Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía
Trong những năm qua tình trạng sâu bệnh hại và suy thoái đất đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng đối với các vùng trồng mía nguyên liệu trong cả nước. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng mía đường và gây tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Trong 5 năm trở lại đây sản xuất mía của hầu khắp các vùng trồng mía nguyên liệu trong cả nước có biểu hiện tăng chậm, giảm cả về diện tích và năng suất. Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trên
có liên quan đến việc trồng độc canh mía lâu năm.
Từ những kết quả nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước cho thấy biện pháp trồng xen canh, luân canh các cây trồng với mía là giải pháp quan trọng trong thâm canh mía và là yêu cầu bắt buộc để canh tác mía bền vững và hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam chưa có quy trình xen, luân canh bắt buộc vì vậy phải xây dựng quy trình và đẩy mạnh tuyên truyền, ứng dụng trong sản xuất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía
KỸ THUẬT TRỒNG XEN CANH LUÂN CANH LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG VỚI MÍA (Lưu hành nội bộ) Tác giả: PGS. TS Nguyễn Huy Hoàng, TS Lê Quốc Thanh, ThS Hoàng Tuyển Phương, ThS Đỗ Thị Thu Trang, ThS Nguyễn Hoàng Long, CN Lê Thị Liên Sách được in với nguồn tài trợ của Dự án: “Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp giữa các nước chấu Á (ATIN)” 2 3 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Trong những năm qua tình trạng sâu bệnh hại và suy thoái đất đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng đối với các vùng trồng mía nguyên liệu trong cả nước. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng mía đường và gây tác động xấu đến môi trường sinh thái. Trong 5 năm trở lại đây sản xuất mía của hầu khắp các vùng trồng mía nguyên liệu trong cả nước có biểu hiện tăng chậm, giảm cả về diện tích và năng suất. Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trên có liên quan đến việc trồng độc canh mía lâu năm. Từ những kết quả nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước cho thấy biện pháp trồng xen canh, luân canh các cây trồng với mía là giải pháp quan trọng trong thâm canh mía và là yêu cầu bắt buộc để canh tác mía bền vững và hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam chưa có quy trình xen, luân canh bắt buộc vì vậy phải xây dựng quy trình và đẩy mạnh tuyên truyền, ứng dụng trong sản xuất. Về cơ sở lý luận: - Trồng thuần mía nhiều năm nhất là trên đất dốc làm dinh dưỡng đất cạn kiệt, rửa trôi, xói mòn, sâu bệnh phát triển, giảm năng suất, chất lượng mía. - Có thể trồng xen canh và luân canh nhiều loại cây trồng với mía để tăng thu nhập/ha diện tích đất, cải tạo đất, chống xói mòn, rửa trôi, giảm sâu bệnh hại...vv - Để có thể ổn định nâng cao năng suất, tăng thu nhập /ha diện tích đất canh tác, biện pháp xen canh, luân canh cây trồng khác với mía là yêu cầu bắt buộc. Về cơ sở thực tiễn: - Trên thế giới và trong nước có nhiều mô hình xen canh, luân canh cây trồng với mía đạt hiệu quả cao. LỜI NÓI ĐẦU 4 5 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía - Mô hình xen canh hiện nay có hiệu quả cao là xen canh với các cây họ đậu. Mô hình trồng luân canh hiệu quả là luân canh gối vụ lạc - mía; đậu tương - mía, đậu xanh - mía...vv. - Ở hầu khắp các vùng mía nguyên liệu