Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức

Kỹ năng sống cho trẻ là cung cấp cho trẻ những kỹ năng gì và dạy trẻ kỹ

năng đó như thế nào?

Có thể bởi từ “kỹ năng sống” còn rất mới mẻ nên chúng ta có vẻ quan trọng

hóa “kỹ năng sống” mà không để ý rằng: trong cuộc sống hàng ngày ở nhà và

ở trường trẻ vẫn được rèn luyện về ‘kỹ năng sống” cơ bản.

Có thể hiểu ở đây hai vấn đề: hành động và kỹ năng.

Khi tôi dạy trẻ rằng: con hãy lượm rác trên sân trường và trong lớp, trẻ thực

hiện yêu cầu của cô, đó là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều

biết các hành động đơn giản: nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cám

ơn Nhưng để những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần một quá

trình. Hành động của trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy một cộng rác, trẻ nhặt

bỏ vào thùng mà không cần ai nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy có

rác là phải bỏ vào thùng, chứ không làm vì người khác sai bảo.

Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động: bảo vệ môi trường, tránh xa

nơi nguy hiểm, biết xin lỗi, cám ơn chúng ta cần dạy trẻ ý thức được

những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ

không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được

hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời.

Khi hiểu được bản chất của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ: “đưa hành động

vào trong ý thức” thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nên đơn giản và các bậccha mẹ và thầy cô đều có thể thực hiện được mà không phải băn khoăn là làm

sao để dạy trẻ kỹ năng sống.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức trang 1

