Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016

Mục tiêu: Mô tả kiến thức tự chăm sóc

của người cao tuổi tăng huyết áp đang điều

trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam

Định và xác định mối liên quan giữa kiến thực

tự chăm sóc với tuổi, giới và thời gian mắc

bệnh. Phương pháp nghiên cứu: nghiên

cứu mô tả cắt ngang trên 410 người cao tuổi

tăng huyết áp. Đối tượng được lựa chọn ngẫu

nhiên và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi.

Kết quả: Kiến thức tự chăm sóc của người

cao tuổi tăng huyết áp chưa đầy đủ với điểm

trung bình đạt mức 7,49 ± 0,88/10 điểm. Kiến

thức của người bệnh còn nhiều hạn chế:

52,9% người bệnh chưa nhận định được đầy

đủ chỉ số huyết áp; 19,5% người bệnh uống

thuốc chưa đúng cách; 16,8% chưa tuân thủ

dùng thuốc; 60% người bệnh chưa có kiến

thức đúng về loại thịt tốt cho người bệnh tăng

huyết áp và 60% người bệnh không biết tăng

huyết áp có thể gây suy thận, rối loạn thị giác.

Nghiên cứu này cũng cho thấy tuổi và giới

liên quan nghịch, mức độ yếu với kiến thức

tự chăm sóc của người bệnh với r lần lượt

là -0,179 và -0,259. Kết luận: Kiến thức tự

chăm sóc của người cao tuổi tăng huyết áp

trong nghiên cứu còn nhiều hạn chế.

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 trang 1

Trang 1

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 trang 2

Trang 2

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 trang 3

Trang 3

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 trang 4

Trang 4

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 trang 5

Trang 5

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 trang 6

Trang 6

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 trang 7

Trang 7

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 7520
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016

Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016
36
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ 
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2016
Hoàng Thị Minh Thái1, Lê Thanh Tùng1, Nguyễn Bá Tâm1, 
Nguyễn Thị Thu Hương1, Phạm Thị Hoàng Yến1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
SELF-CARE KNOWLEDGE AND RELATED FACTORS
AMONG OLDER OUT-PATIENTS WITH HYPERTENSION
IN NAM DINH GENERAL HOSPITAL IN 2016
ABSTRACT
Objective: To describe the knowledge 
of self-care of elderly outpatients with 
hypertension in Nam Dinh general hospital and 
explore the relationship of self-care with age, 
gender and the duration of disease. Method: 
The descriptive design was conducted among 
410 elderly outpatients with hypertension. 
The participants were randomized selected 
and interviewed with questions. Results: the 
knowledge of elderly hypertensive patients 
was not adequate with mean score of 7.49 
± 0.88 /10 points. Patients had a lack of 
knowledge in some aspects: 52.9% of patients 
were not fully aware of numbers for high 
blood pressure; 19.5% of patients took the 
medicine incorrectly; 16.8% of patients had 
no medication adherence; 60% of patients 
did not have proper knowledge about types of 
meat benifited for hypertensive patients and 
60% of patients did not know hypertension 
can cause kidney failure, visual disorders. 
The study also found that age and sex had 
a negative correlation with the patients’ self-
care knowledge with r of -0.179 and -0.259, 
respectively. Conclusion: the self-care 
knowledge of the elderly outpatients with 
hypertension within this study was limited.
Key word: knowledge, hypertension, 
selfcare.
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả kiến thức tự chăm sóc 
của người cao tuổi tăng huyết áp đang điều 
trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam 
Định và xác định mối liên quan giữa kiến thực 
tự chăm sóc với tuổi, giới và thời gian mắc 
bệnh. Phương pháp nghiên cứu: nghiên 
cứu mô tả cắt ngang trên 410 người cao tuổi 
tăng huyết áp. Đối tượng được lựa chọn ngẫu 
nhiên và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi. 
Kết quả: Kiến thức tự chăm sóc của người 
cao tuổi tăng huyết áp chưa đầy đủ với điểm 
trung bình đạt mức 7,49 ± 0,88/10 điểm. Kiến 
thức của người bệnh còn nhiều hạn chế: 
52,9% người bệnh chưa nhận định được đầy 
đủ chỉ số huyết áp; 19,5% người bệnh uống 
thuốc chưa đúng cách; 16,8% chưa tuân thủ 
dùng thuốc; 60% người bệnh chưa có kiến 
thức đúng về loại thịt tốt cho người bệnh tăng 
huyết áp và 60% người bệnh không biết tăng 
huyết áp có thể gây suy thận, rối loạn thị giác. 
Nghiên cứu này cũng cho thấy tuổi và giới 
liên quan nghịch, mức độ yếu với kiến thức 
tự chăm sóc của người bệnh với r lần lượt 
là -0,179 và -0,259. Kết luận: Kiến thức tự 
chăm sóc của người cao tuổi tăng huyết áp 
trong nghiên cứu còn nhiều hạn chế.
Từ khóa: kiến thức, tăng huyết áp, tự 
chăm sóc.
Người chịu trách nhiệm: Hoàng Thị Minh Thái
Email: minhthai82nd@gmail.com
Ngày phản biện: 30/5/2018
Ngày duyệt bài: 18/6/2018
Ngày xuất bản: 28/6/2018
37
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) có tỷ lệ mắc 
bệnh cao và tăng dẫn theo nhóm tuổi, từ 
60 tuổi trở lên tỷ lệ mắc THA khoảng 50% 
[3],[12]. Đặc biệt trên đối tượng người cao 
tuổi(NCT), THA cũng là một bệnh chiếm tỷ 