trong cả nước đã triển khai rải rác một số công trình nghiên cứu và xây dựng các mô hình xen canh, luân canh với mía. Tuy nhiên các công trình trên còn chưa nghiên cứu đồng bộ và phổ biến rộng rãi cho người trồng mía như một yêu cầu bắt buộc trong canh tác mía nguyên liệu. Từ những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu quy trình xen canh, luân canh bắt buộc cho mía là đòi hỏi khách quan và cần thiết. Trong tài liệu này dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa” chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề liên quan đến việc trồng xen canh và luân canh một số cây trồng với mía, trong đó tập trung chủ yếu vào 2 cây thuộc họ đậu đỗ là cây lạc và cây đậu tương. Xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Nhân dịp này nhóm tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Viện KHNN Việt Nam đã động viên, khích lệ về tinh thần và ủng hộ kinh phí để ấn phẩm được ra đời như một tài liệu tham khảo trong sản xuất vùng mía nguyên liệu bền vững và hiệu quả. Nhóm tác giả. I. CỞ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG LUÂN, XEN CANH VỚI MÍA 1.1. Khái niệm và vai trò của trồng xen các cây trồng Thuật ngữ trồng xen “Intrercropping” đã được Willey R.W đề xuất năm 1979. Trồng xen canh có nghĩa là: Khi hai hay nhiều hơn những cây trồng được trồng cùng nhau trên một mảnh đất, những cây trồng này có thể cùng gieo hoặc thu hoạch cùng hoặc khác thời gian. Còn theo Bourssard (1982) đưa ra quan niệm: Trồng xen là sự phối hợp hay xen kẽ các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích để tạo nên một hệ thống tổng thể cây trồng có nhiều tầng, có sự liên kết phù hợp với nhau sao cho cây trồng này nhận được năng lượng mặt trời nhiều nhất ở các độ cao khác nhau và hệ thống rễ có thể phân bố, khai thác được dinh dưỡng ở các tầng đất khác nhau. Thuật ngữ trồng xen muốn phân biệt giữa những hệ thống dựa vào sự sắp xếp không gian trong đó có sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng. So với trồng thuần chỉ có sự cạnh tranh giữa cùng một loại cây trồng. Trồng xen canh có thể cho năng suất cao hơn trồng thuần đáng kể trên một đơn vị diện tích và trong một mùa vụ nhất định; đây là nguyên nhân cơ bản mà trồng xen được phát triển ở nhiều nơi. Trồng xen canh cây trồng mang lại các lợi ích sau đây: 1. Sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn (nước, ánh sáng, đất) 2. Ít xảy ra dịch bệnh và cỏ dại 3. Đạm được sử dụng một cách hợp lý khi có mặt cây họ đậu Việc trồng xen rõ ràng giúp sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn, ... và cây lạc với mía tại huyện Thọ Xuân và Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 1. Thiết kế mô hình 1.1. Quy mô mô hình Mô hình luân canh truyền thống được được tiến hành trong vòng 1 năm theo công thức luân canh: Lạc Xuân - Đậu tương Hè - Lạc Thu Đông triển khai trong vụ Xuân năm 2014 tại vùng nguyên liệu mía của 2 huyện Thọ Xuân và Thạch Thành, trên 2 loại đất (đất đồi và đất ruộng), với quy mô 2 ha/mô hình. Tổng số có 12 mô hình. 1.2. Địa điển triển khai * Huyện Thọ Xuân tại xã Xuân Lam (đất bãi) và Xuân Bái (đất đồi). * Huyện Thạch Thành tại xã Thành Trực (đất bãi) và Thành Vân (đất đồi). 66 67 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía 1.3. Giống và thời vụ gieo trồng 1.3.1 Giống cho mô hình luân canh truyền thống Sử dụng giống lạc L26 và giống đậu tương DT84. Đây là các giống đã được khảo nghiệm, tuyển chọn và xây dựng mô hình có kết quả tốt trong quá trình triển khai đề tài. Giống thích hợp cho cả chân đất đồi và đất ruộng. 