Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ

Bài báo này trình bày kết quả nghiên

cứu của kỹ thuật phủ vải trên mannequin để

sáng tạo hình khối trên trang phục nữ. Qua

bài báo, tác giả muốn giới thiệu một phương

pháp thiết kế rập đang được ứng dụng mạnh

mẽ trong lĩnh vực thiết kế thời trang của các

nước tiên tiến trên thế giới và cũng để phục

vụ cho công tác giảng dạy môn học thiết kế

trang phục tại các trường có đào tạo chuyên

ngành Công nghệ may – Thiết kế thời trang.

Đối tượng nghiên cứu là những khối cong,

khối đa giác may ráp nổi trên trang phục và

các kiểu đầm được phủ mẫu từ đơn giản

đến phức tạp như là đầm công sở, đầm dạ

hội, đầm cưới. Nguyên vật liệu phủ mẫu

trên mannequin là vải mộc 100% cotton và

vải chính thực hiện sản phẩm là các loại vải

phi, vải nhung, vải voan, vải lưới có độ co

giãn với các màu sắc đậm nhạt khác nhau.

Khi ủi các mẫu vải, sản phẩm không sử

dụng bàn ủi hơi để ủi. Kết quả nghiên cứu

đưa ra các quy trình tạo khối 3D trên

mannequin, và các bước phủ của các kiểu

đầm trên.

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 1

Trang 1

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 2

Trang 2

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 3

Trang 3

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 4

Trang 4

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 5

Trang 5

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 6

Trang 6

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 7

Trang 7

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 8

Trang 8

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 9

Trang 9

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 10680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ

Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang phục nữ
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K3- 2015 
Trang 25 
Kỹ thuật phủ vải tạo khối trên trang 
phục nữ 
 Nguyễn Thị Mộng Hiền1 
 Hồ Tường Vy2 
 Hoàng Thị Thảo3 
1Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM 
2Công ty cổ phần Dệt may Gia Địmh – Phong Phú 
3Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè 
(Bản nhận ngày 14 tháng 11 năm 2014, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 30 tháng 6 năm 2015) 
TÓM TẮT 
Bài báo này trình bày kết quả nghiên 
cứu của kỹ thuật phủ vải trên mannequin để 
sáng tạo hình khối trên trang phục nữ. Qua 
bài báo, tác giả muốn giới thiệu một phương 
pháp thiết kế rập đang được ứng dụng mạnh 
mẽ trong lĩnh vực thiết kế thời trang của các 
nước tiên tiến trên thế giới và cũng để phục 
vụ cho công tác giảng dạy môn học thiết kế 
trang phục tại các trường có đào tạo chuyên 
ngành Công nghệ may – Thiết kế thời trang. 
Đối tượng nghiên cứu là những khối cong, 
khối đa giác may ráp nổi trên trang phục và 
các kiểu đầm được phủ mẫu từ đơn giản 
đến phức tạp như là đầm công sở, đầm dạ 
hội, đầm cưới. Nguyên vật liệu phủ mẫu 
trên mannequin là vải mộc 100% cotton và 
vải chính thực hiện sản phẩm là các loại vải 
phi, vải nhung, vải voan, vải lưới có độ co 
giãn với các màu sắc đậm nhạt khác nhau. 
Khi ủi các mẫu vải, sản phẩm không sử 
dụng bàn ủi hơi để ủi. Kết quả nghiên cứu 
đưa ra các quy trình tạo khối 3D trên 
mannequin, và các bước phủ của các kiểu 
đầm trên. 
Từ khoá: Thiết kế trang phục, mannequin, khối 3D, phủ mẫu, thiết kế rập, đầm công sở, 
đầm dạ hội, đầm cưới, thiết kế thời trang. 
1. GIỚI THIỆU 
Trong thiết kế trang phục thường sử dụng 
chủ yếu thiết kế theo phương pháp tính toán 2D 
[1, 2, 5, 11, 12] và phương pháp phủ mẫu 3D [10, 
13, 14]. Thiết kế theo phương pháp 3D đã có từ 
rất lâu nhưng khả năng sử dụng vẫn hạn chế. Tuy 
nhiên, khi ngành công nghiệp thời trang phát 
triển trong những năm gần đây thì phương pháp 
thiết kế 3D đã được nhân rộng tại nhiều nước 
trên thế giới. Với thiết kế 2D kích thước và hình 
dạng của các chi tiết của sản phẩm được xác định 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K3 - 2015 
Trang 26 
dựa trên cơ sở những số đo của cơ thể người, hệ 
số gia cử động, hệ số công nghệ cùng những 
thông tin về kiểu dáng sản phẩm và những 
phương pháp tạo dáng chúng. Thiết kế theo 
phương pháp 3D được thực hiện bằng tay (phủ 
vải trực tiếp để lấy mẫu trên mannequin) [4,8,9] 
hoặc thiết kế dưới sự hỗ trợ của phần mềm kết 
hợp thiết kế 2D, mô phỏng may ảo, mô phỏng 
mặc và biểu diễn ảo phần mềm V-Sticher, phần 
mềm CLO3D... phương pháp này đã được sử 
dụng phổ biến trên thế giới, giúp nhà thiết kế 
nảy sinh thêm nhiều ý tưởng mới so với ý tưởng 
ban đầu, làm cho việc thiết kế trở nên dễ dàng và 
đầy cảm hứng. Đa phần dòng thời trang cao cấp 
của những nhãn hiệu lớn đều sử dụng kỹ thuật 
này, chẳng hạn như bộ đầm cưới trong bộ sưu 
tập mùa thu 2011 của nhà thiết kế Marchesa với 
phần thân áo và tùng váy 3D xòe rộng, xếp nếp 
theo nghệ thuật gấp giấy origami độc đáo; bộ sưu 
tập xuân hè 2011 của nhà thiết kế John Galliano 
với thủ thuật xếp nếp độc đáo đã tạo nên nét sống 
động 3D cho phần thân áo và vẻ yểu điệu ở chân 
váy; bộ sưu tập “Black Rose” 27/8/2013 của nhà 
thiết kế Hoàng Minh Hà với tông màu đen chủ 
