈 hay sức tống 飭送.
147Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017
(12) Chủ điển 主典: tức viên quan coi giữ lầu Tàng Thư (điển 典 ở đây là người giữ, hoặc người 
có chủ trương một công việc gì đó, như điển tự 典祀 quan coi việc cúng tế).
(13) Tham khảo: Võ Vinh Quang, “‘Tàng Thư Lâu ký’ công trình bi ký độc đáo về lầu Tàng Thư”, 
Tạp chí Sông Hương số 308 (10/2014), tr.92-95.
(14) Điển thường 典常: tức thường đạo 常道, thường pháp 常法: các đạo lý, điển lệ, pháp độ 
thường hằng, được mọi người dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống. Tiết 4, chương VIII, mục 
“Hệ Từ Hạ” trong Kinh Dịch có câu “Sơ suất kỳ từ nhi quỹ kỳ phương. Ký hữu điển thường” 
初率其辭而揆其方既有典常 nghĩa là: ban đầu noi theo các lời nói [đinh điển, chân lý] ấy mà 
tìm hiểu sâu sắc ý nghĩa của nó [nắm được mọi lý bao quát của nó] ấy gọi là điển thường. 
Như vậy, điển thường là chân lý kinh điển thường hằng trong vũ trụ này.
(15) Vạn cơ 萬幾: cách viết rút gọn của “vạn sự chi cơ” 萬事之幾 (mầm mống mọi công việc chính 
sự nổi lên phồn tạp, đầy ắp. Cơ 幾 ở đây là các việc bắt đầu khởi phát lên mạnh mẽ). Vạn 
cơ 萬幾 thường chỉ việc chính sự phồn tạp, nổi lên đầy rẫy mà vị hoàng đế hoặc nguyên 
thủ quốc gia phải giải quyết. Chữ này xuất xứ từ Kinh Thư 書經, thiên Cao Dao Mô 皋陶謨: 
“Căng căng nghiệp nghiệp, nhất nhật nhị nhật vạn cơ” 兢兢業業,一日二日萬幾 (Nơm nớp lo 
sợ, một ngày hai ngày [thận trọng] xử lý công việc đầy ắp), Vạn cơ 萬幾 cũng có khi viết là 
Vạn cơ 萬機.
(16) Thảng hạng 帑項: tiền tài trong quốc khố, tức còn gọi là công khoản 公款 (kinh phí phục vụ 
việc công).
(17) Hồng du 鴻猷: mưu lược vĩ đại, ý chỉ sự nghiệp to lớn vĩ đại, cơ nghiệp muôn đời (tương tự 
như từ Hồng đồ 鴻圖: cơ đồ to lớn vĩ đại).
(18) Paul Boudet, 2016, “Những nơi lưu trữ văn khố của các Hoàng đế An Nam và lịch sử Việt 
Nam”, Những người bạn Cố đô Huế - BAVH, tập XXIX, 1942 (bản dịch), Nxb Thuận Hóa, 
Huế, tr.319.
TÓM TẮT
Nhân lầu Tàng Thơ sắp đi vào hoạt động sau nhiều năm được Trung tâm Bảo tồn Di tích 
Cố đô Huế trùng tu tôn tạo (khởi công ngày 17/6/2014) với mong muốn xây dựng một “Thư viện 
Hoàng cung” lưu trữ và trưng bày tư liệu quý về văn hóa Huế (trong đó có văn hóa cung đình 
Huế), chúng tôi xin công bố bài viết về một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến lầu Tàng Thơ trong 
sử sách, bia ký nhằm phác thảo cái nhìn tổng quan về sự hình thành, đặc trưng kiến trúc, chức 
năng lưu trữ tư liệu để góp phần khẳng định vai trò, chức năng và vị thế quan trọng của nó 
trong lịch sử.
ABSTRACT
TÀNG THƠ LÂU IN SINO-VIETNAMESE NÔM CHARACTER DOCUMENTS
On the occasion of the coming operation of Tàng Thơ Lâu (Archives Office) after many 
years being restored by Hue Monuments Conservation Center (beginning on June 17, 2014) 
with the desire to build a “royal library” in order to archive and display precious documents on 
Hue culture. The article presents some Sino-Vietnamese Nôm character documents related to 
Tàng Thơ Lâu in history and on epitaphs to bring out an overview on the foundation, architectural 
features and the function of document storage to help confirm its important role, function and 
position in history.

File đính kèm:

  • pdflau_tang_tho_trong_cac_nguon_tu_lieu_han_nom.pdf