Kỷ xảo điện ảnh

Phim truyền thống

Suốt gần 50 năm lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam, hầu hết những đột phá, nỗ

lực trong hình thức thể hiện phim đều dừng lại ở những thao tác cắt dán hết sức

đơn giản. Lác đác đôi ba phim cũng đưa kỹ xảo vào, nhưng chỉ ở mức giản đơn.

Bành Hải, Hãng phim truyện Việt Nam cho biết: “Các bạn biết là những hình ảnh

trong phim truyện Việt Nam hiện nay rất thật thà. Quay ở ngoài đời như thế nào

thì dùng như thế, hoàn toàn thiếu những kỹ xảo máy tính.

Chỉ đơn giản tên phim, họ muốn dùng những chuyển động, họ cũng không thể nào

làm được bởi vì làm bằng tay. Trước đây khi chúng tôi làm phim, quy trình cũ vẫn

là phim nhựa. Thế thì chúng tôi phải chạy song song phim nhựa đó với lại những

thiết bị ghi âm thanh, trước đây là phim, từ nay là máy tính thì nó có một điều

phức tạp là quá trình tìm hình đó rất là lâu vì dù sao đó cũng là thời gian thực, phải

tua phim đến điểm cần thiết để làm”.

Với cách làm phim truyền thống, là cách mà hầu hết các nhà sản xuất phim Việt

Nam đang áp dụng, quá trình hậu kỳ cho phim được thực hiện bởi các phòng sản

xuất phim hay còn gọi là film lab: phim âm bản sau khi tráng rửa, được cắt, ghép

nối và sử dụng các kỹ xảo quang học.

Kỷ xảo điện ảnh trang 1

Trang 1

Kỷ xảo điện ảnh trang 2

Trang 2

Kỷ xảo điện ảnh trang 3

Trang 3

Kỷ xảo điện ảnh trang 4

Trang 4

Kỷ xảo điện ảnh trang 5

Trang 5

Kỷ xảo điện ảnh trang 6

Trang 6

Kỷ xảo điện ảnh trang 7

Trang 7

Kỷ xảo điện ảnh trang 8

Trang 8

Kỷ xảo điện ảnh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 8640
Bạn đang xem tài liệu "Kỷ xảo điện ảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỷ xảo điện ảnh

