Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Cây thanh long (Hylocerus undulatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở Trung Mỹ, là một trong những cây ăn quả quan trọng của nước ta; được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và rải rác ở một số tỉnh khác. Thanh long đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu quả tươi của Việt Nam trong những năm gần đây. Với ưu thế thị trường tiêu thụ ổn định và hiệu quả kinh tế cao, nông dân đang ngày càng chú trọng đầu tư vào sản xuất cây thanh long.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 1

Trang 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 2

Trang 2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 3

Trang 3

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 4

Trang 4

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 5

Trang 5

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 6

Trang 6

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 7

Trang 7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 8

Trang 8

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 9

Trang 9

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang Trúc Khang 10/01/2024 4221
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
KỸ THUẬT 
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY thanh long
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Xông đèn để xử lý ra hoa thanh long
Thanh long trồng tại 
Viện Cây ăn quả miền Nam
Hoa thanh long
Trần Danh Sửu (Chủ biên), Nguyễn Văn Hòa, Võ Hữu Thoại, 
Trần Thị Oanh Yến, Phạm Thị Xuân, Nguyễn Ngọc Thi, 
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thành Hiếu, Đặng Thị Kim Uyên, 
Lê Quốc Điền, Trần Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thùy Linh, 
Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Thanh Tùng
Hà Nội, 2017
KỸ THUẬT 
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 
CÂY THANH LONG
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
3Cây thanh long (Hylocerus undulatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có 
nguồn gốc ở Trung Mỹ, là một trong những cây ăn quả quan trọng của nước 
ta; được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và rải rác 
ở một số tỉnh khác. Thanh long đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu 
quả tươi của Việt Nam trong những năm gần đây. Với ưu thế thị trường tiêu 
thụ ổn định và hiệu quả kinh tế cao, nông dân đang ngày càng chú trọng 
đầu tư vào sản xuất cây thanh long.
Cuốn sách “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long” được xuất 
bản nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về trồng và 
chăm sóc cây thanh long. Nội dung cuốn sách giúp cho cán bộ kỹ thuật 
và bà con nông dân nắm được các kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý 
sâu bệnh hại một cách hiệu quả và an toàn cho con người cũng như môi 
trường xung quanh. 
Xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Vũ Mạnh Hải - Nguyên Phó Giám đốc Viện 
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp quý báu cho cuốn 
sách này.
Mặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng trong quá trình tổng hợp và biên soạn 