lệ cao nhất (73,9%) trong 10 bệnh thường 
gặp. Theo Tổ chức y tế thế giới, tăng huyết 
áp là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong 
cao nhất ở người cao tuổi [15]. Với tỷ lệ mắc 
bệnh cao và biến chứng nặng nề, THA tạo 
ra một gánh nặng bệnh tật không nhỏ. Tại 
Mỹ, THA tiêu tốn khoảng 46,4 tỷ USD mỗi 
năm, con số này tại Trung Quốc là 231,7 
triệu USD [12]. Tại Việt Nam, chi phí điều 
trị trực tiếp THA trung bình khoảng 65 USD/
người [13]. 
Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh 
được xem là yếu tố quan trọng trong việc 
cải thiện hành vi tự chăm sóc của người 
bệnh. Người bệnh có kiến thức tự chăm 
sóc tốt thì sẽ điều chỉnh hành vi theo hướng 
tích cực từ đó sẽ giúp hạn chế sự tiến triển 
của bệnh, hỗ trợ hiệu quả điều trị; dự phòng 
được các biến chứng và giảm biến chứng 
của bệnh [4], [7], [16]. Kiến thức của người 
bệnh được cải thiện thông qua chương trình 
can thiệp giáo dục sức khỏe. Tuy nhiên,để 
tiến hành can thiệp giáo dục hiệu quả thì 
điều cần thiết là phải tìm được khoảng trống 
kiến thức của người bệnh.
Tại Nam Định, tỷ lệ mắc THA ở NCT là 
52,4%, 49,6% số NCT tăng huyết áp không 
điều trị và trong số những người có tham 
gia điều trị có 30,2% không tuân thủ đúng 
phác đồ điều trị [3]. Theo thống kê của bệnh 
viện Đa khoa tỉnh Nam Định, năm 2015 có 
khoảng 3068 NB THA đang tham gia quản lý 
điều trị ngoại trú, trong số đó chủ yếu là NCT 
và nhiều người trong số này phải nhập viện 
vì các biến chứng do THA gây nên. Chính vì 
vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục 
đích xác định mức độ kiến thức tự chăm sóc 
của ng ... trị là 
không cần thiết.
322
(78,5)
88 
(21,5)
NB THA thay đổi lối 
sống thì không cần 
phải dùng thuốc.
338
(82,4)
72 
(17,6)
NB THA có thể ăn 
nhiều muối miễn là 
họ dùng thuốc điều trị 
THA thường xuyên.
341
(83,2)
69 
(16,8)
Kết quả nghiên cứu tại bảng trên chỉ ra 
vẫn còn 29,5% NB trả lời sai/không biết khi 
cho rằng không cần thiết phải thay đổi lối 
sống nếu dùng thuốc điều trị THA mà kiểm 
soát được HA; 21,5% NB trả lời sai/không 
biết khi được hỏi tăng huyết áp là kết quả 
của quá trình lão hóa do vậy điều trị là không 
cần thiết; 17,6% NB trả lời sai hoặc không 
biết khi hỏi rằng NB THA thay đổi lối sống thì 
không cần phải dùng thuốc và 16,8% trong 
số những người được hỏi cho rằng họ có 
thể ăn nhiều muối.
Tính điểm trung bình kiến thức của người 
bệnh về tuân thủ điều trị THA là 7,87 ± 2,05 
điểm, trong đó điểm thấp nhất là 2,5 điểm và 
cao nhất là 10 điểm.
Bảng 3.4: Kiến thức của NB về lối 
sống (n = 410).
Kiến thức của 
NB về lối sống
Đúng
Số lượng 
(%)
Chưa 
đúng
Số 
lượng 
(%)
NBTHA có thể 
uống nhiều 
rượu, bia.
366 
(89,3)
44 
(10,7)
NBTHA không 
được hút thuốc.
342 
(83,4)
68 
(16,6)
Nên ăn trái 
cây và rau quả 
thường xuyên.
395 
(96,3)
15 
(3,7)
NBTHA nên ăn 
thức ăn rán
357 
(87,1)
53 
(12,9)
NBTHA nên ăn 
thức ăn luộc/
hấp/nướng
361 
(88)
49 
(12)
Loại thịt tốt nhất 
cho NB THA là 
thịt trắng
152 
(37,1)
258 
(62,9)
Loại thịt tốt nhất 
cho NB THA là 
thịt đỏ
147 
(35,9)
263 
(64,1)
Số liệu tại bảng 3.4 cho thấy 10,7% NB 
trả lời sai/không biết khi hỏi rằng NB THA có 
thể uống nhiều đồ uống có cồn; 16,6% NB 
trả lời sai/không biết rằng NB THA không 
được hút thuốc. 12,9% trả lời sai/không biết 
khi hỏi rằng BN THA nên ăn thức ăn rán; 
12% người bệnh trả lời sai/không biết thức 