Kỷ xảo điện ảnh
 KỶ XẢO ĐIỆN ẢNH 
Để có một bộ phim hay yếu tố cốt lõi đương nhiên là con người, không phải là 
máy móc, thiết bị hay công nghệ. Một bộ phim hấp dẫn cần những tài năng biên 
kịch, đạo diễn, diễn viên, và cả của chuyên gia hình ảnh-âm thanh nữa Nhưng 
rõ ràng là công nghệ, các công cụ, phương tiện hiện đại như kỹ thuật số để biến 
những ý tưởng độc đáo, chất xám của con người thành những nét hấp dẫn, cuốn 
hút của bộ phim. 
Phim truyền thống 
Suốt gần 50 năm lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam, hầu hết những đột phá, nỗ 
lực trong hình thức thể hiện phim đều dừng lại ở những thao tác cắt dán hết sức 
đơn giản. Lác đác đôi ba phim cũng đưa kỹ xảo vào, nhưng chỉ ở mức giản đơn. 
Bành Hải, Hãng phim truyện Việt Nam cho biết: “Các bạn biết là những hình ảnh 
trong phim truyện Việt Nam hiện nay rất thật thà. Quay ở ngoài đời như thế nào 
thì dùng như thế, hoàn toàn thiếu những kỹ xảo máy tính. 
Chỉ đơn giản tên phim, họ muốn dùng những chuyển động, họ cũng không thể nào 
làm được bởi vì làm bằng tay. Trước đây khi chúng tôi làm phim, quy trình cũ vẫn 
là phim nhựa. Thế thì chúng tôi phải chạy song song phim nhựa đó với lại những 
thiết bị ghi âm thanh, trước đây là phim, từ nay là máy tính thì nó có một điều 
phức tạp là quá trình tìm hình đó rất là lâu vì dù sao đó cũng là thời gian thực, phải 
tua phim đến điểm cần thiết để làm”. 
Với cách làm phim truyền thống, là cách mà hầu hết các nhà sản xuất phim Việt 
Nam đang áp dụng, quá trình hậu kỳ cho phim được thực hiện bởi các phòng sản 
xuất phim hay còn gọi là film lab: phim âm bản sau khi tráng rửa, được cắt, ghép 
nối và sử dụng các kỹ xảo quang học. 
Bản phim âm bản hoàn tất được nhân ra thành nhiều bộ phim dương bản để đem 
trình chiếu tại các rạp. Với phương pháp truyền thống và cổ điển như vậy, thời 
gian cho việc xử lý, cắt dựng phim khá chậm chạp, lại có độ phức tạp cao. Màu 
sắc của phim khi trình chiếu bị hạn chế do phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm 
của đạo diễn hình ảnh trong lúc quay. Hơn nữa, trong quá trình âm thanh có thể sử 
dụng những hiệu quả của âm thanh, ví dụ tạo ra những tiếng vang, tiếng hoặc 
những tiếng khác đòi hỏi những thiết bị hỗ trợ bên ngoài và rất đắt tiền. 
Tương lai gần đầy hứa hẹn 
Năm 1993, công nghệ xử lý phim bằng kỹ thuật số xuất hiện khi hãng Kodak giới 
thiệu định dạng hình ảnh kỹ thuật số Cineon. 
Đến bây giờ, vẫn có người nghĩ rằng đó là cuộc chơi của điện ảnh nghiệp dư, kts 
làm sao có thể sánh được với chất lượng phim nhựa! 
Nhưng gần một thập kỷ qua, điện ảnh đã bị cuốn vào cơn lốc số hoá, bước những 
bước dài trong kỹ nghệ xử lý hình ảnh, âm thanh nhờ kỹ thuật số. 10 năm trước thì 
việc chuyển từ số sang phim là không thể nhưng giờ đây với sự hỗ trợ của công 
nghệ mới cùng với tốc độ của máy tính ngày một nhanh hơn, mạnh hơn, chúng ta 
đã có thể chuyển từ video số sang phim nhựa. 
Điện ảnh đã xuất hiện khái niệm số hoá và nhu cầu những người làm phim chuyển 
sang số hoá là rất cao. Hàng loạt các lợi ích và cơ hội mới mà ngành công nghiệp 
