Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan

Cải thiện kiến thức về dinh dưỡng và chất lượng chế độ ăn uống cho thanh thiếu niên là mối quan tâm lớn đối

với các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức về dinh dưỡng của thanh niên tại Hà

Nội, Việt Nam và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 10890 đối

tượng tại 30 quận/huyện/thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ 8/2018 đến tháng 10/2019. Kết quả

cho thấy đa số các đối tượng biết rằng Canxi cần cho sự phát triển hệ xương (93,9%) nhưng chỉ có 35,2% và

6,8% là nhắc đến vai trò của Vitamin D và Protein. Các thực phẩm giúp tăng chiều cao được lựa chọn là từ sữa

(74,0%), tiếp theo là chế phẩm từ sữa hoặc động vật giáp xác (31,6% và 31,7%). Những đối tượng là nữ giới, đối

tượng sống ở thành thị hoặc đối tượng có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên thì có điểm về kiến thức dinh dưỡng

cao hơn so với người là nam giới, sống tại nông thôn hoặc có trình độ học vấn hết cấp 2. Đây sẽ là bằng chứng

quan trọng trong việc triển khai các can thiệp để nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho thanh niên Việt Nam.

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan trang 1

Trang 1

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan trang 2

Trang 2

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan trang 3

Trang 3

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan trang 4

Trang 4

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan trang 5

Trang 5

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan trang 6

Trang 6

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan trang 7

Trang 7

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 11800
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan

Kiến thức về dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và một số yêu tố liên quan
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
286 TCNCYH 129 (5) - 2020
Tác giả liên hệ: Phan Thị Bích Hạnh, 
Viện ĐT YHDP &YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: phanbichhanh91@gmail.com
Ngày nhận: 07/02/2020
Ngày được chấp nhận: 28/03/2020
KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CẢI THIỆN CHIỀU CAO 
CỦA THANH NIÊN TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM 
VÀ MỘT SỐ YÊU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Văn Dung1, Nguyễn Quang Dũng2, Đặng Kim Anh², Vũ Duy Hưng¹, 
Kim Tuấn Anh¹, Vũ Cao Cương¹, Bùi Thị Minh Thái³, Nguyễn Nhật Cảm³, 
Lê Thị Hương² và Phan Thị Bích Hanh2,
1Sở Y Tế Hà Nội
2Viện ĐT YHDP&YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội
3Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội
Cải thiện kiến thức về dinh dưỡng và chất lượng chế độ ăn uống cho thanh thiếu niên là mối quan tâm lớn đối 
với các nhà nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức về dinh dưỡng của thanh niên tại Hà 
Nội, Việt Nam và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 10890 đối 
tượng tại 30 quận/huyện/thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ 8/2018 đến tháng 10/2019. Kết quả 
cho thấy đa số các đối tượng biết rằng Canxi cần cho sự phát triển hệ xương (93,9%) nhưng chỉ có 35,2% và 
6,8% là nhắc đến vai trò của Vitamin D và Protein. Các thực phẩm giúp tăng chiều cao được lựa chọn là từ sữa 
(74,0%), tiếp theo là chế phẩm từ sữa hoặc động vật giáp xác (31,6% và 31,7%). Những đối tượng là nữ giới, đối 
tượng sống ở thành thị hoặc đối tượng có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên thì có điểm về kiến thức dinh dưỡng 
cao hơn so với người là nam giới, sống tại nông thôn hoặc có trình độ học vấn hết cấp 2. Đây sẽ là bằng chứng 
quan trọng trong việc triển khai các can thiệp để nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho thanh niên Việt Nam. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bổ sung dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp 
đặc biệt đến sức khỏe của trẻ em cả về sự phát 
triển về thể chất lẫn tinh thần cũng như sự phát 
triển nhận thức.1 Nghiên cứu trước đây đã chỉ 
ra rằng 60 - 80% chiều cao được quyết định 
bởi gen di truyền được thừa hưởng từ bố mẹ, 
trong khi đó môi trường có tác động khoảng 
20 - 40% đến sự phát triển chiều cao. Điều đó 
bao gồm cả khẩu phần ăn đủ chất, sức khỏe 
tốt, luyện tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc.2 
Phần lớn thanh niên không đáp ứng các tiêu 
chuẩn khuyến nghị về hướng dẫn chế độ ăn 
uống và không có chế độ ăn uống lành mạnh.³ 
Vì vậy, cải thiện kiến thức về dinh dưỡng và 
chất lượng chế độ ăn uống cho thanh thiếu niên 
đã trở thành mối quan tâm lớn đối với các nhà 
nghiên cứu.
Thời thơ ấu và thanh thiếu niên là giai đoạn 
mà chế độ ăn uống có chất lượng dinh dưỡng 
tốt là rất quan trọng để thiết lập các hành vi lành 
mạnh liên quan đến tiêu thụ thực phẩm, từ đó 
có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong 
của người trưởng thành.⁴ Môi trường gia đình 
chủ yếu ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thực 
phẩm của thanh niên, giai đoạn quan trọng của 
cuộc sống. Đây là giai đoạn trẻ sẽ bắt đầu hiểu 
các khái niệm về thực phẩm và thiếu kiến thức 
về dinh dưỡng có thể gây ra các đặc điểm hành 
vi kém. Mặt khác, thanh thiếu niên cũng có thể 
bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bạn bè và phương 
Từ khoá: kiến thức dinh dưỡng, thanh niên, Hà Nội
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
287TCNCYH 129 (5) - 2020
tiện truyền thông đại chúng, và cũng có thể 
tham gia các chương trình về dinh dưỡng tại 
trường học.⁵
Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu 
này nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức về dinh 
dưỡng của thanh niên tại Hà Nội, Việt Nam và 