1.3.2. Thời vụ gieo trồng * Vụ Xuân: - Tại huyện Thọ Xuân: + Xã Xuân Lam gieo ngày 10/02 - 12/02/2014. + Xã Xuân Bái gieo ngày 16/02 – 17/02/2014. - Tại huyện Thạch Thành: + Xã Thành Trực gieo ngày 20/02 – 22/02/2014. + Xã Thành Vân gieo ngày 27/02 – 28/02/2014. * Vụ Hè Thu: - Tại huyện Thọ Xuân: + Xã Xuân Lam gieo ngày 3/6 - 5/6/2014. + Xã Xuân Bái gieo ngày 6/6 – 8/6/2014. - Tại huyện Thạch Thành: + Xã Thành Trực gieo ngày 9/6 – 11/6/2014. + Xã Thành Vân gieo ngày 12/6 – 14/6/2014. * Vụ Đông - Tại huyện Thọ Xuân: + Xã Xuân Lam gieo ngày 5/9 - 7/9/2014. + Xã Xuân Bái gieo ngày 8/9 – 10/9/2014. - Tại huyện Thạch Thành: + Xã Thành Trực gieo ngày 11/9 – 13/9/2014. + Xã Thành Vân ngày 14/9 – 16/9/2014. 1.4. Kỹ thuật làm đất * Cây lạc - Làm đất: Cày sâu 25-30 cm, bừa nhỏ tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trước khi rạch hàng. - Lên luống: Luống rộng 1,3 m (cả rãnh), mặt luống rộng 1,0 m. Rạch hàng sâu 8 - 10 cm, rạch làm 4 hàng dọc. * Cây đậu tương - Làm đất: Cày sâu 25-30 cm, bừa nhỏ tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trước khi rạch hàng. - Lên luống: Luống rộng 1,5 m (cả rãnh), mặt luống rộng 1,2 m. Rạch hàng sâu 5 - 8 cm, rạch làm 4 hàng dọc. 1.5. Gieo trồng * Cây lạc - Lượng giống lạc: 240 kg/ha (lạc vỏ). - Mật độ trồng: Lạc được trồng theo hàng đã rạch với khoảng cách 10 - 12 cm, trồng một hạt, trồng 4 hàng/luống (mật độ 35 cây/m2). Sau đó lấp đất tơi xốp phủ hạt từ 4 - 6 cm. - Phân bón (tính cho 1ha): + Đất đồi: 50 kg N + 90 kg P 2 O5 + 60 kg K2O + 2000 kg phân hữu cơ vi sinh + 500 kg vôi. + Đất bãi: 40 kg N + 90 kg P 2 O5 + 60 kg K2O + 2000 kg phân hữu cơ vi sinh + 500 kg vôi. - Cách bón phân: 68 69 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía + Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + toàn bộ lân + 1⁄2 lượng đạm urê + 1⁄2 lượng kali + 1/2 lượng vôi bột; + Bón thúc 1⁄2 lượng đạm urê + 1⁄2 lượng kali còn lại khi cây có 5-6 lá kết hợp xới xáo. Bón 1/2 lượng vôi bột còn lại bón vào giai đoạn sau hoa rộ 10-15 ngày. * Cây đậu tương - Lượng giống lạc: 60 kg/ha. - Mật độ trồng: Lạc được trồng theo hàng đã rạch với khoảng cách 15 - 18 cm, trồng 2 hạt, trồng 4 hàng/luống (mật độ 30 cây/m2). Sau đó lấp đất tơi xốp phủ hạt từ 3 - 5 cm. - Phân bón (tính cho 1ha): + Đất đồi: 100 kg N + 420 kg P 2 O5 + 120 kg K2O + 2000 kg phân hữu cơ vi sinh + 400 kg vôi bột. + Đất bãi: 80 kg N + 360 kg P2O5 + 100 kg K 2 O + 2000 kg phân hữu cơ vi sinh + 400 kg vôi bột. - Cách bón phân: + Vãi đều vôi trên mặt ruộng trước khi rạch hàng; + Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + toàn bộ lân + 1⁄2 lượng đạm urê; + Bón thúc toàn bộ lương phân còn lại khi cây có 5-6 lá kết hợp xới xáo. 1.6. Phòng trừ sâu bệnh * Cây lạc Đối với cây lạc trồng luân canh với cây mía tại 4 điểm triển khai mô hình không bị sâu, bệnh hại chính. Trong vụ Xuân và vụ Đông năm 2014, toàn bộ mô hình lạc trồng luân canh với cây mía tại 4 điểm triển khai không phải dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh. * Cây đậu tương Cây đậu tương trồng luân canh với mía trong vụ Hè Thu ít bị sâu bệnh hại; tuy nhiên vẫn phải phòng trừ thành 2 đợt: + Đợt 1: Sau khi đậu tương mọc 7 ngày, tiến hành phun thuốc phòng trừ giòi đục thân, sâu cuốn lá, bọ trĩ bằng thuốc Rengen 10WP với liều lượng 1 gói cho bình 16 lít nước phun cho 500 m2. + Đợt 2: Sau khi đậu tương ra hoa, dùng thuốc Peran 50WP phun phòng trừ bọ xít trích hút quả với liều lượng 1 gói cho bình 16 lít nước phun cho 500 m2. 