điện ảnh trên toàn thế giới này khai thác được nhờ kỹ thuật số: thu ngắn vòng đời 
sản xuất phim từ tiền kỳ, hậu kỳ cho đến phát hành, trình chiếu phim lượt lượt 
tiếp bước theo nó. Thị trường Việt Nam mới được mở cửa, cho nên những thông 
tin về việc chuyển từ kỹ thuật số thành phim nhựa chiếu rạp còn mới mẻ. Nhưng 
đó là tất yếu. 
(Theo VTV) Một “núi thóc” trơ xương chờ gỉ! 2,6 tỷ đồng vào những năm đầu 
thập niên chín mươi có thể mua được cả “núi thóc” lớn. Mặc dù còn nhiều khó 
khăn nhưng nhà nước vẫn quyết định đổi số thóc đó lấy một cái máy làm kỹ xảo 
điện ảnh để mong mỏi và đòi hỏi điện ảnh phát triển mạnh hơn nữa, nhanh hơn 
nữa So với kỹ thuật điện ảnh thế giới lúc đó, cái máy này quả không tệ vì nó có 
rất nhiều công dụng giúp cho trí tưởng tượng của các đạo diễn đỡ ngây ngô. 
Tưởng như các đạo diễn phải đổ xô đến “vật báu” này nhưng hơn mười năm qua 
chỉ có ba bộ phim có dùng “chút xíu” kỹ xảo từ báu vật này Hỏi ra mới biết các 
đạo diễn hầu như không biết sử dụng máy! 
Kỹ xảo điện ảnh là một phần không thể thiếu của nền điện ảnh hiện đại. Thực ra, 
xét về nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ không tìm nổi cách diễn đạt tự nhiên mà 
phải dùng đến kỹ xảo thì đó đã là một thất bại. Tuy nhiên do sự tiếp nhận mỹ cảm 
của công chúng từ điện ảnh hoàn toàn khác với các loại hình nghệ thuật khác nên 
kỹ xảo điện ảnh được nhìn nhận ở hướng tích cực hơn. 
Điện ảnh dành cho công chúng sự cảm nhận và hiểu bộ phim gần như tức thời nên 
“hiện thực” nhiều khi phải vượt quá giới hạn của mình để “đập” thẳng vào tâm 
hồn công chúng. 
Các đạo diễn cứ than thở về kỹ thuật làm phim của nước nhà lạc hậu nhưng họ 
quên, hay họ không được biết đến một cái máy kỹ xảo vẫn nằm chờ phim ở Hãng 
phim truyện Việt Nam. Chắc chắn là họ biết rất rõ vì đồng nghiệp của họ, đạo diễn 
của các phim Tình Yêu Thần Nước, Dã Tràng Xe Cát đã dùng chiếc máy này. 
Trước khi biết câu chuyện “lạc loài” về chiếc máy, chúng ta cùng trò chuyện với 
ôngNguyễn Văn Nam, kỹ sư kinh tế điện ảnh và vô tuyến truyền hình, giám đốc 
Hãng phim truyện VN. * 
Thưa ông, tạo sao các bộ phim của chúng ta không dùng tới máy kỹ xảo trong khi 
điều đó có thể giúp các đạo diễn bớt những cảnh quay vụng về? 
- Thứ nhất là không phải bộ phim nào cũng cần đến kỹ xảo. Thứ hai làm kỹ xảo 
mất nhiều tiền lắm, kinh phí ở đâu ra. Hơn nữa, nếu có kinh phí thì ai biết dùng cái 
máy này! * Các nhà làm phim chứ ai? - Không phải ai cũng biết dùng cái máy này 
để làm ra các cảnh kỹ xảo. Khó lắm. Ví dụ trong phim Dã Tràng Xe Cát, đạo diễn 
dùng máy để làm cảnh Dã tràng từ từ xuống nước và phía dưới sủi bọt lên. 
- Kỹ xảo như thế thì bất cứ đoạn phim quảng cáo nào chẳng làm được, cần gì đến 
máy kỹ xảo. - Quảng cáo là dùng đến kỹ thuật video và máy tính, còn đây là phim 
truyện nhựa kia mà. 
* Nhưng tại sao chúng ta không đào tạo một đội ngũ chuyên dùng cái máy kỹ xảo 
này? - Đào tạo thế nào. Không phải ai đào tạo cũng có thể làm kỹ xảo điện ảnh 