ăn tốt nhất cho người bệnh THA là luộc hoặc 
hấp. Có đến 62,9% NB trả lời sai/không biết 
khi hỏi rằng loại thịt tốt nhất cho người bệnh 
tăng huyết áp là thịt trắng và 64,1% NB cho 
rằng loại thịt tốt nhất cho người bệnh tăng 
huyết áp là thịt đỏ. 
Tính điểm trung bình kiến thức của người 
bệnh về lối sống là 6,17 ± 2,00 điểm, trong 
đó điểm thấp nhất là 0 điểm và cao nhất là 
10 điểm.
40
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
Bảng 3.5: Kiến thức của NB về biến 
chứng THA (n = 410).
Kiến thức 
NB về biến 
chứng của 
THA
Đúng
Số lượng 
(%)
Chưa đúng
Số lượng 
(%)
THA có thể 
gây tử vong 388 (94,6) 22 (5,4)
THA có thể 
gây bệnh tim 
mạch 
386 (94,1) 24 (5,9)
THA có thể 
gây đột quỵ 370 (90,2) 40 (9,8)
THA có thể 
gây suy thận 115 (37,8) 255 (62,2)
THA có thể 
gây rối loạn 
thị giác 
162 (39,5) 248 (60,5)
Kết quả tại bảng 3.5 đã chỉ ra, đa số NB 
đã trả lời đúng về những biến chứng của 
tăng huyết áp như gây tử vong (94,6%), 
bệnh tim mạch (94,1%), đột qụy (90,2%). 
Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh trả lời sai hoặc 
không biết về biến chứng gây suy thận và rối 
loạn thị giác thì còn cao, lần lượt là 62,2% 
và 60,5%. 
Tính điểm trung bình kiến thức của người 
bệnh về biến chứng của THA là 7,13 ± 2,05 
điểm, trong đó điểm thấp nhất là 0 điểm và 
cao nhất là 10 điểm.
Điểm trung bình chung kiến thức của 
người bệnh về tăng huyết áp là 7,49 ± 0,88 
điểm, trong đó điểm thấp nhất là 5,45 điểm 
và cao nhất là 9,55 điểm.
3.2. Mối liên quan giữa kiến thức tự 
chăm sóc với đặc điểm chung
Phân tích đơn biến cho thấy nữ giới có kiến 
thức tự chăm sóc tốt hơn nam giới (p < 0,01) 
(Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Sự khác nhau giữa giới tính 
với kiến thức tự chăm sóc
Biến Điểm trung bình kiến thức t p
Giới
Nam 17,04 ± 1,81
5,385 < 0,01
Nữ 16,05 ± 1,93
Bảng 3.7: Mối liên quan kiến thức 
tự chăm sóc với tuổi và thời gian mắc 
bệnh (n = 410)
Biến
Kiến thức
r p
Tuổi -0,179 < 0,01
Thời gian mắc bệnh 0,011 > 0,05
Tuổi liên quan nghịch với kiến thức tự 
chăm sóc với r = -0,179 (p < 0,01). Thời gian 
mắc bệnh không liên quan đến kiến thức tự 
chăm sóc của người bệnh (p > 0,05).
4. BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức của người cao tuổi tăng 
huyết áp về tự chăm sóc
4.1.1. Kiến thức về định nghĩa tăng 
huyết áp.
Nhận thức được chỉ số huyết áp trong 
giới hạn cho phép sẽ giúp người bệnh đánh 
giá được hiệu quả điều trị, điều chỉnh lối 
sống phù hợp, đặc biệt giúp người bệnh chủ 
động hơn trong việc tự quản lý bệnh [2]. Kết 
quả tại bảng 3.2 cho thấy đa số người bệnh 
chỉ biết đến chỉ số huyết áp tối đa (83,2%); 
số người bệnh biết đánh giá THA dựa vào 
cả 2 chỉ số chiếm tỷ lệ thấp (47,1%). Lý giải 
về điều này có thể cho rằng ở người cao 
tuổi tăng huyết áp tâm thu là phổ biến nhất 
[1] và đa số biến chứng nguy hiểm gây đột 
quỵ, suy tim, đều do tăng huyết áp tâm 
thu gây ra. Tuy nhiên, cần thiết phải hiểu 
đầy đủ rằng, khi đánh giá về tăng huyết áp 
phải dựa vào cả 2 chỉ số là huyết áp tâm thu 
41
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
và huyết áp tâm trương [2], [6]. Đây là nội 
dung quan trọng giúp cho điều dưỡng lập kế 
hoạch để tư vấn giáo dục cho người bệnh 
đạt hiệu quả. Kết quả này tương đồng với 
nghiên cứu của F Saleem khi cho rằng chỉ 
52.2% người bệnh nhận định được chỉ số 
tăng huyết áp [10]. 