đạo kết hợp cùng các chất liệu vải xốp, vải voan, 
vải lưới được thiết kế tạo khối 3D đã chuyển tải 
được toàn bộ ý nghĩa bộ sưu tập. (Hình 1) 
Thiết kế 3D, mẫu sẽ được phủ trực tiếp lên 
mannequin thật hoặc ảo, từ đó chuyển sang rập 
2D. Ưu điểm của phương pháp này là kiểu dáng 
sản phẩm sẽ nhìn thấy trước khi chuyển sang rập 
2D nên kiểu dáng được trau chuốt hơn để tăng 
giá trị và chất lượng sản phẩm được nâng cao. 
 Trong bài báo này, tác giả sẽ giới thiệu kỹ 
thuật tạo các khối và kỹ thuật phủ các kiểu đầm 
tạo khối qua ba kiểu đầm công sở, đầm dạo phố, 
đầm cưới. Người thiết kế chuyển ý tưởng của 
mẫu phác thảo thành một dạng 3D để hình dung 
bộ trang phục. Kích thước và tỷ lệ kích thước của 
các chi tiết tạo hình khối liên quan với nhau và 
liên quan với vóc dáng cơ thể được nhìn thấy rõ 
ràng nên việc hiệu chỉnh chi tiết mẫu cho tới khi 
thỏa mãn thẩm mỹ nhà thiết kế sẽ được tối ưu. 
Bên cạnh đấy khả năng tác động của vải như là 
độ rũ vải, xếp nếp vải hay sống vải dễ dàng 
được nhìn thấy. 
Hình 1. Các kiểu trangphục sử dụng kỹ thuật tạo khối 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K3- 2015 
Trang 27 
2. NỘI DUNG 
2.1 Đối tượng nghiên cứu 
2.1.1 Người mặc 
Đối tượng sử dụng các sản phẩm này là giới 
nữ trẻ trong độ tuổi từ 25 đến 35 có thông số 3 
vòng chính tương đương các số đo trên 
mannequin. 
2.1.2 Mannequin (Hình 2.1) 
Mannequin sử dụng để phủ mẫu: size S 
(vòng ngực: 88cm; vòng eo: 63cm; vòng mông: 
92cm) 
 Hình 2.1. Mannequin size S 
2.1.3 Nguyên vật liệu may 
Vải mộc 100% cotton (Hình 2.2), vải phi, 
vải nhung, vải voan, vải lưới (Hình 2.3). 
Hình 2.2 Vải phủ (vải mộc, dệt thoi), 100% cotton 
Hình 2.3 Các loại vải chính 
Lý do sử dụng vải mộc 100% cott ... c 
tạo liền trên trang phục là một tính mới của kỹ 
thuật tạo khối. 
2.2.2 Phân tích các kiểu mẫu trang phục 
Tác giả muốn giới thiệu kỹ thuật phủ mẫu 
các kiểu đầm có kiểu dáng từ đơn giản đến phức 
tạp: kiểu đầm công sở, kiểu đầm dạ hội, kiểu đầm 
cưới nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy môn 
học thiết kế trang phục và hỗ trợ các nhà thiết kế 
thời trang trong sáng tác mẫu thông qua phương 
pháp thiết kế trên mannequin (Hình 2.5). 
2.2.2.1 Phân tích mẫu đầm công sở 
Đây là kiểu đầm ôm sát cơ thể dài đến 
ngang đùi, phối 2 chất liệu phi hai da và nhung, 
lót thun. Đầm có hai lớp, không đường sườn, 
không đường vai, có đường rã tạo kiểu đi từ thân 
trước vòng ra thân sau cùng những đường nối 
giữa thân trước, xếp ply 2 bên kết hợp với những 
mảng phối vải khác màu, dây kéo giấu ở lưng sẽ 
làm trang phục khi mặc sẽ ôm, tạo sự thướt tha 
và bậc lên điểm nhấn của kiểu mẫu. 
2.2.2.2 Phân tích mẫu đầm dạ hội 
Là kiểu đầm này ôm sát cơ thể dài đến 
ngang đùi, xòe ra đến gót chân được phối màu 
hồng cánh sen và tím. Đầm có hai lớp, lệch vai, 
không đường ráp vai, không đường sườn, có các 
đường rã tạo kiểu đi từ thân trước vòng ra thân 
sau. Đầm tạo được điểm nhấn bởi 2 bông hồng 
trên ngực và một bông hồng ở một bên hông. 
Dây kéo giấu ở lưng đầm. 
2.2.2.3 Phân tích mẫu đầm cưới 
Kiểu đầm này cắt cup ngực, chân đầm có 
dạng đuôi cá, xòe dài từ ngang đùi đến gót chân. 
Đầm hai lớp không dây, xếp nếp xéo trên nửa 
thân trước, kết lưới trên tùng váy từ giữa đùi đến 
gót chân. Dây kéo giấu ở lưng đầm. 
2.3 Phương pháp nghiên cứu 
Có hai phương pháp được sử dụng cho nội 