xác định một số yếu tố liên quan. Đây sẽ là 
bằng chứng quan trọng trong việc triển khai các 
can thiệp để nâng cao kiến thức về dinh dưỡng 
cho thanh niên Việt Nam.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn: thanh niên Hà Nội đủ 
18 tuổi (216 - < 228 tháng); có hộ khẩu thường 
trú và hiện tại đang sinh sống ở Hà Nội trong 
thời điểm thu thập số liệu và đồng ý tham gia 
nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ: là những đối tượng 
không đồng ý tham gia vào nghiên cứu hoặc 
gù, vẹo không đảm bảo được kỹ thuật đo chiều 
cao, phẫu thuật thay đổi chiều cao. 
2. Thiết kế, thời gian và địa điểm nghiên 
cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành 
trong thời gian từ 8/2018 đến tháng 10/2019 tại 
30 quận/huyện/thị xã của Hà Nội (toàn bộ 584 
xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà 
Nội). Trong số 30 quận/huyện/thị xã có 10 quận 
thành thị và 20 huyện nông thôn.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 
Cỡ mẫu
Nghiên cứu áp dụng công thức tính cỡ mẫu 
cho một giá trị trung bình. 
Trong đó n là cỡ mẫu của mỗi giới (nam, 
nữ). Zα = 1,96 (α = 0,05) và Zβ = 1,04 (β = 0,2); 
Độ lệch chuẩn σ của Nam = 5,96 và Nữ = 5,21 
(Độ lệch chuẩn lấy từ nghiên cứu trước đây của 
Nguyễn Nhật Cảm và cộng sự (2016)). ⁶ Sai số 
mong muốn δ = 0,25cm. Từ đó tính ra được cỡ 
mẫu cần thiết với nam = 5.115 và nữ = 3.909. 
Tổng cỡ mẫu cần thiết là 9024, cộng thêm 20% 
dự phòng cho nghiên cứu nên tổng cỡ mẫu 
là 10830 thanh niên. Trên thực tế, tổng số có 
10890 đối tượng tham gia vào nghiên cứu này.
Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu qua nhiều giai 
đoạn được áp dụng: Bước 1 lựa chọn địa điểm 
nghiên cứu là 30 quận/huyện/thị xã (toàn bộ 
584 xã/phường/thị trấn trên địa bàn thành phố 
Hà Nội). Giai đoạn 2, tại mỗi xã/phường/thị trấn 
lập danh sách toàn bộ các thanh niên đủ điều 
kiện tham gia nghiên cứu theo giới (nam và 
nữ). Tổng hợp và lập thành danh sách chung 
của thành phố Hà Nội. Từ danh sách chung đã 
lập chọn đủ cỡ mẫu theo phương pháp chọn 
mẫu ngẫu nhiên hệ thống, tính trên mỗi giới 
(nam, nữ). 
Nội dung/chỉ số nghiên cứu
Các thông tin chung của đối tượng phỏng 
vấn bao gồm giới tính, trình độ học vấn, tình 
trạng hôn nhân, tuổi dậy thì được thu thập 
thông qua tự khai báo. Nghiên cứu cũng tìm 
hiểu về thói quen theo dõi cân nặng, hành vi 
nguy cơ sức khoẻ (hút thuốc lá, uống rượu 
bia và sử dụng chất kích thích) của đối tượng 
nghiên cứu.
Đối với các chỉ số nhân trắc, nghiên cứu tiến 
hành đo chiều cao đứng và cân nặng của đối 
tượng. Đo chiều cao đứng sử dụng vạch thước 
đo chiều cao trên giấy trắng dán vào mặt phẳng 
hoặc vạch trực tiếp trên mặt phẳng vuông góc 
với sàn nhà và yêu cầu người được đo chiều 
cao bỏ mũ, nón, giày dép và với nữ giới không 
được buộc tóc trên đỉnh đầu. Đối với đo cân 
nặng, dùng cân điện tử có độ chính xác đến 
0,1kg và tiến hành hiệu chỉnh cân trước khi đo. 
Khi tiến hành cân, cân được đặt trên nền bằng 
phẳng, vững chắc và yêu cầu người được cân: 
phải tháo bỏ giầy hoặc dép; quần áo nặng (như 
n = 
(zα + zβ)
2
σ2
δ
2 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
288 TCNCYH 129 (5) - 2020
áo veston, áo chống nắng, đồ dùng để trong 
túi... ), bỏ mũ, khăn trùm đầu. 
Kiến thức về dinh dưỡng của thanh niên bao 
gồm các câu hỏi về dinh dưỡng bữa ăn hợp lý, 
chất dinh dưỡng và nhóm thực phẩm cần cho 
phát triển của hệ xương và tăng chiều cao, thời 
điểm bú mẹ và ăn dặm của trẻ nhỏ. Mỗi câu trả 
lời đúng sẽ được 1 điểm và trả lời sai được 0 
điểm. Tổng điểm kiến thức về dinh dưỡng của 
thanh niên dao động từ 0 đến 19.
3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và nhập bằng phần 
mềm Epidata và phân tích bằng phần mềm 
Stata 14. Thống kê mô tả (tần số, phần trăm, 
giá trị trung bình và độ lệch chuẩn) và thống 
kê suy luận được sử dụng để mô tả thông tin 
chung và kiến thức về dinh dưỡng của thanh 
niên. Mô hình hồi quy Tobit đa biến và thuật 
toán stepwise được sử dụng để xác định các 