4.1.2. Kiến thức về cách dùng thuốc 
điều trị tăng huyết áp
Kiến thức về tuân thủ sử dụng thuốc có 
vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, 
người bệnh cần uống thuốc đều đặn theo 
phác đồ điều trị. Kết quả tại bảng 3.3 cho 
thầy đa số người bệnh đã có kiến thức đúng 
về cách dùng thuốc. Tuy nhiên, vẫn còn một 
tỷ lệ nhỏ người bệnh có kiến thức sai hoặc 
không biết về việc phải uống thuốc hàng 
ngày (3,2%); chỉ uống thuốc khi ốm (9,3%); 
phải uống thuốc suốt đời (18,3%) hay cho 
rằng uống theo cách làm cho họ cảm thấy 
tốt (19,5%). Nghiên cứu của F Saleem cho 
thấy chỉ có 40,3% đối tượng trả lời đúng khi 
được hỏi về cách uống thuốc [10].
4.1.3. Kiến thức về tuân thủ điều trị
Kém tuân thủ điều trị là nguyên nhân 
chính dẫn đến tình trạng tái nhập viện của 
người bệnh tăng huyết áp[2], tuy nhiên vẫn 
còn 29,5% người bệnh cho rằng chỉ cần 
uống thuốc mà không cần thay đổi lối sống; 
83,2% người bệnh cho rằng có thể ăn nhiều 
muối, kết quả này cũng phù hợp với nghiên 
cứu của E. Afriyie (2015) khi ông cho rằng 
có trên 25% người bệnh cho rằng tăng huyết 
áp là bệnh tuổi già nên chỉ uống thuốc khi 
cần [8]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
phù hợp với các nghiên cứu trước khi chỉ ra 
rằng 29,2% người cao tuổi không biết phải 
điều chỉnh lối sống [11] và họ có thể ăn thêm 
muối khi đã uống thuốc đều đặn [14]. Thay 
đổi lối sống với người bệnh mãn tính gặp rất 
nhiều khó khăn, vì phải thực hiện trong thời 
gian dài cũng như những rào cản trong quá 
trình thực hiện từ phía gia đình, xã hội do 
đó tỉ lệ người bệnh tuân thủ thay đổi lối sống 
thường là thấp [14].
4.1.4. Kiến thức về lối sống
Một lối sống lành mạnh như tập thể dục 
thường xuyên, không hút thuốc, hạn chế 
uống rượu/bia, chế độ ăn hợp lý như: giảm 
muối, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi 
và hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và 
acid béo no  giúp người bệnh ngăn ngừa 
sự tiến triển của bệnh và hạn chế được các 
biến chứng và di chứng. Bảng 3.4 cho thấy 
tỷ lệ cao người bệnh có kiến thức đúng về 
việc hạn chế rượu bia là 89,3%; không hút 
thuốc 83,4%; nên ăn trái cây và rau quả 
96,3%, hạn chế thức ăn rán 87,1% và nên 
ăn thức ăn luộc hoặc hấp 88%. Tuy nhiên, 
kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có đến 
62,9% người bệnh trả lời sai hoặc không biết 
rằng thịt trắng là loại thịt tốt cho người THA 
và 64,1% người bệnh trả lời sai hoặc không 
biết thịt đỏ là loại thịt có nhiều chất béo bão 
hòa tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu dẫn 
đến làm tăng huyết áp [2],[7].Kết quả của 
chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu 
của E. Afriyie (2015) cho thấy 74% biết tác 
dụng của việc ăn nhiều trái cây/rau; 63% đối 
tượng không nhận thức được tác động của 
thịt đỏ lên bệnh tăng huyết áp [8]. Nghiên 
cứu của M. Michalska (2014) cũng chỉ ra 
người cao tuổi tăng huyết áp có kiến thức 
sai về lối sống chiếm tỷ lệ cao (65%) [11].
4.1.5. Kiến thức về biến chứng
Biến chứng trên người bệnh THA rất 
nguy hiểm có nguy cơ cao để lại di chứng 
suốt đời. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.7 
cho thấy tỷ lệ người bệnh đã có kiến thức 
đúng như nguy cơ gây tử vong (94,6%); 
nguy cơ gây bệnh tim mạch (94,1%) và 
nguy cơ gây đột quỵ (90,2%). Tuy nhiên, 
nguy cơ gây suy thận và rối loạn thị giác thì 
