Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015

Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá kiến thức và thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại xã Lê Hồ và Hoàng Tây huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 323 người nông dân có thực hành phun hóa chất bảo vệ thực vật trong vòng 3 tháng trước đó tính từ thời điểm phỏng vấn, sử dụng bộ câu hỏi định lượng được thiết kế sẵn.

Kết quả: Tỷ lệ đối người nông dân có kiến thức đạt về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật chiếm 40,9% và thực hành đạt là 38,1%. Đáng lưu ý là chỉ có 13,9% người nông dân biết hóa chất bảo vệ thực vật có thể đi vào cơ thể qua đường tiêu hoá và 26,3% biết hoá chất có thể đi vào cơ thể qua da/mắt. Có 5,6% người nông dân biết hóa chất bảo vệ thực vật có thể tồn dư trong các sản phẩm nông sản. Về thực hành, có 78% người nông dân trộn nhiều loại hoá chất với nhau trong 1 lần phun. Chỉ có 9,0% người nông dân luôn mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi đi phun thuốc. 78% người nông dân vứt vỏ hoá chất ngay tại đồng ruộng sau khi phun và 80,2% xử lý hoá chất thừa bằng cách phun đi phun lại cho hết.

Kết luận: Người nông dân chưa có kiến thức đầy đủ và phơi nhiễm với hóa chất bảo vệ thực vật do thực

hành chưa phù hợp. Vì thế cần tăng cường các biện pháp truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và thực hành cho người nông dân tại địa bàn nghiên cứu.

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 1

Trang 1

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 2

Trang 2

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 3

Trang 3

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 4

Trang 4

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 5

Trang 5

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 6

Trang 6

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 7

Trang 7

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 8

Trang 8

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 10/01/2024 4440
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015