yếu tố liên quan đến kiến thức dinh dưỡng của 
thanh niên với p < 0,05 được xem là có ý nghĩa 
thống kê.
4. Đạo đức nghiên cứu
Khía cạnh đạo đức của đề tài được Hội 
đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, 
trường đại học y tế công cộng chấp thuận theo 
số 8/2019/YTCC - HD3, ngày 30 tháng 1 năm 
2019
III. KẾT QUẢ
Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Nam Nữ Tổng số
p - value
Tần số (n) % Tần số (n) % Tần số (n) %
Nơi sống 
Thành thị (quận) 2,292 36,9 1,646 35,2 3938,0 36,2 0,1
Nông thôn (huyện) 3,919 63,1 3,033 64,8 6952,0 63,8 
Trình độ học vấn cao 
nhất
Cấp 2 479 7,7 182 3,9 661 6,1 < 0,01
Cấp 3 3,514 56,6 2,526 54,0 6040,0 55,5 
Trung cấp, cao đẳng 548 8,8 401 8,6 949,0 8,7 
Đại học 1,670 26,9 1,570 33,6 3240,0 29,8 
Tình trạng hôn nhân 
Độc thân 6,196 99,8 4,635 99,1 10831,0 99,5 < 0,01
Đã kết hôn 15 0,2 44 0,9 59,0 0,5 
Tuổi dậy thì 
Đã dậy thì 3,563 57,4 3,515 75,1 7078,0 65,0 < 0,01
Chưa dậy thì 40 0,6 17 0,4 57,0 0,5 
Không nhớ 2,608 42,0 1,147 24,5 3755,0 34,5 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
289TCNCYH 129 (5) - 2020
Nam Nữ Tổng số
p - value
Tần số (n) % Tần số (n) % Tần số (n) %
Phân loại BMI 
Gầy ( < 18,5) 1,100 17,7 1,314 28,1 2414,0 22,2 < 0,01
Bình thường (18,5 - 
24,99)
4,671 75,2 3,289 70,3 7960,0 73,1 
Thừa cân (25 - 29,99) 388 6,3 68 1,5 456,0 4,2 
Béo phì (≥ 30) 52 0,8 8 0,2 60,0 0,6 
 Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC Trung bình ĐLC p - value
Cân nặng (kg) 60,1 9,2 49,3 5,9 55,5 9,6 < 0,01
Chiều cao (cm) 169,1 6,0 158,2 5,4 164,4 7,9 < 0,01
Bảng 1 mô tả thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. Gần hai phần ba thanh niên sống tại 
vùng nông thôn (63,8%). 55,5% các đối tượng đã hoàn thành cấp 3 và 29,8% đang học đại học. Tỷ 
lệ thanh niên đã kết hôn ở nữ giới nhiều hơn nam giới (0,9% và 0,2% tương ứng). Đa số thanh niên 
có chỉ số BMI bình thường (73,1%) và tỷ lệ gầy ở nữ giới cao hơn nam giới có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2. Đặc điểm theo dõi sức khoẻ và hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu
Nam Nữ Tổng số
p - value
Tần số (n) % Tần số (n) % Tần số (n) %
Theo dõi cân nặng 3,630 59,1 3,228 69.8 6,858 63,7 < 0,01
Theo dõi chiều cao 3,124 50,9 2,633 56.9 5,757 53,5 < 0,01
Hút thuốc lá 375 6,0 30 1.0 405 4,0 < 0,01
Uống rượu bia 2,355 38,3 767 16,6 3,122 29,0 < 0,01
Sử dụng chất kích thích 1,073 17,6 646 14,1 1,719 16,1 < 0,01
Kết quả từ bảng 2 cho thấy khoảng gần hai phần ba thanh niên có theo dõi cân nặng cá nhân 
(63,7%) và một nửa các thanh niên có theo dõi về chiều cao (53,5%). Có 4,0% đối tượng có hút 
thuốc lá, 29,0% uống rượu bia và 16,1% có sử dụng chất kích thích và tỷ lệ này ở nam giới cao hơn 
một cách có ý nghĩa thống kê. 
Bảng 3. Kiến thức dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (n) Phần trăm (%)
Bữa ăn hợp lý 
Cung cấp đủ năng lượng 5715 53,0
Đầy đủ 4 nhóm thực phẩm 3405 31,5
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
290 TCNCYH 129 (5) - 2020
Đặc điểm Tần số (n) Phần trăm (%)
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng hợp lý 2546 23,5
Chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển hệ xương 
Canxi 10181 93,9
Vitamin D 3809 35,2
Protein 743 6,78
Nhu cầu canxi/ngày nhiều nhất 
10 - 18 tuổi 6593 60,9
> 50 tuổi 961 8,9
Phụ nữ có thai 1447 13,4
Phụ nữ cho con bú 125 1,16
1000 ngày đầu đời 606 5,6
Thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao 
Sữa 8005 74,0
Chế phẩm từ sữa 3415 31,6
Thực phẩm chứa nhiều sắt 2172 20,1
Trứng 4663 43,1
Uống đủ nước 1201 11,2
Giàu vitamin A 955 8,8
Động vật giáp xác 3434 31,7
Đơn vị sữa 1 ngày cho người trên 18 tuổi 
3 - 4 đơn vị 6051 55,9
Thời gian trẻ ngậm bắt vú mẹ lần đầu 
Càng sớm càng tốt 5851 54,1
Nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong bao lâu 
6 tháng đầu 4531 41,8
Khi nào cho trẻ ăn dặm 
Từ tháng thứ 7 7246 66,9
Cho trẻ bú mẹ đến khi nào 
18 - 24 tháng 7535 69,6