số người bệnh trả lời đúng chiếm tỷ lệ thấp 
lần lượt là 37,8% và 39,5%. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả 
của tác giả A. Malik (2014) khi cho rằng có 
70,4% đối tượng biết được 3 biến chứng tim 
mạch. Sự khác biệt này là do sự khác nhau 
về văn hóa của 2 quốc gia [5].
42
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
4.2. Mối liên quan giữa kiến thức tự 
chăm sóc với tuổi, giới tính và thời gian 
mắc bệnh
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra nữ giới có 
kiến thức tốt hơn nam giới với t = 5,385; p 
< 0,01. Kết quả này được giải thích có thể 
là do nữ giới thường chịu trách nhiệm chính 
trong việc nội trợ và sinh hoạt gia đình, do 
vậy có thể họ sẽ chủ động hơn trong việc 
lựa chọn thức ăn, điều tiết sinh hoạt của bản 
thân và gia đình. Hơn nữa nam giới thường 
thích uống rượu bia, hút thuốc nên thường 
ít quan tâm đến tác hại của nó đến sức khỏe 
của mình. Chính vì vậy nữ giới thường có 
kiến thức tốt hơn nam giới trong việc chăm 
sóc sức khỏe. Kết quả này khác với nghiên 
cứu của V.Eugene và Z. He và cộng sự 
(2016) khi kết quả của các nghiên cứu này 
đều chỉ ra rằng không có sự khác biệt kiến 
thức giữa 2 giới [14], [16]; sự khác biệt này 
có thể là do sự khác nhau về vùng miền và 
văn hóa.
Bảng 3.8 cũng chỉ ra tuổi càng cao thì 
kiến thức tự chăm sóc của người bệnh càng 
giảm (r = - 0,179; p < 0,01). Điều này được lý 
giải là do đối tượng nghiên cứu là NCT, cùng 
với sự gia tăng về tuổi kéo theo sự gia tăng 
về mức độ lão hóa cơ thể trong đó có sa sút 
trí tuệ. Chính vì vậy, khả năng học tập và lưu 
giữ kiến thức của người có tuổi cao sẽ kém 
hơn người trẻ tuổi. Đây là điểm đặc biệt ở 
đối tượng này để người điều dưỡng lần lưu 
ý trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh 
sau này. So với nghiên cứu của V.Eugene, 
nghiên cứu này chỉ ra không có sự liên quan 
giữa tuổi và kiến thức [14]. Điều này là do đối 
tượng trong nghiên cứu này là người trưởng 
thành (từ 18 – 65 tuổi), ở độ tuổi này khả 
năng nhận thức còn cao và chưa bị suy giảm 
trí tuệ. Kết quả này tương đồng với nghiên 
cứu của Z. He và cộng sự (2016) khi ông cho 
rằng nhóm tuổi từ 60 – 75 tuổi có kiến thức 
cao hơn nhóm tuổi > 75 tuổi [16].
Với các bệnh mạn tính, thông thường 
thời gian mắc bệnh càng dài thì kiến thức 
của người bệnh về tự chăm sóc càng cao. 
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này lại chỉ ra 
thời gian mắc bệnh không liên quan đến 
kiến thức tự chăm sóc của người bệnh. Có 
thể thấy rằng, đối tượng là người cao tuổi, 
thời gian mắc bệnh càng dài thì tuổi lại càng 
cao; sự gia tăng về tuổi kéo theo sự gia tăng 
về mức độ lão hóa như đã trình bày ở trên 
do vậy mà nghiên cứu này không tìm thấy 
mối liên quan giữa kiến thức tự chăm sóc 
với thời gian mắc bệnh của người bệnh (r = 
0,011, p > 0,05). Kết quả này tương đồng so 
với nghiên cứu của V.Eugene (2013) [14].
5. KẾT LUẬN
Kiến thức tự chăm sóc của người cao tuổi 
tăng huyết áp chưa đầy đủ với điểm trung 
bình đạt mức 7,49 ± 0,88/10 điểm. Đặc biệt 
có 52,9% NB chưa nhận định được đầy đủ 
chỉ số huyết áp; 19,5% NB uống thuốc chưa 
đúng cách; trên 16,8% chưa tuân thủ dùng 
thuốc; trên 60% NB chưa có kiến thức đúng 
về loại thịt tốt cho NB THA và trên 60% NB 
không biết THA có thể gây suy thận, rối loạn 
thị giác. Nghiên cứu này cũng cho thấy tuổi, 