Kiến thức và thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015
23
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT 
CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM NĂM 2015
Đinh Thị Phương Hoa1, Trần Thị Tuyết Hạnh2, Bàng Thị Hoài3, 
Phạm Vương Ngọc1, Phạm Hương Xuân1, Phạm Đức Phúc2
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định;
2Trường Đại học Y tế công cộng;
3Học Viện Y học Cổ truyền Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 
nhằm đánh giá kiến thức và thực hành 
về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của 
người nông dân tại xã Lê Hồ và Hoàng Tây 
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2015. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu được tiến hành trên 323 người 
nông dân có thực hành phun hóa chất bảo 
vệ thực vật trong vòng 3 tháng trước đó tính 
từ thời điểm phỏng vấn, sử dụng bộ câu hỏi 
định lượng được thiết kế sẵn. Kết quả: Tỷ 
lệ đối người nông dân có kiến thức đạt về 
sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật chiếm 
40,9% và thực hành đạt là 38,1%. Đáng lưu 
ý là chỉ có 13,9% người nông dân biết hóa 
chất bảo vệ thực vật có thể đi vào cơ thể 
qua đường tiêu hoá và 26,3% biết hoá chất 
có thể đi vào cơ thể qua da/mắt. Có 5,6% 
người nông dân biết hóa chất bảo vệ thực 
vật có thể tồn dư trong các sản phẩm nông 
sản. Về thực hành, có 78% người nông 
dân trộn nhiều loại hoá chất với nhau trong 
1 lần phun. Chỉ có 9,0% người nông dân 
luôn mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi 
đi phun thuốc. 78% người nông dân vứt vỏ 
hoá chất ngay tại đồng ruộng sau khi phun 
và 80,2% xử lý hoá chất thừa bằng cách 
phun đi phun lại cho hết. Kết luận: Người 
nông dân chưa có kiến thức đầy đủ và phơi 
nhiễm với hóa chất bảo vệ thực vật do thực 
hành chưa phù hợp. Vì thế cần tăng cường 
các biện pháp truyền thông nhằm nâng cao 
kiến thức và thực hành cho người nông dân 
tại địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa: Hóa chất bảo vệ thực vật, kiến 
thức, thực hành, Kim Bảng, Việt Nam
KNOWLEDGE AND PRACTICES OF USING PESTICIDES AMONG FARMERS IN 
KIM BANG DISTRICT, HA NAM PROVINCE IN 2015
ABSTRACT
Objective: This cross-sectional study 
aimed at studying knowledge and practices 
of using pesticides among farmers in Le 
Hoa and Hoang Tay commune, Kim Bang 
Người chịu trách nhiệm : Đinh Thị Phương Hoa
Email: hoa.dinh.ph@gmail.com
Ngày phản biện: 30/5/2020
Ngày duyệt bài: 12/6/2020
Ngày xuất bản: 29/6/2020
district, Ha Nam province in 2015. Method: 
Face to face interviews, which used a 
constructed questionnaire, was taken 
among 323 farmers to gather information 
about the knowledge and practices of 
participants. Results: the percentage of 
farmers having appropriate knowledge 
was 40,9% and 38,1% had appropriate 
practices. Noticeably, the percentage of 
farmers who understood that pesticides 
can enter their body through “digestion” 
took 13,9% and 26,9% knew that pesticides 
24
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
can transmit to their body via skin or eye 
contact. Just 5,6% of them are aware of 
pesticide residue in agriculture products. 
Regardless of practices, the results 
show that 78% of farmers mixed several 
pesticides in one spraying. Those who 
always wore adequate personal protective 
equipment gears during their spraying 
accounted for 9,0%. 78% of them disposed 