tài liệu nhưng không thể tránh những sai sót. Rất mong được tiếp nhận các 
góp ý của độc giả để cuốn sách này ngày càng hoàn thiện và trở thành tài 
liệu hữu ích cho sản xuất cây thanh long. 
Nhóm tác giả
LỜI NÓI ĐẦU
5I. KỸ THUẬT 
trồng và chăm sóc 
CÂY THANH LONG
6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
1.1. LÀM ĐẤT
a) Chuẩn bị đất trồng
Vùng đất cao (như Bình Thuận, 
Vũng Tàu, Đồng Nai): Phần lớn ở 
các tỉnh này là đất xám bạc màu, 
đất cát pha hoặc đất núi, đất dốc 
dễ xói mòn, rửa trôi nên cần phải 
bón nhiều phân hữu cơ (phân 
chuồng hoai mục) để cải tạo đất. 
Chuẩn bị đất bao gồm cắm cọc, 
đào lỗ, xuống trụ. Sau khi chôn trụ 
xong, đào quanh trụ sâu 20 cm, rộng 1,5 cm; bón lót phân chuồng, phủ đất 
và đặt hom. 
Vùng đất thấp, nhiễm phèn (như Tiền Giang, Long An): Đất thấp cần phải 
lên liếp (mô) trước khi trồng; liếp trồng phải cách mặt ruộng khoảng 40 cm 
để đề phòng ngập nước trong mùa mưa. 
Đất phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm 
cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn 
là cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu róm,...
b) Trụ trồng 
Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc trụ xi măng cốt sắt để trồng thanh long. 
Hiện nay, trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến 
trong sản xuất với kích thước cạnh vuông từ 12 - 15 cm, cao 1,6 - 2,0 m, 
chôn sâu 0,4 - 0,5 m (tuỳ thuộc vào vùng đất), chiều cao từ mặt đất đến 
đỉnh trụ từ 1,2 - 1,5 m), phía trên có 2 - 4 thanh sắt đua ra ngoài 20 - 25 cm 
được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long sau này. 
1.2. THỜI VỤ 
Thường trồng vào khoảng tháng 10 - 11 dương lịch. Những nơi thiếu 
nguồn nước tưới như Bình Thuận, Vũng Tàu, An Giang nên trồng vào đầu 
mùa mưa (tháng 5 - 6 dương lịch) nhưng phải chú ý đến việc chuẩn bị hom 
Hình 1. Trụ trồng
7giống từ trước do lúc này cây đang ra hoa và mang quả, không thể lấy 
hom trực tiếp được.
1.3. CHUẨN BỊ HOM GIỐNG
Cần chọn những cành có tiêu chuẩn 
sau: Tuổi cành trung bình từ l - 2 năm 
tuổi trở lên, chiều dài hom tốt nhất là 
từ 50 - 70 cm; hom mập, có màu xanh 
đậm, không có khuyết tật, sạch sâu 
bệnh; các mắt mang chùm gai phải tốt, 
mẩy, khả năng nẩy chồi (mụt) tốt.
Sau khi chọn hom xong, hom được dựng 
nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, 
trong vòng 10 - 15 ngày hom bắt đầu 
nhú rễ thì đem trồng.
1.4. MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH 
Thanh long là cây ưa sáng, cần nhiều ánh nắng, cần trồng ở mật độ thưa, từ 
900 - 1.100 trụ/ha (cây cách cây 3,0 - 3,5 m; hàng cách hàng 3,0 - 3,5 m) 
đảm bảo cho việc đi lại, chăm sóc thuận tiện.
1.5. CÁCH TRỒNG 
Đặt 4 hom quanh 4 phía của trụ, cao hơn mặt đất 
0,5 cm để tránh thối gốc. Áp phần phẳng của hom 
vào mặt phẳng của trụ để sau này
hom ra rễ bám nhanh vào trụ. 
Dùng dây nilông hoặc dây 
vải buộc nhẹ hom vào trụ 
để tránh gió làm lung lay, 
sau đó tưới nhẹ và tủ rơm
 hoặc cỏ khô để giữ ẩm. 
Hình 2. Cách đặt hom
8 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
1.6. BÓN PHÂN
a) Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản
Giai đoạn kiến thiết cơ bản là giai đoạn từ khi trồng đến khi cây 2 năm tuổi.