dung nghiên cứu trong bài báo: 2.2.1: kỹ thuật 
tạo khối, 2.2.2: kỹ thuật phủ vải trên mannequin.
Hình 2.4.Tạo mẫu các khối 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K3- 2015 
Trang 29 
Hình 2.5. Các kiểu đầm sẽ phủ trên mannequin 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1 Khối trái tim (Hình 3.1) 
Bước 1: Thiết kế rập thân pen eo cơ bản trên 
mannequin.Vẽ hình trái tim (kích thước theo 
mục đích thiết kế) và các đường kết cấu ở vòng 
cổ, đường vai, đường sườn và đường eo lên rập 
cơ bản vừa tạo. Đánh dấu các vị trí kiểm soát độ 
giãn. 
Bước 2: Tháo mẫu ra khỏi mannequin. 
Dùng kéo cắt hình trái tim được vẽ trên rập ra. 
Bước 3: Cắt một tấm vải hình vuông vừa đủ 
lớn, sau đó dùng kim ghim cố định để tạo những 
nếp xếp, nếp gấp tạo kiểu. Đặt hình trái tim đã 
cắt ở bước 3 xuống dưới tấm vải được tạo nếp 
gấp ở bước 4. May cố định 2 lớp vải lại. Cắt gọt 
phần vải thừa xung quanh mép vải hình trái tim 
bên dưới, ta được hình trái tim có nếp gấp. Lấy 
rập thân sau khi đã cắt ra ở bước 3, đặt lên giấy 
vẽ lại và chừa thêm đường may 1cm xung quanh 
đường kết cấu và đường ráp trái tim vào thân. 
Can lại các đường đánh dấu trên thân lên rập 
giấy. 
Bước 4: Can rập giấy sang vải và cắt ra. Lấy 
dấu lại các điểm đánh dấu trên rập giấy lên vải 
để quá trình may được thuận lợi và chính xác 
hơn. May ráp thân và rập trái tim có nếp gấp lại 
với nhau được mẫu cần tạo. 
3.2 Tạo khối cong hoa hồng (Hình 3.2) 
Bước 1: Thiết kế rập thân pen eo cơ bản phủ 
lên mannequin. Chuẩn bị một tấm vải hình chữ 
nhật có kích thước khoảng 30x30 cm. Cắt một 
đường cong đến tâm như hình. 
Bước 2: Xoắn mẫu tạo dáng cánh hoa 
Bước 3: Xoắn mẫu như hình và ghim kim 
cố định. 
Bước 4: May lược theo đường ghim kim để 
cố định hoa hồng. 
Bước 5: Phủ rập thân lên mannequin. Đặt 
mẫu hoa hồng lên mannequin và ghim kim cố 
định. 
Bước 6: May cố định mẫu trên mannequin, 
vẽ các đường ra mảnh khối hoa hồng (theo 
đường màu đỏ trên hình), đánh dấu đường sườn, 
vai, các điểm giữa cổ, giữa eo. 
Bước 7: Tháo mẫu xuống khỏi mannequin, 
cắt gọt vải thừa ở bề trái. May hoàn chỉnh sản 
phẩm. 
3.3 Tạo khối hình thang (Hình 3.3) 
Bước 1: Thiết kế rập thân pen eo cơ bản trên 
mannequin. 
Vẽ phác thảo mẫu trên giấy, tô màu hoặc 
gạch chéo làm ký hiệu phân biệt những mảng ráp 
cần phối màu. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K3 - 2015 
Trang 30 
Đo khoảng cách hai đầu ngực. Tạo khối hộp 
hình thang, khoét lỗ tam giác. 
Bước 2: Dán khối hộp vừa tạo lên rập thân 
trên mannequin bằng băng keo 2 mặt. Đảm bảo 
cạnh nhỏ hình thang đi qua 2 điểm ngực. Vẽ lên 
rập thân ở bước 4 theo bản phác thảo trên giấy. 
Bước 3: Đánh số thứ tự từng mảnh phối, ghi 
chú màu rõ ràng về màu vải phối và các điểm 
đánh dấu. Vẽ hướng canh sợi cho từng mảnh 
phối. 
Bước 4: Tháo thân vừa vẽ ra khỏi 
mannequin. Cắt rời các mảnh phối. 
Bước 5: Can các mảnh vừa cắt lên giấy, ghi 
chú lạiđầy đủ như trên rập vải. Chừa 1cm đường 
may và cắt tạo rập giấy. 
Bước 6: Can rập giấy vừa có lên vải (đúng 
theo màu vải đã ghi chú), ghi rõ ràng nội dung 
như trên rập giấy. Chừa 1cm đường may và cắt. 
Bước 7: May ráp các mảnh lại với nhau theo 
thứ tự đã đánh số để hoàn chỉnh sản phẩm. 
3.4 Tạo khối tam giác (Hình 3.4) 
Bước 1: Thiết kế rập pen eo trên 
mannequin. Kẻ các đường tạo kiểu hình tam 
giác. Kẻ thêm đường kẻ từ phía đường sườn đi 