giới liên quan âm tính mức độ yếu với kiến 
thức tự chăm sóc của NB với r lần lượt là - 
0,179 và - 0,259.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hoàng Bảo và Nguyễn Thị Mỹ 
Hạnh (2017), Tăng huyết áp tâm thu đơn 
độc: Cập nhật sau nghiên cứu Sprint, truy 
cập ngày 03/6/2018, tại trang web http://
timmachhoc.vn/thong-tin-khoa-hoc/1385-
tang-huyet-ap-tam-thu-don-doc-cap-nhat-
sau-nghien-cuu-sprint.html.
2. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn chẩn 
đoán và điều trị tăng huyết áp, ban hành 
kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 
31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bộ Y tế 
- Cục quản lý khám chữa bệnh.
3. Trần Văn Long, Nguyễn Thị Tuyết 
Dương và Trịnh Hùng Mạnh (2010), Thực 
trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới tình 
trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi huyện 
43
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tạp chí Y học thực 
hành, 818-819, tr. 691-696.
4. Almas, et al. (2012), Good 
knowledge about hypertension is linked to 
better control of hypertension: A multicentre 
cross sectional study in Karachi, Pakistan.
BMC Research, 5.
5. Malik, et al. (2014), Hypertension 
related knowledge, practice and drug 
adherence among inpatients of a hospital 
in Samarkand, Uzbekistan.Nagoya Journal 
Medication Science, 76, pp. 255-263.
6. CDC (2015), Heart Disease and 
Stroke Statistics—2015 Update: A Report 
From the American Heart Association.
Circulation, 131, pp. e29-e322.
7. Chobanian, A.V., et al. (2003), 
The Seventh Report of the Joint National 
Committee on Prevention, Detection, 
Evaluation, and Treatment of High Blood 
Pressure.
8. E. Afriyie (2015), Assessment 
of knowledge, attitudes and behaviors 
of hypertension patients at ST. Michael 
hospital Master, University of Science and 
Technology.
9. Erkoc, S.B. et al. (2012), 
Hypertension Knowledge-Level Scale (HK-
LS): A Study on Development, Validity 
and Reliability.International Journal of 
Environmental Research and Public Health, 
9(12), pp. 1018-1029.
10. F Saleem, et al. (2011), Association 
between Knowledge and Drug Adherence 
in Patients with Hypertension in Quetta, 
Pakistan. Tropical Journal of Pharmaceutical 
Research, 10(2), pp. 125-132 
11. M. Michalska, et al. (2014), The 
knowledge and awareness of hypertension 
among patients with hypertension in central 
Poland: a pilot registry.Sage journal, 65(6), pp. 
525-532.
12. Mozaffarian, D., et al. (2015), Heart 
disease and stroke statistics--2015 update: a 
report from the American Heart Association.
Circulation, 131(4), pp. e29-322.
13. Nguyen, T. P., et al. (2014), Direct 
costs of hypertensive patients admitted to 
hospital in Vietnam- a bottom-up micro-
costing analysis.BMC Health Serv Res, 14, 
p. 514.
14. Verna Eugene and Paul Andrew, B. 
(2013), Hypertensive patients: knowledge, 
self-care management practices and 
challenges.Journal of Behavioral Health, 2 
(3), pp. 259-268.
15. WHO (2015), World health statistic 
2015, Risk factor.
16. Z. He, et al. (2016), Factors 
Influencing Health Knowledge and 
Behaviorsamong the Elderly in Rural China.
International Journal of Environmental 
Research and Public Health, 13, p. 975. 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_tu_cham_soc_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_cua_nguoi_c.pdf