Đánh giá về kiến thức dinh dưỡng của đối tượng được mô tả trong bảng 3. Một nửa các đối 
tượng đồng ý rằng bữa ăn hợp lý là cung cấp đủ năng lượng (53,0%). Đa số các đối tượng biết rằng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
291TCNCYH 129 (5) - 2020
Canxi cần cho sự phát triển hệ xương (93,9%) nhưng chỉ có 35,2% và 6,8% là nhắc đến vai trò của 
Vitamin D và Protein. Chỉ có 5,6% cho rằng nhu cầu canxi/ngày nhiều nhất ở giai đoạn 1000 ngày 
đầu đời. Các thực phẩm giúp tăng chiều cao được lựa chọn là từ sữa (74,0%), tiếp theo là chế phẩm 
từ sữa hoặc động vật giáp xác (31,6% và 31,7%). Chỉ có 41,8% thanh niên cho rằng trẻ nên bú mẹ 
hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu.
Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
 Kiến thức dinh dưỡng
 Coef 95%CI
Giới tính
 Nam giới - - 
 Nữ giới 0,20*** 0,06; 0,33
Nơi sống 
 Thành thị - - 
 Nông thôn - 0,56*** - 0,70; - 0,43
Trình độ học vấn 
 Cấp 2 - - 
 Cấp 3 0,71*** 0,41; 1,01
 Trung cấp, cao đẳng 0,92*** 0,55; 1,28
 Đại học 0,95*** 0,64; 1,26
Theo dõi cân nặng (có so với không)
 Không - - 
 Có 0,40*** 0,20; 0,60
Theo dõi chiều cao (có so với không)
 Không - - 
 Có 0,34*** 0,15; 0,52
Hút thuốc (có so với không)
 Không - - 
 Có - 0,68*** - 1,03; - 0,32
*** p < 0,01, ** p < 0,05, * p < 0,1
Bảng 4 cho thấy những người là nữ giới hoặc người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên thì có 
điểm về kiến thức dinh dưỡng cao hơn so với nam giới hoặc có trình độ học vấn hết cấp 2. Sống tại 
thành thị cũng liên quan thuận chiều đến tăng điểm kiến thức dinh dưỡng so với sống tại vùng nông 
thôn. Bên cạnh đó những người có thói quen theo dõi chiều cao và cân nặng cũng có điểm về kiến 
thức cao hơn.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
292 TCNCYH 129 (5) - 2020
IV. BÀN LUẬN
Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp 
các bằng chứng quan trọng về việc đánh giá 
kiến thức về dinh dưỡng trong việc cải thiện 
chiều cao của thanh niên Việt Nam. Đa số các 
đối tượng nghiên cứu có điểm kiến thức chưa 
cao trong xác định các loại thực phẩm cần thiết 
để tăng chiều cao. Điểm kiến thức còn tương 
đối thấp về các thông tin liên quan đến bú sữa 
mẹ và ăn dặm ở trẻ nhỏ. Nữ giới, sống tại thành 
thị, thường xuyên theo dõi chiều cao cân nặng 
có liên quan tích cực đến gia tăng điểm kiến 
thức ở đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp 
với những nghiên cứu trước đây về kiến thức 
dinh dưỡng cải thiện chiều cao của thanh niên. 
Đa số người trả lời đều chỉ biết đến vai trò của 
Canxi trong phát triển hệ xương mà ít đề cập 
đến Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác.7 
Kiến thức về cho trẻ bú sữa mẹ cũng báo cáo 
thấp trong nghiên cứu này, tương tự với các 
nghiên cứu trước đây. Các hoạt động tuyên 
truyền về nuôi con bằng sữa mẹ hướng thanh 
thiếu niên và trẻ nhỏ nên cần được chú trọng, 
điều này rất quan trọng vì thái độ của việc cho 
con bú được hình thành trong giai đoạn đầu 
của tuổi thiếu niên.⁸ 
Những người là nữ giới có điểm kiến thức về 
dinh dưỡng cải thiện chiều cao cao hơn so với 
nam giới. Điều này cũng tương đồng với các 
nghiên cứu trước đây bởi nữ giới hay để ý đến 
ngoại hình nhiều hơn, đặc biệt là trong thời kỳ 
tuổi dậy thì.⁹ Bên cạnh đó, những người sống ở 
thành thị cũng có xu hướng có điểm kiến thức 
cao hơn so với đối tượng ở nông thôn. Kết quả 
này tương tự với kết quả của nghiên cứu trước 
đây đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của 
trẻ ở thành thị và nông thôn chỉ ra rằng thanh 
niên ở vùng nông thôn thấp và nhẹ cân hơn 
.10 Trẻ ở sống ở thành thị có nhiều điều kiện 
tiếp cận với các kênh thông tin về sức khoẻ và 
dinh dưỡng, cũng như các chương trình giáo 
dục dinh dưỡng tại trường học hơn so với trẻ 
tại vùng nông thôn. Hơn thế nữa, nghiên cứu 
trước đây cũng cho thấy bố mẹ thanh niên ở 
thành thị quan tâm nhiều hơn đến tầm vóc phát 
triển của con cái họ.10 Việc thường xuyên theo 
dõi cân nặng và chiều cao cũng góp phần làm 