Năm thứ 1: 
- Phân hữu cơ: Bón lót một ngày trước khi trồng và khoảng 6 tháng sau 
khi trồng, với liều lượng 10 -15 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg 
supe lân hoặc lân Văn Điển/trụ. Có thể sử dụng  ... ết lại thành mảng 
lớn màu nâu đen, vết thối từ phần ngọn vào trong; trên hoa vết nhỏ 
có màu nâu đen, lan rộng, làm hoa rụi rất nhanh, nhũn và rụng xuống; 
trên quả vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu 
đỏ, lõm xuống, sau đó phát triển nhanh thành những mảng thối lõm 
vào vỏ.
Hình 8. Triệu chứng bệnh thán thư trên cành, nụ hoa và trái
18 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
- Phòng trừ: Chọn giống sạch bệnh, vệ sinh vườn, thoát nước và tưới 
nước; tăng cường bón phân hữu cơ có ủ với các loài nấm đối kháng 
như: Trichoderma, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis, pseudomonas 
flurescens; phun thuốc gốc đồng khi vừa đậu trái như Difenoconazole, 
Difenoconazole + azoxystrobin, propineb 7 - 14 ngày/lần (tuỳ vào 
điều kiện thời tiết). 
Bệnh đốm đen (rỉ sắt, rỉ sét)
- Bệnh gây hại trên nụ hoa, ở giai đoạn mới xuất hiện, vết bệnh xâm 
nhiễm từ rìa tai nụ hoa và lan dần vào bên trong, sau đó phát triển 
thành vệt có dạng elip thuôn dài, lõm ở giữa và có lớp bào tử mọc bám 
trên bề mặt vết bệnh. Trên hoa: bệnh làm cho bông bị nghẽn lại (bông 
bị bó chặt) không nở được. Tai trái bị nhiễm bệnh sẽ để lại vết sẹo và 
quả khi thu hoạch bán sẽ mất giá trị thương phẩm. 
- Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng (tương tự bệnh đốm nâu); bón nhiều 
phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma; phun ngừa 
thuốc trừ nấm gốc đồng hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan,  Phun 
phủ toàn bộ trụ thanh long sau khi cắt tỉa và trước khi xử lý ra hoa để 
làm giảm áp lực mầm bệnh. Ở giai đoạn ra hoa, sau khi hình thành nụ, 
tiến hành tỉa bớt, chọn nụ hoa. Phun xen kẽ theo định kỳ các loại thuốc 
trừ nấm gốc Validamycin, Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole, 
Chitosan. Lần 1: Vào thời điểm tuổi của nụ hoa đạt khoảng 7 ngày tuổi 
(phun thuốc gốc đồng, Validamycin, Chitosan,). Lần 2: Lúc nụ khoảng 
12 - 14 ngày tuổi (phun Validamycin, Iprodione, Difenoconazole, 
Diniconazole). Lần 3: Lúc nụ khoảng 20 - 21 ngày tuổi (phun Iprodione, 
Difenoconazole, Diniconazole). Lần 4: Rút râu sau khi hoa nở 2 - 4 
ngày tuổi (tuỳ vào điều kiện thời tiết mùa nắng hay mùa mưa phun 
Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole, Validamycin). 
Bệnh thối quả
- Bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây ra nụ, sau khi hoa 
nở (2 - 3 ngày sau khi phát hoa héo) và ở giai đoạn quả non. Bệnh 
phát triển và lây lan nhanh chóng trong điều kiện ẩm độ cao và mưa 
thường xuyên. Triệu chứng ban đầu là nụ hoặc quả có vết bị thối 
nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, bên trên vết bệnh có xuất 
hiện lớp tơ nấm màu đen và lan rộng rất nhanh làm thối cả quả (sau 
19
khoảng 12 - 24 giờ), có mùi hôi 
(mùi lên men rượu) và có dịch 
nhựa màu nâu vàng chảy ra. 
- Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng 
và phòng trừ sinh học tương tự 
như với bệnh đốm nâu; phun 