được. Các đạo diễn cũng có lúc cần đến cái máy này nhưng không biết cách tạo ra 
các cảnh kỹ xảo. 
Cuối cùng, bây giờ nó chỉ làm nhiệm vụ là làm tiêu đề phim!  Điều mấu chốt 
trong cuộc nói chuyện này là các đạo diễn không dùng đến cái máy này vì hai điều 
cơ bản; thứ nhất họ sợ kinh phí làm phim sẽ bị “đội” cao và như thế công sức của 
họ (tính theo tiền) bị giảm xuống đáng kể, thứ hai là hầu hết trong số họ đều không 
biết dùng chiếc máy này để tạo ra những cảnh kỹ xảo. 
Lý do thứ hai thật đáng kinh ngạc. Chúng ta mua đổ một “núi thóc” ra và trang 
trọng, háo hức, hy vọng “rước” một cái máy kỹ xảo về để chấn hưng nền điện ảnh 
hiện đại. Nhưng các đạo diễn – những nhân tố quyết định sự hưng vượng ấy lại 
không biết dùng nó như thế nào. Tuy nhiên đó là mặt kỹ thuật, chúng ta có thể 
học được. Nhưng ngay điều đó các nhà quản lý cũng không nghĩ tới và có nghĩ tới 
thì cũng ngần ngại nói rằng, không phải ai học rồi cũng tìm ra cách dùng máy kỹ 
xảo điện ảnh! 
Công chúng có nhớ đã từng xem hai bộ phim dùng kỹ xảo kể trên không! Chắc 
chắn câu trả lời là không. Một núi thóc đổ ra và chỉ giúp làm vài cảnh “sủi bọt” ở 
một hai bộ phim “không ai còn nhớ”, không có tác động nào vào đời sống điện 
ảnh nước nhà thì quả là chúng ta đã “chơi sang”. Nhưng nếu đó là tiền của cá nhân 
thì là chuyện khác, ở đây ai cũng biết, cái máy đó là tài sản quốc gia. 
Như vậy, trước khi chúng ta long trọng “rước” tiếp một hệ thống máy móc nào về, 
mong rằng các cơ quan chức năng phải biết rõ nó sẽ đạt hiệu quả tới đâu và ai 
dùng nó. Đây chỉ là một bài học trong vô số bài học khác mà các nhà quản lý điện 
ảnh, các nhà làm phim phải học lại. 
Nhưng tôi cho rằng lý do thứ hai không quan trọng lắm. Thậm chí không tồn tại lý 
do này. Kỹ thuật phát triển. Ngay một người bình thường, trên máy tính cá nhân 
của mình cũng có thể tạo ra vô số các cảnh “kỹ xảo” ly kì không kém các bộ phim 
hiện đại. Họ chỉ thua kém các nhà làm phim là không biết thể hiện ý tưởng nghệ 
thuật rõ ràng, mạch lạc thôi. Chúng ta không thể nói rằng các đạo diễn không biết 
dùng máy kỹ xảo được. Đó là điều phi lý và nực cười (Tôi có hỏi một số đạo diễn, 
họ cười phá lên và im lặng). Như vậy lý do mà cái máy nằm chờ gỉ nằm ở 
chỗ khác. Chúng ta chẳng phải cất công ‘lặn lội” tìm đâu xa vì lý do đó chính là lý 
do thứ nhất. Nếu làm kỹ xảo thì bộ phim sẽ “gọn gàng” hơn, “khớp” hơn, tưởng 
tượng bớt ngô nghê hơn. Nhưng như ông Giám đốc hãng phim truyện VN đã nói 
và dù không nói, chúng ta cũng biết, tiền bạc ngăn không cho chiếc máy này “kết 
duyên” với các bộ phim. 
Như vậy, trong nhiều điều làm cho nền điện ảnh hiện đại Việt Nam tẻ nhạt thì 
chúng ta thấy rõ rằng, những người hiến thân thực sự vì nghệ thuật điện ảnh quá ít 
mà chủ yếu là những người làm công ăn lương. Mà đã làm công ăn lương thì 
“lương “càng cao càng tốt chứ sao! Điện ảnh Việt Nam đành chờ một thế hệ mới 
“hiến thân” vì nghệ thuật thực sự vậy. 
 ‘Bí mật’ của những cảnh quay khói lửa 
Bánh mì mốc và mùn cưa là hai chất liệu chính được sử dụng trong cảnh bom nổ. 