1.7. Thu hoạch và bảo quản * Cây lạc - Kiểm tra cây có 80-85% số quả già, chọn ngày nắng ráo để thu hoạch, tiến hành thu hoạch. - Sau khi thu hoạch, cho phơi khô hạt tới độ ẩm khoảng 14% (ve tay thấy tróc vỏ lụa), để nguội, cho vào trong bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát. * Cây đậu tương - Kiểm tra khi 85% số quả trên cây chuyển màu vàng xám, lá rụng, cho cắt thân cây để lại phần gốc, phơi khô đập tách hạt ngay. - Đối với đậu tương làm giống, chỉ phơi 1 nắng to rồi tiến hành bóc tách, lượng hạt thu được phơi khô (độ ẩm 5%), bảo quản trong ni lông và để vào trong chum vại đậy kín để làm giống. - Hạt thương phẩm phơi khô tới độ ẩm khoảng 12% để nguội, bảo quản trong túi ni lông có bao rứa bên ngoài. 70 71 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía 2. Lợi ích của mô hình trồng luân canh truyền thống với mía 2.1. Lợi ích về kỹ thuật của mô hình trồng xen Luân canh là biện pháp kĩ thuật dễ làm và mang lại hiệu quả cao, biện pháp luân canh hợp lý có thể làm tăng năng suất mía từ 15 - 30% so với liên canh. Luân canh hợp lý giảm được tỉ lệ sâu bệnh và cỏ dại, điều hòa được các chất dinh dưỡng cải tạo đất. 2.2. Lợi ích về mặt kinh tế Đối với mô hình luân canh (Lạc Xuân – Đậu tương Hè - Lạc Thu Đông – Mía năm sau) trong năm 2014, trên chân đất ruộng tại huyện Thọ Xuân, năng suất mô hình lạc vụ Xuân đạt 33,8 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ Hè đạt 24,8 tạ/ha, năng suất lạc vụ Đông đạt 21,3 tạ/ha; còn trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ Xuân đạt 29,5 tạ/ha; năng suất đậu tương vụ Hè Thu đạt 23,2 tạ/ha, năng suất lạc vụ Đông đạt 19,8 tạ/ha. Với tổng chi phí 169,6 triệu đồng/ha cho tổng thu nhập 239,5 triệu đồng/ha, lãi thuần thu được 69,9 triệu đồng/ha/ năm; trong khi mía trồng thuần chỉ lãi 15 triệu đồng/ha/năm. Đối với huyện Thạch Thành, mô hình luân canh (Lạc Xuân – Đậu tương Hè -Lạc Thu Đông – Mía năm sau) trong năm 2014, trên chân đất ruộng, năng suất mô hình lạc vụ Xuân đạt 31,0 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ Hè đạt 23,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ Đông đạt 21,3 tạ/ha. Trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ Xuân đạt 27,8 tạ/ ha; năng suất đậu tương vụ Hè Thu đạt 21,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ Đông đạt 18,5 tạ/ha. Với tổng chi phí 169,6 triệu đồng/ha cho tổng thu nhập 225,2 triệu đồng/ha, lãi thuần thu được 55,6 triệu đồng. Trong khi mía trồng theo công thức cũ chỉ lãi 11 triệu đồng/ha/năm. 72 73 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa”, Trung tâm chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, 2015. 2. Trần Thanh Bình (2011), “Nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật trồng xen, luân canh cây đậu tương với cây mía, ngô góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất mía và ngô hàng hóa tại Cao Bằng”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 3. Trần Thanh Bình (2009), “Ứng dụng giải pháp kỹ thuật trồng xen canh với cây mía nhằm tăng thu nhập cho nông dân ở vùng trồng mía tỉnh Cao Bằng”, Báo cáo tổng kết đề tài, Hà Nội, 4. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011- 2020”, Kèm theo công văn số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 5. Trần Tiến Dũng (2004), “Nghiên cứu khả năng bảo vệ độ phì đất của một số mô hình canh tác cải tiến trên đất dốc ở huyện Mai Sơn- Sơn La”, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện KHNN Việt Nam, 6. Đỗ Ngọc Diệp, “Hiệu quả của việc bóc lá mía và xen, luân canh mía với cây họ đậu”, Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát, 7. Trần Văn Điền (2010), “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn”, Luận án Tiến sĩ NN, Đại học Thái Nguyên, 8. Hoàng Văn Đức, Mía đường - “Di truyền sinh lý và sản xuất”, NXB Nông nghiệp 9. Trần Công Hạnh (1999), “Nghiên cứu chế độ phân bón cho mía đồi vùng Lam Sơn Thanh Hoá”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học NNI, 10. Trần Công Hạnh (2002), “Nghiên cứu xây dựng mô hình áp 74 75 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía vùng đồi Lam Sơn Thanh Hoá”, Dự án KHCN cấp tỉnh, 11. Trần Công Hạnh (2009), “Nghiên cứu xác định biện pháp che phủ đất phục vụ canh tác hữu cơ vùng đồi Lam Sơn Thanh Hoá”, Đề tài NCHK cấp cơ sở, 12. Lê Văn Khoa (2003), “Xác định bộ giống và một số biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất và chất lượng lạc, phục vụ chương trình xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp,Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 13. Đinh Xuân Lan (2008), “Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh năng suất cao và canh tác bền vững vùng nguyên liệu mía huyện Thạch Thành”, Báo cáo bước I Dự án Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 14. Trần Đinh Long, Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Minh Tâm, Trần Thị Trường, Nguyễn Tấn Hinh, Nguyễn Văn Lâm, Lê Khả Tường và các cộng sự (2006), “Kết quả nghiên cứu và phát triển đậu đỗ giai đoạn 2001- 2005”, Kỷ yếu Hội nghị tổng kết Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2001- 2005, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr,268- 277 15. Đoàn Thị Thanh Nhàn (2006), “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển sản xuất mía nguyên liệu đạt năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ đổi mới cơ cấu mùa vụ và cung cấp ổn định mía nguyên liệu cho các nhà máy đường tại vùng khô hạn miền Trung”, Báo cáo tồng kết đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp nhà nước, 16. Trịnh Thị Nhất (2001), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng xen ngô với đậu tương nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và bồi dưỡng đất ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật NN Việt Nam 17. Trần Văn Sỏi (1988), “Hỏi đáp về kỹ thuật trồng mía”, NXB Nông nghiệp 18. Lê Đình Sơn (2009), “Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen lạc trên ruộng mía ở vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện KHNN Việt Nam, 19. Tổng cục cây trồng - Bộ Nông nghiệp (1978), “Sổ tay kỹ thuật cây công nghiệp”, NXB Nông nghiệp, 20. Phạm Văn Thiều (2002), “Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm cây đậu tương”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 21. Trần Danh Thìn (2001), “Vai trò của cây đậu tương, cây lạc và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh ở một số tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học NN I Hà Nội, 22. Trung tâm giống mía - Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (2007), “Quy trình kỹ thuật