qua điểm ngực (chỉ một bên ngực) nối thẳng với 
đỉnh nhọn của tam giác đối diện. 
Bước 2: Đo kích thước hai hình tam giác, 
sao lên giấy, và tạo khối cho hình tam giác với 
độ nổi thích hợp như hình. 
Bước 3: Dán hai khối tam giác nổi trên bề 
mặt thân trước ăn khớp với đường vẽ tam giác 
trên mannequin. Đánh dấu các điểm kiểm soát 
độ giãn. Vẽ hướng canh sợi. 
Bước 4: Tháo mẫu xuống khỏi mannequin. 
Dùng kéo bấm cắt chỉ để mở pen eo còn lại để 
đảm bảo mẫu được trải phẳng. Cắt các đường cắt 
theo đường kiểu đã vẽ. 
Bước 5: Can rập lên vải chừa đường may 1 
cm và cắt. 
Bước 6: May hoàn chỉnh sản phẩm. 
Hình 3.2.Các bước tạo khối hoa hồng 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K3- 2015 
Trang 31 
Hình 3.3. Các bước tạo khối hình thang 
Hình 3.4. Các bước tạo khối hình tam giác 
Tạo khối được xem là một kỹ thuật phủ khá 
phức tạp đòi hỏi người thiết kế phải có sự phán 
đoán các nếp gấp, các cạnh tạo hộp hoặc những 
gờ dợn sóng nên được tạo ở vị trí nào để bật được 
khối khi lắp ráp vào sản phẩm [6, 8]. Bên cạnh 
đó, kỹ thuật tạo khối còn yêu cầu độ khéo léo và 
tỉ mỉ của người thiết kế. 
3.5 Phủ mẫu đầm công sở (Hình 3.5) 
Bước 1: Làm rập vải trên mannequin. 
Bước 2: Vẽ lên vải các đường tâm và các 
đường rã mảnh theo bảng vẽ mô phỏng trên 
mannequin. 
Bước 3: Đánh dấu các điểm giãn cẩn thận, 
ghi rõ ràng theo từng cặp chữ cái để quá trình 
may được thực hiện dễ dàng. Do kết cấu rập rất 
phức tạp nếu như không đánh dấu rõ ràng, cẩn 
thận, khi rã mảnh ra rất khó phân biệt các vị trí 
ráp lại với nhau. 
Bước 4: Can mẫu phủ qua vải và cắt. May 
ráp các chi tiết lại với nhau phù hợp với thứ tự 
mảnh ráp và các ký tự đánh dấu điểm giãn. 
Bước 5: May hoàn chỉnh sản phẩm. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K3 - 2015 
Trang 32 
Hình 3.5. Các bước phủ đầm công sở 
3.6 Phủ đầm dạ hội (Hình 3.6) 
Bước 1: Làm rập vải trên mannequin. Đánh 
dấu các đường tạo kiểu bằng dây ruy băng đỏ lên 
mannequin. 
Bước 2: Cắt 6 miếng rập làm tùng váy đuôi 
cá và may nối 6 miếng lại với nhau. May nối 
tùng váy và phần lai trên thân lại với nhau. 
Bước 3: Vẽ định vị cổ áo, vị trí hai bông 
hồng trên ngực áo. Xoắn một bông hồng to riêng 
bên ngoài rồi may đặt lên hông mẫu phủ. Ghim 
ghim ngang cố định hoa lên thân nhưng không 
dính vào mannequin. May ghép hoa vào vị trí 
hông của rập vải. 
Bước 4: Vẽ lên vải các đường rã mảnh. 
Đánh số thứ tự cho các mảnh rã, phải ghi chúrõ 
ràng màu sắc, chất liệu vải tại vị trí đó. Vẽ hướng 
canh sợi cho từng mảnh rã. Đánh dấu các điểm 
giãn cẩn thận, ghi rõ ràng theo từng cặp chữ cái 
để khi may không bị nhầm lẫn. 
Bước 5: Can mẫu phủ lên vải rồi cắt. 
Bước 6: May hoàn chỉnh sản phẩm. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K3- 2015 
Trang 33 
3.7 Phủ đầm cưới (Hình 3.7) 
Bước 1: Làm rập vải trên mannequin. 
Bước 2: Phủ vải cho các chi tiết thân trước, 
decoup thân trước, thân sau, decuop thân sau, với 
chiều dài đến hết mannequin. Can qua rập giấy, 
chừa đường may. 
Bước 3: Cắt lớp lót. May các chi tiết lại với 
nhau cho khớp. Đặt lớp lót đầu tiên đã may lên 
mannequin, ghim kim cố định. Xếp nếp gấp trên 
vải chính ôm sát mannequin. Ghim kim cố định 
trong quá trình xếp. May lược cố định lớp xếp 
nếp chính bên ngoài vào lớp lót bên trong. Cắt 
bỏ vải thừa xung quanh chi tiết. May cố định lớp 