ngừa bằng chất khử trùng bề 
mặt bằng thuốc trừ nấm gốc 
đồng, Streptomycin sulfate 
hoặc thuốc sinh học gốc 
Chitosan, Phun phủ toàn bộ trụ thanh long sau khi cắt tỉa và trước 
khi xử lý ra hoa giai đoạn ra hoa, phun xen kẽ theo định kỳ 5 - 7 ngày/
lần bằng thuốc sinh học Chitosan hoặc các loại thuốc trừ nấm gốc 
Kasugamycin, Streptomycin sulfate, Oxolinic acid.
c) Tuyến trùng hại thanh long 
- Tuyến trùng gây hại rễ làm cho cây sinh trưởng kém, cành nhỏ, bị héo 
tóp rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thiếu phân, thiếu nước hay 
thối rễ. Cây bị bệnh nặng và lâu, các rễ sẽ bị thối rữa, đặc biệt khi có sự 
gây hại của các vi sinh vật gây hại khác (Phytophthora sp., Fusarium 
sp.) thì thối rễ sẽ xảy ra nhanh chóng và cây nhổ lên dễ dàng. 
- Biện pháp phòng trừ: 
 Sử dụng cây giống sạch bệnh; làm đất kỹ (cày bừa và phơi ải) trước 
khi trồng; tưới chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus với liều lượng 
15 - 20 gam; chế phẩm SOFRI - Paecilomyces (7,4.109 cfu/gam sản 
phẩm)/10 lít nước; trồng xen thêm vào vườn hoặc bên dưới tán cây 
các loại cây có tác dụng xua đuổi tuyến trùng như cây hoa cúc thược 
dược, vạn thọ, lục lạc, cây họ đậu,  
 Khi cây có dấu hiệu bệnh cần tiến hành kiểm tra và xử lý bằng một 
trong các loại thuốc Nokaph, Vibasu, Map logic,  Xử lý thuốc liên tục 
2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tháng; tuy nhiên có thể tăng số lần xử lý 
thuốc tuỳ vào tình trạng nhiễm bệnh của cây. 
 Đối với những vườn nhiễm tuyến trùng nặng thì nên tiến hành luân 
canh 2 - 3 năm với một số cây không phải là cây kí chủ (lúa, đậu) 
Hình 9. Triệu chứng bệnh 
thối quả trên thanh long 
20 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
d) Dịch hại khác 
Ốc sên (ốc ma)
- Ốc sên thường hoạt động vào ban đêm, ăn phá các bộ phận non của 
cây thanh long bằng hàm răng cứng và sắc bén. 
- Biện pháp phòng trừ: Bắt bằng tay hoặc dùng các loại thuốc BVTV: 
Metaldehyde (Toxbait 120B), Neem Oil+Azadirachtin (Agrimorstop 
66 124EC), Niclosamide (Bay ốc 750WP). 
Hiện tượng vàng bẹ, rám cành
- Trên cành xuất hiện các vết chấm li ti hình dạng không nhất định, có 
màu nâu đỏ, xung quanh vết bệnh có viền màu vàng, vết bệnh sau 
đó lan dần ra, liên kết lại với nhau làm vàng cả bẹ (do nấm Bipolaris 
crustacea). Ngoài ra, ở phía mặt trên bẹ lúc đầu xuất hiện những vết 
bệnh lốm đốm có màu xanh với đường viền màu vàng xung quanh vết 
bệnh. Sau đó, các vết bệnh này nổi gồ lên trên bề mặt bẹ thanh long, 
có màu nâu xám. Các vết bệnh này lan rộng ra, liên kết lại với nhau sẽ 
tạo thành những mảng lớn (Fusarium equiseti) và khi gặp điều kiện 
thuận lợi sẽ gây thối bẹ. 
- Biện pháp phòng trừ: (1) Vệ sinh vườn; cung cấp đầy đủ nguồn phân 
hữu cơ cho cây; phun luân phiên các loại thuốc ít độc, an toàn và tiết 
kiệm như Mancozeb, Iprodione hoặc một số loại thuốc có gốc đồng. 
(2) Đối với tác nhân do nấm Fusarium equiseti: các loại thuốc khuyến 
cáo có hiệu quả cao trong phòng trị như Fosetyl- alumium, Mancozeb 
+ Metalaxyl, Difenoconazole, Azoxystrobin + Difenoconazole, 
Tebuconazole + Trifloxystrobin. Kết hợp phun nấm đối kháng 
Trichoderma hoặc vi đối kháng Bacillus.