cải thiện kiến thức về dinh dưỡng.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp các 
bằng chứng quan trọng về việc đánh giá kiến 
thức về dinh dưỡng trong việc cải thiện chiều 
cao của thanh niên Việt Nam. Đa số các đối 
tượng nghiên cứu có điểm kiến thức chưa cao 
trong xác định các loại thực phẩm cần thiết để 
tăng chiều cao. Các can thiệp nâng cao kiến 
thức về dinh dưỡng cần được đẩy mạnh và tập 
trung vào đối tượng nam giới, sống tại nông 
thôn và ít theo dõi chiều cao cân nặng. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Story M, Neumark - Sztainer D, French 
S. Individual and environmental influences on 
adolescent eating behaviors. Journal of the 
American Dietetic Association. 2002;102(3 
Suppl):S40 - 51.
2. Shepherd J, Harden A, Rees R, et al. 
Young people and healthy eating: a systematic 
review of research on barriers and facilitators. 
Health Educ Res. 2006;21(2):239 - 257.
3. Naeeni MM, Jafari S, Fouladgar M, et 
al. Nutritional Knowledge, Practice, and Dietary 
Habits among school Children and Adolescents. 
Int J Prev Med. 2014;5(Suppl 2):S171 - 178.
4. Guo SS, Wu W, Chumlea WC, Roche 
AF. Predicting overweight and obesity in 
adulthood from body mass index values in 
childhood and adolescence. Am J Clin Nutr. 
2002;76(3):653 - 658.
5. Kristjansdottir AG, Thorsdottir I, De 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
293TCNCYH 129 (5) - 2020
Summary
ASSESSING VIETNAMESE YOUTH'S NUTRITIONAL KNOWLEDGE 
IN IMPROVING THE HEIGHT AND IDENTIFYING RELATED FACTORS
Improving the knowledge of nutrition and diet quality for adolescents is a major concern for 
researchers. This study aims to assess the knowledge of nutrition among young people in Hanoi, 
Vietnam and identify associated factors. A cross-sectional descriptive study was conducted on 
10890 subjects in 30 districts/towns in Hanoi capital. Most people knew that calcium was needed 
for the bone growth (93.9%) but only 35.2% and 6.8% referred to the role of Vitamin D and Protein. 
Food that helped increase height were selected from milk (74.0%), followed by dairy products or 
crustaceans (31.6% and 31.7%). Female, who lived in urban areas or who had an educational 
level of high school or higher, were more likely to have higher nutritional knowledge scores than 
to men, who lived in rural areas or who had a secondary education level. This will be an important 
evidence in the implementation of interventions to improve nutrition knowledge for Vietnamese youth.
Keyword: knowledge of nutrition and diet, adolescents, Hanoi
Bourdeaudhuij I, Due P, Wind M, Klepp KI. 
Determinants of fruit and vegetable intake 
among 11 - year - old schoolchildren in a 
country of traditionally low fruit and vegetable 
consumption. The international journal of 
behavioral nutrition and physical activity. 
2006;3:41.
6. Nguyễn Nhật Cảm. Tình trạng dinh 
dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh 
trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hà 
Nội năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2017; 
27(8): 58.
7. Al - Yateem N, Rossiter R. Nutritional 
knowledge and habits of adolescents aged 9 
to 13 years in Sharjah, United Arab Emirates: 
a crosssectional study. East Mediterr Health J. 
2017;23(8):551 - 558.
8. Catipovic M, Voskresensky Baricic T, 
Rokvic S, Grguric J. Adolescents' Knowledge of 
Breastfeeding and Their Intention to Breastfeed 
in the Future. Children (Basel). 2017;4(6): 51.
9. Stulp G, Buunk AP, Pollet TV, Nettle D, 
Verhulst S. Are human mating preferences with 
respect to height reflected in actual pairings? 
PloS one. 2013;8(1):e54186.
10. Horiuchi Y, Kusama K, Kanha S, 
Yoshiike N, team Fr. Urban - Rural Differences 
in Nutritional Status and Dietary Intakes of 
School - Aged Children in Cambodia. Nutrients. 
2018;11(1):14.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_ve_dinh_duong_cai_thien_chieu_cao_cua_thanh_nien_t.pdf