thâm canh mía đồi”, Tr, 4 - 8, 23. Tổng cục thống kê (2011), 24. Viện Bảo vệ thực vật (1997), “Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật”, tập III, NXB Nông nghiệp, 25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2006), “Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, Thanh Hoá, 26. Ali M,, P, K, Joshi, S, Pande, M, Asokan, S, M, Virmani, Ravi Kumar1 and B K Kandpal (2000), Legumes in Rice and Wheat Cropping Systems of the Indo- Gangetic Plain- Constraints and pportunities, ICRISAT, Patancheru 502 324, Andhra Pradesh, India, ISBN 92-9066-418-5, pp, 35- 70, 27. Annual research programme (2007), “Bangladesh Sugarcane Research Institute”, Ishurdi Pabna, October, 2006, Publication (125), pp 264, 28. Modern irrigation and fertigation methodologies for higher yields in sugarcane, Jians,com 29. M J Parson, Sucessful Intercroping of sugarcane, 76 77 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía 30. N, Govinden, Intercroping of sugarcane with potato in Mauritius - a successful cropping system, 2003, 31. FAOSTAT Database (2005), Website: 32. FAO (2012), Statistic Database, 33. Lawn R,J, and Hume D,J, (1985), “Response of tropical and temperate soybean genotypes to temperature during early reproductive growth”,Crop Science, (25), pp, 137- 142, 34. Hossain M,A, Karim M,F(1990), Response of Summer mungbean to levels of field management, Applied Agricultural Research, 35. ReĐy P,S (1982), Production technology for increasing groundnut yields in India, Paper presented at the annual kharif oilseeds workshop held at Bangalore, India, 36. Yadav R,L (2007), Annual Report Indian Institute of Sugarcane Research, Lucknow -226002 Uttar Pradesh, India, Zandstrah, G and Herrera W,A,T (1979), The response of some major upland - crops (Maize, sorghum, Mungbean, Peanut and Soybean) to excessive soil moisture, Philippine, L, of Crop Sci. Lời Nói Đầu I. CỞ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG LUÂN, XEN CANH VỚI MÍA 1.1. Khái niệm và vai trò của trồng xen các cây trồng 1.2. Khái niệm luân canh và lợi ích của luân canh cây trồng 1.3. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây mía 1.4. Cơ sở khoa học để xác định các cây trồng xen canh, luân canh với mía II. QUY TRÌNH XEN CANH, LUÂN CANH LẠC VÀ ĐẬU TƯƠNG VỚI MÍA 2.1. Đối với hình thức xen canh 2.2. Đối với hình thức luân canh 2.3. Quy trình kỹ thuật canh tác 2.4. Giới thiệu một số giống lạc và đậu tương trồng xen canh và luân canh với mía III. ĐIỂN HÌNH ÁP DỤNG THÀNH CÔNG 3.1. Tại Bình Định 3.2. Tại Phú Yên 3.3. Mô hình trồng xen lạc với mía vụ Xuân năm 2005 tại Nông trường Lê Đình Chinh 3.4. Mô hình trồng đậu tương, lạc xen mía tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa MỤC LỤC Trang 3 5 5 7 9 13 35 35 35 36 50 55 55 56 57 57 78 79 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía 3.5. Các vùng chuyên canh mía 3.6. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ, Viện cây lương thực và Cây thực phẩm 3.7. Mô hình trồng xen canh cây đậu tương và cây lạc với mía tại huyện Thọ Xuân và Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa 3.8. Mô hình trồng luân canh cây đậu tương và cây lạc với mía tại huyện Thọ Xuân và Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 59 59 65 73 80 Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía
File đính kèm:
- ky_thuat_trong_xen_canh_luan_canh_lac_va_dau_tuong_voi_mia.pdf