xếp nếp và lớp lót tại đường cup ngực, đường 
sườn, đường lai để các xếp nếp được định vị chắc 
chắn. Ta được lớp chính. May lộn lớp chính với 
lớp lót thứ hai. 
Bước 4: May dún tùng váy có chiều dài 
bằng từ lai lớp chính đến gót chân. May lộn tùng 
váy với lớp chính tại lai. 
Bước 5: Cắt các mảnh lưới hình vuông kích 
thước 20x20 cm, may kết dính lên tùng váy tại 
tâm hình vuông theo từng lớp cho đến khi phủ 
kín tùng váy đề có được sản phẩm hoàn chỉnh. 
Hình 3.7.Các bước phủ mẫu đầm cưới 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K3 - 2015 
Trang 34 
3.8 Nhận xét 
Kỹ thuật thiết kế rập 3D được thực hiện trực 
tiếp trên mannequin rồi phẳng hóa thành rập 2D 
nên ta có thể nhận biết trực tiếp phom dáng và 
đặc điểm của mẫu thiết kế (độ phồng, độ xòe, độ 
ôm, độ rủ...) trong quá trình thiết kế, đặc biệt là 
những kiểu dáng tạo khối trên trang phục. Những 
trang phục tạo khối nếu được thực hiện thiết kế 
rập theo phương pháp 2D thì sẽ rất tốn thời gian 
và không kiểm soát được kiểu dáng, do đó hiệu 
quả thiết kế rập không cao, có thể không đúng 
với ý đồ thiết kế ban đầu. 
Phương pháp thiết kế nào cũng có ưu và 
nhược điểm, so sánh với phương pháp thiết kế 
2D thì phương pháp thiết kế 3D có những hạn 
chế sau: 
-Thiết kế trên mannequin chuẩn (thông số, 
size, phom dáng...). Trong khi chưa có chuẩn 
size mannequin hoàn chỉnh và thống nhất cho cơ 
thể học người Việt Nam. 
-Sửa sản phẩm khó: Một khi đã ra rập thì rất 
khó chỉnh sửa. Nếu muốn chỉnh sửa phải tiến 
hành phủ lại từ đầu, rất mất thời gian. Vì vậy phải 
kiểm tra phom dáng, kiểu mẫu, các đường tách 
cẩn thận trước khi cắt. 
-Đánh mất một chi tiết rập sẽ gặp rất nhiều 
khó khăn vì sẽ phủ lại từ đầu để có lại được chi 
tiết đó. 
Đánh giá: các sản phẩm sau khi may hoàn 
chỉnh đúng với kiểu dáng thiết kế ban đầu và tiến 
hành mặc thử lên mannequin đều đạt yêu cầu về 
độ vừa vặn. Tuy nhiên, độ thoải mái do vải và 
tính tiện nghi của trang phục không đánh giá 
được vì mannequin không có cảm xúc như cơ thể 
người. 
4. KẾT LUẬN 
Phương pháp thiết kế rập nữ trên 
mannequin là một phương pháp thiết kế hiện 
đại, nhất là thiết kế tạo khối. Kỹ thuật thiết kế 
này có những điểm vượt trội sau: 
-Tính trực quan: có thể chỉnh sửa kiểu mẫu 
ở ngay khâu thiết kế rập trước khi qua khâu may. 
Sự chính xác và mức độ hoàn chỉnh của sản 
phẩm gần như đạt kết quả tốt nhất, ít chỉnh sửa. 
Ngược lại trong khi thiết kế bằng phương pháp 
2D, ta không thể nhận biết được sản phẩm cuối 
cùng, chủ yếu là do kinh nghiệm, nên sẽ có nhiều 
lần chỉnh lại rập và may mẫu lại. 
-Sự khơi gợi cảm hứng sáng tác: sẽ có nhiều 
ý tưởng mới so với ý tưởng ban đầu, đồng thời 
giúp việc thiết kế trở nên dễ dàng, trực quan và 
đầy cảm hứng. Thiết kế trên không gian 3 chiều 
dễ tưởng tượng hơn khi thiết kế trên mặt phẳng 
2 chiều. 
-Độ vừa vặn: Sản phẩm ôm sát, chuyển 
động theo những đường cong của mannequin với 
độ chính xác rất cao. 
Kỹ thuật này cho ra đời những kiểu dáng 
độc đáo, hoàn chỉnh và chuẩn xác nhất sau khi 
hoàn thành sản phẩm. Giá trị và chất lượng sản 
phẩm được nâng cao. 
Kỹ thuật thiết kế rập trên mannequin còn 
được thực hiện cho rất nhiều dòng sản phẩm nữ 
như quần âu, vest, áo khoác... và các trang phục 
nam, trang phục trẻ em. Trong tương lai, khi hệ 
thống size chuẩn, phom dáng mannequin được 
nghiên cứu phù hợp với đặc điểm cơ thể học của 