Các hoạ sĩ thiết kế tiết lộ rằng, họ phải mua khá nhiều bánh mì về làm cho mốc lên 
để giống màu đất (và để các diễn viên không lấy ăn). Sau đó họ xé vụn trộn với 
chất nổ và một số thứ khác như đất đã được lọc ky sỏi, bụi than và mùn cưa. Quả 
nổ được chôn xuống một cái hố, khi giật kíp, quả nổ tung lên. Đất bắn ra mịn như 
ném bom thật. Hình ảnh đẹp mà không hề gây sát thương. Những miếng xốp cũng 
được đưa vào các cảnh quay này sau khi đã được nhuộm đen. Trên màn ảnh, 
chúng được nhìn thấy như những mảnh vỡ văng tứ tung, sẵn sàng giết chết ai đó 
rủi ro trúng phải. Thực tế thì xốp rất nhẹ, không đủ khả năng gây nguy hiểm. 
Bom nổ, dĩ nhiên sau đó phải có lửa cháy và khói đen mịt mù. Dầu apatits, xăng 
lập tức được huy động để tạo ra những đám cháy rừng rực, những cột khói cao đến 
20 m. Lúc này thì độ nguy hiểm bắt đầu nhích lên khỏi vạch số 0. Nếu không cẩn 
thận, tai nạn dễ dàng xảy ra. Chính vì thế, khi dựng một cảnh chiến, các hoạ sĩ 
thiết kế phải “bày binh bố trận” hết sức tỉ mỉ và công phu. Vị trí của từng quả nổ 
được vạch ra một cách chính xác trên sơ đồ. Quả nổ nào kích trước, quả nổ nào 
kích sau được xác định và phân công cụ thể. 
Công việc này hết sức quan trọng. Trước hết là để đảm bảo an toàn tối đa cho các 
diễn viên trong những cảnh quay phải chạy đi chạy lại. Hai là để tạo ra hiệu ứng 
hình ảnh hoàn chỉnh nhất, cho người xem cảm giác như được chứng kiến một cuộc 
chiến thực sự chứ không phải là giả tạo. Như trong phim Dòng sông phẳng lặng về 
cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, có cảnh vị sư tự thiêu trên đường phố 
Huế. Các nhà làm phim đã làm hình nộm rồi tưới xăng lên đốt và quay thật. 
Trừ súng ống thuê của quân đội, còn lại các vũ khí khác, đoàn làm phim phải tự 
làm lấy. Xe tăng, máy bay, nòng pháo đa số là mô hình với kích cỡ gần như thật. 
Tất cả được làm 100% từ thép và bìa các tông. Lựu đạn cũng là lựu đạn gỗ được 
sơn màu phủ lên giống hệt lựu đạn thật. Tuy không phải thuê nhưng chi phí cho 
những đạo cụ giả đó cũng hết sức tốn kém. Từ trước đến nay tốn nhiều tiền cho 
khói lửa, đạn pháo nhất là bộ phim nhựa Ký ức Điện Biên. Con số đầu tư lên đến 
gần 800 triệu đồng cho những cảnh quay công phu, hoành tráng. 
Hiệu ứng cho cảnh đóng thế 
Xung quanh một cảnh quay mạo hiểm người ta cũng tìm cách phân loại ra các 
nhóm hiệu ứng tạo nên ấn tượng thị giác cho người xem. 
NHỮNG HIỆU ỨNG NHƯ THẬT 
Một trong những pha biểu diễn nguy hiểm như thật được sử dụng thường xuyên 
nhất là cảnh đánh nhau giữa hai nhân vật. Mặc dù sự va chạm thường được tránh, 
nhưng nhiều yếu tố trong cảnh đánh nhau, như đánh kiếm, võ thuật hoặc nhào lộn 
thì cần phải có sự tiếp xúc giữa hai diễn viên để dễ tạo ra những hiệu ứng riêng 
biệt, chẳng hạn tiếng động hay sự tương tác thể chất. Những màn trình diễn nguy 
hiểm được dàn dựng ở mức độ cao và phải được luyện đi luyện lại một cách 
nghiêm ngặt trong nhiều giờ, nhiều ngày và đôi khi trong nhiều tuần liền trước khi 
biểu diễn. Những diễn viên nhà nghề dày dạn kinh nghiệm sẽ thường phải xử lý 