of empty pesticide containers at the fields 
after finishing their spraying and 80,2% of 
them reapplied pesticide left-over over their 
treated areas. Conclusion: Farmers had 
inadequate knowledge and were exposed 
to pesticides due to their inappropriate 
practices of using pesticides. It is, therefore, 
necessary to conduct health education 
programs to improve the knowledge and 
practices of farmers.
Keywords: Pesticides, knowledge, 
practice, Kim Bang province, Vietnam
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 
nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng và 
phong phú. Theo thống kê vào năm 2018 
ước tính diện tích đất nông nghiệp ở Việt 
Nam chiếm 27.289.454 ha trên tổng diện 
tích 33.123.597 ha đất tự nhiên (1). Các 
con số thống kê chính thức cho thấy lượng 
hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được 
sử dụng tại Việt Nam có xu hướng tiếp 
tục tăng từ năm này qua năm khác. Phần 
lớn HCBVTV đang được sử dụng tại Việt 
Nam là nhập khẩu, trong đó ghi nhận cả 
các loại HCBVTV đã bị cấm sử dụng (2). 
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã 
chỉ ra các vấn đề cấp bách liên quan đến 
HCBVTV trong hoạt động nông nghiệp 
bao gồm lạm dụng thuốc trừ sâu, tồn dư 
HCBVTV, ngộ độc HCBVTV, ô nhiễm môi 
trường, biến đổi khí hậu.(3), (4), (5). 
Hậu quả của các ảnh hưởng trên là chưa 
thống kê được hết, tuy nhiên trước mắt 
là Việt Nam mất đi cơ hội xuất khẩu nông 
sản sang các nước phát triển với lợi nhuận 
cao hơn do lượng HCBVTV tồn dư trong 
nông phẩm, thiệt hại ước tính khoảng 700 
triệu đô la Mỹ mỗi năm, chưa kể đến những 
thiệt hại do ô nhiễm môi trường. Con số 
này tương đương với lợi nhuận thu được 
do xuất khẩu rau và hoa quả của Việt  ... 3.2: Thực hành sử dụng hoá 
chất bảo vệ thực vật
Thực hành SL TL %
Những thông tin nào mà ông/bà kiểm 
tra trước khi lựa chọn hoá chất bảo vệ 
thực vật để mua?
Tên thương hiệu 133 41,2
Sản phẩm có hướng dẫn sử 
dụng viết bằng tiếng Việt 107 33,1
Liều lượng khuyến cáo 100 31,0
Vạch cảnh báo mức độ độc 
hại và các biểu tượng cảnh 
báo nguy cơ
36 11,1
Ông/bà có tuân thủ liều lượng được 
khuyến nghị trên bao bì sản phẩm 
không?
Có tuân thủ liều lượng như 
khuyến nghị 252 78,0
Tăng liều 16 5,0
Giảm liều 4 1,2
Chỉ dựa theo kinh nghiệm 5 1,5
Tuân theo hướng dẫn của 
người bán hàng 60 18,6
27
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
Ông bà có trộn vài loại hoá chất với 
nhau không?
Có 252 78
Không 71 22,0
Ông bà vứt vỏ bao bì/hoặc chai lọ đựng 
hoá chất bảo vệ thực vật sau khi phun 
ở đâu?
Chôn/vứt ngay tại ruộng 253 78,0
Tái sử dụng 2 0,6
Vứt xuống kênh/mương/
sông gần đó 4 1,2
Vứt tại nơi tập kết rác thải 
hoá chất bảo vệ thực vật 
của địa phương
64 19,8
Ông/bà xử trí thế nào với hoá chất thừa 
sau khi phun
Phun đi phun lại cho hết 259 80,2
Đổ tại các địa điểm gần 
đó (đất, hồ, sông ngòi, 
mương)
50 15,5
Đổ tại nơi tập kết rác thải 
hoá chất bảo vệ thực vật 
của địa phương
14 4,3
Ông/bà cất giữ hoá chất bảo vệ thực 
vật chưa dùng đến ở đâu trong nhà?
Tại nhà 21 6,5
Tại bếp 8 2,5
Tại chuồng lợn/gà/vịt 188 58,2
Ở trong kho có chứa cả 
thực phẩm 2 0,6
Trong hộp khoá kín, thông 
gió tốt, xa nơi khu vực nấu 
nướng và sinh sống của 
người và động vật
102 31,6
Ông/bà có thường xuyên nhận được 
thông tin về hoá chất bảo vệ thực vật 
không?
Có 90 28
Không 233 72
Khi lựa chọn HCBVTV để mua, có 