Trang 1

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức trang 2

Trang 2

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức trang 3

Trang 3

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức trang 4

Trang 4

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức trang 5

Trang 5

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức trang 6

Trang 6

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 04/01/2022 10940
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức
Kỹ năng sống cho trẻ mầm 
non – Hãy dạy trẻ từ ý thức 
Thời gian gần đây, chủ đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ 
huynh quan tâm. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về kỹ năng sống cho trẻ, 
các trung tâm dạy kỹ năng sống cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy trẻ kỹ 
năng sống như thế nào lại là một vấn đề cần đặt ra nhiều câu hỏi. 
Kỹ năng sống cho trẻ là cung cấp cho trẻ những kỹ năng gì và dạy trẻ kỹ 
năng đó như thế nào? 
Có thể bởi từ “kỹ năng sống” còn rất mới mẻ nên chúng ta có vẻ quan trọng 
hóa “kỹ năng sống” mà không để ý rằng: trong cuộc sống hàng ngày ở nhà và 
ở trường trẻ vẫn được rèn luyện về ‘kỹ năng sống” cơ bản. 
Có thể hiểu ở đây hai vấn đề: hành động và kỹ năng. 
Khi tôi dạy trẻ rằng: con hãy lượm rác trên sân trường và trong lớp, trẻ thực 
hiện yêu cầu của cô, đó là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều 
biết các hành động đơn giản: nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cám 
ơn Nhưng để những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần một quá 
trình. Hành động của trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy một cộng rác, trẻ nhặt 
bỏ vào thùng mà không cần ai nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy có 
rác là phải bỏ vào thùng, chứ không làm vì người khác sai bảo. 
Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động: bảo vệ môi trường, tránh xa 
nơi nguy hiểm, biết xin lỗi, cám ơn chúng ta cần dạy trẻ ý thức được 
những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ 
không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được 
hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. 
Khi hiểu được bản chất của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ: “đưa hành động 
vào trong ý thức” thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nên đơn giản và các bậc 
cha mẹ và thầy cô đều có thể thực hiện được mà không phải băn khoăn là làm 
sao để dạy trẻ kỹ năng sống. 
Làm sao để hình thành được ý thức của trẻ thông qua các hành động? 
Việc dạy hành động cho trẻ quá đơn giản: nhặt một cọng rác, nói một câu xin 
lỗi, một câu cám ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn và con người có 
thể gây nguy hại cho trẻNhưng để trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động 
trên và thực hiện hành động trên và chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ 
không phải do bị ép buộc thì lại là một vấn đề khác. 
Để trẻ hành động bằng ý thức chứ không phải bằng bản năng hay bị ép buộc, 
trước hết, người lớn phải giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của các hành động 
trên và người lớn chính là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo. 
Ví dụ: khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của 
người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong 
mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình hoặc giữa các cô giáo và 
giữa cô giáo với trẻ, người lớn không nói lời cám ơn thì trẻ cũng sẽ không 
hình thành được ý thức của việc nên cám ơn người khác. 
Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: con hãy nhặt bỏ 
vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến. 
Cũng tình huống trên: cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: con biết tại 
sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này 
nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ 
sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác là làm sạch sân trường. 
Để dạy trẻ kỹ năng sống, chính người lớn hãy tỏ ra rằng mình là người sống 
có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình 
thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng 
như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ. 
Sinh động những bài học về kỹ năng sống 
Cô giáo hướng dẫn một số kỹ năng cho HS trước khi đi tham quan 
doanh trại quân đội 
(GD&TĐ) - Đối với trẻ mầm non, các bài học về kỹ năng sống rất quan 
trọng để nuôi dưỡng một nhân cách tốt về sau này. Cùng với những hoạt 
động ngoại khóa, dã ngoại là cơ hội vàng để rèn luyện cho trẻ các kỹ 
năng xã hội, kỹ năng tương tác tích cực với cộng đồng. Đây cũng là cơ 
hội để cô giáo nhìn lại kết quả giáo dục và xây dựng lại kế hoạch giáo 
dục trẻ. 
Dạy bé đi chợ, trồng rau 
Sau hai lần thử nghiệm tổ chức cho bé lớp nhỡ và lớp lớn đi chơi ở siêu thị, 
Trường Mầm non Dạ Lan Hương (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã tổ chức 