1.10. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN 
a) Thu hoạch
Thu hoạch đúng độ chín: Độ chín thu hoạch thanh long ruột trắng ở thời 
điểm 30 - 34 ngày sau hoa nở. Độ chín thu hoạch thanh long ruột đỏ ở thời 
điểm 29 - 32 ngày sau hoa nở. Độ chín thu hoạch thanh long tím hồng ở 
thời điểm 30 - 33 ngày sau hoa nở. 
21
Dùng kéo cắt hay liềm, thao tác thu hái phải nhẹ nhàng, tránh làm tổn 
thương quả do sự trầy xước. Quả sau khi thu hái không nên để trực tiếp 
trên bề mặt đất mà nên cho ngay vào giỏ hoặc sọt có lót lớp nệm và để nơi 
thoáng mát, vận chuyển quả về địa điểm xử lý đóng gói, bảo quản ngay sau 
khi thu hoạch.
b) Bảo quản 
Bao quả: Bao quả hay phủ sáp nhằm giảm sự mất nước, giảm sự hô hấp. 
Sử dụng biện pháp bao quả với túi PE có đục lỗ, không hàn kín bao, có tác 
dụng tốt đến chất lượng bảo quản thanh long trong quá trình tồn trữ và 
vận chuyển.
Phân loại và đóng gói: Phân loại và đóng gói trên các bàn inox; phân loại 
được thực hiện bằng cân định lượng. Thanh long sau khi phân loại được xếp 
vào các thùng carton có đục lỗ để dễ thông gió. 
Đai thùng và đóng kiện: Để thuận tiện cho chuyên chở và tồn trữ, việc bốc 
hàng lên container lạnh, các thùng carton thanh long sẽ được đai lại và xếp 
thành kiện vững chắc trên các pallet và đưa ngay vào kho trữ lạnh. 
Cất giữ và phân phối: Thanh long rất dễ hư hỏng và thời gian bảo quản sẽ 
rút ngắn nếu bảo quản vận chuyển trong điều kiện thường. Để bảo quản 
được lâu, thực hiện bảo quản vận chuyển trong dây chuyền lạnh. Ở nhiệt độ 
(5 - 60C) và ẩm độ (85 - 90%) là điều kiện tốt nhất để tồn trữ và vận chuyển 
thanh long. Ứng với điều kiện này, thời gian bảo quản của thanh long dao 
động trong khoảng 4 - 5 tuần. 
c) Sơ chế xuất khẩu
Phân loại: Phân loại quả theo trọng lượng, có thể sử dụng thang phân loại 
do Phân Viện Công nghệ sau thu hoạch dự thảo. Theo đó, quả thanh long 
được phân làm 4 loại: loại l trên 500 g, loại 2 từ 380 g đến 500 g, loại 3 từ 
300 g đến 380 g và loại 4 nhỏ hơn 300 g. Theo cách phân loại này thì các 
loại quả từ hạng 3 trở lên đều có thể xuất khẩu được.
Xử lý trừ nấm: Quả được xếp ra sàn tối đa là 5 lớp, không nên chất đống, 
sau đó được xử lý bằng cách nhúng quả vào thau đựng nước thuốc trừ nấm 
(ví dụ như Topsin M), xếp quả qua một bên, quạt gió cho khô tối thiểu 15 
phút, rồi đóng thùng.
22 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
Phương pháp thu hoạch
Lưu trữ tạm thời Xếp kiện và tồn trữ
Cắt tỉa loại bỏ phần không mong muốn
Xử lý hơi nóng diệt trứng ruồi 46,5oC 
trong 15 - 20 phút
Độ chín thu hoạch
Hình 10. Một số hình ảnh về thu hoạch và sau thu hoạch thanh long
Đóng thùng: Thùng carton đựng thanh long có kích thước 46 x 31 x 13 cm, 
làm bằng giấy carton gồm 3 lớp dày 5 mm, thùng có 10 lỗ thông gió kích 
thước 2,5 x 4 cm, bố trí đối xứng. 
Bên trong thùng có vách ngăn cho từng quả một. Trọng lượng thùng là 750 g. 
Quả được bọc bằng bao PE có 10 lỗ thông gió đường kính là 5 mm hay tết 
hơn nên bọc bằng lưới Polystyren, như vậy sẽ tránh được trầy xước khi 
chuyên chở. Trọng lượng tịnh (quả) là 5 - 5,2 kg.
Tồn trữ, chuyên chở: Do quả thanh long dễ hư hỏng, khi xuất khẩu cần 