pha hành động mà những rủi ro trong công việc rất cao, mỗi cử động và vị trí phải 
thật chính xác để giảm thiểu những chấn thương do tai nạn. 
NHỮNG HIỆU ỨNG CƠ HỌC 
Một pha biểu diễn chân tay nguy hiểm thường được sự hỗ trợ của máy móc. Ví dụ, 
nếu nội dung phim yêu cầu người hùng nhảy xuống từ một điểm cao, đoàn làm 
phim phải đeo trang bị bảo hộ đặc biệt, và sử dụng dây cao thế dùng trên máy bay 
để kéo anh ta lên. Dây thép mỏng thỉnh thoảng sử dụng để làm bay các đồ vật, 
nhưng diễn viên thì không bao giờ được đu nó vì nó rất giòn và có thể đứt nếu có 
sự va chạm mạnh. Ngọa hổ tàng long là bộ phim Kungfu dựa nhiều vào những loại 
dây dùng để bay trong các pha diễn nguy hiểm. 
NHỮNG PHA BIỂU DIỄN NGUY HIỂM CÓ XE CỘ 
Các diễn viên những pha nguy hiểm có xe cộ đòi hỏi một sự tập luyện rất cao và 
thích ứng đặc biệt với xe cộ. Các pha biểu diễn đơn giản như xoay phanh tay, hoặc 
đảo hướng chạy của xe, hay cao hơn là những pha rượt đuổi xe hơi, nhảy hay đụng 
kéo theo rất nhiều xe. Remy Julienne nổi tiếng là diễn viên đóng những pha nguy 
hiểm với xe ô tô. 
HIỆU ỨNG ĐƯỢC TẠO RA TỪ MÁY VI TÍNH 
Vào những năm cuối thế kỷ 20 các diễn viên đóng thế trong những pha nguy hiểm 
được đưa vào những tình huống càng ít nguy hiểm càng tốt vì các nhà làm phim 
chuyển sang những hiệu ứng đồ họa vi tính với chi phí tương đối rẻ hơn (và an 
toàn hơn) sử dụng những dụng cụ bảo hộ và hàng lọat những hiệu ứng số và các 
thiết bị khác. Ma trận (1999) là một trong những bộ phim hành động đầu tiên 
thành công khi sử dụng bao quát những pha biểu diễn nguy hiểm từ những hình 
ảnh tạo ra bởi máy vi tính. 
Phông nền xanh – công cụ đặc biệt của kỹ xảo điện ảnh 
Từ lâu, kỹ xảo điện ảnh đã đóng góp vào sự thành công của nhiều bộ phim. Một 
trong các công cụ được sử dụng nhiều nhất của kỹ xảo điện ảnh chính là Phông 
nền xanh – Blue/Green Screen. Phông nền xanh cho phép ghép cảnh theo yêu cầu 
của đạo diễn. 
Giả như thật 
Vài ví dụ điển hình về ứng dụng kỹ xảo điện ảnh: - Trong bộ phim E.T., chính kỹ 
thuật phông nền xanh đã làm cho khán giả thấy bọn trẻ trong phim đang bay khi 
mà trên thực tế chúng không bay gì cả! - Trong bộ phim Star Wars, Luke lao chiến 
đấu cơ X-wing vào chiến hào của hành tinh Death Star cùng với các máy bay TIE 
truy kích phía sau lưng, nhưng tất cả đều là mô hình giả. - Trong Return of The 
Jedi, Leia và Luke bay chiếc xe đạp đua ở vận tốc 160km/h trong rừng, trên thực 
tế, không có chiếc xe đạp nào bay ở vận tốc như thế! - Trong Back to The Future, 
cảnh Delorean “cất cánh” chiếc xe hơi và bay xuống đường phố đông đúc tất nhiên 
là cảnh giả. - Hay như trên bản tin thời tiết mỗi đếm ở Mỹ, phát thanh viên đứng 
trước bản đồ thời tiết được thực hiện bởi vi tính sao cho trông giống như cô ấy 
đang có mặt tại nơi bão tố đang hoành hành. 
Trong tất cả các trường hợp nêu trên, ảo giác được tạo nên bởi kỹ thuật hiệu quả 
đặc biệt gọi là Kỹ thuật phối hình động ( Traveling Matte ) trên phông nền xanh. 
Kỹ thuật này cho phép các diễn viên và mô hình xuất hiện trong những cảnh nằm 