41,2% người nông dân quan tâm đến tên 
thương hiệu và 33,1% chọn những sản 
phẩm có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng 
được viết bằng tiếng việt. Khoảng 1/3 
trong số họ (31.0%) có đọc hướng dẫn về 
liều lượng và 11,1% có đọc các thông tin 
về vạch cảnh báo mức độ độc hại và các 
cảnh báo khác về nguy cơ.
Bảng 3.2 cho thấy phần lớn 78% người 
nông dân có sử dụng đúng liều lượng như 
trên vỏ bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, có 5% 
tăng liều, có 1,2% giảm liều và 1,5% nói 
rằng họ pha thuốc dựa trên kinh nghiệm 
của họ mà không cần quan tâm đến liều 
lượng khuyến cáo. Ngoài ra 18,6% nói 
rằng họ thực hành dựa trên hướng dẫn 
của người bán hàng.
Khi người nông dân được hỏi về cách 
mà họ xử lý vỏ bao bì sau khi phun, có 
78% nói rằng họ vứt ngay tại chỗ phun; 
1,2% vứt xuống nguồn nước gần đó như 
kênh, mương, cống rãnh. Chỉ có 19,8% 
nói rằng họ vứt tại nơi tập kết rác thải liên 
quan đến HCBVTV của chính quyền địa 
phương.
Đối với hoá chất thừa sau khi phun có 
khoảng 80,2% trả lời rằng họ phun đi phun 
lại cho hết, và 15% đổ xuống nguồn nước 
gần đó. Chỉ có 4,3% đổ tại nơi tập kết rác 
thải của chính quyền địa phương.
Về bảo quản HCBVTV tại nhà, có 
khoảng 58,2% có bảo quản HCBVTV tại 
chuồng gia súc/gia cầm và chỉ có 31,6% 
có thực hành đúng là bảo quản HCBVTV 
trong hộp có khoá kín và đặt tại nơi thoáng 
khí, xa nơi sinh sống của người và vật 
nuôi.
28
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
Biểu đồ 3.1: Thực hành mặc đồ bảo hộ lao động
người nông dân chưa có kiến thức đầy đủ 
về các con đường xâm nhập của HCBVTV 
vào cơ thể. Mặc dù nhiều đối tượng hiểu 
được rằng HCBVTV có thể xâm nhập vào 
cơ thể họ qua con đường hít thở; tuy nhiên 
lại rất ít người biết rằng HCBVTV cũng 
có thể xâm nhập qua con đường tiêu hoá 
và qua da/mắt. Kiến thức về đường xâm 
nhập sẽ quyết định thực hành của người 
nông dân nhằm bảo vệ bản thân họ khỏi 
sự tiếp xúc và phơi nhiễm với HCBVTV. 
Kết quả này của chúng tôi tương đồng 
với kết quả được thực hiện ở Philippine 
khi tác giả chỉ ra “có một số người trong 
nghiên cứu cho rằng HCBVTV chỉ có thể 
xâm nhập qua đường hít thở” (7). Nghiên 
cứu ở Thái Lan cho kết quả tốt hơn khi 
83,3% người phun HCBVTV biết đầy đủ 
cả 3 con đường mà HCBVTV xâm nhập 
vào cơ thể (8).
Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu 
cũng thiếu kiến thức về ảnh hưởng của của 
HCBVTV. Mặc dù họ hiểu HCBVTV gây ra 
một số tác động tiêu cực, nhưng họ không 
thể đưa ra câu trả lời đầy đủ đó là những 
tác động tiêu cực nào. Một nghiên cứu ở 
48.9
83.3
59.4
68.4
12.1
9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Quần áo dài 
tay
Khẩu trang Găng tay và 
ủng
Mũ Kính Mang đủ đồ 
bảo hộ
T
ỷ
 l
ệ
Biểu đồ 3.1 miêu tả thực hành mặc đồ 
bảo hộ lao động của người nông dân khi 
phun HCBVTV. Có 83,3% người nông dân 
luôn đeo khẩu trang khi phun HCBVTV, 
chiếm tỉ lệ cao nhất. Có 68,4% luôn đội 
mũ/nón; 59,4% luôn đeo găng tay và ủng; 
48,9% luôn mặc quần áo dài tay và chỉ có 
12,1% luôn đeo kính. Tuy nhiên tỷ lệ đối 
tượng luôn mang đầy đủ đồ bảo hộ lao 
động mỗi lần đi phun thuốc chỉ chiếm tỷ lệ 
rất nhỏ là 9,0%.
3.4. Đánh giá chung về kiến thức và 
thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ thực 
vật
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy có 40,9% người nông dân có kiến 
thức đạt và 59,1% có kiến thức không đạt. 