chuyên chở nhanh bằng tàu lạnh. Khi chuyên chở xa bằng tàu thì các thùng 
thanh long phải làm lạnh trước ở nhiệt độ 8oC Sau đó cho vào container giữ 
ở nhiệt độ 5oC, ẩm độ không khí từ 85% đến 90%, có ván lót để bảo đảm 
thông gió.
23
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG 
THANH LONG hiện TRỒNG 
PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM 
24 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
2.1. CÁC GIỐNG THANH LONG RUỘT TRẮNG 
Thanh long ruột trắng thường được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung 
bộ và Nam bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại thanh 
long này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng 
cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám 
bạc màu, đất phèn 
Giống thanh long Ruột trắng Bình Thuận
Giống được trồng phổ biến tại tỉnh Bình Thuận. Sinh trưởng mạnh, cành to 
khoẻ, hoa có khả năng thụ phấn tự nhiên. Quả to và đẹp, tai quả xanh cứng, 
thịt quả màu trắng đục và chắc, hạt nhỏ, năng suất cao. Tuy nhiên, giống 
này có khả năng ra hoa tự nhiên trung bình, tập trung và bị ảnh hưởng 
mạnh bởi quang kỳ (thường chỉ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch) 
nên chi phí xử lý ra hoa nghịch vụ cao và năng suất quả có thể thất thường.
Giống thanh long Ruột trắng Chợ Gạo
Giống được trồng phổ biến tại tỉnh Tiền Giang và Long An. Sinh trưởng 
mạnh, cành khá to, quả khá to và đẹp, tai quả xanh cứng, thịt quả màu 
trắng đục và chắc, hạt nhỏ. Năng suất cao và hoa có khả năng thụ phấn 
tự nhiên. Tuy nhiên, giống này có khả năng ra hoa tự nhiên trung bình, tập 
trung và bị ảnh hưởng mạnh bởi quang kỳ. 
2.2. GIỐNG THANH LONG RUỘT ĐỎ ĐÀI LOAN
Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan, sai quả, ruột đỏ tím, 
ăn ngọt (độ đường 16 - 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và 
chất khoáng 
Quả thanh long ruột đỏ Đài Loan thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới 
ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 - 35oC, nếu dưới 
nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi 
trồng cây tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và 
ánh sáng nhiều. 
25
2.3. GIỐNG THANH LONG RUỘT TÍM HỒNG LĐ5
Thanh long Ruột tím hồng LĐ5 là giống lai, được tạo ra từ lai giữa giống 
thanh long Ruột đỏ Long Định 1 (làm mẹ) và giống thanh long Ruột trắng 
Chợ Gạo (làm bố) theo phương pháp lai truyền thống. 
Một số đặc điểm chính:
Thân cành: Cây sinh trưởng khá mạnh, cành khá to, khoẻ, khả năng đâm 
cành trung bình.
Hoa: Cây cho hoa đầu tiên 8 - 9 tháng sau khi trồng, cây có khả năng ra 
hoa mạnh và gần như quanh năm, ít chịu ảnh hưởng bởi quang chu kỳ. Từ 
tháng 9 đến tháng 3 dương lịch (ngày ngắn), cây ra hoa ít (2 - 5 hoa/trụ) 
và từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch cây ra hoa khá nhiều, mỗi tháng/đợt 
hoa (mỗi đợt 10 - 15 hoa/trụ). Hoa nở và tung phấn vào ban đêm từ 20 giờ 
đến gần 6 giờ sáng. Hoa thụ phấn tự nhiên để tạo quả. Thời gian từ nở hoa 
đến thu hoạch quả (chuyển màu đỏ hoàn toàn) từ 28 - 30 ngày như giống 
thanh long Ruột trắng.
Quả: Trọng lượng trung bình 313,3 - 379,3 g/quả, vào mùa nghịch (tháng 