cho bé mua sắm đồ - dưới sự giám sát của cô giáo, để tập cho trẻ biết giá trị 
của đồng tiền, học cách chi tiêu tiền thế nào cho hợp lý. 
Anh Nguyễn Văn Nhẫn - có con học ở lớp Nhỡ kể: “Dù đã được đi siêu thị 
nhiều lần với ba mẹ, thế nhưng, lần đầu tiên được tự tay mang giỏ đi lựa chọn 
đồ, bé nhà mình phấn khởi lắm, về nhà cứ khoe suốt”. Có bé mua bánh kẹo 
theo sở thích của mình, có bé mua đồ dùng cho gia đình như gói đường cho 
mẹ, dầu gội cho bố 
Trường Mầm non Đức Trí (Đà Nẵng) còn tổ chức hội chợ quê cho bé, với 
những sản vật do các bé thu hoạch được từ khu vườn thực hành của trường 
như cà tím, bầu, bí, mướp đắng, chuối 
Từ khu vườn thực hành này, các bé trường Đức Trí còn được cùng cô giáo 
trồng, chăm sóc những luống rau, cùng hồi hộp xem chú gà con mổ vỏ chui 
ra khỏi quả trứng 
Khó có thể tả hết niềm hân hoan, háo hức của trẻ nhỏ khi có điều kiện tiếp 
xúc và tương tác với môi trường bên ngoài trường học. 
Trước đây, hoạt động dã ngoại của các trường mầm non trên địa bàn TP Đà 
Nẵng rất đơn điệu, cho dù đây là hoạt động nằm trong chương trình học. Một 
cán bộ phụ trách mầm non cho biết, thường thì các trường mầm non chỉ có 
hai điểm đến: nhà sàn Bác Hồ ở bảo tàng quân khu V và công viên 29.3. 
Thế nhưng, vài năm trở lại đây, với mục đích tăng cường rèn luyện kỹ năng 
sống cho trẻ, việc tổ chức dã ngoại cho trẻ mầm non được đẩy mạnh, các 
điểm đến cũng phong phú hơn: Bảo tàng, vườn rau Trà Quế (Hội An), doanh 
trại quân đội, xưởng làm bánh ngọt, hệ thống siêu thị, bãi biển, trường tiểu 
học 
Cô Phan Thị Kim Phùng - Hiệu trưởng Trường Mầm non Dạ Lan Hương cho 
biết: “Đầu mỗi năm học, nhà trường đều thống nhất với Hội phụ huynh kế 
hoạch đi dã ngoại, đi những đâu, cháu học được cái gì, dự trù kinh phí đều 
phải bàn bạc cụ thể. 
Thậm chí, trên đoạn đường đi đến nơi vui chơi, chúng tôi cũng tận dụng xem 
có thể cho các cháu học cái gì. 
Như lên xe thì phải chào hỏi bác tài xế, hướng dẫn các cháu lên xuống xe thế 
nào cho an toàn, sắp xếp ba lô thế nào cho gọn gàng, ôn lại các bài học ở lớp 
như tín hiệu đèn giao thông, giới thiệu cho các cháu một số địa điểm vui 
chơi công cộng mà xe đi ngang qua”. 
Còn Cô Lê Thị Nga, Hiệu trường Trường Mầm non Đức Trí kể: “Có hôm xe 
đang đi trên đường thì phải dừng lại do có tàu thống nhất chạy qua. 
Thế là chúng tôi quyết định cho cháu xuống, tập trung trên vỉa hè để trẻ trực 
tiếp quan sát cách tham gia giao thông các phương tiện giao thông”. 
Cô Kim Phùng nhận xét: “Trẻ học được rất nhiều từ những chuyến dã ngoại 
như thế. Các cháu đặt rất nhiều câu hỏi, có lúc cô giáo không kịp trả lời thế 
nên đây cũng là cơ hội để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Có khi học ở trường cả 
tuần cũng không bằng đưa các cháu đi ra ngoài một ngày”. 
Trò hào hứng, cô vất vả 
Dù đã rất nhiều lần cho HS đi dã ngoại, nhưng cô Nguyễn Thị Kim Phùng 
vẫn không quên được cảm giác lần đầu tiên tổ chức cho HS đi chơi ở siêu thị. 
“Chúng tôi dặn dò các cháu rất kỹ, từ chuẩn bị mũ nón, trang phục cho đến 
các tình huống như khi thất lạc phải làm gì, báo cho ai, đi thang máy phải đi 
như thế nào. 
Thậm chí, để phòng tránh các mối nguy hiểm, các cháu còn được dặn muốn 
đi vệ sinh phải xin phép cô giáo để cô biết con đang ở đâu, tránh đi vào toilet 
ở nơi công cộng một mình, nếu có bạn đi cùng cũng không được la cà ở lâu 
bên trong; không giao tiếp hoặc nhận bất cứ món đồ ăn nào từ người lạ. 
Nhà trường cũng tổ chức đi “tiền trạm” trước khi cho các cháu đến”. Kỹ như 
thế nhưng “chỉ đến khi các cháu quay trở lại trường an toàn, chúng tôi mới 
thở phào nhẹ nhõm” - cô Phùng cho biết. 
Để cho một buổi dã ngoại thành công, ngoài việc trẻ phải hiểu được mục đích 
của chuyến đi và thích thú với nó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kỹ năng tổ 
chức và khéo léo, linh hoạt trong xử lý các tình huống nảy sinh. 
Một cô giáo dạy mầm non trường Sky - Line cho biết: Càng tổ chức cho HS 
dã ngoại ở những không gian rộng, các cháu thỏa sức chạy nhảy, đùa nghịch 
thoải mái thì giáo viên càng vất vả trong giám sát, quản lý học sinh. 
Ngoài việc cho trẻ đi dã ngoại ở ngoài khuôn viên nhà trường, nhiều trường 
mầm non ở Đà Nẵng còn tổ chức các hoạt động tập thể ngay trong khuôn 
viên nhà trường. Với Lễ hội văn hóa dân gian 2013, các bé trường Mầm non 
20.10 được học gói bánh chưng, trang trí diều, làm thiệp tết 
Việc sinh hoạt tập thể tại hội trường của trường trở thành một hoạt động hàng 
ngày của các bé Trường Mầm non Việt - Nhật. Nhiều trường đã tổ chức 
không gian xanh hoặc tận dụng những khoảng đất trống, thậm chí xây các ô 
nhỏ rồi đổ đất, tạo những mảnh vườn nhỏ cho HS tự tay trồng rau, chăm sóc 
cây cối 
Như trường Dạ Lan Hương, các cô giáo đã tạo một vườn rau nhỏ bằng 
phương pháp thủy canh để cô trò cùng chăm sóc, bài học bé làm quen với 
rau, củ vì thế cũng trở nên gần gũi và sinh động hơn. 

File đính kèm:

  • pdfky_nang_song_cho_tre_mam_non_hay_day_tre_tu_y_thuc.pdf