Tương tự, tỷ lệ thực hành đạt và không đạt 
lần lượt là 38,1% và 61,9%.
4. BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức sử dụng hoá chất bảo 
vệ thực vật
Kiến thức đóng một vai trò quan trọng 
trong việc quyết định thực hành của đối 
tượng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
29
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
Thái Lan đã cho kết quả tương tự khi một 
tỷ lệ nhỏ (25,8%) người tham gia có nhận 
thức đầy đủ những bất lợi của việc sử dụng 
HCBVTV và 26% trong số họ biết HCBVTV 
có hại cho mọi sinh vật [15].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ 
ra hầu hết nông dân không hiểu được ý 
nghĩa của vạch cảnh báo mức độ độc hại 
và các cảnh báo nguy cơ khác trên bao 
bì sản phẩm thuốc trừ sâu. Nhóm nghiên 
cứu quan sát thấy những người nông dân 
không có thói quen đọc đầy đủ hướng dẫn 
sử dụng và các thông tin khác ghi trên 
bao bì sản phẩm. Họ thường hỏi ý kiến 
các nhà bán lẻ hoặc hàng xóm của họ về 
loại HCBVTV nào họ nên sử dụng để điều 
trị các loại bệnh mà cây trồng đang mắc, 
bao gồm cả lời khuyên về liều lượng pha 
HCBVTV. Việc hiểu được mức độ nguy hại 
của loại HCBVTV mà họ đang sử dụng sẽ 
quyết định xem người nông dân sẽ mặc đồ 
bảo hộ lao động như thế nào khi pha và 
phun HCBVTV cũng như vệ sinh dụng cụ 
sau khi phun.
4.2. Thực hành sử dụng hoá chất bảo 
vệ thực vật
Kết quả của chúng tôi cho thấy người 
nông dân có thực hành chưa tốt khi lựa 
chọn HCBVTV phù hợp để mua. Đặc biệt, 
gần một nửa trong số họ đã không đọc các 
thông tin cần đọc (tên thương hiệu, hướng 
sử dụng, vạch cảnh báo mức độ độc hại 
hoặc các thông tin về phòng ngừa phơi 
nhiễm) trên nhãn trước khi họ quyết định 
mua thuốc để sử dụng. Nhóm nghiên cứu 
đã ghi nhận người nông dân thường thu 
thập thông tin liên quan đến thuốc trừ sâu 
bằng cách hỏi người bán HCBVTV hoặc 
hàng xóm của họ thay vì đọc nhãn mác. 
Tại địa bàn nghiên cứu ghi nhận người 
nông dân có thể dễ dàng mua HCBVTV từ 
các nhà bán lẻ hoặc thậm chí ở các chợ 
dân sinh tự phát. Do thực trạng này, cần 
có thêm các nghiên cứu sâu hơn về kiến 
thức của các nhà bán lẻ HCBVTV để tìm 
hiểu xem họ có cung cấp những lời khuyên 
chính xác và phù hợp cho khách hàng của 
họ hay không. Nghiên cứu của Bùi Thanh 
Loan cũng chỉ ra gần 70% người sản xuất 
rau chọn mua thuốc ở các cửa hàng tư 
nhân kinh doanh nhỏ lẻ (9). Nghiên cứu 
của Phạm Văn Hợi và cộng sự đã chỉ ra 
người nông dân khó có thể chọn sản phẩm 
phù hợp để mua vì có quá nhiều tên thuốc 
trừ sâu trên thị trường khiến cho người 
nông dân bắt buộc phải dựa trên gợi ý của 
các nhà bán lẻ [5].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng 
chỉ ra thực hành không phù hợp của đối 
tượng nghiên cứu trong việc xử lý vỏ bao 
bì sau khi phun: 78,3% người nông dân trả 
lời rằng họ chôn hoặc vứt vỏ HCBVTV ngay 
tại cánh đồng sau khi phun. Thực hành này 
dẫn đến đất, nước bị ô nhiễm do hoá chất 
thừa trong vỏ HCBVTV ngấm xuống đất 
và nước. Nhóm nghiên cứu đã quan sát 
thấy nhiều vỏ HCBVTV bị người nông dân 
vứt bừa bãi trên mặt đất, các ao hồ, kênh 
mương xung quanh. Qua quá trình phỏng 
vấn thì người nông dân đã không thực hiện 
các thao tác như súc rửa vỏ bao bì hay chai/
lọ đựng HCBVTV trước khi vứt bỏ tại đồng 
ruộng. Trong trường hợp này, một vỏ gói 
trừ sâu rỗng sau khi phun có thể nguy hiểm 
như một gói chứa đầy HCBVTV vì lượng 