11 - 1 dương lịch) trọng lượng quả có thể đạt đến 500 g/quả. Dạng quả 
hình trứng đến trứng thuôn, vỏ quả khi chín có màu đỏ khá đậm và bóng, 
vỏ dầy trung bình 2,08 - 2,50 mm và chưa thấy nứt quả khi quá chín; tai 
quả xanh, khá cứng; thịt quả chắc (0,71 - 1,15 kg/cm2) và tỷ lệ ăn được cao 
(70,12 - 80,59%). Thịt quả màu tím hồng (không đậm màu) và khá ổn định 
trong 24 giờ, nước quả trung bình và có màu tím hồng trung bình - khá, cỡ 
hạt to trung bình - khá và vị ngọt chua thanh (TSS: 15,87 - 18,110 brix; pH: 
5,03, hàm lượng vitamin C: 17,61 - 18,67 mg/100 ml dịch quả; acid tổng số: 
15,87 - 18,11 g/100 ml dịch quả).
Năng suất: Khá cao, trong vụ chính (tháng 4 - 9 dương lịch) đạt trung bình 
10,34 kg/trụ/vụ (cây 16 tháng tuổi) tại ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Bà 
Rịa - Vũng Tàu. Trong vụ nghịch (tháng 10 - 01 dương lịch) đạt trung bình 
2,73 kg/trụ/vụ (cây 18 tháng tuổi) tại hai tỉnh Tiền Giang và Long An.
26 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
2.4. GIỐNG THANH LONG RUỘT ĐỎ TÍM MỸ
Thường được gọi là thanh long Ruột tím. Giống được du nhập từ Mỹ và trồng 
tại Viện Cây ăn quả miền Nam vào năm 2004.
Cây sinh trưởng mạnh ở mức trung bình, cành dạng ba cạnh, mỏng và ít gai 
trên thùy. Quả hình cầu không đẹp, tai quả đỏ xanh và cứng trung bình, vỏ 
đỏ tươi, trọng lượng 120 g/quả. Thịt quả màu tím, mềm và chiếm tỷ lệ 66%, 
vị ngọt chua (độ brix 17,2%, pH: 4,7), hạt to và nhiều.
Hình 11. Hình ảnh một số giống thanh long 
trồng phổ biến hiện nay ở việt Nam
Quả thanh long RTCG
Quả thanh long VN
Quả thanh long RTBT
Quả thanh long B1
27
Quả Ruột đỏ Đài Loan
Quả thanh long Red flesh Quả Ruột tím hồng LĐ5
Quả Ruột đỏ tím Mỹ Quả thanh long D
28 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
 LỜI NÓI ĐẦU 3
I. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY THANH LONG 5
1.1. Làm đất 6
1.2. Thời vụ 6
1.3. Chuẩn bị hom giống 7
1.4. Mật độ và khoảng cách 7
1.5. Cách trồng 7
1.6. Bón phân 8
1.7. Chăm sóc 10
1.8. Xử lý ra hoa nghịch vụ 12
19. Phòng trừ sâu bệnh 14
1.10. Thu hoạch và bảo quản 20
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG THANH LONG HIỆN TRỒNG 23
 PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM 
2.1. Các giống thanh long ruột trắng 24
2.2. Giống thanh long ruột đỏ Đài Loan 24
2.3. Giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 25
2.4. Giống thanh long ruột đỏ tím Mỹ 26
MỤC LỤC
In 1.000 bản khổ 14,5 x 20,5 tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thiết kế Á Âu
Địa chỉ: Khu 9, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội
Giấy phép xuất bản số 30B/GB-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành 
cấp ngày 08/12/2017
ISBN: 978-604-9803-09-3
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2017
Xuất bản phẩm không bán.
KỸ THUẬT 
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 
CÂY THANH LONG
KỸ THUẬT 
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY thanh long
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Xông đèn để xử lý ra hoa thanh long
Thanh long trồng tại 
Viện Cây ăn quả miền Nam
Hoa thanh long

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_trong_va_cham_soc_cay_thanh_long.pdf