người Việt Nam thì phương pháp này hứa hẹn sẽ 
được sử dụng ngày càng phổ biến hơn ở các 
doanh nghiệp, công ty thời trang.
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ K3- 2015 
 Trang 35 
Creating forms for women’s clothing by 
draping techniques 
 Nguyen Thi Mong Hien1 
 Ho Tuong Vy2 
 Hoang Thi Thao3 
1Ho Chi Minh city University of Technology, VNU –HCM 
2Gia Dinh – Phong Phu Textile and Garment Corporation 
3Nha Be Garment Corporation 
ABSTRACT 
This paper presents research results of 
techniques of draping on mannequins to 
create forms for women’s clothing. In the 
advanced countries, this method is applied 
very strongly to patternmaking in the field of 
fashion design. In Vietnam, it is taught for 
subjects of costume design at the 
universities, colleges where fashion design 
and garment technology have been taught. 
Subjects for draping are blocks to make 
stitches in cloth with much kind of styles 
from basic styles to complex styles, such as 
dress, evening dress and wedding dress. 
Draping fabric has content 100% cotton 
using for draping on the mannequin, main 
fabrics are satin fabrics, drill fabric with 
many colors from light color to dark color. 
These fabrics have content spandex fiber 
and ironed by heat only. The results show 
process creates 3D blocks and steps 
draping for dress ??????/on manequin 
Keywords: Costume design, mannequin, 3D blocks, draping, pattern design, office dress, 
evening dress, wedding dress, fashion design. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Thị Mộng Hiền Cơ sở thiết kế 
trang phục, NXB Đại học quốc gia Thành 
phố Hồ Chí Minh (2011) 
[2]. Trần Thị Hường, Kỹ thuật thiết kế trang 
phục, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ 
Chí Minh (2004) 
[3]. Nguyễn văn Lân, Vật liệu dệt, NXB Đại học 
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2004) 
[4]. Helen Joseph Armstrong, Draping for 
Apparel Deseign (Second Edition), New 
York (2000) 
[5]. Helen Joseph Amstrong, Patternmarking 
for Fashion Design, New York (1995) 
[6]. J. Fan, W. Yu and L. Hunter, Clothing 
appearance and fit, Science and 
Technology, Cambridge England (2004) 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol.18, No.K3 - 2015 
Trang 36 
[7]. Kate Heintz Watson, Textiles and Clothing, 
Home Economics Association (1907) 
[8]. Toniko Nakamichi Pattern, Pattern 
Magic1, Laurence King Publishhers (2007) 
[9]. Toniko Nakamichi, Pattern Magic2, 
Laurence King Publishhers, (2007) 
[10]. W.Fu, J.Fan Innovation & Technology of 
Women’s Intimate, Apparel and fit, 
Woodhead Publishing Limited, England 
(2006) 
[11]. Winifer Alrich, Mettric Pattern Cutting for 
women wear (Fourth Edition), Blackwell 
Publishing (2004) 
[12]. Winifer Alrich, Fabric & Pattern Cutting 
(Third Edition), Blackwell Publishing 
(2013) 
[13]. Sungmin Kim, Chang Kyu Park, Basic 
garment pattern generation using geometric 
modeling method, International Journal of 
Clothing Science and Technology, Vol.19, 
Iss. 1, pp.7-17 (2006) 
[14]. Xuyuan Tao and Pascal Bruniaux, Toward 
advanced three-dimensional modeling of 
garment prototype from draping technique, 
International Journal of Clothing Science 
and Technology, Vol.25, Iss. 4, pp.1-19 
(2013) 

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_phu_vai_tao_khoi_tren_trang_phuc_nu.pdf