tồn dư còn đọng lại ở bên trong.
Xử lý vỏ bao bì thuốc trừ sâu không 
đúng cách là vấn đề ở nhiều nước trên thế 
giới cũng như ở Việt Nam. Vấn đề trầm 
trọng hơn ở các quốc gia đang phát triển 
do thiếu một bộ luật phù hợp, hệ thống 
giám sát yếu cũng như thiếu kiến thức 
cơ bản về sử dụng HCBVTV an toàn của 
người sử dụng. Các nghiên cứu tại các 
quốc gia láng giềng xung quanh lãnh thổ 
Việt Nam cũng chứng minh vấn đề tương 
30
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
tự [13], [16]. Trong quá trình thực hiện 
nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận người 
nông dân không biết họ nên xử lý vỏ bao 
bì và hoá chất thừa sau phun như nào cho 
thích hợp. Ngoài ra sự thiếu hướng dẫn, 
thiếu các các quy định cụ thể và thiếu sự 
tham gia từ chính quyền địa phương cũng 
là một trong những nguyên nhân của tình 
trạng trên. Dư lượng thuốc trừ sâu trong 
chuỗi thức ăn và môi trường do hoạt động 
phun thuốc trừ sâu và xử lý thuốc trừ sâu 
không đúng cách là vấn đề cần những giải 
pháp cấp bách do hậu quả nghiêm trọng 
của nó trên phạm vi toàn cầu.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra có 
9,0% người phun HCBVTV luôn mặc đầy 
đủ đồ bảo hộ lao động khi đi phun thuốc. 
Do không hiểu đầy đủ về đường xâm nhập 
của HCBVTV, dẫn tới sự hạn chế trong việc 
tuân thủ đồ bảo hộ lao động. Trong phần 
kiến thức, ít hơn một phần tư số người 
được hỏi biết rằng thuốc trừ sâu có thể xâm 
nhập vào cơ thể họ qua mắt hoặc da. Kết 
quả là, tỷ lệ nông dân luôn đeo kính bảo 
vệ mắt khi phun chỉ chiếm 12,1%. Kết quả 
của chúng tôi tương tự như nhiều nghiên 
cứu tiến hành trước đó ở Việt Nam và các 
quốc gia khác nhau trên thế giới (3), (4), 
(8), (10), (11), (13). Lý do khiến người nông 
dân không mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động 
bao gồm giá thành đắt đỏ, cảm giác không 
thoải mái do mặc đồ bảo hộ khi phun thuốc 
và kiến thức không đầy đủ cũng như thái độ 
chưa phù hợp [16].
Dựa trên kết quả nghiên cứu chúng tôi 
đưa ra khuyến nghị cần tăng cường các biện 
pháp truyền thông nhằm tăng cường kiến 
thức và thực hành về sử dụng HCBVTV an 
toàn cho người nông dân. Các biện pháp 
truyền thông nên có sự tham của các đối 
tượng có kinh nghiệm và kỹ năng tốt trong 
công tác truyền thông ở cộng đồng như 
điều dưỡng cộng đồng, cán bộ phụ trách 
dân số, cán bộ nông nghiệp, trưởng thôn,
nhằm phát huy hiệu quả của các biện pháp 
can thiệp có sự tham gia của cộng đồng 
(14).
5. KẾT LUẬN
Dựa trên các kết quả nêu trên, nghiên 
cứu của chúng tôi đưa ra kết luận những 
người nông dân phun HCBVTV ở hai xã Lê 
Hồ và Hoàng Tây tại Kim Bảng, Hà Nam 
có kiến thức chưa đầy đủ và thực hành sử 
dụng thuốc trừ sâu chưa phù hợp, dẫn đến 
phơi nhiễm cao với HCBVTV. Vì vậy các 
chương trình can thiệp nhằm nâng cao kiến 
thức cũng như thực hành cho người nông 
dân về sử dụng HCBVTV an toàn là cần 
thiết.
6. LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu trên là 1 phần của dự án 
FBLI “Field Building Leadership Initiative 
(FBLI) Advancing Ecohealth in South East 
Asia’’ với mục đích ứng dụng cách tiếp cận 
One Health trong việc giải quyết các vấn đề 
sức khoẻ của con người liên quan đến các 
hoạt động thâm canh nông nghiệp. Nhóm 
nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh 
đạo dự án FBLI, trường Đại học Y tế công 
cộng và lãnh đạo huyện Kim Bảng, tỉnh Hà 