ngoài sức tưởng tượng của con người như: bay ra không gian, đong đưa với sợi 
dây buộc vào thành cầu phía dưới là khe sâu, bay qua đường phố Người xem có 
cảm giác, mọi chuyện diễn ra như thật! 
Kỹ xảo phông nền xanh 
Có 2 cách khác nhau để thực hiện kỹ thuật này: 
1. Static Matte (phối hình tĩnh) 
Phối hình tĩnh được sử dụng thường xuyên trong kỹ nghệ điện ảnh để tạo hiệu quả 
đặc biệt. Cách thông dụng nhất là dùng kỹ thuật phối hai lần. Sau đây là các bước 
cần phải làm để tạo một cảnh hiệu quả đặc biệt. 
Muốn có cảnh ngoạn mục hai diễn viên đấu kiếm trên một bình nguyên lớn bằng 
phẳng khi bầu trời mây đen vần vũ, cameraman phải quay cảnh hai diễn viên đứng 
trên một bình nguyên êm ả, nhưng phần trên của thấu kính được che lại bằng băng 
đen để phần bầu trời không xuất hiện trên phim (bấm máy bình thường, hình chỉ 
hiện lên phim ở nửa dưới của phim ). 
Sau đó, cameraman cho đoạn phim vừa quay trở lui trong máy, rồi dùng băng che 
phía dưới của thấu kính để chụp đám mây thật. Đám mây này sẽ hiện bên trên 
phim ở phần bị bỏ trống lần quay trước. 
Như vậy với 2 lần quay, chúng ta đã có một cảnh hoàn chỉnh diễn viên đấu kiếm 
trong trời mưa bão. Ngoài kỹ thuật này ra, có thể được tiến hành bằng cách: 
- Bầu trời có thể hình hành từ máy tính thay vì phải quay bên ngoài. 
- Hai cảnh quay riêng lẻ ở hai cuộn phim, rồi đưa vào bộ phận kỹ xảo điện ảnh để 
kết hợp thành cảnh hoàn chỉnh bằng một kỹ thuật gọi là Optical compositing (bố 
cục quang học). 
Hai cảnh quay người trên bình nguyên và mây vần vũ được chuyển thành cảnh thứ 
3, nhờ chiếc máy tạo bố cục thực hiện mỗi lần một khung hình với độ chính xác 
cao. Sự kết hợp này cũng có thể tiến hành tại bộ phận kỹ thuật số với 2 cảnh quay 
trước đó được kỹ thuật số hóa, kết hợp từng khung hình với nhau trong bộ nhớ vi 
tính, rồi in ra thành cảnh phim kết hợp hoàn chỉnh. 
2. Traveling Matter (phối hình động) 
Ví dụ về một cảnh quay có cảnh nữ diễn viên nắm sợi dây nhìn xuống khe nước 
sâu la hét cầu cứu. Đạo diễn có nhiều lựa chọn để thực hiện cảnh quay: a. Nếu 
diễn viên có đủ can đảm thực hiện, cô ta sẽ nắm sợi dây đong đưa thật sự trong 
môi trường thật. ( Hầu như không có diễn viên nào dám làm chuyện như). b. Đạo 
diễn có thể dùng người đóng thế trong môi trường thật nhưng không được quay 
cận cảnh. Khuôn mặt hoảng sợ của diễn viên sẽ được quay sau. c. Đạo diễn có thể 
dùng phông nền xanh với diễn viên nắm sợi dây đong đưa trước màn ở độ cao an 
toàn. 
Kỹ thuật phông nền xanh cho phép kết hợp 2 hay nhiều lần quay một cảnh vào 
một cảnh hoàn chỉnh trông như thật. Lần quay đầu là quay khe núi như bối cảnh, 
lần quay 2 là quay diễn viên đu dây trước phông nền xanh trong studio. 
Tại bộ phận kỹ xảo điện ảnh, các chuyên viên sẽ sử dụng các phần mềm đặc biệt 
đế tạo thành cảnh cuối cùng diễn viên đu dây trên khe núi. Phông nền xanh cho 
phép ghép bối cảnh thật vào phía sau diễn viên, vì phông nền xanh tương đương 
với khoảng trống chưa có hình khi đi qua bộ lọc màu đỏ. 

File đính kèm:

  • pdfky_xao_dien_anh.pdf