Nam đã hỗ trợ và phối hợp trong quá trình 
tiến hành dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Quyết 
định số 2098/QĐ-BTNMT Phê duyệt và 
công bố kết quả thống kê diện tích đất đai 
của cả nước năm 2018. [cited 26 Tháng Tư 
2020]; Truy cập tại: 
vn/VanBan/Pages/ChiTietVanBanChiDao.
aspx?pID=2299
2. Hoi P, Mol A, Oosterveer P, Van 
den Brink P, Huong P. Pesticide use in 
Vietnamese vegetable production: a 10-
year study. Int J Agric Sustain. 2016; 14:1–
14. 
31
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 02
3. Perez ICJ, Gooc CM, Cabili JR, Rico 
MJP, Ebasan MS, Zaragoza MJG, et al. 
Pesticide use among farmers in Mindanao, 
Southern Philippines. 2015;7(1):19. 
4. Kamsia, B., Shahida, M.S., Celestina, 
A., Suriani, H., Norlita, I and Khadizah, 
G. Knowledge, Attitude and Practice of 
Pesticide Use among Oil Palm Smallholders 
in Sandakan, Sabah. IOSR J Agric Vet Sci. 
2014;7(11):18–20. 
5. Nguyen Thanh Mai, Le Thi Thanh 
Nga, Jouni H, David B H. Pesticide use 
in vegetable production: A survey of 
Vietnamese farmers’ knowledge. Plant Prot 
Sci. 2018;54(No. 4):203–14. 
6. Phạm Thị Thuý Hoa, Trần Tô Châu, 
Phạm Thị Liên, Lương Thị Hoài Lê. Kiến 
thức, thực hành sử dụng hóa chất bảo vệ 
thực vật của người chuyên canh cà phê tại 
xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đăk 
Lăk năm 2016. Tạp chí an toàn vệ sinh lao 
động. 2018;2018(3). 
7. Nguyễn Thị Vân. Kiến thức, thực hành 
và một số yếu tố liên quan đến sử dụng 
hóa chất bảo vệ thực vật của người nông 
dân xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh 
Bắc Ninh năm 2010. [Luận văn tốt nghiệp 
Thạc sỹ y tế công cộng]. Trường Đại học y 
tế công cộng Hà Nội; 2010. 
8. Norkaewl S, Siriwongl W, Siripattanakul 
S, Robson M. Knowledge, attitude, and 
practice (KAP) of using personal protective 
equipment (PPE) for chilli-growing farmers 
in Huarua Sub-distfuct, Muean district, 
Ubonrachathani province, Thailand. 
Journal of Health Research. 2010;24(suppl 
2):93–100. 
9. Lê Thị Thanh Loan, Lư Văn Duy, Đinh 
Văn Đãn, Nguyễn Văn Lộc. Nhận thức và 
ứng xử của nông dân đồng bằng sông 
hồng đối với rủi ro thuốc bảo vệ thực vật 
trong sản xuất rau. Tạp chí Kinh tế - Phát 
triển. 22 Tháng Mười 2012;184(II):89–96. 
10. Jensen HK, Konradsen F, Jørs 
E, Petersen JH, Dalsgaard A. Pesticide 
Use and Self-Reported Symptoms of 
Acute Pesticide Poisoning among Aquatic 
Farmers in Phnom Penh, Cambodia. J 
Toxicol. 2011; 1–8. 
11. Yang X, Wang F, Meng L, Zhang W, 
Fan L, Geissen V, et al. Farmer and retailer 
knowledge and awareness of the risks 
from pesticide use: A case study in the Wei 
River catchment, China. Sci Total Environ. 
2014;497–498:172–9. 
12. Satya Sai MV, Revati GD, Ramya 
R, Swaroop AM, Maheswari E, Kumar MM. 
Knowledge and Perception of Farmers 
Regarding Pesticide Usage in a Rural 
Farming Village, Southern India. Indian J 
Occup Environ Med. 2019;23(1):32–6. 
13. Đinh Thị Phương Hoa, Phạm Đức 
Phúc, Trần Thị Tuyết Hạnh, Mai Anh Đào, 
Lê Thị Thuý. Thực hành sử dụng hoá chất 
bảo vệ thực vật của người phun thuốc tại 
xã Nam Phong, thành phố Nam Định 2015. 
Tạp Chí Học Thực Hành. 1045(6/2017). 
14. Whitehead D. Health promotion: 
the role of community-based nurses. Br J 
Community Nurs. January 2001; 5:604–9. 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_va_thuc_hanh_su_dung_hoa_chat_bao_ve_thuc_vat_cua.pdf